Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 đến cây cam sành trồng tại huyện Bắc Quang- Hà Giang
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của Khoá luận nhằm xác định liều lượng phân NTR1, NTR2 thích hợp cho cây cam sành để đạt hiệu quả kinh tế cao ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Khoá luận này!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 đến cây cam sành trồng tại huyện Bắc Quang- Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG NTR1, NTR2 ĐẾN CÂY CAM SÀNH Ở HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG NTR1, NTR2 ĐẾN CÂY CAM SÀNH Ở HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 - TT Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM VĂN NGỌC Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và thầy cô khoa Nông Học nói riêng đã tạo cơ hội cho em thực tập nơi mà em yêu thích, tạo điều kiện cho em bước ra đời sống thực tiễn để áp dụng những kiến thức mà thầy cô đã giảng dạy suốt 4 năm qua. Đặc biệt em xin gửi đến Tiến sĩ Phạm Văn Ngọc là người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn tới hộ gia đình mà em tiến hành điều tra, nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài. Trong quá trình thực tập cũng như quá trình làm bài báo cáo khó tránh khỏi sai sót rất mong quý thầy cô bỏ qua và em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……..tháng……năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thu Hương
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bón phân cho cam quýt thời kỳ cây dưới 7 tuổi .............................. 5 Bảng 2.2: Bón phân theo sản lượng cam quýt .................................................. 5 Bảng 2.3 Tình hình sản xuất cam trên thế giới ............................................... 25 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam ............................................... 28 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến động thái ra hoa của cam Sành tại huyện Bắc Quang-Hà Giang .................... 37 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến tỷ lệ đậu quả của cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang ....................... 38 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến động thái rụng quả của cam Sành tại huyện Bắc Quang- hà giang ................ 39 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân NTR1, NTR2 đến động thái sinh tưởng của cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà GiangError! Bookmark not defined. Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang .........44 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến chất lượng quả cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang ................... 46 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến biểu hiện bệnh hại cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang.............. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến biểu hiện sâu hại cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế sử dụng liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 trên cây cam sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang .............................. 47
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC: Chiều cao CD: Chiều dài CT: Công thức ĐC: Đối chứng ĐK: Đường kính DT: Diện tích ĐVT: Đơn vị tính KTST: Kích thích sinh trưởng Nxb: Nhà xuất bản LSD0,005: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa CV(%): Hệ số biến động FAO: (Food and Agricultural Organization of the Unitet National) Tổ chức nông lương thế giới
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3 1.3.Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3 1.4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3 1.4.1.Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài.......................................................... 4 2.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến đề tài ........................ 6 2.2.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 6 2.2.2. Về điều kiện kinh tế- xã hội .................................................................... 7 2.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 7 2.3.Nguồn gốc và phân loại cam quýt ............................................................... 8 2.3.1.Nguồn gốc ................................................................................................ 8 2.3.2.Phân loại cam quýt ................................................................................... 8 2.4. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 11 2.4.1. Tổng quan về phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2. ............................... 11
- v 2.4.2. Một số đặc điểm thực vật học chính của cam quýt ............................... 14 2.4.3. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả có múi ............................................................................................ 18 2.4.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt ................................................. 21 2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam .......................................................... 25 2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới................................... 25 2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam ................................. 27 2.6. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 29 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 31 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31 3.1.2. Vật liệu .................................................................................................. 31 3.1.3.Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 31 3.1.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 32 3.1.5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32 3.2.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 32 3.2.1.Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 32 3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 33 3.2.3. Biện pháp kĩ thuật ................................................................................. 36 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 37 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR1, NTR2 đến sinh trưởng và phát triển.................................................................................................................. 37 4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân NTR1, NTR2 đến động thái ra hoa, đậu quả của cam sành tại huyện Bắc quang- Hà Giang ......................................... 37 4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến tỷ lệ đậu quả của cam Sành tại huyện Bắc quang- Hà Giang. .............................................. 38
- vi 4.2. Ảnh hưởng của phân NTR1, NTR2 đến động thái rụng quả của cam Sành tại huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang .............................................................. 38 4.3. Ảnh hưởng phân NTR1, NTR2 đến động thái sinh trưởng quả của cam Sành ................................................................................................................. 39 4.4. Ảnh hưởng của phân liều lượng phân NTR1, NTR2 đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang. ............ Error! Bookmark not defined. 4.5. Ảnh hưởng của phân NTR1, NTR2 đến chất lượng quả cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang .......................................................................... 46 4.6. Ảnh hưởng của phân NTR1, NTR2 đến biểu hiện sâu bệnh hại cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang ..................... Error! Bookmark not defined. 4.6.1. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến mức độ bệnh hại cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà GiangError! Bookmark not defined. 4.6.2. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân NTR1, NTR2 đến mức độ sâu hại cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà GiangError! Bookmark not defined. 4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân NTR1, NTR2 trên cam Sành tại huyện Bắc Quang- Hà Giang .......................................................................... 47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cam (Citrus sinensis Osbeck) là một loại quả á nhiệt đới và nhiệt đới có giá trị cao trên thị trường quốc tế và ở Việt Nam cây cam đã trở thành một cây trồng phổ biến trong các vườn cây ăn quả. Cam quýt là loại quả được nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và được bán rộng rãi trên thị trường, chúng đã trở thành loại quả có giá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con người. Nghề trồng cam quýt ngày càng được quan tâm phát triển không chỉ về diện tích mà cả năng suất và chất lượng. Trong nhiều năm qua cam quýt đã trở thành cây chủ lực kinh tế ở nhiều vùng, nhiều địa phương như: cam sành Bắc Quang( Hà Giang), cam sành Hàm Yên(Tuyên Quang), quýt vàng Bạch Thông (Bắc Kạn)... Cam quýt là một trong những cây căn quả đặc sản lâu năm của Việt Nam bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng vitamin C từ 40-90 mg/100g tươi, đạm là 0.9%, chất béo là 0.1%, sắt 0.2mg/100g tươi, năng lượng 430 - 460cal/kg, canxi 26 - 40mg. (Ngô Xuân Bình, Đào Thanh Vân, 2003) [3]; (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn, 2000) [39]. Các axit hữu cơ 0,4-1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa bệnh. Bắc Quang là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Hà Giang, có điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây cam sành. Hiện nay toàn huyện có trên 2.000 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có 1.573 ha cam đang thời kỳ kinh doanh. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam lớn, có hộ trên 5 ha; và thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, hiện
- 2 nay quy mô các trang trại cam ở Xã Vĩnh Hảo-Huyện Bắc Quang còn bón phân chưa khoa học, sử dụng nhiều phân khoáng nên ảnh hưởng đến chất lượng cam và tuổi thọ của cây. Nông dân trồng cam địa phương chưa từng sử dụng phân hữu cơ khoáng bón cho cam, mà chủ yếu sử dụng phân hỗn hợp NPK khoáng bón cho cây, một số loại phân NPK khoáng khó tan nên khi bón cho cam nhiều năm liên tục tích tụ dẫn đến ảnh hưởng đến rễ cây. Cây cam phát triển kém nhiều sâu bệnh dẫn đến chất lượng quả giảm. Phân hữu cơ khoáng là hỗn hợp bao gồm phân hữu cơ và các chất dinh dưỡng khoáng. Sử dụng phân HCK bón cho cây có tác dụng vừa cung cấp dinh dưỡng hữu cơ và dinh dưỡng vô cơ. Sử dụng phân hữu cơ khoáng hợp lý giúp cây trồng phát triển cân đối, giảm lượng phân hóa học, cải thiện kết cấu đất dẫn đến tuổi thọ cây và chất lượng cam tăng so với việc bón phân hóa học. Phân NTR1 và phân NTR2 là phân hữu cơ khoáng của trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên. Phân NTR1 có hàm lượng lân cao nên dùng chuyên bón lót, còn phân NTR2 có hàm lượng đạm và kali cao chuyên dùng bón thúc. Bón kết hợp phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 cho cây ăn quả nói chung và cho cây cam sành nói riêng theo lý thuyết không cần sử dụng thêm các loại phân hữu cơ, phân đạm và phân lân vô cơ, mả chỉ sử dụng thêm phân kali ở giai đoạn quả vào đường để tăng độ ngọt. Phân NTR1,NTR2 đã nghiên cứu sử dụng cho nhiều loại cây trồng nhưng chưa nghiên cứu sử dụng cho cây cam. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu lực 02 loại phân bón trên để tìm ra liều lượng phân bón thích hợp nhất đối với cây cam sành. Xuất phát từ những yêu cầu trên cho chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 đến cây cam sành trồng tại huyện Bắc Quang- Hà Giang”
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định liều lượng phân NTR1, NTR2 thích hợp cho cây cam sành để đạt hiệu quả kinh tế cao ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang . 1.3.Yêu cầu của đề tài -Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cam sành và hiệu quả kinh tế cây cam sành ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. 1.4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.4.1.Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của phân NTR1, NTR2 đối với cây cam sành ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang để mở rộng diện tích cam sành sử dụng 02 loại phân bón này. 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được tình hình sản xuất, đặc điểm sinh học của cây cam sành. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 để tăng năng suất cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho cây cam sành trồng tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang được đầu tư với hướng đi đúng đắn và rõ rệt nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, chi phí thấp, lợi nhuận cao. Song song với việc phát triển nông nghiệp là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực phân bón, trong đó phân bón hữu cơ đã được nông dân sử dụng từ thuở ban sơ trong quá trình trồng trọt như dùng trực tiếp các loại phân gia súc, gia cầm, ủ cây, lá… Từ khi có phân hóa học ra đời nâng cao được năng suất thì vai trò phân hữu cơ giảm nhẹ, thậm chí lạm dụng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp mà không cần sự hiện diện của phân hữu cơ nhưng việc sử dụng sai lầm này đã dẫn đến một nền nông nghiệp không bền vững, chi phí sản xuất tăng, sâu bệnh nhiều, năng suất không ổn định và đặc biệt chất lượng nông sản thấp, giá thành giảm mạnh.Chất hữu cơ đối với cây ăn quả thì không thể thiếu. Cam là một trong những loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Với năng suất 20 tấn cam lấy đi từ đất 34 kg N; 10 kg P2O5; 64 kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cây lấy từ đất 1,7 kg N; 0,5 kg P2O5; 3,5 kg K2O. Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất. Vì vậy, bón Kali có thể làm tăng năng suất 10- 46%, hệ số lãi do bón phân cân đối cho cam có thể đạt đến 4,5- 5,0. Cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ làm cho năng suất cam tăng 30- 50%. Cân đối đạm- kali, ngoài tác dụng làm tăng năng suất còn làm tăng chất lượng quả cam, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit. Cam quýt là cây ăn quả lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây(Trần Thế Tục 1980).
- 5 Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra hoa của cam, ta có thể chia thời gian sinh trưởng của cây thành 2 thời kỳ để bón phân. Thời kỳ cam quýt dưới 7 tuổi Thời kỳ này cây phát triển thân, cành là chính.Vào những năm cuối thời kỳ cây đã cho quả nhưng chỉ là những mùa quả đầu tiên, năng suất quả của cây tăng dần qua các năm.Ở thời kỳ này đề nghị bón phân cho cam quýt với lượng như bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1: Lượng phân cho cam quýt thời kỳ cây dưới 7 tuổi Loại phân 1-2 năm tuổi 4-5 năm tuổi 6-7 năm tuổi Phân chuồng 25-30 35-40 45-50 (kg/cây) Vôi bột (kg/cây) 0,5 0,7-0,8 1,0 N (g/ cây) 80-150 200-250 300-400 P2O5 (g/cây) 100-150 150-200 250-300 K2O (g/cây) 100-150 150-250 300-400 Nguồn: Nguyễn Văn Kế - ĐHNN TP Hồ Chí Minh Thời kỳ cam quýt trên 7 tuổi Thời kỳ cam cho quả ổn định (sau năm thứ 7). Ở thời kỳ này năng suất của cam dần ổn định. Những thay đổi về năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón,…).Ở thời kỳ này lượng phân bón được thay đổi tùy thuộc vào năng suất. Lượng phân bón được khuyến nghị như ở bảng 2.2. Bảng 2.2: Lượng phân cho cam quýt theo sản lượng Loại phân Năng suất> 15 tấn/ha Năng suất> 8 tấn/ ha N (kg/tấn quả) 7-8 11-12 P2O5 (kg/tấn quả) 7-8 11-12 K2O (kg/tấn quả) 8-10 10-12 N (kg/tấn quả) 7-8 11-12 Nguồn: Nguyễn Văn Kế - ĐHNN TP Hồ Chí Minh
- 6 Phân hữu cơ khoáng có thành hành phần các chất dinh dưỡng chính như sau: Phân NTR1 có hàm lượng (%) N:P:K= 2,5:5,5:2 và hữu cơ 25%, phân NTR2 có N:P:K = 5,5:2:4 và hữu cơ 25%. Phân NTR1 có hàm lượng lân cao nên dùng bón lót, phân NTR2 có hàm lượng N và Kali cao nên dùng bón thúc cho cây trồng Từ cơ sở khoa học nêu trên, trong thí nghiệm thực hiện trên cây cam sành 6 năm tuổi chúng tôi thiết kế công thức phân bón: bón lót phân NTR1 3 kg/cây/năm và phân NTR2 giao động từ 8-10 kg/cây/năm. 2.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến đề tài 2.2.1.Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1.Vị trí địa lý Vùng sản suất cam của tỉnh Hà Giang được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình (Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Phúc,Đông Thành- huyện Bắc Quang; xã Trung Thành, Việt Lâm, Quảng Ngần, Bạch Ngọc, Ngọc Linh, Linh Hồ -huyện Vị Xuyên; Vĩ Thượng, Tiên Yên, Hương Sơn, Yên Hà, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Bình- huyện Quang Bình). Phía Đông giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp huyện Quang Bình, Phía Nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và phía Bắc giáp huyên Vị Xuyên cùng tỉnh Hà Giang. Vùng sản xuất tập trung có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi đó là nằm trên quốc lộ 2 cách thành phố Hà Giang 60km. Trên địa bàn huyện có 2 quốc lộ là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh phía bắc Việt Nam, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội trong vùng sản xuất cam tập trung. Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng và có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 85.200ha, chiếm 78% diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất
- 7 có 57.694,73 ha chiếm 72,93%. Diện tích đất nông nghiệp của vùng sản xuất cam tập trung là trên 5895 ha.[9] 2.2.1.2. Khí hậu Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa lớn nhất cả nước( lên đến 200 ngày/ năm), lượng mưa trung bình khoảng 4.665- 5.000 mm/ năm, trên địa bàn có nhiều suối lớn và sông lô chảy qua,là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.[9] Ngoài ra vùng này có chế độ mưa và chế độ nhiệt thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây cam. 2.2.1.3.Đất đai Theo kết quả phân hạng đất trồng cam trên đất trồng cây ăn quả của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thì đất thích nghi trồng cam tại 9 xã phía Bắc của huyện Bắc Quang với diện tích 3.467 ha, gồm các loại đất sau: Đất rất thích nghi 1.856 ha; Đất thích nghi 1.146 ha.[9] 2.2.2. Về điều kiện kinh tế- xã hội Vùng sản xuất cam tập trung có 22.027 hộ, 91.583 khẩu, số lao động 53,057 người( trong đó lao động nông nghiệp 25.604 người, chiếm 48,25%); Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn vùng 28,17% (trong đó số hộ nghèo trồng cam khoảng 3-5% số hộ).[9] 2.2.3. Cơ sở hạ tầng 100% số xã trong vùng sản xuất cam có đường giao thông đến trụ sở Ủy Ban nhân dân xã. Hiện nay các tuyến giao thông quan trọng chạy qua trung tâm và các xã trên địa bàn huyện như: quốc lộ 279, tỉnh lộ 183… đã và đang được đầu tư nâng cấp , tạo thành mạng lưới có tính liên kết cao, từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hóa của người dân. Hệ thống các công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt; Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 97%. [9]
- 8 2.3.Nguồn gốc và phân loại cam quýt 2.3.1.Nguồn gốc Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng các giống cam quýt được trồng hiện nay có nguồn gốc từ vùng và cận nhiệt đới Châu Á (Trần Thế Tục (1980) [14]; (1995)…[16], Tanaca (1979) đã vạch đường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc chi Ctrus từ phía Đông Ấn Độ( chân dãy núi Hymalaya) qua Úc, miền Nam Trung Quốc, Nhật bản [35]. Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ 3.000- 4.000 năm trước; Hàn Ngạn Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã ghi chép và phân loại các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định thêm rằng nguồn gốc của các giống cam, chanh (Citrus sinensis Obeck) và các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc, Tanaca (1954) [35]. Một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus nobilis Lour) là ở miền Nam Việt Nam. Thực tế ở Việt nam từ Bắc đến Nam địa phương nào cũng có trồng cam sành với rất nhiều vật liệu giống và tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có như cam sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên, Cam sành hà Giang, cam sành Yên Bái,…[16], [26]. Cũng có một số tác giả khác cho rằng nguồn gốc các loại cây có múi ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới thuộc vùng Châu Á- Thái Bình Dương, mặc dù có vài loại tìm thấy ở Châu Phi [27]. 2.3.2.Phân loại cam quýt Việc nghiên cứu phân loại cam quýt đã được các nhà nghiên cứu thực vật học tiến hành từ hơn 200 năm trước. Lần đầu tiên K.Line (1753) đã sắp xếp và đưa giống Citrus vào hệ thống thực vật học. Ở lần xuất bản đầu tiên trong tác phẩm “Species Platarium” ông đã chia giống Citrus thành hai loài đó là: Ctrus medica (L) và Citrus aurantium(L). Tác phẩm được hoàn thành vào lần xuất bản thứ hai (1763) với loài bổ sung “Cutrus Trifloliata”. Năm 1767 trong tác phẩm “Systema Nature” ông đưa thêm một vài loài Citrus decumana (L)- Bưởi (Lux- xơ 1947). Có thể mô tả hệ thống phân loại theo sơ đồ sau:
- 9 Họ Rutaceae Họ phụ Aurantioideae (250 loài) (1) Tộc Clausenae (2) Tộc Citreae Micromelineae Clousenise Merinn Triphasineae Citrineae Balsamocitrineae A B C Fortunela Poncirus Eromocitrus Clymenia Microcitrus Citrus Eucitrus Papeda Trong hệ thống phân loại hiện nay có 3 hệ thống được sử dụng hơn cả đó là hệ thống phân loại của Swingle và R.V. Hogdson. Theo sự phân loại này thì cam, quýt, chanh, bưởi đều thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ cam, quýt (Aurantoideae). Theo Varoxop, Steiman - 1982 có gần 250 loài được chia ra làm nhiều chi và loài khác nhau. Trong đó có 3 chi được trồng từ lâu đời để lấy quả là chi cam quýt(Citus), chi cam 3 lá (Poncirus), chi quất (Fortunella). Chi Citrus là quan trọng nhất được chia thành 2 chi phụ là Eucitrus (các loài quan trọng là : Cam, chanh, quýt, bưởi) và Papeda [29]. Eucitrus bao gồm các giống, loài cam quýt hiện đang được trồng với mục đích thu quả cũng mục đích khác. Eucitus được Tanaka phân thành các loại chủ yếu sau: Quýt (Citrus recticula) cây cao chừng 2,5 m , lá xanh sẫm nhỏ, cuống lá có cánh hẹp.Quả dẹt khi chín màu da cam , có 9-13 múi, dễ bóc vỏ và chia múi. Hạt phôi màu xanh lục .Có 4 nhóm phụ là quýt chịu rét: trồng nhiều ở nam Nhật Bản, loại này thường chín sớm và không có hạt; Quýt Kinh: quả to, vỏ dày, khó bóc vỏ thấy trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia; quýt Ponkan: gồm các loại trồng nhiều ở Đông Nam Á, có tên gọi khác (Việt Nam có cam Đường Canh, cam Giàng, quýt Bộp Bố Hạ…). Các giống này vỏ đều dễ bóc, quả to và ngọt [16], [30], [34]. Bưởi (Citrus grandis Osbeck còn gọi là Satdok pumelo) là giống cây có múi trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm cây cao to, tán rộng, hoa to thơm, quả to nhỏ tùy theo giống. Đây cũng là một trong những loài phổ biến nhất ở nước ta. Theo
- 10 ước tính loài này có đến vài chục giống mọc bán hoang dại và được trồng ở khắp các tỉnh trung du miền núi, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Ở nước ta có nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi Biên hòa, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn,…[25], [14]. Chanh yên và phật thủ (Citrus medica) là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, thân,cành mềm. Lá ngắn cứng, không có eo, mép lá gợn răng cưa rõ. Hoa có 2 loại: Hoa lưỡng tính và hoa đực. Quả to, vỏ dày, múi nhỏ, ở phía đuôi quả lá noãn biến thành hình giống như những ngón tay và có mùi thơm đặc biệt. Đây là loại được thuần dưỡng rất sớm ở Đông Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Ở Việt Nam chanh Yên được trồng nhiều ở miền Bắc [14]. Chanh (Citrus limon) là cây thân bụi, cao 3-4m, lá có eo to hoặc nhỏ tùy theo giống, cây nhiều gai, cành mềm, quả nhỏ tròn, vỏ quả có nhiều tinh dầu, có 2 loại chính là chanh vỏ mỏng và chanh núm. Chanh vỏ mỏng có nguồn gốc ở vùng nóng ẩm Ấn Độ và Đông Dương, được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Chanh vỏ mỏng ở Việt Nam có nhiều như chanh chùm, chanh tứ thời, chanh đào,…Chanh núm (chanh Eureka) có nguồn gốc vùng Trung và tây bắc Ấn Độ, nơi ít mưa, không ưa khí hậu nhiệt đới, cũng không ưa lạnh, được trồng nhiều ở Xixin (Italia), Tây Ban Nha, nam Califocnia [16]. Cam chanh (Citrus sinensis Osbeck) có nguồn gốc từ Trung Quốc được phổ biến rộng rãi ở khắp vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới của trái đất [15], [16], [23]. Cam đắng (Citrus aurantium) là giống có tán to hơn cam ngọt, quả không tròn, dịch quả chua, vỏ múi đắng như bưởi thường trồng để lấy hoa, quả cất tinh dầu, trước đây thường được dùng làm gốc ghép cho cam ngọt để tăng khả năng chịu úng, rét, chống bệnh chảy gôm…[18]. Cam ngọt (Citrus sinensis) đây là loài quan trọng nhất chiếm 2/3 sản lượng cây có múi trên thế giới, Citrus sinensis có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc được thuần hóa sớm nhất. Hiện trồng nhiều ở Braxin, Hoa Kỳ, các nước Địa Trung Hải. Loài này gồn nhiều giống, có thể chia thành 3 nhóm chính là cam Naven: đặc điểm, đáy quả phụ nằm lọt vào trong quả chính, khi bổ quả làm đôi mới nhìn thấy, quả dễ bóc vỏ và tách múi, không có hạt, chín sớm, chịu rét tốt nhất trong các giống cam hiện nay; Cam vàng: quả chín và thịt quả màu vàng, trồng nhiều ở vùng khí hậu nóng. Đa số các giống cam ở
- 11 Việt Nam thuộc nhóm này; Cam huyết: thịt quả và vỏ trong của quả màu đỏ, trồng nhiều ở Địa Trung Hải [16], [18], [20], [21]. 2.4. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.4.1. Tổng quan về phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2. Công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 từ phân lợn nái và phân gà là công nghệ mới. Công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng do trường Đại Học Nông lâm- Đại Học Thái Nguyên nghiên cứu và sản xuất. Trong nước hiện nay nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ khoáng chủ yếu chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nguyên liệu hữu cơ từ than bùn. Còn phân NTR1, NTR2 nguyên liệu từ phân lợn nái và phân gà chăn nuôi quy mô công nghiệp, phân NTR1 và NTR2 hàm lượng hữu cơ lớn hơn 20%, trong khi đó các phân hữu cơ khoáng hiện có trên thị trường hiện nay chỉ đạt 15%. Ngoài ra phân hữu cơ NTR1, NTR2 còn có các chất trung vi lượng cân đối giúp cây phát triển và năng suất cao ổn định. Phân NTR1 có hàm lượng (%) và tỷ lệ N: P2O5: K2O =2,5:5,5: 2 nên dùng làm bón lót cho các loại cây trồng. Phân NTR2 có hàm lượng (%) và tỷ lệ N:P2O5:K2O = 5,5 :2 :4 nên dùng để bón thúc cho các loại cây trồng. Sơ đồ : Quy trình sản xuất phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 Chế phẩm sinh học (EMINA) Sản xuất sinh khối Phân lợn nái Phân gà VSV đậm đặc Phân loại và sơ chế Phân loại và sơ chế Trộn lẫn Nghiền thô và ủ háo khí Sàng và nghiền nhỏ Ủ hoạt hóa Ủ nguội Phân tích thành phần dinh dưỡng
- 12 - Nhân sinh khối vi sinh vật: Chế phẩm sinh học EMINA được nhân sinh khối trước khi sử dụng. Dung dịch dùng nhân sinh khối được pha từ 1 kg mật gỉ đường với 5 lít nước. Sau khi khuấy đều hòa tan mật gỉ đường trong nước thì bổ sung 1 kg chế phẩm gốc EMINA và tiếp tục khuấy đều. Sau khi nhân sinh khối từ 2 - 3 ngày, thấy dung dịch có nhiều bảo tử nấm nổi lên thì có thể dùng được. - Sơ chế phân gà, phân lợn: Phân lợn sau khi vận chuyển ra khỏi khu vực trang trại chăn nuôi tiến hành gỡ bỏ túi ny lông để sơ chế. Nếu phân lợn quá ướt thì bổ sung phân gà khô. Phân lợn đổ dày khoảng 30 - 40 cm thì phun một lớp chế phẩm EMINA. Độ cao đống phân khoảng 1,0 - 1,2 m thì lại phun EMINA kín bề mặt và rắc thêm phủ một lớp phân chuồng khô lên trên bề mặt đống ủ. Đối với phân gà sau khi đổ phân ra khỏi bao, nếu độ ẩm quá cao >50% thì bổ sung phân chuồng hoai khô. Phân gà được đổ theo lớp, cứu mỗi lớp 30 - 40 cm lại phun EMINA. Tương tự như sơ chế phân lợn, trên bề mặt đống ủ cũng phủ kín một lớp phân chuồng hoai khô và phun EMINA để khử mùi thối của phân gà. Trong quá trình đống ủ sơ chế lên men, nhiệt độ đống ủ tăng cao trên 50oC dùng máy súc lật đảo từ 2 - 3 lần để đống ủ lên men thuận lợi và giảm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 384 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 330 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 208 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 189 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 112 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn