Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học: Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và mối tương quan với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ
lượt xem 4
download
Đề tài "Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và mối tương quan với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ" mô tả đặc điểm một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ năm 2020; phân tích mối tương quan giữa các chỉ số huyết học với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bệnh nhân trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học: Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và mối tương quan với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRƯƠNG THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI MỨC ĐỘ NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC Hà Nội – 2023
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRƯƠNG THỊ LUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI MỨC ĐỘ NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC Khóa: QH 2019.XN Người hướng dẫn: 1. ThS.BS. Đặng Thị Thanh 2. PGS.TS. Đặng Đức Nhu Hà Nội – 2023
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS.BS. Đặng Thị Thanh – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, PGS.TS. Đặng Đức Nhu – Giảng viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội, những người thầy/cô đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài Khóa luận này, luôn hướng dẫn chỉ bảo tận tình, cho em nhiều ý kiến nhận xét quý báu cũng như truyền đạt cho em tinh thần học hỏi, làm việc nghiêm túc trong quá trình em thực hiện Khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Phúc – Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ luôn tận tâm giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu, cung cấp cho em kiến thức, dữ liệu, thông tin cần thiết, nhiệt tình góp ý, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch, triển khai và hoàn thành Khóa luận một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt Khóa luận này, em trân trọng cảm ơn sự tài trợ của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho đề tài. Trong quá trình học tập, làm việc và thực hiện Khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ của các quý thầy cô, anh chị tại Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội và Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Em xin chân thành cảm ơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại học Y dược- Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại Trường. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, khích lệ em trong lúc khó khăn cũng như trong quá trình thực hiện Khóa luận này. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2023 Trương Thị Luyến
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BC Bạch cầu BCAT Bệnh nhân BN Bạch cầu ái toan ELISA Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay (Kỹ thuật miễn dịch gắn men) EO Eosinophil #EO Số lượng bạch cầu ái toan HGB Hemoglobin (Lượng huyết sắc tố) KST Ký sinh trùng PLT Platelet (Số lượng tiểu cầu) RBC Red Blood Cell (Số lượng hồng cầu) SD Sán dây SLGL Sán lá gan lớn SLGN Sán lá gan nhỏ TOXO Toxocara spp (Giun đũa chó/mèo) WBC White Blood Cell (Số lượng bạch cầu) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân biệt Ancylostoma duodenale và Necator americanus Bảng 1.2: Đặc điểm ấu trùng giun móc Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi ở các bệnh nhân nhiễm KST Bảng 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân đơn nhiễm và đa nhiễm KST Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ giới ở từng nhóm BN nhiễm KST. Bảng 3.4: Đặc điểm số lượng hồng cầu (RBC) ở bệnh nhân nhiễm KST. Bảng 3.5: Đặc điểm huyết sắc tố (HGB) ở bệnh nhân nhiễm KST Bảng 3.6: Đặc điểm số lượng bạch cầu (WBC) ở BN nhiễm KST Bảng 3.7: Đặc điểm số lượng BCAT (#EO) ở BN nhiễm KST. Bảng 3.8: Mức độ tăng BCAT ở BN nhiễm KST. Bảng 3.9: Đặc điểm số lượng tiểu cầu (PLT) ở BN nhiễm KST Bảng 3.10: Mối tương quan giữa lượng trứng trong phân (mức độ nhiễm SLGN) với các chỉ số huyết học.
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Chu trình phát triển của giun móc Hình 1.2: Hình minh họa trứng, ấu trùng, giun lươn trưởng thành Hình 1.3: Hình ảnh giun lươn trên lam soi tươi phân Hình 1.4: Chu kỳ phát triển của giun lươn Hình 1.5: Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn Hình 1.6: Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ Hình 1.7: Chu kì phát triển của sán dây và ấu trùng sán lợn Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu Hình 3.1: Tỷ lệ giới ở BN nhiễm KST Hình 3.2: Phân bố nhóm tuổi ở các bệnh nhân nhiễm KST Hình 3.3: Tỷ lệ tăng BCAT ở từng nhóm Hình 3.4: Biểu đồ Scatter/Dot thể hiện mối tương quan giữa số lượng hồng cầu (RBC) và lượng trứng trong 1 gam phân Hình 3.5: Biểu đồ Scatter/Dot thể hiện mối tương quan giữa lượng huyết sắc tố (HGB) và lượng trứng trong 1 gam phân Hình 3.6: Biểu đồ Scatter/Dot thể hiện mối tương quan giữa HCT và lượng trứng trong 1 gam phân Hình 3.7: Biểu đồ Scatter/Dot thể hiện mối tương quan giữa số lượng BCAT (#EO) và lượng trứng trong 1 gam phân
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ___________________________________________________ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT______________________________________ DANH MỤC BẢNG ______________________________________________ DANH MỤC HÌNH _______________________________________________ ĐẶT VẤN ĐỀ __________________________________________________ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ____________________________ 3 1.1. Một số khái niệm _____________________________________________ 3 1.2. Tổng quan một số bệnh ký sinh trùng _____________________________ 3 1.2.1. Giun móc/mỏ (Ancylostomiasis) _____________________________ 3 1.2.2. Giun đũa chó/mèo. (Toxocara spp) ___________________________ 5 1.2.3. Giun lươn (Strongyloides stercoralis) _________________________ 7 1.2.4. Sán lá gan lớn (Fasciola spp) ________________________________ 8 1.2.5. Sán lá gan nhỏ (Clonorchis)________________________________ 10 1.2.6. Sán dây (Cestoda) _______________________________________ 12 1.3. Các chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng ______________ 15 1.4. Một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam _____________________ 16 1.5. Giới thiệu chung về Bệnh viện Đặng Văn Ngữ _____________________ 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _____ 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ________________________________________ 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu _______________________________ 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu ______________________________________ 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: _____________________________________ 19 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: ______________________________________ 19
- 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: __________________________________ 20 2.3.4. Biến số, chỉ số. __________________________________________ 21 2.4. Nội dung nghiên cứu _________________________________________ 23 2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ___________________________ 23 2.5.1. Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm _______________________________ 23 2.5.2. Kỹ thuật xét nghiệm phân Kaito-Katz ________________________ 24 2.5.3. Kỹ thuật xét nghiệm tế bào máu trên máy phân tích tế bào tự động _ 25 2.5.4. Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch ELISA _______________________ 25 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ____________________________________ 26 2.7. Sai số và cách khắc phục ______________________________________ 26 2.7.1. Sai số _________________________________________________ 26 2.7.2. Cách khắc phục _________________________________________ 26 2.8. Đạo đức nghiên cứu _________________________________________ 27 2.9. Hạn chế của nghiên cứu ______________________________________ 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU __________________________ 28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. _______________________ 28 3.2. Đặc điểm một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng ____ 30 3.3. Mối tương giữa quan các chỉ số huyết học với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ. ________________________________________________________________________________________________ 36 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ______________________________________ 39 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu _____________________________ 39 4.1.1. Về đặc điểm phân bố nhóm tuổi ____________________________ 39 4.1.2. Về tình trạng đơn nhiễm đa nhiễm___________________________ 39 4.1.3. Về đặc điểm phân bố theo giới. _____________________________ 40 4.2. Đặc điểm các chỉ số huyết học ở BN nhiễm KST ___________________ 41
- 4.2.1. Hồng cầu ______________________________________________ 41 4.2.2. Bạch cầu ______________________________________________ 42 4.2.3. Tiểu cầu _______________________________________________ 44 4.3. Mối tương quan giữa các chỉ số huyết học với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ___________________________________________________________45 KẾT LUẬN ___________________________________________________ 47 KHUYẾN NGHỊ _______________________________________________ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________ PHỤ LỤC 1: Mẫu hồ sơ nghiên cứu:_________________________________ PHỤ LỤC 2: Khoảng tham chiếu của các chỉ số huyết học: ______________ PHỤ LỤC 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh KST _____________________
- ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm ký sinh trùng (KST) là một thực trạng rất phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới, cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam, do các loài giun, sán, … ký sinh ở người gây ra. Đa phần người bệnh không biết mình bị nhiễm do chúng có thể ký sinh thầm lặng trong cơ thể, hút chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ để sinh sôi nảy nở [1]. Theo WHO (World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới) năm 2022, ít nhất 2,4 triệu người bị nhiễm sán lá Fasciola ở hơn 70 quốc gia, với vài triệu người có nguy cơ mắc bệnh [2]. Năm 2023, Nhiễm giun truyền qua đất (STH) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới với ước tính khoảng 1,5 tỷ người nhiễm bệnh, 24% dân số thế giới. Những bệnh nhiễm trùng này ảnh hưởng đến các cộng đồng nghèo nhất và thiếu thốn nhất với khả năng tiếp cận nước sạch, vệ sinh và vệ sinh kém ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, với tỷ lệ lưu hành cao nhất được báo cáo từ châu Phi cận Sahara, Trung Quốc, Nam Mỹ và châu Á [3]. Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, người dân có thói quen ăn gỏi cá, đồ tái, rau sống, nước chưa được đun sôi, tiếp xúc nhiều với môi trường đất, sống chung với vật nuôi nên tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn khá cao. Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỷ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Bệnh sán lá gan nhỏ hay gặp ở 20 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 12 tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/60 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong những năm gần đây có từ 10-12 nghìn ca bệnh/năm. Bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn gặp rải rác ở 60/63 tỉnh, thành phố. Mỗi năm có khoảng 10-11 nghìn bệnh nhân (BN) được chẩn đoán và điều trị trên toàn quốc [4]. 1
- Trước đây, đã có khá nhiêu nghiên cứu ngoài nước về sự thay đổi của một số chỉ số huyết học trên nhóm bệnh nhân bị nhiễm một số loại KST như: giun móc/mỏ, giun đũa, giun lươn, sán lá gan lớn (SLGL), sán lá gan nhỏ (SLGN), sán dây(SD), … như của tác giả Wiwanikit và cộng sự (2003); Chen M, Lu Y, Mott KE (1994). Cũng có một số tác giả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng nhiễm ký sinh trùng như tác giả Nguyễn Văn Đề, Tạ Thị Tĩnh, Cao Bá Lợi. Hiện nay, tuy đời sống được thay đổi nhưng kèm theo những mặt lợi là những vấn đề hệ lụy như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn đất, nước, … nên bệnh KST cũng trở nên phức tạp hơn, gây hiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy các chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sẽ thay đổi như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và mối tương quan với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ”” với hai mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ năm 2020. 2. Phân tích mối tương quan giữa các chỉ số huyết học với mức độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bệnh nhân trên. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm - Ký sinh trùng là một sinh vật sống trên hoặc trong một sinh vật chủ và lấy thức ăn từ vật chủ của nó. Có ba loại ký sinh trùng chính có thể gây bệnh ở người: động vật nguyên sinh, giun sán và ngoại ký sinh trùng [5]. - Vật chủ: là những sinh vật bị ký sinh, nghĩa là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất. Ví dụ: người bị nhiễm giun móc/mỏ [6]. - Bệnh sán lá gan nhỏ là nhiễm trùng do Clonorchis sinensis. Nhiễm trùng là do ăn cá nước ngọt chưa nấu chín.[7] - Hồng cầu: Hồng cầu là loại tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô [8]. - Bạch cầu là các tế bào thiếu huyết sắc tố có nhân ở máu ngoại vi, có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh [9]. - Tiểu cầu: là những mảnh tế bào không có nhân trong hệ tuần hoàn có chức năng quan trọng trong hệ đông máu [10]. - Thiếu máu được định nghĩa là tình trạng nồng độ huyết sắc tố giảm xuống dưới mức giới hạn cụ thể; mức giới hạn đó phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý, thói quen hút thuốc và độ cao mà dân số được đánh giá đang sống. WHO định nghĩa thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai khi nồng độ huyết sắc tố
- kiện vệ sinh và tính chất thổ nhưỡng của từng vùng [6]. Riêng ở miền Trung tỷ lệ nhiễm giun móc khá cao do việc sử dụng hố xí không đủ, không hợp vệ sinh, tập quán đi ngoài ra các bãi biển, bãi cát đã tăng thêm sự lây nhiễm của ấu trùng giun móc. Tỷ lệ nhiễm giun móc thường từ 20-55% [12]. 1.2.1.1 Chu trình phát triển (vòng đời). Hình 1.1: Chu trình phát triển của giun móc [13] 1.2.1.2 Khả năng gây bệnh. (a) Giai đoạn ấu trùng - Gây viêm da tại chỗ nơi ấu trùng xâm nhập hoặc viêm phổi dị ứng khi ấu trùng qua phổi. (b) Giai đoạn trưởng thành - Giun móc trưởng thành sống trong niêm mạc ruột non. Chúng gắn vào nhung mao và dùng miệng cắn để hút máu. Chúng có thể tiết ra chất chống đông để giữ cho dòng máu chảy liên tục tại vị trí cắn. Mỗi ngày giun móc hút khoảng 0,04-0,16 ml máu, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng với các 4
- biểu hiện như: tăng nhịp tim, chóng mặt, hoa mắt, người xanh xao, da niêm mạc nhợt. - Gây kích thích: do những chất tiết hoặc hoạt động của giun lên thành ruột non gây những kích thích hóa học hoặc cơ học làm cho thành ruột bị tổn thương, gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đi ngoài ra máu. - Tổn thương tại thành ruột: thành ruột bị viêm, chảy máu, có những nốt sùi và sẹo. - Viêm loét hành tá tràng. - Phụ nữ bị nhiễm giun móc có thể gây rối loạn kinh nguyệt; trẻ em thì chậm lớn, còi cọc, giảm thị lực, hay quên lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng thậm chí phù toàn thân [13,14]. 1.2.2. Giun đũa chó/mèo. (Toxocara spp) Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam thì các bệnh ký sinh trùng đặc biệt là ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa là rất phổ biến. Theo điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạch Tân, thị xã Tây Ninh nắm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6% điều tra tại 2 xã Chư Pả và H‘Bông, tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo là 50% [15–17]. 1.2.2.1 Chu trình phát triển Giun sẽ đẻ trứng, trứng theo phân phát tán ra ngoài môi trường. sau 1-2 tuần trứng sẽ trở thành phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Sau khi nuốt phải trứng, ấu trùng sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô. 1.2.2.2 Khả năng gây bệnh 5
- Ở ký chủ vĩnh viễn (chó/mèo nhà), giun trưởng thành sống ở ruột non. Tuy nhiên người bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó/mèo đã thành phôi, các ấu trùng nở ra không thể phát triển thành giun trưởng thành được mà sẽ chu du trong cơ thể người vài tháng đến vài năm. Các ấu trùng này sẽ làm tổn thương những cơ quan mà chúng đến, gây nên bệnh giun đũa chó/mèo ở người. Mức độ tổn thương của cơ thể tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt … Có thể chia bệnh giun đũa chó/mèo thành hai thể lâm sàng chính: [18] - Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM), chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não. - Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM), gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà [19,20]. 1.2.2.3 Chẩn đoán Một số tác giả đã tìm cách định nghĩa ca bệnh giun đũa chó, mèo. Năm 1979, Glickman và cs. đề xuất các tiêu chuẩn sau: 1. Số lượng bạch cầu > 10.000/µL máu, 2. Bạch cầu ái toan > 10% tổng số bạch cầu, 3. Hiệu giá anti-A isohemagglutinin >400, 4. Hiệu giá anti-B isohemagglutinin > 200, 5. Nồng độ IgG và IgM tăng, 6. Gan to 6
- Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh giun đũa chó, mèo [18,20]. 1.2.3. Giun lươn (Strongyloides stercoralis) 1.2.3.1 Chu trình phát triển Giun lươn gồm có chu kỳ ký sinh và chu kỳ tự do. Ở chu kỳ ký sinh, giun ký sinh trong niêm mạc ruột. Trứng được đẻ và nở ngay trong ruột. Ấu trùng nở ra theo phân ra ngoài ngoại cảnh. Người bị nhiễm ấu trùng qua da sau đó chúng vào máu, qua tim, phổi, lên khí quản tới hầu, sang thực quản, xuống ruột để phát triển thành giun lươn trưởng thành và ký sinh tại đó. Chu kỳ tự do của giun lươn là ấu trùng giun lươn phát triển thành giun trưởng thành tiếp tục một chu kỳ mới nhờ các chất dinh dưỡng từ vi khuẩn và các chất hữu cơ trong đất. Tuổi thọ giun lươn thường rất ngắn [13]. Hình 1.4: Chu kỳ phát triển của giun lươn [13] (1) Ấu trùng giun lươn nở trong lòng ruột. (2) Giun lươn trưởng thành sống tự do 7
- (3) Giun lươn cái đẻ trứng (4) Trứng nở ra ấu trùng (5) Ấu trùng giai đoạn I (dạng phình) (6) Ấu trùng giai đoạn II (hình chỉ) (7) Ấu trùng theo máu lên tim, phổi, họng, xuống ruột nở ra giun lươn trưởng thành (8) Giun lươn cái ở ruột non (9) Trứng giun lươn (10) Ấu trùng giun lươn gây tự nhiễm cho người 1.2.3.2 Khả năng gây bệnh Giun lươn có thể coi là một tác nhân cơ hội. Đa phần ở người bình thường nhiễm giun lươn thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Còn đôi khi với những người suy giảm miễn dịch hoặc điều trị corticoid dài ngày có thể gây nên hậu quả hết sức trầm trọng. Bệnh giun lươn được chia làm 2 loại chính: bệnh mạn tính không biến chứng (gặp ở cá thể bình thường, không suy giảm miễn dịch); bệnh nặng, có biến chứng (thường gặp ở cá thể suy giảm miễn dịch). Khi ký sinh tại ruột, giun lươn có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, tá tràng làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính, có thể gây viên tá tràng hoặc lỵ. Bạch cầu ái toan tăng cao. Bất thường giun lươn lên phổi gây viêm phổi. Giun lươn có thể gây dị ứng nghiêm trọng. 1.2.4. Sán lá gan lớn (Fasciola spp) 1.2.4.1 Chu trình phát triển Trong nước, trứng nở ra ấu trùng lông và xâm nhập vào ký chủ trung gian thích hợp, sau phân chia nhiều lần thành bào tử nang và redia, ấu trùng đuôi rời khỏi cơ thể ốc và bơi tự do trong nước. Ấu trùng đuôi bám vào thực vật thủy sinh thích hợp và phát triển thành nang ấu trùng. Khi người ăn phải thực vật thủy sinh có nang ấu trùng của sán lá, ấu trùng xuất nang ở tá tràng. Ấu trùng di chuyển qua thành ruột non và qua xoang phúc mạc, ở đó chúng xâm nhập vào nang gan và di 8
- chuyển hết sức chậm rãi đến ống gan lớn. Thời gian tiềm ẩn mất khoảng 3 - 4 tháng, sán trưởng thành có thể sống 10 năm. Hình 1.5: Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn [6] (1) Trứng từ đường mật được đào thải ra ngoài theo phân. (2) Trứng rơi xuống môi trường nước. (3) Ấu trùng lông (miracidium) nở ra từ trứng. (4) Ốc trung gian truyền bệnh và ấu trùng sán phát triển trong ốc. (5) Cercaria rời khỏi ốc bơi trong nước. (6) Metacercaria trong thực vật thủy sinh (7) Động vật ăn cỏ hoặc người ăn phải ấu trùng sán từ thực vật thủy sinh hoặc nước lã, ấu trùng vào dạ dày, xuyên qua thành ống tiêu hóa và ổ bụng rồi xuyên lên gan ký sinh trong đường mật. 1.2.4.2 Khả năng gây bệnh Sán lá gan lớn ký sinh trong đường mật và phá hủy tổ chức gan gây nên những tổn thương với tổ chức hoại tử không đồng nhất, dễ nhầm với u gan và áp xe gan. Gan luôn luôn to với mặt ngoài nhẵn hoặc gồ ghề. Nói chung đường mật luôn luôn bị dãn và phồng lên thành dầy. Niêm mạc túi mật xuất hiện nhú. Thành túi mật dầy đến tận lớp cơ và xơ lan tỏa. 9
- Bệnh sỏi rất thường gặp khi nhiễm sán lá gan lớn. Tĩnh mạch cửa phồng lên và phù nề với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu ái toan. Biểu hiện bệnh học của sán lạc chỗ là những tổn thương, hoại tử tổ chức với phản ứng viêm và xơ hóa, ký sinh trùng có thể calxi hóa hoặc trở thành mảnh vụn trong các hạt nhỏ. Sán lá gan dày lên biến dạng gây viêm và xơ hóa. Những hình ảnh này quan sát rõ trên siêu âm là những ổ âm hỗn hợp [21]. 1.2.5. Sán lá gan nhỏ (Clonorchis) 1.2.5.1 Chu trình phát triển Trứng sán lá gan nhỏ theo đường mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Những trứng này bị rơi xuống nước sẽ ký sinh trong ốc thích hợp (ký chủ trung gian thứ nhất) và nở ra ấu trùng lông rồi phát triển thành ấu trùng đuôi thoát ra khỏi vỏ ốc. Ấu trùng đuôi tiếp tục chui vào cá (ký chủ trung gian thứ 2) rồi tạo thành nang ấu trùng ở trong thịt cá (khó thấy bằng mắt thường). Khi gặp được thời cơ thích hợp sẽ nhiễm sang người hoặc động vật. Khi người hoặc động vật ăn phải cá có nang ấu trùng chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược lên đường mật của gan, nở ra sán trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày [13]. Hình 1.6: Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ [21] 10
- (1) Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật, đẻ trứng, trứng theo ống mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước. (2) Trứng bị ốc nuốt và nở ra ấu trùng lông trong ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi. (3) Ấu trung đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. (4) Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành nang ấu trùng ở trong thịt của cá (bằng mắt thường khó nhìn thấy ấu trùng nang). (5) Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín. (6) Ấu trùng vào dạ day, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, nở ra sán lá gan nhỏ trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó. 1.2.5.2 Khả năng gây bệnh Đối với sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật gây kích thích và viêm đường mật làm đường mật dày lên, xơ hóa lan tỏa ở khoảng cửa, tổ chức gan tăng sinh, xơ hóa thoái hóa mỡ gan. Có thể cổ trướng, gan to ra, mặt gan có những điểm trắng nhạt tương ứng với điểm giãn nở của ống mật. Gan có thể to gấp 2 – 3 lần bình thường, ống mật có thể dày lên và có khi gấp 2 – 3 lần bình thường, ống mật có thể dày lên và có xơ hóa đặc biệt là nhiễm lâu. Sán lá gan nhỏ có thể gây sỏi mật. Đặc biệt sán lá gan nhỏ gây ung thư đường mật cholangiocarcinoma. Có trường hợp sán lá gan gây ung thư ống tụy [13]. Ở ung thư đường mật do sán lá gan nhỏ, để đối phó với O. viverrini, biểu mô đường mật có thể bị biến đổi ác tính do các chất gây ung thư trong chế độ ăn uống gây ra sự tăng sinh mãn tính của các tế bào biểu mô. Các hợp chất N-nitroso được sản xuất nội sinh bởi các đại thực bào (được kích hoạt trong đường mật bị viêm mạn tính) có thể đóng vai trò là chất gây ung thư. Trong ống mật bị nhiễm sán, các đại thực bào được kích hoạt có thể tạo ra các chất gây ung thư tương tự. Trong ung thư đường mật, một khi khối u phát triển, BN trở nên gầy yếu, vàng da, thường là do viêm đường mật tăng dần. Các bệnh về mật và túi mật khác như viêm đường mật, vàng da tắc nghẽn, sỏi mật (sỏi trong túi mật) và tình trạng túi mật (viêm túi mật mãn tính) có liên quan đến sán lá gan [14]. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 286 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn