Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Vitpro - s đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng và khả năng sản xuất của gà Ri lai, nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục đích của Khoá luận nhằm xác định ảnh hưởng của việc dùng Vitpro - s đến cường độ nhiễm và ỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà thịt long mầu. Xác định ảnh hưởng của việc dùng Vitpro - s tới khả năng tăng khối lượng của gà thịt lông mầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Vitpro - s đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng và khả năng sản xuất của gà Ri lai, nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- GIÀNG SEO QUANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITPRO – S ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM CẦU TRÙNG VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRÊN ĐÀN GÀ RI LAI, NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính Quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn Nuôi Thú Y Khóa học: 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- GIÀNG SEO QUANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITPRO – S ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM CẦU TRÙNG VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRÊN ĐÀN GÀ RI LAI, NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính Quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY- N04 Khoa: Chăn Nuôi Thú Y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thời gian thực tập là khoảng thời gian mong đợi nhất để cho tất cả các bạn sinh viên có cơ hội đem những kiếm thức đã học tập, tiếp thu trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản suất. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại giảng đường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban gián hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên. Đặc biệt em xin trân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã trực tiếp chỉ đạo, động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tất cả những bài học đó sẽ giúp em vững tin hơn trong cuộc sống cũng như trong công tác sau này. Một lần nữa em xin kính chúc gia đình thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 25 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Giàng Seo Quang
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số đặc điểm phân loại Cầu trùng gà ................................. 18 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................. 31 Bảng 4.1 Quy trình sử dụng vắc - xin....................................................... 37 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................... 39 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra mẫu phân ............................................................................. 40 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra đệm lót ................................................................................. 41 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của Vipro - S tới tỷ lệ nhiễm Cầu trùng theo tuần tuổi của gà thí nghiệm ..................................................................... 41 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của Vitpro - S tới cường độ nhiễm Cầu trùng theo tuần tuổi của gà thí nghiệm ...................................................... 43 Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................... 46 Bảng 4.8. Sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............. 47 Bảng 4.9. Thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ........................................ 49 Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm ........................................ 50 Bảng 4.11. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm .................................. 51 Bảng 4.12. Chi phí thức ăn và sơ bộ hạch toán thu – chi phí trực tiếp của gà thí nghiệm đến 84 ngày tuổi ................................................ 51
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hệ tiêu hoá của gia cầm............................................................ 10 Hình 2.2. Tóm tắt vòng đời của cầu trùng ................................................ 23 Hình 4.1. Biểu đồ cường độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô thí nghiệm ...................................................................................... 45 Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tích lũy........................................................ 48
- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự ĐC Đối chứng FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn Nxb Nhà xuất bản TĂ Thức ăn TN Thí Nghiệm VSV Vi sinh vật
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ iv MỤC LỤC......................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................. 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................... 2 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................... 3 2.1.1. Vài nét về Vitpro – S ............................................................... 3 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà 10 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm ................................................................................... 13 2.1.4. Bệnh Cầu trùng gà ................................................................. 16 2.1.5. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Sasso ............................................................................................... 24 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ....................... 27 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 27 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 28
- vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30 3.1. Đối tượng ................................................................................. 30 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................. 30 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................ 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ..................... 30 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................. 30 3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................... 31 3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................ 35 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................... 35 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học .................................. 40 4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm .......... 40 4.2.2. Khả năng sản xuất của gà thí nghiệm .................................... 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................ 53 5.1. Kết luận .................................................................................... 53 5.2. Tồn tại ...................................................................................... 54 5.3. Đề nghị .................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 55 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm gần 70% giá thành sản phẩm, được phối hợp từ 2 nhóm nguyện liệu chính đó là nguyên liệu giàu năng lượng và giàu protein. Những vật chất mà cơ thể vật nuôi đòi hỏi gọi là chất dinh dưỡng, dinh dưỡng là một quá trình sinh học nhằm duy trì cơ thể và không ngừng đổi mới những vật chất tạo nên cơ thể, để đặt được năng xuất cao nhất không những phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ thích hợp nhất giữa chúng. Do vậy việc xác định mức protein thích hợp và hàm lượng các axit amin thiết yếu cân bằng trong khẩu phần thức ăn là để sử dụng nguồn protein hiệu quả hơn, nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm. Cũng như bất kì loài vật nuôi nào protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể. Dinh dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng axit amin, vì thành phần cơ bản của protein chính là các axit amin, sự tổng hợp protein trong cơ thể gia cầm chỉ có thể tiến hành sau khi đã thu nhận những thành phần cấu trúc cơ bản của protein là những axit amin. Trong số các axit amin, có một số nhất thiết phải đưa vào cơ thể đầy đủ theo nhu cầu vì cơ thể không tự tổng hợp được. Ngoài ra, nhu cầu axit amin còn phụ thuộc vào sự có mặt của các chất khác có trong thức ăn. Dẫn theo (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [15], người ta thấy rằng hàm lượng gossipol cao sẽ làm giảm khả năng hấp thu lysin. Nếu khẩu phần thiếu B12 và S sẽ làm tăng nhu cầu về methionin. Thiếu vitamin PP sẽ làm tăng nhu cầu về trytophan. Vitamin cũng là một yếu tố nhạy cảm về nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm, thậm chí chỉ thiếu một ít cũng làm giảm sức sản xuất của chúng. Để hạn chế được sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nâng cao được sức đề kháng
- 2 của cơ thể, đặc biệt là các bệnh do kí sinh trùng gây ra. Trong đó, bệnh Cầu trùng là phổ biến hơn cả với tỷ lệ chết cao, từ 30 - 100%, ngoài ra bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất gà, tăng tỷ lệ còi cọc, giảm sản lượng trứng 15 - 30% trên gà sinh sản, giảm trọng lượng so với gà khỏe từ 12 - 30 % (Lê Văn Năm, 2004) [12]. Xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Vitpro - s đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng và khả năng sản xuất của gà Ri lai, nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên” 1.2. Mục đích của đề tài - Xác định ảnh hưởng của vệc dùng Vitpro - s đến cường độ nhiễm và ỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà thịt long mầu. - Xác định ảnh hưởng của việc dùng Vitpro - s tới khả năng tăng khối lượng của gà thịt lông mầu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở phục vụ nghiên cứu cho CBGV và sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Vitpro - s góp phần tăng khả năng tiêu hóa, giảm tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng, giảm chi phí thuốc thú y. - Từ kết quả nghiên cứu ta có thể sử dụng Vitpro - s để tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Vài nét về Vitpro – S 2.1.1.1 Đặc điểm của Vitpro – S Vitpro – s là sản phẩm dinh dưỡng cao giúp phòng và điều trị bệnh suy dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và amino acid cao. Giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật. - Thành phần (1 kg): Gồm Vitamin A.............. 5,000,000IU Vitamin D3............. 1,000,000IU Vitamin E.............. 2,000IU Vitamin K3............. 2,000mg Vitamin B1............ 1,330mg Vitamin B2.............. 2,000mg Vitamin B6............ 1,000mg Vitamin B12............ 3,330mg Vitamin C.............. 2,000mg Folic acid............... 130mg Niacin.................... 5,330mg DL – methionine..... 26,000mg Ca-pantothenate... 3,330mg Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Nhóm vitamin tan trong mỡ (Vitamin A,E,D3,K3) * Vitamin A (Axeroptol, vitamin chưa chứng khô giác mặt mắt) Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc điều hòa trao đổi protein, lipid, glucid, cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng,
- 4 vỏ tuyến thượng thận, các tế bào biểu mô, là nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác. Vitamin còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các tế bào sinh dục do đó ảnh hưởng đến sức sinh sản, nếu thiếu vitamin ở gà trống, tinh trùng bị biến dạng và sau ảnh hưởng đến sức thụ tinh, tỷ lệ chết phôi cao. Nguồn vitamin A và sắc tố vàng được cung cấp từ những thực liệu chứa nhiều caroten như bắp vàng, bột cỏ giúp cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn, da và mỡ gà vàng. Vitamin A dễ hư hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm chất chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu sẽ bị mất vitamin A. Nhu cầu vitamin A đối gia cầm 8.000 – 10.000 IU/kg TĂ. * Vitamin D 3 Provitamn D 3 là 7 dehydrocholesterin dưới tác dụng của tia tử ngoại nó chuyển thành vitamin D 3. Trong nhóm vitamin D, D 2 và D3 có hoạt tính cao, là vitamin quan trọng với sự thay đổi canxi và photpho trong cở thể và do đó nó cần thiết cho sự lớn lên của của xương cũng như sự tạo thành trứng ở gia cầm, làm vách ruột tăng hấp thu canxi dưới dạng vitam D +, Ca ++ tham gia vận chuyển canxi và photpho ở ruột, gan và thận. Vitamin D còn kích thích tái hấp thu các photpho ở ống thận, duy trì cân ằng thể trọng P/Ca trong cơ thể, từ đó vitamin D điều hòa việt cót hóa xương. Nguồn vitamin D 3: Bột cá, dầu cá, lòng đỏ trứng, thức ăn men VSV, thức ăn xanh, cỏ khô. Nhu cầu vitamin D 3 : Gà con 2.000 – 2.200 IU/kg, gà đẻ 1.500 IU/kg TĂ.
- 5 * Vitamin E (Tocopherol, vitamin giúp sinh đẻ) Trong số 4 vitamin nhóm (α, β, γ, δ) này thì α – tocopheron có ảnh hưởng lớn nhất, vitamin E chống lại chứng bất thụ ử động vật. Vitamin E còn được dùng làm chất chống oxy hóa trong thức ăn của gia cầm. Vitamin E qua tuyến yên mới kích thích tạo ra các kích dục của cả 2 tính biệt, ngoài ra vitamin E còn ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ cơ và mô liên kết. Nguồn vitamin E: Cỏ xanh, gạo, mỳ, khô đậu tương, bột cá. Nhu cầu vitamin E đối với gia cầm: Gà con 15 – 20 mg/kg TĂ; gà đẻ 20 – 30 mg/kg TĂ. * Vitamin K3 Viết tắt từ chữ Koagulation – đông vón; cần thiết cho quá trình tổng hợp prothrombin ở gan, để thúc đẩy tiến trình đông máu ở động vật. Có tác dụng cầm máu, giảm xuất huyết. Vitamin K được microflora tổng hợp ở manh tràng, nên gia cầm không thể thiếu vitamin K. Nguồn vitamin K: Rau, cám gạo – mỳ, ngô, cà rốt. Nhu cầu vitamin K: Gà con 2,3 mg; gà đẻ, gà giò 2,2 mg/kg TĂ. Nhóm vitamin tan trong nước (Vitamin B1,2,3,5,6,9,12; Vitamin C) * Vitamin B1 (Thiamin) Đây là loại vitamin cần cho sự chuyển hóa glucid cung cấp năng lượng cho cơ thể, chống viêm thần kinh. Gia cầm thiếu vitamin B1 thường mắc chứng ngẹo cổ ra sau lưng rất đặc thù, hoạt động thần kinh bị rối loạn nên gầy mòn, nhịp tim dập chậm, tuần hoàn suy nên xảy ra hiện tượng phù thũng. Vitamin B1 có nhiều trong tự nhiên. Nhiều thực vật và vi sinh vật có khả năng tổng hợp vitamin, vì vậy gia cầm thường đực cung cấp đầy đủ vitamin B1 trong thức ăn
- 6 Nguồn cung cấp: Vitamin B1 có nhiều trong thức ăn men VSV, trong cám gạo, cám mỳ, mầm của thóc, mỳ, mạch (25 - 120 mg/kg), bột cá (0,8 – 2,0 m/kg) Nhu cầu: Gà con 2,3 mg; Gà lớn và gà đẻ 1,8 – 2 mg/kg TĂ. * Vitamin B2 (Riboflavin) Riboflavin tham gia vào thành phần của các enzym hô hấp và trong hợp chất với axit adenozin photphoric nó đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất là một chất vân chuyển hydro, do đó nó thúc đẩy sự lớn lên và đẻ trứng của gia cầm. Các sản phẩm B2 cung cấp cho gia cầm như men bia khô, cà chua, đậu cove ngô. Nhu cầu: Gà con 3,5 – 4,0 mg/kg TĂ; Gà sinh sản giống 4,0 - 5,0 mg/kg TĂ; Gà đẻ thương phẩm 2,2 – 2,5 mg/kg TĂ. * Vitamin B3 (Vitamin PP) Thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gà đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm. Vitamin B3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, bột cá, nghèo trong các loại củ quả. Nhu cầu đối với gia con và gà giò 11,0 kg; gà đẻ các gia đoạn 13,2 10 mg/kg thức ăn. * Vitamin B5 (Axit Pantothenic): Tình trạng thiếu vitamin B5 giống như thiếu vitamin B2 và B3, các lớp biểu bì của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém. Ngồn cung cấp: Vitamin B5 có nhiều trong cám gao, mỳ, mạch, bột cá.
- 7 Nhu cầu viatmin B5 ở gà con là 20 - 25 mg/kg TĂ, gà mái đẻ 10 – 15 mg/kg TĂ. * Vitamin B 6 (Pyridoxine) Kích thích sự thèm ăn, kích thích sự tiêu hóa dưỡng chất, tăng cường sự chuyển hóa protein trong thức ăn thành các chất protein cho cơ thể Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 3,5 mg/kg thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu vitamin B 6 cũng tăng lên. * Axit Folic (Vitamin B 9, B11, M) Chức năng sinh học của axit folic là khả năng oxy hóa – khử của nó trong chuyển hóa. Thiếu axit folic gia cầm chậm lớn, lông mọc kém, biến màu, cổ bị liệt, chân cũng có thể bị yếu cong queo. Nhu cầu vitamin B 9 cho gà con 0,6 – 0,9 mg/kg TĂ, gà đẻ là 0,5 - 0,8 mg/kg TĂ. Gà tây 1,5 – 1,8 mg/kg TĂ. * Vitamin B 12 (Cyanocobalamin) Ở gia cầm, vitamin B 12 giúp phân giải các dạng thức ăn, xây dựng axit nucleic, giúp chuyển hóa các axit amin như: leuxin, lysin, axit glutamic v.v.., rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Giữa B12 và các vitamin khác có ảnh hưởng lẫn nhau. Cobalamin giúp chuyển hóa caroten ở gan thành vitamin A cung cấp cho quá trình trao đổi chất ở gia cầm. Vitamin B 12 có nhiều trong thức ăn động vật, vi sinh vật. Nhu cầu: ở gia cầm, vitamin B 12 được vi sinh vật đường ruột và trong chất độn chuồng tổng hợp làm thỏa mãn 50% yêu cầu này; gà con 12 – 20 mg; gà đẻ 10 – 15 mg/kg TĂ.
- 8 * Vitamin C (Axit ascobic) Tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh trùng, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress, khi thời tiết nóng, chủng ngừa, cân gà hoặc đàn gà bị bệnh truyền nhiễm thì dùng vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 50 - 100 mg/kg TĂ. Nhu cầu: Gà con 50mg; gà ái đẻ 30 – 60 mg/kg TĂ. Amino axit (DL – Methionin) Methionine là acid amin quan trọng, có chứa lưu huỳnh (S) có trong thành phần của nhiều polypeptide, chúng là nguồn tạo ra H2SO4 có ý nghĩa quan trọng trong việc loại trừ tác động có hại ở gan của một số sản phẩm độc hại của sự trao đổi chất. Trong cơ thể động vật, methionine liên quan chặt chẽ đến việc tạo thành và trao đổi choline, vitamin B 12 và acid folic. Cùng với vitamin này, methionine làm tăng khả năng sử dụng chất béo trong khẩu phần thức ăn của động vật, tham gia quá trình tạo máu, cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp trạng, ngăn ngừa độc tố, phát triển lông. Nhưng dư thừa methionine trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng , làm thay đổi bệnh lý của lách, tụy, gan, thận, ruột non. Methionine là một trong số các acid amin thiết yếu cho động vật, đặc biệt là gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, methionine được phân
- 9 loại là acid amin hạn chế đầu tiên do thức ăn cho gia cầm chủ yếu từ nguồn protein thực vật và yêu cầu cao đối với hỗ trợ tăng trưởng lông và tổng hợp protein. Do đó, DL - Methionine tổng hợp phải được bổ sung trong chế độ ăn của gia cầm. Sự thiếu hụt Methionine sẽ có tác động tiêu cực đến vật nuôi như sụt giảm hiệu suất tăng trưởng, gây rối loạn chuyển hóa và giảm khả năng phòng bệnh (Chaiyapoom Bunchasak, 2008) [18]. 2.1.1.2 Tác dụng của Vitpro - s đến hiệu quả chăn nuôi Chống stress, kích thích tăng trưởng, cải thiện cảm giác ngon miệng. Cải thiện sức đề kháng chống lại bệnh tật, tăng cường miễn dịch: + Heo nái, bò sữa: Phòng bệnh thiếu vitamin, tăng cường tiết sữa. + Gia cầm: Kích thích lên mào, đẹp mã, lông mượt, tăng trưởng tốt. Tăng sản lượng trứng, dày vỏ, tăng độ bóng của vỏ trứng. + Cá nuôi thịt: Cải thiện tốt độ tăng trưởng, dày mình, giảm tỷ lệ chết do nước bẩn (Cá rô phi, cá chép, cá điêu hồng, cá chim, cá trê lai,...). 2.1.1.3 Liều lượng dùng của Vitpro - s + Gia cầm, ngan, vịt: 20-100g (1000 con/ngày) + Gà đẻ: 40-50g/ngày (1000 con/ngày) + Lợn con: 150mg/kg P + Lợn trưởng thành, lợn nái: 75mg/kg P + Trâu bò: 90-150mg/kg P + Trên cá: 1g/2kg thức ăn
- 10 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà 1.Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến; 4. Dạ dày cơ; 5. Lá lách; 6. Túi mật; 7. Gan; 8. Các ống mật; 9. Tuyến tụy; 10. Ruột hồi manh tràng; 11. Ruột non; 12. Ruột thừa; 13. Ruột già; 14. ổ nhớp [22] Hình 2.1: Hệ tiêu hoá của gia cầm Sự trao đổi chất và năng lượng ở gia cầm cao hơn so với động vật có vú và được bồi bổ nhanh được giữ lại trong ống tiêu hóa không quá 2 – 4 giờ (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2001 [1]). Tiêu hóa ở miệng Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180 - 240 lần, lúc đói mổ nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản - thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém hơn. Thiếu ánh sáng gà ăn kém. Tuyến nước bọt kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Tiêu hóa ở diều Diều gà hình túi ở thực quản chứa được 100 – 120 mg thức ăn. Giữa các cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào phần dưới của thực quản và dạ dày không qua túi diều.
- 11 Ở diều thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều lâu hơn. Khi thức ăn và nước có tỉ lệ 1:1 thì được giữ lại ở diều 5 - 6 giờ. Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza. Tiêu hoá ở dạ dày Dạ dày chia ra: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ Dạ dày tuyến: Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối lượng khoảng từ 3,5 - 6 gam. Vách gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dịch có chứa chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá một lần/phút). Dạ dày cơ: Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác động làm cho các pepton và một phần thành các acid amin. Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì không bị phân hủy bởi Acid Chlohydric. Tiêu hoá ở ruột Ruột non: Đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, do trực tràng thô ngắn và hai
- 12 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Quá trình cơ bản phân tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến hành chủ yếu ở ruột non. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hóa phân bố dọc thành niêm mạc ruột: Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, với độ đặc 1.0076 và chứa các men proteolyse, amonlitic, lypolitic và enterokinaza. Dịch tuyến tụy - pancreatic - lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc kiềm. Dịch này có men tripsin, carboxin peptidaza, mantaza và lipaza. Trong các chất khô của dịch này có các acid amin, lipid và các chất khoáng CaCl2, NaCl, NaHCO3…. Gà một năm tuổi, lúc bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8 ml/giờ, sau khi 5 - 10 phút lượng tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm dần. Thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy: thức ăn giàu protein nâng hoạt tính proteolyse lên 60 %, giàu lipid tăng hoạt tính của lypolitic, v.v. Mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm. Mật có vai trò đa dạng trong quá trình tiêu hóa của gia cầm: Gây nên nhũ tương mỡ, hoạt hóa các enzym tiêu hóa của dịch tụy, kích thích làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa, đặc biệt là các acid béo mà chúng tạo thành các hợp chất dễ hòa tan. Mật ngăn cản việc gây ra các vết loét trên màng nhầy của dạ dày cơ và có tính diệt khuẩn. Ở ruột gluxit được phân giải thành các monosaccarit do men amylaza của dịch tụy, một phần của dịch ruột. Phần dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh tràng và van hồi manh tràng của ruột già. Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 384 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 330 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 208 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 112 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn