intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm xác định được ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ thuốc đến khả năng ra rễ của hom. Xác định được ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ của hom. Xác định được ảnh hưởng của tuổi hom đến khả năng ra rễ của hom. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG ĐẠI THƯỢC NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY ĐÀN HƯƠNG (Santalum album L) TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG ĐẠI THƯỢC NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY ĐÀN HƯƠNG (Santalum album L) TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47-QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. Nguyễn Minh Chí 2. ThS. Phạm Thu Hà Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình thí nghiệm hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học TS. Nguyễn Minh Chí Lường Đại Thược ThS. Phạm Thu Hà XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cô Phạm Thu Hà, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc nghiên cứu khoa học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Một lần nữa xin gửi tới thầy cô,các anh chị tại viện khoa học lâm nghiệp lời cảm ơn trân thành và tốt đẹp nhất! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Lường Đại Thược
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các công thức thí nghiệm đất và phân bón .................................... 24 Bảng 3.2: Sơ đồ thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên như sau: ........ 25 Bảng 4.1: Tỷ lệ ra rễ, số rễ và chiều dài rễ trung bình khi xử lý hom bằng các loại thuốc kích thích ra rễ ................................................................................ 27 Bảng 4.2: Tỷ lệ ra rễ, số rễ và chiều dài rễ trung bình của hom ở các công thức giá thể ...................................................................................................... 31 Bảng 4.3: Đặc điểm tính chất đất làm giá thể bầu ươm .................................. 32 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của đất và phân bón đến sinh trưởng và bệnh hại cây 30 ngày tuổi .......................................................................................................... 33 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 90 ngày .................. 35 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 120 ngày ................ 37
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1 Sử dụng thuốc trừ nấm VIBEN C trước khi hom. ........................... 21 Hình 3.2. Xử lí hom bằng chất kích thích ra rễ............................................... 22 Hình 3.3. Cắm hom ......................................................................................... 22 Hình 4.1: Ảnh của các loại thuốc kích thích ra rễ ........................................... 26 Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến tỷ lệ ra rễ. ........................... 28 Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến số rễ trung bình/hom. ......... 29 Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến chiều dài rễ trung bình. ...... 30 Hình 4.5: Cây kí chủ Rau rệu. ......................................................................... 38 Hình 4.6: Ảnh cây Đàn hương được trồng ở Viện lâm nghiệp và trên thực địa ......................................................................................................................... 39
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Các cụm từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt CT Công thức ĐC Đối chứng Đ-PB Đất – Phân bón FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc Fpr Xác suất tính IAA Indole - 3 - axetic axit IBA Indole butyric acid Lsd Khoảng sai dị MF1 Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp MF1 NAA Naphthalene Acetic Acid NN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn SG Phân vi sinh Sông Gianh TFS Team Foundation Server (TFS) TTG Thuốc giâm hom thương phẩm của Viện giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp USD Đô la Mỹ
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................. v MỤC LỤC ....................................................................................................... vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu....................................................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4 2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 12 2.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 12 2.3.2. Thổ nhưỡng, thủy văn ........................................................................... 12 2.3.3. Khí hậu, thời tiết.................................................................................... 13 2.3.4. Đặc điểm khu vực Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam ................. 14 2.3.5. Cơ sở vật chất của Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam ................. 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
  9. vii 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ thuốc đến khả năng ra rễ của hom ................................................................................... 19 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của gía thể đến khả năng ra rễ của hom .......... 19 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nuôi cây đến sinh trưởng của cây hom (sau khi cấy vào bầu) .............................................................................. 19 3.2.4. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây hom Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm.............................................................................. 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ đến khả năng ra rễ của hom .......................................................................................... 23 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ của hom .......... 23 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu nuôi cây .................................. 23 3.3.4. Nghiên cứu chọn cây phù trợ cho cây hom........................................... 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ thuốc đến khả năng ra rễ của hom. .................................................................................. 26 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của gía thể đến khả năng ra rễ của hom ............. 30 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể nuôi cây đến sinh trưởng của cây hom ........................................................................................................... 32 4.4. Nghiên cứu Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây hom Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm ...................................................... 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đàn hương (Santalum album) là loài cây thường xanh, sống bán ký sinh với một số loài cây chủ, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau. Đàn hương được dùng để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3 - 6% tinh dầu dễ bay hơi (chủ yếu là sesquiterpenols α- và β santalols), chất nhựa và tannins. Loài cây này đã được trồng phổ biến ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Indonesia. Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam được cho là có phân bố ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Nếu Đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác (báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 27/6/2014). Hiện nay có 2 phương pháp tạo giống phổ biến: Phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính. Nhân giống vô tính phù hợp với đặc tính của nhiều loài cây trồng, nhân giống vô tính đem lại hiệu quả cao mà giá thành thấp, dễ tiến hành, cây con được tạo ra thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong thời gian qua. Việc nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là một hình thức đang được áp dụng phổ biến do có hệ số nhân giống cao, cây giữ
  11. 2 được đặc điểm tốt của cây mẹ, cây con đồng đều thuận lợi cho việc chăm sóc, sớm ra hoa kết quả với cây ăn quả và có thể sản xuất cây con theo quy mô lớn. Do vậy mà phương pháp giâm hom đang được sử dụng nhiều trong công tác giống cây trồng. Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới đạt khoảng 1.000 - 1.500 USD/lít, chúng thường được dùng trong công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dung tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Do đó nghiên cứu phát triển Đàn Hương ở Việt Nam nhằm mục tiêu cung cấp tinh dầu giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là hoàn toàn khả thi. Từ những thực trạng nêu trên, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam” rất cần được thực hiện. 1.2.Mục tiêu - Xác định được ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ thuốc đến khả năng ra rễ của hom - Xác định được ảnh hưởng của gía thể đến khả năng ra rễ của hom - Xác định được ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng ra rễ của hom - Xác định được ảnh hưởng của tuổi hom đến khả năng ra rễ của hom 1.3.Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn. + Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây đàn hương. + Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và khoa học.
  12. 3 + Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trồng cây và phát triển cây đàn hương. + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Đàn Hương cũng được cho là có phân bố ở một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ và được sử dụng để chưng cất tinh dầu. Hiện nay, nhu cầu trồng đàn hương rất cao nhưng kỹ thuật gieo ươm gặp nhiều khó khăn, cây Đàn hương đòi hỏi có cây chủ để chúng bán ký sinh ở từng giai đoạn phát triển. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao và đã được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua. Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm không có sự kết hợp vật chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây mới tạo ra mang đầy đủ vật chất di truyền của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp sử dụng đoạn thân, cành, lá để tạo ra 1 cây mới mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao nên được áp dụng phổ biến trong công tác nhân giống cây trồng. Do đó việc nghiên cứu giâm hom Đàn hương thành công sẽ góp phần phát triển hiệu quả cây đàn hương ở Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Giá trị của cây Đàn hương Đàn hương đã được trồng trên diện rộng ở nhiều nước để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3-6% tinh dầu dễ bay hơi (chủ yếu là các hợp
  14. 5 chất sesquiterpenols α- và β santalols), chất nhựa và tannins (Burdock và Carabin, 2008)[10]. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Nếu cây Đàn hương trồng đạt trên 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, cây trồng từ 6 - 10 năm kém hơn nhưng vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác (Phạm Đức Tuấn và Vũ Văn Định 2014)[6] Việc chưng cất tinh dầu từ gỗ thường sử dụng gỗ của cây có đường kính trên 20cm (>25 năm tuổi), hàm lượng tinh dầu tổng số trung bình đạt từ 1,5-10%, tùy bộ phận của cây. Gỗ lõi của rễ có thể đạt 10%, gỗ giác từ cành nhánh đạt từ 1,5 đến 2%. Năng suất gỗ có thể đạt 85 đến 240 kg gỗ lõi/cây đối với cây đạt đường kính 30cm. Chu kỳ kinh doanh của cây Đàn hương thường từ 20-30 năm. Trong giai đoạn cây còn non, có thể tận dụng cành và lá để chưng cất tinh dầu và chế biến trà túi lọc từ lá (Kim et al., 2006)[11]. Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới vào khoảng 1.000 đến 1.500 USD/kg, chúng thường được dùng trong công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dung tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% (Kim et al., 2006; Burdock và Carabin, 2008)[10,11]. Nhu cầu Đàn hương trên toàn cầu sẽ tăng 5 lần lên 20.000 tấn gỗ mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2025, TFS cho biết. Trung Quốc được dự báo đóng góp một nửa sức tăng này. Đàn hương tại đây được dùng làm thuốc, đồ thủ công và nước hoa. Trong khi đó, Đàn hương khai thác hợp pháp tại Ấn Độ lại đang bị Chính phủ hạn chế sản xuất và xuất khẩu (Kim et al., 2006)[11].
  15. 6 Đây là ngành kinh doanh cực lớn, Công ty Santanol hiện bán dầu Đàn hương với giá dưới 3.000 USD một kg. Giá này được họ cho là "phù hợp với xu hướng tương lai". Ấn Độ đến nay vẫn thống trị nguồn cung Đàn hương. Tuy nhiên, số lượng bán ra từ các đợt đấu giá của Chính phủ đã lao dốc vài năm gần đây, do khai thác quá mức và buôn lậu, theo các báo cáo tại một hội thảo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2011. Bên cạnh đó, luật pháp nước này quy định toàn bộ Đàn hương là tài sản quốc gia, khiến nhà đầu tư tư nhân khó cạnh tranh (Hà Thu, 2017)[5]. 2.2.1.2. Nghiên cứu về chọn loài cây phù trợ cho cây Đàn hương Đàn hương (Santalum album) là loài cây thường xanh, sống bán ký sinh, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau (Radomiljac, 1998)[15]. Chi Rau rệu thường được sử dụng như là cây chủ đầu tiên cho gỗ Đàn hương trong vườn ươm. Tăng trưởng của cây Đàn hương là mạnh mẽ hơn khi chi Rau rệu được trồng trong cùng và cây Đàn hương sẽ phát triển tốt hơn khi cây con được trồng mà có kết hợp với cây phù trợ (Radomiljac et al., 1999)[16]. Thí nghiệm chọn cây phù trợ với 5 loài gồm Alternanthera nana, Sesbania formosa, Atalaya hemiglauca, Acacia hemignosta và Crotalaria retusa, kết quả nghiên cứu cho thấy A. nana và S. formosa phù trợ tốt nhất sau 17 và 24 tuần thí nghiệm, sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Đàn hương vượt hẳn so với các công thức khác và đối chứng (Radomiljac, 1998)[17]. Đàn hương thường bán ký sinh với các loài cây có khả năng cố định đạm như Sesbania formosa, Acacia trachycarpa và A. ampliceps. Cây Đàn hương sinh trưởng vượt trội khi được trồng cạnh các loài cây có khả năng cố định đạm nêu trên, trong khi với thí nghiệm trồng Đàn hương cạnh cây Bạch đàn camal, cây sinh trưởng rất kém (Radomiljac et al., 1999)[16]. Cây con ở
  16. 7 vườn ươm rất phù hợp khi được trồng cùng cây con thuộc loài Alternanthera nana (Radomiljac et al., 1998)[17] và thí nghiệm cho thấy Đàn hương đều bán ký sinh với ba loài Dalbergia sissoo, Lonicera japonica và Aquilaria sinensis, trong đó phù hợp nhất là D. sisso (Ouyang et al., 2016)[14]. 2.2.1.3. Nghiên cứu về nhân giống vô tính Đàn hương Cây Đàn hương đã được nghiên cứu nhân giống trong ống nghiệm từ đỉnh sinh trưởng, thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng BA với các nồng độ 0, 1, 10 và 100 mg/l. Trong đó môi trường bổ sung 1mg/l phù hợp nhất (Liu et al., 2018)[13]. Môi trường MS có bổ sung 2,4D với nồng độ 2 mg/l thích hợp nhất để tạo mô sẹo. Trong khi đó môi trường MS + 0,5 mg/l 2,4-D + 0,5 mg/l BA / MS + 1,0 mg/l 2,4-D + 0,5 mg/l BA phù hợp để tạo phôi soma và môi trường MS +1,0 mg/l TDZ + 1,0 mg/l GA3 + 0,5 NAA phù hợp nhất để nhân chồi (Tripathi et al., 2017). Hoặc môi trường WPM bổ sung 2,5 mg/l − 1BA + 0,4 mg/l NAA cũng cho khả năng nhân chồi hiệu quả (Singh et al., 2016)[18]. Thí nghiệm nhân hom Đàn hương trong đó sử dụng các công thức axit indole-3-acetic (IAA), zeatin (Z), zeatin riboside (ZR), GA và axit abscisic (ABA). Kết quả cho thấy ABA và IAA cho kết quả cao hơn các công thức khác (Zhang et al., 2012)[22]. 2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Giá trị của cây Đàn hương Cây Đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi Đàn hương. Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả
  17. 8 hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7 - 9. Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào. Cây đàn hương mang lại giá trị sử dụng và kinh tế cao. Khi thu hoạch cây đàn hương người ta nhổ cả cây, lấy cả gốc, cành, lá, rác gỗ đem về chế biến và sử dụng. Lõi gỗ: được dùng để sản xuất ra các mặt hàng có giá tri cao, như hàng đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, trang trí nội thất, dùng chiết suất tinh dầu, chất dẫn suất nước hoa … Rễ cây: một số nghiên cứu cho rằng rễ cây đàn hương là thành phần chứa 60 - 70 % lượng tinh dầu trên cây đàn hương chính vì vậy rễ đàn hương người ta dùng để sử dụng chủ yếu làm chế suất tinh dầu, hoặc nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm để làm đẹp, chăm sóc da.. Rác gỗ: được nghiền lấy bột để sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp, chăm sóc da. Lá cây: ngoài những tác dụng làm đẹp, chăm sóc da, chế xuất nước hoa người ta còn biết đến lá cây đàn hương dùng để sản xuất trà sạch chất lượng cao. Hạt: có tác dụng để nhân giống, chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu… Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá Đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng. Gỗ Đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β - santalol (ancol sesquiterpen), α, β - Santalen, santen, santenon, α - santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal,
  18. 9 santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs - 12 - en - 3β - yl - palmitat Gỗ Đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ Đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ Đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàng quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu. Gỗ Đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng trong các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để sản xuất nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ Đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc. Đàn hương là loài cây có giá trị kinh tế lớn, giá tinh dầu Đàn hương hiện đang đạt từ 1.000 đến 1.500 USD/kg. Nhu cầu sản phẩm tinh dầu Đàn hương trên thế giới rất lớn và nhiều nước như Úc, Ấn Độ và Trung Quốc đã gây trồng, thương mại hóa các sản phẩm từ cây Đàn hương như tinh dầu, trà túi lọc từ lá. Nếu Đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.
  19. 10 2.2.1.2. Nghiên cứu về chọn loài cây phù trợ cho cây Đàn hương Cây Đàn hương là cây bán ký sinh, buộc phải có các cây ký chủ, nên trồng xen canh với các loài cây phủ trợ phù hợp cho từng giai đoạn tuổi khác nhau. Đàn hương là một trong những cây có đời sống bán ký sinh. Đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển. Cây đàn hương tạo ra giác mút với nhiều loài khác nhau, nhưng một số loài (đặc biệt là các loại đậu) sẽ hỗ trợ cho cây đàn hương có sức sống và sức tăng trưởng nhanh hơn. Có ba loại cây ký chủ cho từng giai đoạn cho cây đàn hương như sau: • Cây ký chủ cho giai đoạn ươm giống: Cấy trong bịch giống khi cây đạt từ 4 – 6 lá cho tới khi trồng ra vườn. • Cây ký chủ chuyển tiếp: Cây nhỏ hoặc cây bụi lớn, thường tồn tại mấy năm (khoảng 4 - 5 năm) họ đậu, cố định đạm được trồng gần với cây gỗ đàn hương. • Cây ký chủ dài ngày: cây dài hạn giúp đàn hương hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ quá trình phát triển của cây; nó được trồng với mật độ thấp hơn cây đàn hương và ít nhất 3m từ cây đàn hương gần nhất. Cây Đàn hương là loại cây rất khó nhân giống, các nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Đàn hương trên thế giới bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tạo cây con Đàn hương tương đối khó, tỷ lệ nảy mầm đạt khoảng 30% và tỷ lệ tạo cây con thành công đạt khoảng 15%. Đàn hương là cây sống bán ký sinh nên ở giai đoạn vườn ươm, Đàn hương cần phải trồng cùng các cây bổ trợ như Rệu, Dền cảnh… để hình thành mối quan hệ bán ký sinh ban đầu. Ở giai đoạn rừng non, Đàn hương cần được trồng cùng các cây bổ trợ thuộc họ đậu như Đậu triều, Muồng đen, Bánh dầy… để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, Đến giai đoạn tuổi lớn hơn lại phải trồng cùng
  20. 11 các cây bổ trợ khác, được gọi là cây bổ trợ dài hạn như Sưa (Dalbergia tonkinensis) (Chu Minh Khôi, 2018). Đàn hương là cây bán ký sinh nên cần có một cây ký chủ bên cạnh (hoặc gần nó) để cung cấp các nguyên tố vi lượng, giúp cây phát triển. Có khoảng 300 loại cây khác nhau, từ cây lâm nghiệp đến cây ăn quả, cây bụi có thể là cây ký chủ cho Đàn hương. Tuy nhiên, chọn giống cây ký chủ nào, thời gian trồng cây ký chủ, mật độ cây ký chủ cũng cần phải được tư vấn, chọn lựa khoa học, chính xác dựa trên điều kiện thực địa. Chi Rau rệu thường được sử dụng như là cây chủ đầu tiên cho gỗ Đàn hương trong vườn ươm. Tăng trưởng của cây Đàn hương là mạnh mẽ hơn khi chi Rau rệu được trồng trong túi và cây Đàn hương sẽ phát triển tốt hơn khi cây con được trồng mà có cây ký chủ. Đàn hương thường bán ký sinh với các loài cây có khả năng cố định đạm. Cây Đàn hương sinh trưởng tốt khi trồng xen với các loài thuộc họ đậu như Sưa, Trắc, Keo… Tuy nhiên, các kết luận nêu trên mới chỉ được kết luận dựa trên một số nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô nhỏ, với môt số ý tưởng ban đầu mà chưa được công bố chính thức tại Việt Nam. 2.2.1.3. Nghiên cứu về nhân giống vô tính Đàn hương Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về nhân giống vô tính cây Đàn hương đã được công bố. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, việc nhập hạt giống Ddàn hương không dễ và giá thành rất cao, tỷ lệ gieo ươm thành công không cao. Do đó rất cần nghiên cứu nhân giống vô tính để hướng đến giai đoạn tiếp theo. Sau khi đánh giá các mô hình trồng thử nghiệm Đàn hương hiện có sẽ xác định được những cây mẹ sinh trưởng tốt, chúng ta có thể ứng dụng kỹ thuật nhân giống vô tính để nhân giống Đàn hương phục vụ sản xuất với giá thành tương đương hoặc thấp hơn và đảm bảo chất lượng cây giống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2