Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y khoa: Mô tả đặc điểm hạt xơ dây thanh lâm sàng và nội soi hoạt nghiệm thanh quản
lượt xem 10
download
Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng của hạt xơ dây thanh và đánh giá kết quả nội soi hoạt nghiệm thanh quản của hạt xơ dây thanh. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung khóa luận này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y khoa: Mô tả đặc điểm hạt xơ dây thanh lâm sàng và nội soi hoạt nghiệm thanh quản
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC PHẠM THỊ HIỀN MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HẠT XƠ DÂY THANH QUA LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI HOẠT NGHIỆM THANH QUẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI- 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: PHẠM THỊ HIỀN MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HẠT XƠ DÂY THANH QUA LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI HOẠT NGHIỆM THANH QUẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH2014.Y Người hướng dẫn: 1.TS.BS ĐÀO ĐÌNH THI 2.ThS.BS NGUYỄN TUẤN SƠN HÀ NỘI- 2020
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các quý thầy cô, các anh chị, các bạn sinh viên cùng các khoa phòng liên quan. Trƣớc hết tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Bs Đào Đình Thi - Trƣởng khoa Nội soi, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng và ThS.BS Nguyễn Tuấn Sơn, giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng Khoa Y Dƣợc – Đại học Quốc Gia Hà Nội là những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, bộ môn Tai Mũi Họng Khoa Y Dƣợc – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Bộ môn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng cùng toàn thể các cô chú và anh chị nhân viên trong khoa Nội soi đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để tôi có thể đƣợc học tập và nghiên cứu tại khoa. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đến các bệnh nhân – những ngƣời đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công của luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, anh chị em, những ngƣời thân trong gia đình và những ngƣời bạn cùng khóa đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Phạm Thị Hiền
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là do bản thân tôi thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng. Nghiên cứu này không trùng hợp với bất kì công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Phạm Thị Hiền
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN: Bệnh nhân HXDT: Hạt xơ dây thanh ULTTQ: U lành tính thanh quản
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................ 9 BẢNG..................................................................................................................... 9 BIỂU ĐỒ ................................................................................................................ 9 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1............................................................................................................ 3 TỔNG QUAN ........................................................................................................ 3 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 3 1.1.2. Việt Nam ............................................................................................. 3 1.2. SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH QUẢN ............................................... 4 1.2.1.Giải phẫu thanh quản .............................................................................. 4 1.2.2. Giải phẫu dây thanh ............................................................................... 7 1.2.3. Sinh lý thanh quản ............................................................................... 11 1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP THĂM KHÁM THANH QUẢN............................................ 12 1.3.1. Soi thanh quản gián tiếp qua gƣơng .................................................... 12 1.3.2. Soi thanh quản trực tiếp bằng ống cứng .............................................. 12 1.3.3. Nội soi thanh quản ............................................................................... 12 1.3.4. Nội soi hoạt nghiệm thanh quản .......................................................... 13 1.4. HẠT XƠ DÂY THANH ................................................................................. 16 1.4.1. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................... 16 1.4.2. Nguyên nhân ........................................................................................ 17 1.4.3. Triệu chứng cơ năng ............................................................................ 17 1.4.4. Nội soi thanh quản ............................................................................... 17 1.4.5. Đặc điểm mô bệnh học ........................................................................ 18 1.4.6. Chẩn đoán phân biệt ............................................................................ 18 CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 19 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 19 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 19 2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 19 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................. 19 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 19
- 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 19 2.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................................... 19 2.3.3. Các thông số nghiên cứu ...................................................................... 19 2.3.4. Phƣơng tiện nghiên cứu ....................................................................... 20 2.4. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH ................................................................................. 21 2.5. CÁC THÔNG SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21 2.5.1. Thông tin trƣớc phẫu thuật .................................................................. 21 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu ...................................................................... 23 2.5.3. Xử lý số liệu ......................................................................................... 23 2.5.4. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 23 CHƢƠNG 3.......................................................................................................... 24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 24 3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HẠT XƠ DÂY THANH ................................................ 24 3.1.1. Phân bố theo giới............................................................................... 24 3.1.2. Phân bố theo tuổi ............................................................................... 25 3.1.3. Yếu tố nguy cơ .................................................................................. 25 3.1.4. Thời gian mắc bệnh ........................................................................... 26 3.1.5. Số lần điều trị nội khoa trƣớc khi đến khám ..................................... 27 3.1.6. Triệu chứng cơ năng.......................................................................... 27 3.1.7. Đặc điểm khàn tiếng.......................................................................... 28 3.1.8. Mức độ khàn tiếng............................................................................. 28 3.2. KẾT QUẢ NỘI SOI HOẠT NGHIỆM THANH QUẢN HẠT XƠ DÂY THANH .......... 29 3.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm niêm mạc dây thanh và thời gian mắc bệnh ……………………………………………………………………...29 3.2.2. Tổn thƣơng niêm mạc dây thanh....................................................... 29 3.2.3. Sóng niêm mạc .................................................................................. 30 3.2.4. Mối liên quan giữa biên độ sóng và thời gian mắc bệnh .................. 30 3.2.5. Độ cân xứng sóng .............................................................................. 31 3.2.6. Bình diện khép .................................................................................. 31 3.2.7. Tính chu kỳ........................................................................................ 32 3.2.8. Mối liên quan giữa tần số hoạt nghiệm thanh quản với nhóm tuổi .. 32 3.2.9. Thanh môn pha đóng ......................................................................... 33 3.2.10. Tình trạng co thắt .............................................................................. 33 3.2.11. Hợp tác thăm khám ........................................................................... 34
- CHƢƠNG 4.......................................................................................................... 35 BÀN LUẬN ......................................................................................................... 35 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HẠT XƠ DÂY THANH................................................... 35 4.1.1. Đặc điểm về giới .................................................................................. 35 4.1.2. Phân bố theo tuổi ................................................................................. 35 4.1.3. Phân bố theo yếu tố nguy cơ ................................................................ 35 4.1.4. Thời gian mắc bệnh ............................................................................. 36 4.1.5. Số lần điều trị nội khoa trƣớc khi đến khám ....................................... 37 4.1.6. Triệu chứng cơ năng ............................................................................ 37 4.1.7. Đặc điểm khàn tiếng ............................................................................ 37 4.1.8. Mức độ khàn tiếng ............................................................................... 38 4.2. KẾT QUẢ NỘI SOI HOẠT NGHIỆM THANH QUẢN HẠT XƠ DÂY THANH ............ 38 4.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm niêm mạc dây thanh và thời gian mắc bệnh ................................................................................................................ 38 4.2.2. Tổn thƣơng niêm mạc dây thanh ......................................................... 39 4.2.3. Sóng niêm mạc..................................................................................... 39 4.2.4. Mối liên quan giữa biên độ sóng và thời gian mắc bệnh ..................... 39 4.2.5. Độ cân xứng sóng ................................................................................ 40 4.2.6. Bình diện khép ..................................................................................... 40 4.2.7. Tính chu kì ........................................................................................... 40 4.2.8. Mối liên quan giữa tần số hoạt nghiệm thanh quản với nhóm tuổi ..... 41 4.2.9. Thanh môn pha đóng ........................................................................... 41 4.2.10. Tình trạng co thắt ............................................................................... 41 4.2.11. Hợp tác thăm khám ............................................................................ 42 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 43 HÌNH ẢNH MINH HỌA ..................................................................................... 45 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 47 PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ............................................................ 51 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN ........................................................ 54
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 3. 1. Yếu tố nguy cơ .............................................................................................. 25 Bảng 3. 2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh .................................................................. 26 Bảng 3. 3. Số lần điều trị nội khoa trƣớc khi đến khám ................................................ 27 Bảng 3. 4. Triệu chứng cơ năng ..................................................................................... 27 Bảng 3. 5. Đặc điểm khàn tiếng ..................................................................................... 28 Bảng 3. 6. Mối liên quan giữa đặc điểm niêm mạc dây thanh và thời gian mắc bệnh .. 29 Bảng 3. 7. Tổn thƣơng niêm mạc dây thanh .................................................................. 29 Bảng 3. 8. Sóng niêm mạc ............................................................................................. 30 Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa biên độ sóng và thời gian mắc bệnh .............................. 30 Bảng 3. 10. Độ cân xứng sóng ....................................................................................... 31 Bảng 3. 11. Bình diện khép ............................................................................................ 31 Bảng 3. 12. Tính chu kỳ ................................................................................................. 32 Bảng 3. 13. Tần số hoạt nghiệm thanh quản với nhóm tuổi .......................................... 32 Bảng 3. 14. Thanh môn pha đóng .................................................................................. 33 Bảng 3. 15. Tình trạng co thắt ........................................................................................ 33 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ phân bố theo giới............................................................... 24 Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ phân bố theo tuổi............................................................... 25 Biểu đồ 3. 3. Mức độ khàn tiếng .......................................................................... 30 Biểu đồ 3. 4. Hợp tác thăm khám......................................................................... 36
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Các sụn và dây chằng thanh quản [18] ................................................ 4 Hình 1. 2. Phẫu tích mặt bên các cơ thanh quản [21]. ........................................... 6 Hình 1. 3. Thanh quản [35]. ................................................................................... 7 Hình 1. 4.Cấu trúc vi thể của dây thanh [36] ....................................................... 10 Hình 1. 5.Chu kỳ rung động của dây thanh [36]. ................................................. 11 Hình 1. 6. Hình minh họa hiệu ứng thu ảnh của hoạt nghiệm [28]. .................... 14 Hình 1. 7. Hình ảnh hạt xơ dây thanh qua nội soi hoạt nghiệm thanh quản ........ 18 Hình 1. 8. Bộ nội soi hoạt nghiệm thanh quản tại BV Tai Mũi Họng Trung ƣơng ..20 Hình 1. 9. Thanh môn khe hở hình đồng hồ cát....................................................... Hình 1. 10. Niêm mạc dây thanh phù nề, xung huyết..............................................
- ĐẶT VẤN ĐỀ Hạt xơ dây thanh (HXDT) là tổn thƣơng lành tính tại điểm nối 1/3 trƣớc và 2/3 sau của bờ tự do, kích thƣớc bằng nửa hạt gạo, hình tròn hoặc nhọn, có tính chất đối xứng hai bên [12], [33]. HXDT có thể gặp ở mọi giới, cả ngƣời lớn và trẻ em, nhƣng hay gặp ở giới nữ và những ngƣời lạm dụng giọng nói nhiều nhƣ: giáo viên, ca sĩ, kinh doanh, bán hàng [33]. Ngoài ra các yếu tố viêm nhiễm ở mũi họng nhƣ: viêm mũi xoang mãn tính, viêm họng mãn tính [8] hay tiền sử mắc hội chứng trào ngƣợc dạ dày - thực quản, dị ứng [29], [27] cũng đóng góp vai trò trong việc hình thành HXDT. Đây là một trong những bệnh lý thanh quản hay gặp và tỷ lệ mắc khá cao. Theo thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ƣơng mỗi năm có khoảng 1000 ca đến khám và điều trị [10]. Ảnh hƣởng chất lƣợng giọng nói là triệu chứng chính của HXDT. Bệnh biểu hiện: khàn tiếng, rối loạn âm sắc, lâu dần có thể dẫn đến mất tiếng [4], [9]. Những triệu chứng này không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh. Trƣớc đây, việc chẩn đoán HXDT đƣợc dựa vào lâm sàng và nội soi thanh quản ống cứng bằng optic 700. Phƣơng pháp nội soi này chỉ đánh giá đƣợc hình thái và di động của dây thanh mà không quan sát rõ đƣợc tổn thƣơng, sóng rung của niêm mạc và hoạt động của dây thanh. Từ khi phƣơng pháp nội soi hoạt nghiệm thanh quản ra đời đã giúp đánh giá chính xác hình thái, ghi lại hoạt động chức năng, sóng rung của lớp niêm mạc dây thanh qua đó đem lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán và điều trị. Những năm gần đây, nội soi hoạt nghiệm thanh quản đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thanh quản nói chung và HXDT nói riêng. Ngoài việc đánh giá chính xác về hình thái, hoạt động chức năng của 1
- dây thanh, phƣơng pháp này còn giúp theo dõi, tiên lƣợng các rối loạn giọng nói trong suốt quá trình điều trị. Ở nƣớc ta, đã có một số nghiên cứu về vai trò của nội soi ống mềm trong chẩn đoán và điều trị các khối u lành tính thanh quản nói chung và hạt xơ dây thanh nói riêng, nhƣng phƣơng pháp nội soi hoạt nghiệm thanh quản hiện nay chƣa nhiều tác giả đề cập đến. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô tả đặc điểm hạt xơ dây thanh lâm sàng và nội soi hoạt nghiệm thanh quản” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của hạt xơ dây thanh. 2. Đánh giá kết quả nội soi hoạt nghiệm thanh quản của hạt xơ dây thanh. 2
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới - Năm 1868, Tuker là ngƣời đầu tiên mô tả về đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của hạt xơ dây thanh [28]. - Năm 1975, Silverman E.M. và Zimmer C. nghiên cứu tỷ lệ khàn giọng mạn tính ở trẻ em lứa tuổi đi học [39]. - Năm 1991, Gray nghiên cứu mô bệnh học của các bệnh nhân bị HXDT kéo dài trên 6 tháng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn [23]. - Năm 2007, Thomas nghiên cứu 30 bệnh nhân tổn thƣơng lành tính dây thanh và chỉ ra vai trò của soi hoạt nghiệm thanh quản trong việc đánh giá mức độ cải thiện sau phẫu thuật [34]. 1.1.2. Việt Nam - Năm 2000, Nguyễn Giang Long thấy rằng tổn thƣơng mô bệnh học của HXDT là quá sản biểu mô vảy và tăng sinh xơ tại khu vực màng đáy [7]. - Năm 2003, Nguyễn Duy Dƣơng nghiên cứu ảnh hƣởng của một số bệnh thanh quản trong đó có HXDT và thấy rằng bệnh lý này làm thay đổi tần số cơ bản (fundamental frequency, F0) của một số thanh điệu tiếng Việt [20]. - Năm 2014, Nguyễn Khắc Hòa và Lƣơng Thị Minh Hƣơng nghiên cứu: “Nội soi hoạt nghiệm thanh quản, phân tích chất thanh và đánh giá kết quả điều trị u nang dây thanh” [2]. - Năm 2015, Lê Phƣơng Tình “Nghiên cứu ứng dụng ống soi mềm trong vi phẫu thuật nang dây thanh” biên độ sóng sau phẫu thuật tăng 94,2% [14]. - Năm 2016, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Công Định thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả vi phẫu thuật polyp dây thanh qua lâm sàng và nội soi hoạt nghiệm” đã ứng dụng nội soi hoạt nghiệm thanh quản trong việc chẩn đoán và đánh giá sau điều trị của polyp dây thanh [9]. 3
- 1.2. Sơ lƣợc giải phẫu và sinh lý thanh quản 1.2.1.Giải phẫu thanh quản Cấu tạo của thanh quản gồm các mảnh sụn liên kết với nhau bởi các khớp, dây chằng và màng, đƣợc vận động bởi một số cơ thanh quản [11]. 1.2.1.1.Các sụn thanh quản Sụn thanh quản tạo nên hình dạng của thanh quản và điều tiết hoạt động của các dây thanh. Thanh quản gồm năm sụn chính [10]: - Sụn nhẫn: giống nhƣ hình chiếc nhẫn mặt quay về phía sau. - Sụn giáp: giống nhƣ quyển sách mở dựng đứng, gáy nhìn về phía trƣớc. - Hai sụn phễu: hình tam giác, giống nhƣ cái kim tự tháp đặt trên sụn nhẫn. Trên đầu mỗi sụn phễu còn có các sụn con phụ mang tên là sụn sừng và sụn chêm. - Sụn thanh thiệt: là sụn đơn hình chiếc lá mà cuống lá dính vào góc giữa hai mảng sụn giáp. Hình 1. 1. Các sụn và dây chằng thanh quản [18] 4
- Tất cả sụn này (trừ hai sụn phễu) đều đƣợc củng cố thêm bằng một lớp xơ đàn hồi, dính chặt vào màng sụn. 1.2.1.2. Các cơ thanh quản Các cơ thanh quản bám, bao bọc ở mặt ngoài và mặt trong khung sụn thanh quản. Thanh quản gồm có chín cơ và đƣợc xếp ra làm ba loại: cơ căng, cơ mở và cơ khép [10]. a) Cơ căng Cơ nhẫn giáp kéo sụn giáp về phía trƣớc và phía dƣới, làm cho dây thanh bị kéo căng về phía trƣớc. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn giáp. b) Cơ mở Cơ nhẫn phễu sau đi từ mặt sau của sụn nhẫn đến mấu cơ của sụn phễu. Tác động: quay sụn phễu ra phía ngoài xung quanh trục đứng thẳng, làm cho hai mấu xa nhau và thanh môn mở ra. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn phễu sau. c) Cơ khép - Cơ nhẫn phễu bên: Cơ nhẫn phễu bên đi từ bờ trên và trƣớc của sụn nhẫn đến mấu cơ của sụn phễu. Tác động: kéo mấu cơ về phía trƣớc, làm cho sụn phễu quay về phía trong xung quanh trục thẳng đứng. Mấu thanh hai bên khít lại gần và thanh môn đóng lại. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn phễu bên. - Cơ giáp phễu: Cơ này gồm hai phần, cơ giáp phễu trên và cơ giáp phễu dƣới. Tác động: cơ giáp phễu dƣới làm hẹp thanh môn, làm chùng dây thanh. Cơ này còn đảm bảo sự rung động của dây thanh bằng những thớ phễu thanh và giáp thanh. 5
- Mỗi bên thanh quản có một cơ giáp phễu. - Cơ liên phễu: Nối liễn sụn phễu bên phải với sụn phễu bên trái. Tác dụng: Kéo hai sụn phễu lại gần với nhau làm cho đoạn sau của thanh môn khít lại. Hình 1. 2. Phẫu tích mặt bên các cơ thanh quản [21]. 1.2.1.3. Phân bố mạch máu thanh quản Hai mạch máu chính của thanh quản là động mạch thanh quản trên và động mạch thanh quản dƣới. Ngoài ra còn có động mạch thanh quản sau [10]. 1.2.1.4. Thần kinh chi phối thanh quản Dây thần kinh hồi quy chi phối sự vận động các cơ trừ cơ nhẫn giáp. Dây thần kinh thanh quản trên phụ trách cảm giác ở thanh quản và hạ họng, đồng thời nó cũng điều khiển sự vận động của cơ nhẫn giáp [10]. 6
- 1.2.1.5. Niêm mạc Lòng của thanh quản đƣợc che phủ bởi một lớp biểu mô trụ (ở những vùng rộng nhƣ tiền đình) và biểu mô lát (ở vùng hẹp nhƣ dây thanh). Trong niêm mạc có tuyến nhày và nang lympho. Lớp dƣới niêm mạc lỏng lẻo, do đó thanh quản dễ bị phù nề [10]. 1.2.2. Giải phẫu dây thanh 1.2.2.1. Đại thể Hình 1. 3. Thanh quản [35]. 1. Dây thanh 6. Thanh môn 2. Nếp thanh thất 7. Thanh thất 3. Nếp phễu – thanh thiệt 8. Khuyết gian phễu 4. Củ chêm 9. Củ sừng 5. Sụn thanh thiệt Dây thanh là một cấu trúc hình nẹp nằm ở tầng thanh môn của thanh quản gồm có niêm mạc, sợi đàn hồi và cơ đi từ trƣớc (góc sụn giáp) ra sau (sụn phễu). Dây thanh là một bộ phận di động có thể khép mở hoặc rung động. 7
- Kích thƣớc: - Phụ nữ : 1,6 - 2,0 cm - Nam giới : 2,0 - 2,4 cm Màu sắc trắng ngà, nhẵn bóng. Dây thanh nằm trong tầng thanh môn của ống thanh quản trên một bình diện ngang chạy từ trƣớc ra sau. Trên dây thanh là băng thanh thất. Giữa băng thanh thất và dây thanh có buồng Morgani. Trên dây thanh là thƣợng thanh môn, dƣới là hạ thanh môn [5], [12]. 1.2.2.2. Vi thể Dây thanh âm có cấu trúc vi thể phức tạp (hình 1.3). Nó cho phép lớp biểu mô mềm mại ở nông dễ dàng rung động tự do ngay cả khi dƣới nó là một tổ chức niêm mạc cứng chắc hơn. Về mô học từ nông vào sâu, cấu trúc dây thanh gồm ba lớp [22], [32]: a) Lớp biểu mô: - Là lớp ngoài cùng của dây thanh. Mặt trên và mặt dƣới giống biểu mô đƣờng hô hấp. - Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển và các tế bào hình đài tiết nhầy. - Bờ tự do của dây thanh là biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa, đƣợc ngăn cách với biểu mô đƣờng hô hấp bằng một vùng niêm mạc chuyển tiếp, mỏng ở 1/3 trƣớc, dày ở 2/3 sau, có vai trò giúp dây thanh rung động dễ dàng [41]. - Lớp biểu mô vảy giúp duy trì hình dạng dây thanh, bảo vệ các mô nằm phía dƣới đặc biệt là điều hoà nƣớc cho dây thanh. b) Lớp tổ chức dưới niêm mạc hay màng đáy: Gồm: Khoảng Reinke, lớp giữa và lớp sâu. - Lớp mô đệm nông còn gọi là khoảng Reinke: Nằm ngay dƣới lớp biểu mô, ít mạch, chứa Gelatin (bản chất là các chất chun) nên lớp này có vai trò nhƣ 8
- lớp đệm mềm dẻo và linh hoạt. Nó có vai trò quan trọng trong chức năng rung và đàn hồi của dây thanh [40], [42]. Nếu do nguyên nhân nào đó nhƣ: viêm nhiễm, khối u,… gây xơ cứng lớp nông sẽ gây ra những biến đổi về giọng nói. - Lớp giữa: Nằm dƣới lớp nông, chủ yếu là sợi chun dày 0,5 - 1,5 mm. - Lớp sâu: Là thành phần chính của dây chằng thanh âm. Chủ yếu là sợi collagen đƣợc sắp xếp sát nhau và xoắn vặn thành bó song song với bờ của cơ thanh âm. Dây chằng thanh âm bao gồm: lớp giữa và lớp sâu của lamina propria cấu tạo bởi sợi chun và collagen [40]. c) Lớp cơ của dây thanh: Đƣợc cấu tạo bởi cơ giáp phễu đi từ mặt trong của sụn giáp tới sụn phễu theo chiều trƣớc ra sau. Cơ dây thanh là tổ chức vân. Cấu tạo dây thanh gồm ba loại thớ đi theo ba chiều khác nhau, chúng đi song song với nhau khi thở và bắt chéo nhau khi phát âm [22], đó là: - Bó thẳng: Các thớ sợi đi song song từ sụn giáp ở trƣớc sụn nhẫn ở sau. -Bó giáp thanh (thyro-vocal): Các thớ sợi đi chéo từ sụn giáp ra bám vào cân của dây thanh tạo thành bó giáp thanh. -Bó phễu thanh (Ary-vocal): Các thớ sợi đi chéo từ sụn phễu ra bám vào cân của dây thanh tạo thành bó phễu thanh (Ary-vocal). Dẫn lƣu bạch huyết của dây thanh rất nghèo nàn, do vậy một khi nó bị tổn thƣơng phù nề, ứ dịch sẽ hồi phục kém do dịch khó tiêu đi [38]. 9
- Hình 1. 4.Cấu trúc vi thể của dây thanh [36] Theo giả thuyết “thân-vỏ” của Hirano, về mặt hình thái dây thanh gồm 3 phần: - Lớp vỏ (cover): Gồm biểu mô phủ của dây thanh, lớp nông và lớp giữa của khoang đệm (lamina propria) [16]. - Lớp chuyển tiếp (transition): Chính là dây chằng thanh âm (do lớp giữa và lớp sâu của màng đáy tạo nên). - Lớp thân (body): Gồm lớp sâu của khoang đệm và cơ thanh. Trái với lớp vỏ, lớp này không có đặc tính mềm mại, lỏng lẻo, dễ biến đổi hình dạng [32]. Tỷ lệ cứng của 3 lớp tƣơng ứng là 1:8:10 nên lớp vỏ dễ chuyển động nhất và luồng khí qua thanh môn sẽ làm lớp vỏ chuyển động. Sự phân chia này đƣợc ứng dụng trong thuyết “ thân - vỏ” để giải thích về cơ chế phát âm [30]. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 332 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn