intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền lùn tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Khoá luận nhằm tuyển chọn được 1-2 giống hoa đồng tiền có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với điều kiện với điều kiện khí hậu Thái Nguyên, và thị yếu người tiêu dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền lùn tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ ĐINH LÂM TÙNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN LÙN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ ĐINH LÂM TÙNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN LÙN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : K47-TT-N01 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Lân Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân trong quá trình thực hện đề tài tốt nghiệp tôi gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của thầy cô anh chị gia đình bạn bè tôi đã vượt qua và hoàn thành bài khóa luận. Trước tiên tôi xin cảm ơn nhà vườn Tùng Mến Bảo Ngọc là người trực tiếp chỉ bảo tôi trong thời gian tôi làm việc tại nhà vườn nhờ có anh chị chỉ bảo thêm nên tôi biết được nhiều điều mà bản thân còn thiếu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo PGS TS Nguyễn Thị Lân đã chỉ bảo cho tôi những lời khuyên bổ ích. Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban giám hiệu trường – ban chủ nhiệm khoa nông học, các thầy cô trong khoa nông học, trường đại học nông lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân đã có nhiều cỗ gắng nhưng do hạn chế về kĩ thuật và kinh nghiệm song đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự thông cảm, và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Đinh Lâm Tùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống hoa đồng tiền lùn ............................................................................ 20 Bảng 4.2 Động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền lùn ............................ 21 Bảng 4.4 Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền lùn ...................... 24 Bảng 4.5 Động thái ra hoa của các giống hoa đồng tiền lùn .......................... 26 Bảng 4.6 Đặc điểm hình thái của các giống đồng tiền.................................... 28 Bảng 4.7 Năng suất hoa của các giống đồng tiền lùn ..................................... 29 Bảng 4.8 Chất lượng hoa của các giống đồng tiền lùn ................................... 30 Bảng 4.9. Thành phần, mức độ nhiễm bệnh hại chính các giống đồng tiền ... 32
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Động thái ra lá của các giống đồng tiền lùn..................................... 23 Hình 4.2 Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền lùn (nhánh/cây) . 25 Hình 4.3 Động thái ra hoa của các giống hoa đồng tiền lùn (hoa/ khóm) .... 27
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật Đ/C : Đối chứng KTST : Kích thích sinh trưởng NXB : Nhà xuất bản
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục đích ................................................................................................... 2 1.2.2 Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2 1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2 1.3.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1 Nguồn gốc, phân loại .................................................................................. 3 2.2 Đặc điểm thực vật học của hoa đồng tiền lùn ............................................. 3 2.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ..................................................................... 4 2.3.1 Nhiệt độ .................................................................................................... 4 2.3.2 Ánh sáng................................................................................................... 4 2.3.3 Ẩm độ ...................................................................................................... 5 2.3.4 Đất và dinh dưỡng .................................................................................... 5 2.4 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế ................................................................. 5 2.4.1 Giá trị sử dụng .......................................................................................... 5 2.4.2 Giá trị kinh tế ........................................................................................... 6 2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và việt Nam7
  8. vi 2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới................. 7 2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam ............... 11 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 16 3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 16 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 16 3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 16 3.4 Bố chí thí nghiệm ...................................................................................... 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 19 4.1 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, của các giống hoa đồng tiền lùn thí nghiệm tại vườn hoa Tùng Mến Bảo Ngọc ..................................................... 19 4.1.1 Tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống đồng tiền lùn.......................................................................................... 19 4.1.2 Động thái ra lá của các giống đồng tiền lùn........................................... 21 4.1.3 Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền lùn ............................ 24 4.1.4 Động thái ra hoa của các giống đồng tiền lùn ........................................ 26 4.1.5 Một số đặc điểm hình thái của các giống hoa đồng tiền lùn.................. 28 4.2 Các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng của các giống đồng tiền lùn thí nghiệm ............................................................................................................. 29 4.2.1 Năng suất hoa của các giống hoa đồng tiền lùn ..................................... 29 4.2.2 Chất lượng hoa của các giống đồng tiền lùn .......................................... 30 4.3 Tình hình sâu bệnh hại chính của các giống đồng tiền lùn ....................... 31 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 34 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 34 5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hoa là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Vừa là một sản phẩm có giá trị hàng hóa vừa có giá trị tinh thần, xã hội phát triển nhu cầu hoa tươi cho cuộc sống ngày càng tăng đòi hỏi cả chất và lượng. Ở nước ta nghề trồng hoa có từ lâu đời trước kia trồng hoa chỉ mang tính tự cung tự cấp, từ khi đảng cộng sản việt nam khởi sướng sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế đất nước chuyển sang kinh tế thị trường nghề trồng hoa trở thành ngành sản xuất hàng hóa giá trị cao mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông hộ. Nhiều vùng sản xuất hoa chuyên canh, tập chung đã được hình thành ở các điạ phương tỉnh thành trên cả nước: Đà Lạt (Lâm Đồng) Mê Linh (Vĩnh Phúc) Tây Tựu (Hà Nội)…tập chung sản xuất các loại hoa truyền thống có sức tiêu thụ cao: hồng, cúc, lay ơn, đồng tiền. Trong đó đồng tiền luôn giữ phần rất quan trọng chiếm 10% trong cơ cấu chủng loại hoa ở Việt Nam. Và chúng ta cân phải tập chung sây dựng thêm vùng trồng hoa với quy mô lớn hơn áp dụng công nghệ tiên tiến về giống phân bón các trang thiết bị khác. Hiện nay một số vùng sản xuất hoa mới như Thái Bình, Hưng Yên….Đã tiến hành đầu tư công nghệ cao để phát triển sản xuất hoa theo hướng suất khẩu. Hoa đồng tiền với ưu điểm dễ trồng, dễ nhân giống, chăm sóc đơn giản ít tốn công, trồng một lần có thể thu hoạch được nhiều lần. Tuy nhiên, các giống hoa trong sản xuất được người trồng nhập về từ nhiều nguồn khác nhau không qua kiểm nghiệm đánh giá một cách hệ thống cho nên năng suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng. Do vậy công tác nghiên cứu, chọn tạo, nhập nội giống tuyển chọn giống hoa đồng tiền thích nghi với nước ta có ỹ nghĩa rất quan trọng giúp tăng năng suất và tăng thu nhập cho người trồng hoa.
  10. 2 Từ vấn đề trên để góp phần vào công tác tuyển chọn đánh giá phẩm chất và năng suất hoa chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền lùn tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Tuyển chọn được 1-2 giống hoa đồng tiền có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với điều kiện với điều kiện khí hậu Thái Nguyên, và thị yếu người tiêu dùng. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, của một số giống hoa đồng tiền lùn tại vườn Tùng Mến Bảo Ngọc. - Đánh giá năng suất và chất lượng của một số giống hoa đồng tiền lùn tại vườn Tùng Mến Bảo Ngọc. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của một số giống hoa đông tiền lùn tại vườn Tùng Mến Bảo Ngọc. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học theo việc lựa chọn giống hoa đồng tiền lùn phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây hoa đồng tiền lùn. 1.3.2 Cơ sở thực tiễn - Bổ xung một số giống hoa triển vọng vào tập đoàn giống hoa đồng tiền phục vụ sản xuất hoa. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền lùn tại Việt Nam.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc, phân loại Cây hoa đồng tiền lùn có tên khoa học là Gerbera l, có nguồn gốc nam phi thuộc hoc cúc (ASTERAC EAE) được đưa vào Việt Nam từ những năm 1940. Đầu những năm 1920 của thế kỷ XX hoa đồng tiền chưa được sản suất nhiều ở Bắc Mỹ nhưng sau đó việc nhân giống được tiến hành rộng rãi ở California trong suốt năm 1970. Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được người pháp đưa vào từ thế kỷ XX và được phát triển cho đến ngày nay Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa đồng tiền thuộc lớp hai lá mầm (Dicolyledonea), phân lớp cúc (Asterales), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), chi Gerbera (Hoàng Thị Sản. 19990) Chi Gerbera rất phổ biến (khoảng 40 loài) được trồng làm cây trang trí trong mảnh vườn hoặc cắt để cắm Hoa đồng tiền thuộc loại hoa lưu niên, ra hoa quanh năm và gồm hai loại là hoa đồng tiền đơn và đồng tiền kép - Hoa đồng tiền đơn : hoa chỉ có một hoặc hai tầng cánh xếp xen kẽ, mỏng và yếu hơn hoa đơn. Màu sắc hoa ít, điển hình là màu trắng, Đỏ, tím …. - Hoa đồng tiền kép: hoa to, có nhiều tầng cánh xếp sát vào nhau tạo thành nhiều vòng rất đẹp, màu sắc hoa rất đa dạng. 2.2 Đặc điểm thực vật học của hoa đồng tiền lùn Theo Hà Tiểu Đệ và cộng sự năm 2000 cây hoa đồng tiền là cây thân thảo rễ chùm cây cao 20-30 cm, thân có lông, thân thảo, lá đứng (hình dạng lá thay đổi theo sự sinh trưởng của cây từ hình trứng đến hình dài), lá dài
  12. 4 16-20cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim nông hoặc sâu, mặt lưng có lớp lông nhung. Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc vài vòng. Do sự thay đổi hình thái màu sắc nên tâm hoa rất được chú ý trong chọn tạo giống mới. Quả đồng tiền thuộc loại quả bế có lông, hạt rất nhỏ (khối lượng 1000 hạt đạt từ 3.5-3.7 gam, do vậy sức sống và điều kiện nảy mầm là khó khăn,tuy nhiên cây có khả năng đẻ nhánh rất cao. 2.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 2.3.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yêu cầu quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lương hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển hệ thống rễ đồng tiền là là khoảng 200C.Nhiệt độ ra hoa thích hợp nhất là 15- 170C (ngoại trừ các giống chịu nhiệt). Nếu nhiệt độ < 120C hoặc > 350C cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt dẫn đến chất lượng hoa kém. Cây đồng tiền thích hợp với nhiệt độ 15-170C vào ban đêm và từ 21-230C vào ban ngày. 2.3.2 Ánh sáng Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Nhờ phản ứng quang hợp cây tạo ra chất hydratcacbua cho quá trình sinh trưởng. Thiếu ánh sáng hiệu suất quang hợp của cây đồng tiền thấp. Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ ánh sáng tăng. Khi cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp giảm. Vì vậy trong trồng trọt người ta có thể trồng đồng
  13. 5 tiền vào mùa nắng nóng bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp đồng tiền sinh trưởng tốt. 2.3.3 Ẩm độ Đồng tiền là cây trồng cạn, không chịu được úng nhưng tiêu hao nước nhiều do có sinh khối lớn, bộ lá to, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60- 70%, độ ẩm không khí 55-56% thuận lợi cho đồng tiền sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần vừa phải để tránh nước đọng trên các cây gây thối hoa và sâu bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trưởng, tùy vào thời tiết mà luôn cung cấp đủ ẩm cho cây. 2.3.4 Đất và dinh dưỡng Hoa đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, chúng thích hợp mới đất tơi xốp và nhiều mùn độ ph 6-6.5. Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, mực nước ngầm cao thường động nước, rễ cây dễ bị thối và bệnh nên phải có hệ thống thoát nước tốt … xung quanh phải đào rãnh thoát nước sâu và lên luống cao, tránh trồng tiền ở nơi đất trũng. Đồng tiền ra hoa quanh năm, cho sản lượng cao nên cần cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng cho cây. Các loại phân hữu cơ, vô cơ, vi lượng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là giai đoạn ra hoa. 2.4 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế 2.4.1 Giá trị sử dụng Với đặc điểm màu sắc tươi sáng, phong phú đa dạng với đủ loại màu như :đỏ, cam, hồng, trắng, vàng …. Trên một bông hoa có thể có màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ, hoa to, cứng. Hoa đồng tiền cũng có thể trồng trong chậu và đặt ở các ban công trong phòng khách, phòng làm việc.
  14. 6 2.4.2 Giá trị kinh tế Hoa đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm. Tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm đều cao. Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư 1 lần có thể cho thu hoạch liên tục từ 4 - 5 năm. Hiện nay trong các loại hoa đã được chú ý phát triển ở Việt Nam hoa đồng tiền kép mới nhập nội hay còn gọi là đồng tiền Nam Phi nổi lên như một cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất. từ 1 sào đồng tiền giống mới chăm sóc đúng kỹ thuật có thể cho thu nhập gần 50 triệu đồng/sào. giá từ 1.000 - 1.500 đồng/cành. Ngoài ra hoa đồng tiền còn có tác dụng trong y học, hoa đồng tiền cũng được coi là một bài thuốc quý. Trong Đông y Trung Quốc gọi là Nhật Quế hoa. Hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, làm ngừng cơn ho (bằng cách: phơi khô cánh hoa trong mát, rồi nấu nước uống); dùng chữa trị rắn cắn hay bị thương, sưng đau (cánh hoa đâm nhuyễn, pha với nước chín, lấy nước uống, còn xác thì đắp lên vết cắn, chỗ sưng)… Ngoài ra, trong cây hoa đồng tiền có chứa các dẫn xuất của coumarin (thành phần của thuốc chống đông máu) nguồn gốc tự nhiên. Trong một số nghiên cứu của NaSa (cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ), Đồng tiền được chứng minh là có tác dụng trong việc làm sạch không khí. Theo kết quả báo cáo thì loài cây này có khả năng lọc các chất khí độc gây ô nhiễm như Trichloroethylene (thành phần có trong keo dán, chất tẩy sơn) và Benzene (thành phần có trong xăng dầu) rất hiệu quả.
  15. 7 2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và việt Nam 2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới 2.5.1.1 Tình hình nghiên cứu hoa đồng tiền Việc chọn tạo giống hoa đồng tiền ở Châu Mỹ chỉ bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước tại trường đại học Califorlia với những chương trình tạo ra rất nhiều giống hoa để trồng trong nhà kính. Còn ở Châu Âu, châu Á và Nhật Bảnlai tạo giống có xu hướng cho trồng hoa cắt.Từ năm 1975 Florist De Kwakel B.V đã tiến hành chọn giống và nhân giống hoa đồng tiền cho sản xuất hoa cắt tại Hà Lan. Tiếp theo bà đã chọn lọc và tạo giống hoa đồng tiền trồng chậu. Qua nhiều năm chọn tạo giống cho trồng chậu đã tạo ra nhiều giống hoa trồng chậu ưu thế lai F1 đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Những đặc điểm các giống hoa đồng tiền ưu thế lai tập trung vào 5 nhóm chủ yếu:+ Đồng nhất về màu hoa+ Tập tính nở hoa+ Số hoa trên cây+ Chất lượng hoa+ Thời gian sinh trưởng ngắn kết quả các giống hoa được trồng thử nghiệm và cho những kết quả hứa hẹn. Đồng tiền rất khó kết hạt, hạt rất nhỏ, sức sống kém nên trước đây đồng tiền chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp tách chồi. Hiện nay công nghệ nuôi cấy mô tế bào được ứng dụng rộng rãi trong việc nhân giống hoa đồng tiền giúp cải thiện đáng kể trong vấn đề cây giống. Giống đồng tiền cứng, hoa ngắn 6 inch trồng trong chậu được giới thiệu ở Nhật Bản năm 1980, sau đó người ta đã sử dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống. Hiện nay chúng đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là phương pháp chủ yếu trong nhân giống hoa đồng tiền, chính vì thế từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này. Năm 1974, Murashige và cộng sự đã nghiên cứu và nuôi cấy thành công hoa đồng tiền trên môi trường MS + 0,5mg/l IAA và 10mg/l kinetin. Mẫu cấy
  16. 8 được giữ trong phòng nuôi ở nhiệt độ 27C, thời gian chiếu sáng 12- 16giờ/ngày, cường độ chiếu sáng là 1000 lux. Những chồi tách sẽ ra rễ sau khi được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 10mg/l IAA [23]. Wozniak và cộng sự cho rằng bổ sung kinetin vào môi trường nuôi cấy sẽ làm tăng cả số lượng và chất lượng chồi. Số lượng và chất lượng rễ cũng như sức đề kháng của cây tăng lên khi cho thêm 2,6 mg/l ABA vào môi trường ra rễ. Năm 1982 khi nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng tới sự hình thành chồi và rễ của đồng tiền trong phòng cấy, Pierik và cộng sự đã nhận thấy: Môi trường có nồng độ citokinin cao và auxin thấp thì sẽ hình thành chồi, còn môi trường có IAA, IBA thuận lợi cho sự hình thành rễ. Năm 1985, Hempel và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của kinetin, BAPvà 2iP đến quá trình nhân giống invitro đối với giống Marleen và cho thấy: 23,23µM kinetin thích hợp cho nhân chồi và 5,5µM BAP cho số rễ tối đa. Khi bổ sung 9,84µM IBA vào môi trường sẽ làm tăng sức đề kháng của cây [26]. Pinto JEBP lại cho rằng môi trường tốt nhất cho tái sinh cây là MS có bổ sung 3 - 9 mg/l BA, môi trường nhân nhanh chồi là ½ MS + 2,27mg/lBA, còn môi trường tạo rẽ tốt nhất là không có BA. Khi so sánh phương pháp nhân giống hoa đồng tiền bằng tách chồi với phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Osiecki đã tiến hành trên 5 giống và kết luận: Những cây tách chồi cho hoa sớm hơn cây nuôi cấy mô từ 2-4 tuần, tùy thuộc từng giống. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lai gần tới năng suất hoa cắt của đồng tiền, Huang H cho rằng lai gần làm tăng năng suất hoa từ 10,3 lên 28,3 bông/cây. Điều kiện môi trường sống ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng hoa đồng tiền. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Hahn Eun Joo, ông đã tiến
  17. 9 hành nghiên cứu 6 giống hoa đồng tiền (Enophy, Estel, Suset, Rita,Tamara và Beauty) với 2 phương pháp trồng: trồng trên giá thể và trồng trực tiếp lên đất. Trên giá thể cây được trồng trên 4 loại giá thể khác nhau. Tất cả các thí nghiệm được trồng trong nhà lưới với điều kiện nhiệt độ là 28oC vào ban ngàyvà 23oC vào ban đêm. Kết quả là 2 giống Ensophy và Estel sau trồng 50 ngày trên các loại giá thể đã cho hoa đầu tiên, còn trồng trực tiếp trên đất thì sau khoảng 63 ngày mới bắt đầu cho hoa. Số hoa trên cây, chiều cao hoa, đường kính hoa của 2 giống này trồng trên giá thể tốt hơn trồng trực tiếp trên đất. Trong đó giống Ensophy trồng trên giá thể bọt đá có số hoa trên cây, chiều cao cây, trọng lượng cây và đường kính hoa lớn nhất, còn giống Estel thì không có sự sai khác về các chỉ tiêu đó ở cả 2 phương thức trồng. Ensophy và Estel trồng trên xơ dừa cho số hoa trên cây ít hơn. Ensophy có vết đen trên cánh hoa dưới điều kiện nhiệt độ mùa hè cao, trong khi các giống khác không có biểu hiện đó. 2.5.1.2 Tình hình sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới Song song với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa, cây cảnh đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa.Mỗi năm trên thế giới đã tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, đã xây dựng nhiều nhà máy “sản xuất” hoa với hàng tỷ bông hoa chất lượng cao,cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Theo phân tích và dự đoán của các nhà kinh tế thì ngành sản xuất hoa trên thế giới còn phát triển ở tốc độ cao (12-15%) trong những năm tới. Hiện nay trên thế giới đồng tiền là một trong những loại hoa cắt quan trọng.Các nước có sản lượng hoa lớn là Hà Lan, Colombia, Pháp, Trung Quốc,… Ở các nước này đồng tiền được trồng trong nhà lưới mái che, có trang bị hệ thống
  18. 10 điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, tưới nước bón phân bằng hệ thống tự động hoặc bán tự động. Do đó năng suất và chất lượng hoa đồng tiền ở các nước này rất cao, đạt 4,8 triệu bông/ha/năm. Những năm gần đây, nhu cầu hoa cắt trên thế giới tăng 6 - 9%/năm. Trong đó Hà Lan, Columbia, Ecuador là những nước xuất khẩu lớn nhất. Nói chung thị trường hoa cung tăng hơn cầu,do đó làm giảm giá hoa trên thị trường.Hà Lan là một nước sản xuất và nghiên cứu về hoa đồng tiền lớn nhất thế giới. Hà Lan có diện tíchtrồng hoa đồng tiền là 8.017ha, giá trị sản lượng là 3 tỷ 590 triệu USD. Nghề.trồng hoa đồng tiền ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi công nghiệp hóa, tự động hóavà trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần đất. trình độ tạo giống của Hà Lan rất cao, phần lớn các giống đồng tiền mới, hoa to được trồng rộng rãi trong sản xuất là do các nhà chọn tạo giống Hà Lan lai tạo ra. Công ty Forist củaHà Lan là cơ sở dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất và buôn bánhoa đồng tiền…Công ty có lực lượng rất mạnh về nghiên cứu khoa học, thiệt bị sản xuất tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày càng nhiều, việc xử lí sau thu hoạch, bảo quản, đánh giá đều ở trình độ rất cao. Ở Ba Lan hoa đồng tiền là loại hoa cắt quan trọng nhất và cũng là cây trồng chính của sản phẩm nuôi cấy mô, chiếm khoảng 90% tổng sản phẩm nuôi cấy mô năm 1984. Thời vụ hoa đồng tiền chỉ kéo dài trong tháng 6 và tháng 7, do đó việc bảo quản cây invitro đã ra rễ được khai thác tốt. Châu Á là khu vực thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển, với khí hậu đa dạng, nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, diện tích đất đai màu mỡ phì nhiêu lớn đã trở thành vùng quan trọng cho việc sản xuất hoa. Mặt khác ở đây nghề trồng hoa đã có từ lâu đời, mặc dù trồng hoa thương mại chỉ mới phát triển từ những năm 80 của thế kỉ XX.
  19. 11 Diện tích trồng hoa ở Châu Á - Thái Bình Dương khoảng 134000 ha. Chiếm gần 60 % diện tích trồng hoa trên thế giới.Tuy nhiên, thị trường hoa ở những nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 20 %thị trường hoa trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu trang thiết bị và các kĩ thuật khoa học hiện đại. Trong đó, Malaysia, Thái Lan, Philipine là 3 nước sản xuất và xuất khẩu hoa chính trong vùng. 2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam 2.5.2.2 Tình hình nghiên cứu hoa đồng tiền ở Việt Nam Hiện nay nước ta đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng, phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, ly ly,…sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore,… Tuy nhiên số lượng xuất khẩu không nhiều với doanh thu hơn 10 triệu USD/năm. Sở dĩ sản phẩm hoa, cây cảnh của Việt Nam khó xâm nhập thị trường thế giới là do chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách quốc tế. Trong khi đó việc tiêu thụ trong nước lại chạy theo mùa vụ là chính. Trước tình hình đó, trong những năm qua một số cơ quan khoa học đã nghiên cứu các quy trình công nghệ sản xuất hoa phù hợp với trình độ và điều kiện Việt Nam và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp. Viện sinh học Nông Nghiệp (Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội) đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất các giống cúc, đồng tiền nuôi cấy mô tế bào nhằm đáp ứng phần nào cây giống có chất lượng cao phục vụ sản xuất.Viện Di truyền Nông Nghiệp trong các năm 1998 - 2003 đã nhập nhiều giống đồng tiền, cẩm chướng, lily, lan hồ điệp về trồng khảo nghiệm và đã chọn lọc ra được nhiều giống ưu việt, đồng thời xây dựng sơ bộ quy trình trồng các loại hoa này phục vụ sản xuất.
  20. 12 Công ty hoa Hafarm (Đà Lạt - Lâm Đồng) đã ứng dụng công nghệ trồng hoa cúc, đồng tiền, hồng, lily từ Hà Lan và xây nhiều nhà lưới để trồng các giống hoa này đã đem lại hiệu quả rất cao, gấp 10 - 15 lần so với trồng thường Nhữ Viết Cường và cộng sự đã hoàn thiện được quy trình chẩn đoán nhanh bệnh nấm hại Phytiphthora cryptoge trên cây đồng tiền và salem ở Việt Nam và có thể sử dụng rộng rãi cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu về bệnh hoặc người sản xuất hoa và cây trồng khác. Đặng Văn Đông và cộng sự đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến sản xuất hoa đồng tiền tại miền Bắc Việt Nam cho biết:- Thời vụ trồng hoa đồng tiền thích hợp nhất là tháng 3 và tháng 9- Khoảng cách trồng thích hợp nhất là cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng35 cm. Tương đương với mật độ 5 - 6 vạn cây/ha-Tưới nước bằng hệ thống nhỏ giọt, chế độ tưới 2 ngày/1 lần, mỗi lần 60 phút là thích hợp nhất cho hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển đồng thời cho năng suất, chất lượng hoa cao nhất Với công thức phân bón 100kg đạm + 120 kg lân + 100 Kg kali/ ha/lần là phù hợp nhất với cây hoa đồng tiền: thân lá phát triển vừa phải, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất, rễ phát triển tốt, hoa cứng, cành mập và thẳng. Phun phân bón lá Atonik hoặc phân đầu trâu 902 cho hoa đồng tiền 10ngày/lần, có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tếtăng 2,5 lần.Biện pháp kỹ thuật tỉa 30% lá (sau trồng 6 tháng, mỗi tháng tỉa 1 lần) làm giảm mật độ nhện, giảm tỷ lệ bệnh, tăng hiệu quả phòng trừ bệnh, tăng năng suấthoa, chi phí thực vật giảm 50%. Năm 2005, Trung tâm giống cây trồng Hà Tây đã thực hiện thành công đề tài khoa học “Nghiên Cứu xây dựng mô hình công nghệ cao trong sản xuất hoa”qua đó đã tạo ra được 2 giống hoa hồng và 7 giống hoa đồng tiền có màu sắc khác nhau, Trung tâm tiến hành đưa các giống mới vào sản xuất đại trà phục vụ tiêu thụ trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2