Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y khoa: Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019
lượt xem 22
download
Nội dung chính của khóa luận trình bày các định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y khoa: Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC LƯU THỊ LIÊN THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2019 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: LƯU THỊ LIÊN THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2019 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khoá: QH.2014.Y Người hướng dẫn: 1. TS. Vũ Ngọc Hà 2. ThS. Nguyễn Thành Trung Hà Nội - 2020
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khoá luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Nguyễn Thành Trung, ThS. Mạc Đăng Tuấn – những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, các Phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm y tế thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 6 năm theo học tại trường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành cho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Em là Lưu Thị Liên, sinh viên khoá QH.2014.Y, ngành Y đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Nguyễn Thành Trung. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2020 Tác giả LƯU THỊ LIÊN
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV Bệnh viện BSGĐ Bác sĩ gia đình DASS Depression, Anxiety and Stress Scale (Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, stress) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GTNN Giá trị nhỏ nhất GTLN Giá trị lớn nhất NVYT Nhân viên y tế n Toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu PK Phòng khám RLTT Rối loạn tâm thần SKTT Sức khoẻ tâm thần TYT Trạm y tế UBND Uỷ ban Nhân dân WHO World health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu............................................................. 17 Bảng 2.2. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21 ..................... 20 Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ......................................... 22 Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu ..................................... 22 Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu 23 Bảng 3.4. Đặc điểm về hôn nhân, số con của đối tượng nghiên cứu ....................... 24 Bảng 3.5. Đặc điểm về lĩnh vực chuyên môn của đối tượng nghiên cứu ................ 25 Bảng 3.6. Đặc điểm về trình độ của đối tượng nghiên cứu ...................................... 25 Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại PK/TYT của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 26 Bảng 3.8. Đặc điểm về chức vụ của đối tượng nghiên cứu ..................................... 27 Bảng 3.9. Đặc điểm về thu nhập của đối tượng nghiên cứu .................................... 27 Bảng 3.10. Đặc điểm về thời gian làm việc một ngày của đối tượng nghiên cứu ... 28 Bảng 3.11. Mức độ stress của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân ......................... 32 Bảng 3.12. Mức độ lo âu của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân .......................... 33 Bảng 3.13. Mức độ trầm cảm của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân................... 34 Bảng 3.14. Mức độ stress của NVYT theo đặc điểm công việc .............................. 35 Bảng 3.15. Mức độ lo âu của NVYT theo đặc điểm công việc ............................... 36 Bảng 3.16. Mức độ trầm cảm của NVYT theo đặc điểm công việc ........................ 38 Bảng 3.17. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng stress của NVYT huyện Sóc Sơn .......................................................................................................... 39 Bảng 3.18. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn. ......................................................................................................... 40 Bảng 3.19. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn .......................................................................................................... 41
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Hình thức lao động của đối tượng nghiên cứu .................................... 27 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ mắc stress, trầm cảm và lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 .............................................................................................. 29 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ của các mức độ stress theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn .......................................................................................................... 29 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ của các mức độ lo âu theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn .......................................................................................................... 30 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ của các mức độ trầm cảm theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn .......................................................................................................... 31 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm stress, lo âu, trầm cảm ........................................................................................................................... 31
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 3 1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm ........................................................... 3 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm stress....................................................................................... 3 1.1.1.2. Khái niệm lo âu........................................................................................ 4 1.1.1.3. Khái niệm trầm cảm ................................................................................ 5 1.1.1.4. Khái niệm Nhân viên y tế (NVYT)............................................................ 5 1.1.1.5. Stress nhân viên y tế ................................................................................ 5 1.1.2. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế ......... 6 1.1.2.1. Nguyên nhân gây ra stress, lo âu và trầm cảm........................................ 6 1.1.2.2. Những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần trong lao động ........................... 6 1.1.2.3. Những điều kiện gây rối loạn tâm thần trong ngành y tế ........................ 7 1.1.3. Hậu quả của rối loạn tâm thần lên sức khoẻ .............................................. 7 1.2. Giới thiệu về các thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm và bộ công cụ DASS 21 của Lovibond ............................................................................................. 8 1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam .. 9 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 9 1.3.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam..... 11 1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ............................................................ 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 16 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................. 16 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................... 16 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 16
- 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 16 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................... 16 2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu .............................................................. 17 2.4. Công cụ nghiên cứu ................................................................................... 19 2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 20 2.6. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 20 2.7. Các sai số và cách khắc phục .................................................................... 20 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 21 2.9. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 21 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 22 3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu............................................ 22 3.1.2. Đặc điểm công việc của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn ............................. 25 3.2. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 ............................................................................ 29 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội .......................... 32 3.3.1. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân ................................................................................................................... 32 3.3.2. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm công việc ................................................................................................................... 35 3.4. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan với stress, trầm cảm, lo âu ... 39 Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 43 4.1. Đặc điểm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 ................................................................................................................... 43 4.2. Mô tả thực trạng về tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 ...................................................... 44
- 4.3. Một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 ......................................................................................... 49 4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ................................................................................................................... 49 4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về đặc điểm công việc với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ........................................................................................................ 52 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 54 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- ĐẶT VẤN ĐỀ Tại hội nghị Y tế Quốc tế, New York, năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay tật” [51]. Từ định nghĩa về sức khỏe cho thấy rằng từ những thập kỉ 40 của thế kỉ 20 sức khỏe tâm thần đã được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá có vai trò rất quan trọng, ngang hàng với sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Thực tế cho thấy sức khoẻ tâm thần có mối liên quan mật thiết với tâm lý xã hội và sức khỏe thể chất, không có bất kì biến cố bất lợi nào trong xã hội mà không ảnh hưởng đến tâm lý, và cũng không có bất kì bệnh lý cơ thể nào lại không ảnh hưởng đến tâm lý. Theo Liên hợp quốc, ước tính khoảng 25% dân số thế giới bị gánh nặng về sức khoẻ tâm thần, là một trong ba lý do chính làm tăng gánh nặng kinh tế ở các nước trên thế giới [5]. Vấn đề sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỉ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15%, trong đó có trầm cảm và lo âu [17]. Gần đây một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30% [17]. Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng về “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” cho kết quả nhóm bệnh chấn thương, tâm thần kinh và bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [8]. Hậu quả của rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi cá nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội. Nghiên cứu của Viện Sức khoẻ tâm thần (2008) trên 9.201 người thuộc 10 nhóm ngành nghề lao động đặc biệt chịu căng thẳng cho thấy 10,7% người lao động bị các rối loạn liên quan đến sức khoẻ tâm thần [1]. Đối với ngành y tế, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có tỉ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn các ngành nghề khác, có tỉ lệ cao stress, lo âu, trầm cảm liên quan đến công việc căng thẳng. Các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [36]. Tại tuyến y tế huyện, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần (RLTT) ở nhân viên y tế (NVYT) đang ở mức cao. Nghiên cứu của Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên 1
- điều dưỡng”, tiến hành trên đối tượng là 40 điều dưỡng viên đang công tác tại BV đa khoa huyện Châu Thành - Hậu Giang cho kết quả tỉ lệ stress của điều dưỡng là 32,5%. Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên, thu nhập chưa thoả đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến [18]. Theo Sở y tế Hà Nội, huyện Sóc Sơn được coi là một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển mô hình Bác sĩ gia đình (BSGĐ). Với sự giúp đỡ của các bệnh viện (BV) tuyến trên, chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân được nâng lên, số lượng bệnh nhân cũng tăng lên một cách rõ rệt, tổng số lượt khám bệnh năm 2015 là 300.178, năm 2016 là 345.000 lượt, năm 2017 là 528.595 lượt. Song song với việc triển khai mô hình BSGĐ, Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn vẫn làm tốt các công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe cho nhân dân... [11]. Cùng với đó là đặc thù nghề nghiệp căng thẳng, đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, đối mặt với người bệnh và người nhà có phản ứng không tốt…thì các NVYT rất dễ lâm vào trạng thái rối loạn tâm thần. Vì vậy việc xác định, đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần hiện nay của NVYT Huyện Sóc Sơn để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phòng cho tình trạng này là hết sức cần thiết. Từ những lý do trên, chúng em tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. 2
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm stress “Stress” là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La tinh “strictus” và một phần của từ “stringere” mang ý nghĩa là sự căng thẳng, bất hạnh, nghịch cảnh, đè nén. Thuật ngữ stress lúc đầu được dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Sau đó đến thế kỉ thứ 17, stress được dùng trong y học và tâm lý học với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng [39]. Trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn có rất nhiều khái niệm khác nhau về stress tuỳ theo từng cách nhìn vấn đề của mỗi tác giả mà họ đưa ra những quan niệm khác nhau. Năm 1914, W.B.Cannon lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ stress trong các nghiên cứu về y sinh học. Tuy nhiên, người có công lớn trong việc đưa ra khái niệm stress một cách khoa học đó là Hans Selye (nhà sinh lý học người Canada). Theo ông, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những kích thích từ môi trường. Đó là những phản ứng của cơ thể nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn biến đổi. Nói cách khác, bình thường stress góp phần giúp con người thích nghi với môi trường sống. Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều cũng bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý sẽ xuất hiện. Học thuyết của H.Selye nhấn mạnh vai trò của cảm xúc đối với thể chất và đó là nguyên nhân của một số bệnh tâm thể như loét dạ dày – tá tràng, hen phế quản… [15] Từ phát hiện của H.Selye, rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về stress. Nhà tâm lý học Richard Lazarus cho rằng: Stress là trạng thái hay cảm xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận ra rằng các yêu cầu, đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động đựợc [2]. 3
- Nhà tâm lý học Mc Grath coi “stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt” [9]. Trong cuốn sách “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trị liệu” của Giáo sư Ferreri do Giáo sư Nguyễn Việt dịch thì stress được hiểu là mối liên quan giữa con người với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó. Do đó, stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể [30]. Còn theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, stress tiếng anh có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là một mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh lý – tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hóa học, một vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng và phản ứng lại. Phản ứng gồm hai mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung cho một loại nhưng kích động khác nhau [13]. Như vậy, có thể thấy stress từ các góc độ khác nhau sẽ được hiểu theo những định nghĩa khác nhau. Có người nói đến stress như một nguyên nhân, có người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học, như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể, số khác, thường là của các nhà tâm lý, đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý. Trong phạm vi nghiên cứu này, dưới góc độ tâm lý học, định nghĩa về stress của Richard Lazarus được chúng em sử dụng để định nghĩa tình trạng stress do phù hợp với điều kiện, định hướng và thang công cụ đo lường sử dụng trong nghiên cứu. 1.1.1.2. Khái niệm lo âu Lo là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người trước những mối đe dọa, khó khăn, thử thách mà nhận thức được của một người với tâm sinh lý bình thường, đó là cảm giác sợ hãi, mơ hồ, khó chịu lan toả cùng các rối loạn cơ thể ở một hay nhiều bộ phận nào đó. Lo âu thực chất là tín hiệu báo động, báo trước cho cá thể biết rằng sẽ có sự đe doạ từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (những khó khăn, thử thách, đe doạ của tự nhiên hoặc xã hội), từ đó giúp con người tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển [21]. Tuy nhiên, khi lo âu mang tính chất dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào đó ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua, không còn tính chất thời sự nữa thì nó lại trở 4
- thành bệnh lý. Khi đó lo âu gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu [25]. 1.1.1.3. Khái niệm trầm cảm Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung” [10]. Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM – IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần” [35]. Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Là rối loạn tâm thần có thể điều trị được [6]. Với các khái niệm trên, trầm cảm được xem xét biểu hiện ở các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể và hành vi. 1.1.1.4. Khái niệm Nhân viên y tế (NVYT) Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 thì NVYT là tất cả những người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe. Cụ thể hơn, nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, nha sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm, cũng như quản lý và công nhân hỗ trợ - chẳng hạn như quản lý bệnh viện, các quan chức tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chửa và nhân viên vệ sinh [3, 16]. Từ đó có thể hiểu NVYT là tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 1.1.1.5. Stress nhân viên y tế Từ khái niệm về stress và khái niệm NVYT nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng em định nghĩa stress của NVYT như sau stress của NVYT là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người NVYT trong quá trình hoạt động lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức 5
- khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là do cách họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng xử lý của bản thân có thể ảnh hưởng đến NVYT trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội. 1.1.2. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế 1.1.2.1. Nguyên nhân gây ra stress, lo âu và trầm cảm Giống như các rối loạn tâm thần khác, mặc dù nhiều nghiên cứu đã cung cấp một số dữ liệu nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra stress, lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố liên quan đến các rối loạn đó. Bao gồm các yếu tố sau [7, 31, 46]: - Các đặc điểm cá nhân: tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng bệnh tật, tính cách, suy nghĩ, trình độ học vấn, lối sống… - Gia đình: di truyền, số người trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tình trạng về kinh tế, vật chất… - Môi trường xã hội: an ninh trật tự, tình hình chính trị, văn hoá, kinh tế… - Nơi làm việc: các mối quan hệ trong công việc, văn hoá tổ chức, môi trường làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, khối lượng công việc, các nguy cơ gặp phải trong công việc, vị trí, chức danh… - Môi trường tự nhiên: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, nhiệt độ, giao thông, bụi, sự ô nhiễm… 1.1.2.2. Những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần trong lao động Các rối loạn tâm thần trong lao động là kết quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người lao động và điều kiện lao động. Trong một nghiên cứu của Viện Y học lao động và An toàn của Mỹ đã nhận thấy nếu cá nhân đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây ra RLTT thì điều kiện lao động cũng là một yếu tố không thể thiếu. Một số điều kiện gây ra RLTT trong lao động như [4, 37]: - Nhiệm vụ: làm việc nặng nhọc, không được giải lao thường xuyên, thời gian làm việc kéo dài và làm việc ca kíp, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng quyền lợi thấp, không sử dụng đúng kĩ năng… - Quản lý: thiếu sự tham gia của người lao động trong giải quyết cộng việc, giáo dục truyền thông nghèo nàn, thiếu chính sách gia đình-tình bạn… - Quan hệ cá nhân với cá nhân: môi trường xã hội nghèo nàn và thiếu sự giúp đỡ lẫn nhau hoặc sự giúp đỡ của đồng nghiệp và lãnh đạo. 6
- - Vai trò công việc: có mâu thuẫn hoặc không hiểu rõ tính chất của công việc, trách nhiệm quá lớn, chịu áp lực chỉ đạo của nhiều người. - Công việc: công việc thiếu an toàn, không có cơ hội tiến thủ, thay đổi quy trình làm việc mà người lao động không được chuẩn bị từ trước. - Môi trường lao động: điều kiện vi khí hậu nơi làm việc xấu, nguy hại đến sức khoẻ như quá đông người, ồn, ô nhiễm không khí. 1.1.2.3. Những điều kiện gây rối loạn tâm thần trong ngành y tế Trong những thập kỉ vừa qua, các công đoàn ngành nghề, các tổ chức khoa học, bao gồm các Văn phòng Lao động quốc tế có mối quan tâm ngày càng tăng về tác động của RLTT đối với NVYT [39, 52]. Nhiều nghiên cứu cho thấy NVYT có tỉ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn so với ngành nghề khác, NVYT có tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu cao liên quan đến công việc căng thẳng. Các RLTT của NVYT góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [36]. Một số điều kiện phổ biến liên quan đến đặc thù ngành góp phần gây ra RLTT cho NVYT như [36]: - Mức biên chế đầy đủ. - Khối lượng công việc quá nhiều. - Thời gian làm việc kéo dài. - Mức độ ổn định của công việc. - Mức độ rõ ràng của công việc. - Mối quan hệ với người bệnh: thái độ của người bệnh và người nhà người bệnh, sự mong đợi của người bệnh… - Tiếp xúc với các chất lây nhiễm và độc hại. - Sự căng thẳng khác nhau giữa các ngành nghề chăm sóc sức khoẻ, thậm chí trong cùng một ngành nghề lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ. 1.1.3. Hậu quả của rối loạn tâm thần lên sức khoẻ Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy, các RLTT nói chung và tình trạng stress, lo âu, trầm cảm nói riêng không những tác động xấu cho cá nhân mà còn ảnh hưởng bất lợi cho người xung quanh và xã hội. RLTT được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như [5]: 7
- - Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ,… - Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực,… - Các bệnh về da: da dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm…hay các bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị. - Bệnh tiêu hoá: viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, rối loạn chức năng đại tràng… - Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm… - Bệnh cơ xương khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy… - Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay truyền nhiễm. Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm còn gây nên các thay đổi về hành vi, phổ biến là việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện. Điều này càng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất, đồng thời làm tinh thần thêm bấn loạn dẫn đến các mối quan hệ cá nhân căng thẳng, cả trong gia đình lẫn nơi làm việc. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ mất dần sự tự tin, mất khả năng đưa ra quyết định chính xác và xuất hiện các hành vi bất thường. Từ đó dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè và người thân xa lánh, hoặc gây ra các tổn thất về tài chính, vật chất, thậm chí xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân và người xung quanh [19]. 1.2. Giới thiệu về các thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm và bộ công cụ DASS 21 của Lovibond Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khoẻ tâm thần (SKTT). Có thể kể đến một số bộ công cụ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học như bộ câu hỏi đánh giá cảm nhận về stress (PSS 10), thang đánh giá về stress (GHO 12), thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS), thang đánh giá lo âu của Beck (BAI), thang đo đánh giá trầm cảm của Beck (BDI), thang đánh giá trầm cảm và lo âu (AKUADS), thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 21 và DASS 42)… [26]. Năm 1995, Lovibond S.H và Lovibond P.F tại khoa tâm lý học Đại học New South Wales, Australia đã xây dựng nên thang đo đánh giá stress, lo âu và trầm cảm kí hiệu là DASS 42. Bên cạnh thang đo DASS 42 còn có một phiên bản rút gọn là DASS 21 được xây dựng năm 1997. DASS 42 thích hợp trong lâm sàng, còn DASS 8
- 21 lại thích hợp cho nghiên cứu. Các nghiên cứu cần thiết đã được tiến hành và khẳng định sự nhất quán giữa DASS 42 và DASS 21 [38, 45]. Thang đo DASS 42 và DASS 21 kết hợp được cả hai yếu tố lâm sàng và xã hội, là những yếu tố cần thiết cho một nghiên cứu. Các nội dung được đề cập trong DASS không hẳn có ý nghĩa chẩn đoán như các triệu chứng được đưa ra trong hướng dẫn phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10), mà mục đích của nó là đưa ra một thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp cho nhà quản lý nhân lực có những chính sách để cải thiện, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực. Đồng thời khuyến cáo những đối tượng nghiên cứu nếu gặp phải những vấn đề được liệt kê trong DASS một cách thường xuyên và ở mức độ nặng thì nên tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý [47]. Thang đo DASS 21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Thang đo DASS 21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hoá [50]. Từ những lý do trên, chúng em đã chọn thang đo DASS 21 để sử dụng cho nghiên cứu của mình. 1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, các vấn đề sức khoẻ tâm thần đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm theo nhiều hướng và trên nhiều đối tượng khác nhau như: công nhân, học sinh – sinh viên, nhân viên lái xe buýt, cựu chiến binh, đặc biệt là đối tượng là các NVYT – người trực tiếp hay gián tiếp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân… [33, 41, 43, 49]. Nghiên cứu của Refai Yassen Al-Hussein và Ahmed Moshirf Al-Mteiwty (2007) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tỉ lệ NVYT bị trầm cảm, lo âu, stress tại 07 bệnh viện (BV) tại thành phố Mosul – Iran. Mẫu của nghiên cứu gồm hai nhóm: 250 điều dưỡng và 250 NVYT khác gồm nhân viên X-quang, nhân viên phòng xét nghiệm, dược sĩ, cán bộ vật lý trị liệu. Kết quả thu được có đến 16% điều dưỡng bị trầm cảm trong khi tỉ lệ này ở nhóm nhân viên còn lại là 7,6%; có 20,8% điều dưỡng có rối loạn lo âu, nhóm còn lại là 7,6%, có 10% điều dưỡng bị stress trong khi nhóm còn lại là 6%. Nghiên cứu khẳng định rằng điều dưỡng có nguy cơ mắc các RLTT hơn các NVYT khác. Tuy nhiên nghiên cứu chưa phân tích được nguyên nhân cụ thể 9
- dẫn đến kết luận cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề SKTT của các nhóm đối tượng [40]. Nghiên cứu của Khalid S.Al-Gelban (2009) sử dụng thang đo DASS 42 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là 304 bác sĩ ở vùng Aseer Saudin Arabia. Kết quả cho thấy tỉ lệ cán bộ mắc các vấn đề SKTT khá thấp với trầm cảm 7,6%, lo âu 8,6% và stress 7,2%. Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái stress, lo âu, trầm cảm với: tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, bằng cấp và số năm kinh nghiệm, nghiên cứu tìm thấy hai yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với cả trạng thái stress và lo âu là giới tính và trình độ chuyên môn, trong đó thì nữ giới bị stress, lo âu nhiều hơn nam giới [48]. Nghiên cứu của Asad Zandi và cộng sự (2011) đánh giá tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm của 272 điều dưỡng làm việc tại 29 khoa phòng thuộc một BV quân đội. Nghiên cứu dùng thang đo DASS 21, kết quả nghiên cứu cho thấy điều dưỡng bị trầm cảm là 24,9%, lo âu 27,9% và stress 23,8%. Nữ giới có tỉ lệ stress, lo âu và trầm cảm cao hơn nam giới. Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm, lo âu, stress với tuổi, trình độ học vấn, số giờ làm thêm và nơi làm việc. Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, công việc…chưa mở rộng đến các yếu tố cá nhân như mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội [44]. Nghiên cứu của 03 tác giả Mostafa A F.Abbas, Lamiaa Z.Abu Zaid, Mona Hussaein (2013) đã khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm của điều dưỡng tại các BV tại King Fahad Medical City, Vương quốc Saudi Arabia. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá rối loạn lo âu và trầm cảm HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) với cỡ mẫu nghiên cứu 715 điều dưỡng viên. Kết quả cho thấy 25% điều dưỡng có triệu chứng trầm cảm, trong đó có 10% có thể mắc bệnh trầm cảm; 27% có triệu chứng lo âu, trong đó có 20% trường hợp có thể mắc rối loạn lo âu. Nghiên cứu nhận thấy một số yếu tố như ly hôn/goá, ít rèn luyện thể dục, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cho các triệu chứng lo âu, trầm cảm của NVYT. Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước, tác giả không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố công việc như trực đêm, tăng ca với tình trạng lo âu, trầm cảm của NVYT… [34] Nghiên cứu của Creedy D.K (2017) sử dụng thang đo là DASS 21 đã khảo sát tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên 1037 điều dưỡng/nữ hộ sinh tại Australia, cho kết quả tỉ lệ stress là 22,1%, 17,3% trầm cảm và 20,4% lo âu. Nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến rằng các RLTT của NVYT có liên quan nhiều đến các đặc điểm công việc, tuy nhiên nghiên cứu chưa đi vào phân tích kĩ các yếu tố này [42]. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 329 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 206 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 194 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 178 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 135 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 78 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 111 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn