Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
lượt xem 7
download
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh gạo ở lợn tại một số xã của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, có một số đóng góp mới cho khoa học. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Khoá luận này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƯ CÔNG LONG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS CELLULOSAE GÂY RA Ở LỢN (BỆNH GẠO LỢN) TẠI HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi- Thú y Lớp : K47-N02 - CNTY Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn:Ths. ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG Bộ môn: Bệnh động vật, khoa Chăn nuôi Thú y Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Đỗ Thị Lan Phương đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và hoàn thiện Khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Thú y huyện Nậm Pồ- Tỉnh Điện Biên, đã giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận thực tập tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên Khóa luận không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để giúp cho em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm quý báu. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 6 năm 2019 SINH VI ÊN Dư Công Long
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại địa phương ............................................................................... 27 Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cyrticercus cellulosae ở lợn theo tháng tuổi ................................................................................................ 29 Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn qua các tháng 30 Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống ở lợn ..... 32 Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi.......................................................... 33 Bảng 4.6. Thực trạng tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ở địa phương .......................................................................................... 36 Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại địa phương .......... 37 Bảng 4.8. Tỷ lệ người nhiễm bệnh sán dây Taenia solium theo giới tính ...... 39 Bảng 4.9. Tổn thương đại thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn ............................................................................. 39 Bảng 4.10. Tổn thương vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ...................................................................................... 41 Sơ đồ 2.1: Chu kỳ phát triển của sán dây T. solium........................................ 10
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Cys. Cellulosae : Cysticercus cellulosae Cob : Cytochorome oxidase b Nxb : Nhà xuất bản mm : milimet PCR : Polymerase Chain Reaction TsMP : Taenia soliummetacestode T. solium : Taenia solium Vv : Vân vân
- iv MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... ..2 4. Những đóng góp mới của đề tài....................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện xã hội ...................................................................................... 4 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6 2.2.1. Đặc điểm sinh học của sán dây Taenia solium ký sinh ở người và ấu trùng Cysticercus cellulosae ................................................................... 6 2.3. Bệnh sán dây Taenia solium và bệnh Cysticercus cellulosae (bệnh gạo) 11 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh gạo lợn ....................................... 11 2.3.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh ............................................... 12 2.3.3. Chẩn đoán bệnh gạo lợn ........................................................................ 14 2.3.4. Phòng và điều trị bệnh gạo cho lợn ....................................................... 15 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae và bệnh sán dây ỏ người .................................... 18 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 18
- v 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 20 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21 3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cystircercus cellulosae gây ra ở lợn tại một số xã của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ....................................................................................................... 22 3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trun Cystircercus cellulosae gây ra trên lợn ...................................................................... 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại một số xã của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .............................................................................................. 22 3.4.2. Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cystircercus cellulosae trên lợn ............ 26 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27 4.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn tại một số xã của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên............... 27 4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại một số xã ........................................................................................................... 27 4.1.2. Nghiên cứu các yếu tố nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ............................................................. 36 4.2. Nghiên cứu bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn.......................... 39
- vi 4.2.1. Tổn thương đại thể và vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở Huyện Nậm Pồ.................................................................. 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bệnh gạo lợn là một bệnh truyền lây giữa người và động vật. Bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae (Cys. cellulosae) gây ra. Đây là ấu trùng của sán dây Taenia solium (T.solium) ký sinh ở người. Ấu trùng ký sinh ở các cơ của lợn, khi lợn mắc bệnh gạo thì thịt lợn không thể sử dụng làm thực phẩm cho con người, gây tổn thất cho ngành chăn nuôi. Người ăn thịt lợn gạo chưa nấu chín sẽ bị bệnh sán dây. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2012) [12], lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng, vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, một số vùng có tập quán ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9], ấu trùng Cys. cellulosae là một bọc màu trắng, bên trong có nước trong suốt, đường kính từ 8 - 10 mm, có khi chỉ 5 mm, giống hình hạt gạo. Trên màng bên trong dính một đầu sán màu trắng, cấu tạo giống đầu sán dây trưởng thành. Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cys. cellulosae gây ra rất khó phát hiện. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh trên con vật còn sống rất khó khăn do triệu chứng bệnh không điển hình. Đặc biệt, không thể tìm thấy ấu trùng bằng cách xét nghiệm phân do ấu trùng ký sinh trong cơ của lợn. Trong những năm gần đây, lợn được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên vẫn nuôi lợn theo phương thức thả rông và một số hộ gia đình vẫn chưa có điều kiện xây nhà vệ sinh. Chính vì vậy, khi người phóng uế ra môi trường thì trứng sán dây phát tán, lợn nuôi thả rông ăn phải trứng sán hoặc đốt sán dây dễ mắc bệnh gạo.
- 2 Những vấn đề nêu trên cho thấy, việc tìm hiểu đặc điểm của ấu trùng Cys. cellulosae gây bệnh gạo ở lợn, không những góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm ấu trùng (gạo) ở lợn, mà còn góp phần phòng chống bệnh sán dây ở người. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng em tiến hành đề tài "Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”. 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tình hình mắc bệnh gạo ở lợn tại một số xã của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tình hình mắc bệnh gạo ở lợn - Tình hình nhiễm sán dây T. solium ở người - Nghiên cứu bệnh gạo ở lợn 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh gạo ở lợn tại một số xã của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, có một số đóng góp mới cho khoa học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi lợn hiểu được đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng Cys. cellulosae và bệnh sán dây T. solium nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên lợn và trên người. 4. Những đóng góp mới của đề tài Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ bệnh gạo ở lợn tại số xã của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Huyện Nậm Pồ là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 140 km. - Phía đông giáp huyện Mường Chà - Phía tây giáp huyện Mường Nhé - Phía nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Phía bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu - Khí hậu thủy văn Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa khá rõ rệt mùa khô và mùa mưa; nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, độ ẩm trung bình 78 - 93%, lượng mưa bình quân trong năm 1.800 - 2.500 mm. * Địa hình - Thuận lợi Nậm Pồ là huyện miền núi, nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Điện Biên có đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, điều kiện xã hội phù hợp cho việc phát triển nhiều ngành nghề kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Nguồn nhân công dồi dào phù hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nậm Pồ có nhiều chính sách đầu tư và hỗ trợ đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với vùng đặc biệt khó khăn (huyện 30 a), nên có nhiều mô hình kinh tế đang được đầu tư xây dựng và phát triển. Các mô liên kết sản xuất được quan tâm; công tác chăn nuôi- thú y ngày càng
- 4 được chú trọng. Điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. - Khó khăn Địa hình huyện Nậm Pồ chủ yếu là đồi núi cao, dốc; diện tích đồi trọc khá nhiều; đất đai 1 số xã cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển chăn nuôi gia súc trong huyện. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao trên 60%; phong tục tập quán của một số xã vùng sâu, xa còn chưa được cải thiện. 2.1.2. Điều kiện xã hội - Dân cư, dân tộc: Huyện có dân số trên 50 nghìn người, gồm 8 dân tộc, dân tộc Mông chiếm đa số 69 %, còn lại là dân tộc Thái, Kinh, Dao, Hoa, Khơ mú... Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 17 %, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ và cơ quan nhà nước. - Về giáo dục Hiện nay trên toàn bộ khu vực có 2 trường trung học phổ thông, 1 trường dân tộc nội trú, 12 trường trung học cơ sở, 12 trường tiểu học và 15 trường mầm non. Được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh, hầu hết các trường học của huyện và trung tâm các xã đều được đầu tư xây dựng lại với công trình 1 - 2 tầng khang trang, cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường đã phần nào đáp ứng được cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó ở một số xã vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn việc xây dựng lớp học và mở các phân trường tại các thôn, bản còn gặp rất nhiều khó khăn, các trường học được xây dựng với quy mô nhà cấp 4 và nhà tạm. Thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác giảng dạy của nhà trường, thiếu giáo viên, một số thôn, bản còn chưa có lớp học.
- 5 - Về y tế Trên địa bàn huyện chưa có bệnh viện đa khoa, mới có Trung tâm y tế huyện. Bên cạnh đó, mỗi xã đều có các Trạm y tế với tổng số 31 bác sỹ, 215 y tá, y sỹ và hộ lý. Mặc dù số lượng, chất lượng trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu thốn gây ảnh hưởng tới công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của cộng đồng người dân trong khu vực. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của cán bộ Trung tâm y tế huyện nên nhìn chung người dân đã được tiếp cận tới các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. - Văn hóa thể thao Các dân tộc trên địa bàn huyện có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, bản sắc riêng của các dân tộc miền núi Tây Bắc. Trong số đó văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái (điệu hát then, múa xòe, múa sạp, ném còn, dệt vải,...). Hiện nay, các xã đều đã xây dựng được bưu điện văn hóa xã, một số xã đã có nhà văn hóa với các phương tiện để nghe thông tin như: Đài, tivi… đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân có thể nắm bắt, trao đổi các thông tin, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số thôn, bản vùng sâu cách xa trung tâm xã và huyện, điều kiện văn hóa còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng phần nào tới công tác tuyên truyền động viên nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá nói chung cũng như công tác chăn nuôi - thú y nói riêng, bởi lẽ người dân nơi đây họ chưa nhận biết được nhiều về tầm quan trọng của công tác chăn nuôi - thú y. Đây là trở ngại lớn nhất trong khi thực hiện trên địa bàn huyện. Mặt khác, Nậm Pồ là một huyện vùng sâu, vùng xa nên trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, kém hiểu biết về công tác chăn nuôi - thú y, việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm chưa được triệt để và vẫn còn dịch bệnh xảy ra rải
- 6 rác trên địa bàn, dễ lây thành dịch nếu công tác phòng, trị không được kịp thời. Một số hộ dân sự hiểu biết, nắm bắt thông tin về khoa học kỹ thuật còn chậm, do đó việc áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. - Giao thông thủy lợi Hệ thống thủy lợi cũng được huyện chú trọng đầu tư, đã bê tông hóa được đa phần các mương ở các xã gần trung tâm huyện. Đảm bảo nước sử dụng trong chăn nuôi và tưới tiêu cho bà con nhân dân trong huyện, cung ứng nước sinh hoạt cho bà con nhân dân.Tuy nhiên ở một số thôn bản vùng cao vẫn còn khan hiếm nguồn nước vào mùa khô gây khó khăn cho sinh hoạt và phát triển kinh tế. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Một số đặc điểm của sán dây T. solium và ấu trùng Cys. cellulosae 2.2.1.1. Vị trí của sán dây T. solium trong hệ thống phân loại động vật học Theo Phan Thế Việt và cs. (1977) [ 32 ], (Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [19]) cho biết, sán dây T. solium có vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Lớp sán dây Cestoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Cestoda Carus, 1863 Bộ Cyclophyllidae Beneden in Braun, 1900 Phân bộ Taeniata Skrjabin et Schulz, 1973 Họ Taeniidae Ludwig, 1886 Giống Taenia Liunaeus, 1758 Loài Taenia solium Liunaeus, 1758 2.2.1.2. Đặc điểm của của sán dây T.solium * Đặc điểm chung: Phan Thế Việt (1977), Nguyễn Thị Kỳ (1994) cho biết:
- 7 Cơ thể có hình dải băng màu trắng hoặc trắng ngà, dẹt theo hướng lưng bụng, chia thành ba phần: đầu, cổ, thân. Đầu sán thường có dạng hình cầu. Cổ là những đốt sán nối tiếp sau đầu. Đốt cổ của sán dây là đốt sinh trưởng, từ các đốt cổ sinh ra các đốt thân, cơ quan sinh sản ở các đốt cổ chưa hình thành rõ. Thân sán dây gồm nhiều đốt. Các đốt ở phần thân sán dây chia làm 3 loại: đốt chưa thành thục, đốt thành thục và đốt già. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của sán dây đã tiêu giảm. Sán dây hô hấp theo kiểu yếm khí. Hệ bài tiết của sán dây cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận, gồm 2 ống chính từ đầu sán đi về cuối thân và thông với lỗ bài tiết. Ngoài ra, ở mỗi đốt sán còn có những ống ngang nối liền với 2 ống chính. Hệ sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục. Sán dây sinh sản lưỡng tính, sự thụ tinh có thể xảy ra trong cùng một đốt sán (tự thụ tinh) hoặc giữa hai đốt khác nhau trong cùng một con hoặc giữa hai con (thụ tinh chéo). Sán tiêu hóa bằng cách, chất dinh dưỡng đi qua vỏ để thẩm thấu vào thân sán. Dịch tiêu hóa không thể thẩm thấu vào thân sán khi sán còn sống, nhờ đó mà sán không bị tiêu diệt khi sống trong đường tiêu hóa của ký chủ. 2.2.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán dây T. solium Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sán dây T. solium đều cho rằng sán dây có đặc điểm, hình thái, cấu tạo như sau: Sán dây dài, dẹp theo hướng lưng - bụng, màu trắng hoặc vàng. Cơ thể bao gồm: đầu, cổ và các đốt. Số lượng các đốt dao động từ 3 đốt đến vài trăm đốt. Các đốt phía trước là đốt non và bé, càng về sau các đốt càng lớn và già, đốt già nhất ở cuối cơ thể. Theo Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) [14],: Sán trưởng thành T.solium ký sinh ở ruột non
- 8 người, dài 2 - 7 m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22 - 32 móc xếp thành 2 hàng. Đốt sán ngắn, hẹp. Sán có 700 - 1000 đốt. Đốt chưa thành thục có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già, hình chữ nhật, tử cung phân 7 - 12 nhánh. - Hình thái trứng sán dây: Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) [14], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9]: trứng sán dây T. solium có dây hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính từ 31- 43µm. - Sức đề kháng của sán dây: Trong tự nhiên, trứng sán dây có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh và các hóa chất thông thường. Ở ngoại cảnh sau 1,5 tháng trứng sán mất khả năng sống. Trong dung dịch formol, cresyl 5 %, sau 2 giờ mới diệt được trứng sán dây. Nguyễn Phước Tương (2002) [31] cho rằng: Trứng sán dây sống được ở môi trường bên ngoài khoảng vài tháng. * Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng Cysticercus. cellulosae - Đặc điểm hình thái: Ấu trùng Cys. cellulosae là một hạt nước hình cầu hay hình bầu dục, dài 6 - 10 mm, rộng 5 - 10 mm, chứa đầy nước. Trên có mặt một điểm trắng đục, bằng hạt gạo, đó chính là đầu sán tụt vào. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [14] : Ấu trùng Cys. cellulosae ký sinh ở não, mắt, cơ lưỡi, cơ mông, cơ liên sườn, cơ tim của lợn và người. Ấu trùng có cấu tạo dạng bọc mầu trắng, giống hạt gạo nếp, đường kính từ 8 - 10 mm, bên ngoài là tổ chức liên kết dầy, bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán màu trắng. Cấu tạo như đầu sán dây trưởng thành. Do ấu trùng Cys. cellulosae ký sinh ở cơ, não, tim của lợn. Sán dây trưởng thành là T. solium ký sinh ở ruột non người. Ngoài lợn còn thấy gạo
- 9 (ấu trùng) ở người. Lợn là ký chủ trung gian. Người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ cuối cùng vì ấu trùng ký sinh ở các cơ và não của người. Theo Chu Thị Thơm và cs, 2006 [29]. - Sức đề kháng của ấu trùng: Ấu trùng sán dây lợn do có vỏ bọc nên có sức tồn tại cao. Ở thịt lợn chưa nấu chín, có vắt chanh, ấu trùng vẫn tồn tại nguyên vẹn. Những biện pháp điều trị nhằm làm vôi hóa ấu trùng nói chung đều không có tác dụng (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, (1976) [27]). Những hóa chất có tác dụng diệt khuẩn, nếu được dùng với nồng độ cao có tác dụng diệt ấu trùng sán lợn tốt. Phạm Hoàng Thế đã thí nghiệm tiêm các dung dịch ancol hoặc iod vào bọc ấu trùng thấy có tác dụng diệt ấu trùng nhanh. Ấu trùng có sức đề kháng cao ở nhiệt độ thấp và có sức đề kháng yếu ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 50 - 600C, ấu trùng sán dây chết sau 1giờ. Theo Zirintunda G., Ekou J. (2015) [43], ấu trùng sán dây lợn có thể sống hơn 70 ngày ở nhiệt độ từ 1 - 40C, nhưng lại bị diệt trong 5 ngày ở nhiệt độ từ - 50C đến - 80C (thịt ướp lạnh có thể diệt được gạo). 2.2.1.4. Chu kỳ sinh học của sán dây T. solium Sán dây T. solium trưởng thành ký sinh ở ruột non người. Đốt sán già theo phân ra ngoài, vỡ ra giải phóng ra trứng sán. Nếu ký chủ trung gian (lợn, lợn rừng, chó, mèo, người) nuốt phải trứng, ở ruột non ấu trùng được giải phóng. Sau 24 - 72 giờ, ấu trùng vào mạch máu, ống lâm ba ruột và theo hệ tuần hoàn về các cơ, lúc đầu hình thành bọc nước, sau 60 ngày trong bọc hình thành đầy đủ các móc và giác hình thành trưởng thành gọi là sán gạo lợn Gạo có thể sống nhiều năm ở lợn và người, Số lượng gạo ở lợn có khi tới hàng nghìn, do lợn nuốt phải đốt sán có nhiều trứng. Khi người ăn phải gạo lợn vào đường tiêu hóa đầu sán nhô ra và cắm vào niêm mạc ruột non, tiếp tục phát triển sau 2 - 3 tháng hình thành sán trưởng thành T.solium và lại
- 10 tiếp tục thải đốt già theo phân ra ngoài. Sán dây T. solium có thể tồn tại 25 năm ở người (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [9], Chu Thị Thơm, và cs. 2006 [29]). Hình 2.1: Chu kỳ phát triển của sán dây T. solium 2.3. Bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh gạo lợn Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng, vì ở miền núi vẫn còn nuôi lợn thả rông, một số vùng có tập quán ăn thịt sống hoặc thịt tái, tiết canh, không có hố xí hai ngăn hoặc hố xí tự hoại. Ở Miền Nam, vùng đồng bằng rất hiếm gặp tập quán ăn thịt lợn sống, tái nên tỷ lệ nhiễm bệnh sán dây ở lợn không đáng kể. Theo điều tra của Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Nguyên Thanh, 1968 [28]: Ở vùng núi, lợn nuôi thả rông còn phổ biến, lợn dễ nhiễm ấu trùng sán dây (thường gọi là lợn gạo). Lợn khi mắc bệnh thường là nhiễm nặng, với số lượng ấu trùng gạo nhiều. Ở vùng đồng bằng, nếu lợn nhiễm ấu trùng sán dây
- 11 thì thường là những trường hợp nhiễm nhẹ đôi khi khó phát hiện. Một số địa phương ở các tỉnh miền núi còn phổ biến tập quán ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Ở số nơi còn ăn thịt lợn dưới hình thức lạp sống, gỏi hoặc ăn thịt lợn sống có vắt chanh , tiết canh vv…Những địa phương vừa có tập quán nuôi lợn thả rông vừa có tâp quán ăn thịt lợn sống có tỷ lệ nhiễm sán dây khá cao và đây là nguyên nhân làm cho lợn mắc bệnh gạo. Ở một số vùng rừng núi thuộc khu tự trị Việt Bắc, tỷ lệ nhiễm bệnh sán dây lợn từ 6 % đến 8 %. Bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn phân bố rải rác nhiều nước trên thế giới, với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh. Riêng bệnh ấu trùng sán dây lợn và tổn thương neurocysticercosis lưu hành tại châu Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi và đặc biệt ở Mỹ thì bệnh bắt đầu tăng mạnh vào những năm 1980. Một số quốc gia ở Châu Âu có số ca mắc cao là Tây Ban Nha, Mexico. Trong đó, Mexico tỷ lệ dương tính trên xét nghiệm huyết thanh học là 3,6% người trưởng thành và qua giải phẩu tử thi có tỷ lệ nhiễm là 1,9%. -Tỷ lệ nhiễm bệnh Ấu trùng sán dây lợn do đặc điểm của phương thức nhiễm bệnh nên tỷ lệ phân tán và có tính chất phân bố theo vùng rõ rệt. Những người bệnh mắc bệnh có ấu trùng sán dây lợn thuộc nhiều địa phương khác nhau, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và có nghề nghiệp khác nhau. Ở Miền Bắc đã phát hiện bệnh gạo lợn ở các tỉnh miền núi, trung du như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Hoà Bình. Tỷ lệ nhiễm dao động 0,524 - 3,98 % (Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1976)[27]). - Đường lây truyền Theo Lê Thị Xuân (2013) [34]: Đường truyền bệnh thông qua thức ăn, nước uống. Trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh sán dây, bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào thói quen ăn nhất là ở những nơi có tập tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín. Việc quản lý phân thải
- 12 chưa tốt như sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, nuôi lợn thả rông. Ngoài ra, chưa có chế độ quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm chặt chẽ cũng làm bệnh có thể lưu hành. Ở Châu Mỹ La tinh tỷ lệ người nhiễm sán dây từ 0,2 - 2,7 %; Châu Á từ 3,9 - 38 %, Châu Phi từ 0,13 - 8,6 %, các nước theo đạo Hồi ở vùng Bắc Phi không nhiễm bệnh. Theo Paredes A . và cs. (2016) [41] thì: Sán dây T. solium gây ra (u nang), là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh động kinh của người lớn, khởi phát ở các nước đang phát triển. Bệnh sán dây T. solium khá phổ biến ở Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ và Nam Âu. Bệnh sán dây hiếm gặp ở các nước Hồi giáo có người dân ở đó không tiêu thụ thịt lợn mắc bệnh sán dây Theo Zhang Y và cs (2016) [42]. Sán dây T. solium, là một ký sinh trong cơ thể người và lợn. Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh trên người đã được ngăn chặn ở các nước đang phát triển trên thế giới . Trứng T. solium trứng được giải phóng vào môi trường qua phân của người nhiễm sán dây. Khi lợn ăn phải trứng sán dây trong phân người sẽ mắc bệnh gạo và người ăn phải ấu trùng gạo lợn sẽ mắc bệnh sán dây. - Tác hại của bệnh: Bệnh gây tác hại cho cả người và lợn. + Người nhiễm sán trưởng thành, gạo rất nguy hiểm như gạo kí sinh ở mắt, não, cơ. + Lợn nhiễm gạo chậm lớn, chậm xuất chuồng chỉ đạt 25 - 30 kg. Khi mổ thịt phải tiêu huỷ gây tổn thất kinh tế. 2.3.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh - Bệnh lý: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2001) [14]: Khi lợn mắc bệnh gạo có triệu chứng không điển hình, khi mổ khám mới thấy những tổn thương bệnh lý. Nếu gạo ở não thì con vật bị co giật, sùi bọt mép giống như cơn động ở người.
- 13 Mổ khám lợn bị bệnh thường thấy ấu trùng ký sinh ở tổ chức cơ vân, chèn ép các mao mạch gây trở ngại tuần hoàn, chèn ép thần kinh gây bại liệt. Ấu trùng cũng gây ra các ổ viêm xơ hóa ở các tổ chức nội quan của vật chủ. Ấu trùng “gạo lợn” tạo ra các kén trong cơ, gây tắc mao mạch, chèn ép vào thần kinh vận động, làm liệt từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt khi ấu trùng ký sinh ở não vật chủ làm con vật có triệu chứng thần kinh. Ấu trùng có thể có ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở bắp thịt, cơ lưỡi, cổ, vai, mông, cơ liên sườn, cơ tim, cơ hoành cách mô. - Lâm sàng: Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [13], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2001) [14] : Lợn bị bệnh có triệu chứng không rõ rệt và thay đổi theo chỗ ký sinh của gạo, nếu ở lưỡi có thể thấy liệt lưỡi và hàm dưới, nếu ở cơ chân thì thấy con vật đi lại khó khăn, nếu ở não thì thấy triệu chứng thần kinh, nếu nhiễm nhiều và toàn thân thì có triệu chứng viêm ruột và viêm gan, sau đó viêm hệ cơ toàn thân. Lúc này con vật lờ đờ, thở dốc, không ăn, đi ỉa, gầy rạc dần rồi chết. Triệu chứng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào số lượng ấu trùng và vị trí chúng ký sinh trong cơ thể lợn: - Số lượng ấu trùng ít: Lợn bệnh có triệu chứng không rõ, không điển hình. Người chăn nuôi chỉ thấy lợn xù lông, chậm lớn, đôi khi hay nghiến răng, lợn vẫn ăn uống bình thường. - Số lượng ấu trùng nhiều: Bệnh phát triển ngay từ những ngày đầu nhiễm ấu trùng sán với các triệu chứng như: Giảm ăn, tính mẫn cảm tăng, dễ bị kích thích, sốt 41 - 41,70C, niêm mạc mắt, miệng… đỏ tấy. Một số lợn ỉa lỏng trong 7 - 10 ngày, các biểu hiện trên dần dần mất đi nhưng lợn ăn kém. Sau 1 tháng, do xuất hiện các ổ viêm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 330 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 208 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 112 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 61 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn