Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Neomycin sulfate của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus nuôi cấy trong môi trường nước dừa già
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu: Tạo VLC từ môi trường nước dừa già để hấp thụ thuốc NS, nhằm tăng khả năng hấp thụ thuốc vào VLC tối đa, từ đó khắc phục được nhược điểm của thuốc ở dạng thông thường khi điều trị bệnh viêm da. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Neomycin sulfate của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus nuôi cấy trong môi trường nước dừa già
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== HOÀNG THỊ QUỲNH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ THUỐC NEOMYCIN SULFATE CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS NUÔI CẤY TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC DỪA GIÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học ngƣời và động vật HÀ NỘI - 2019
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== HOÀNG THỊ QUỲNH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ THUỐC NEOMYCIN SULFATE CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS NUÔI CẤY TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC DỪA GIÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học ngƣời và động vật Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. CAO BÁ CƢỜNG HÀ NỘI – 2019
- LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Cao Bá Cƣờng, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sinh - KTNN cùng các thầy cô trong Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho em trong quá trình làm thực nghiệm để em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Do lần đầu em tham gia nghiên cứu khoa học, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Quỳnh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Cao Bá Cƣờng. Tất cả các số liệu đều đƣợc thu thập từ thực nghiệm, qua xử lý thống kê, không có số liệu sao chép hay bịa đặt, không trùng với kết quả đã công bố. Những trích dẫn trong khóa luận lấy từ các công bố chính thức và có ghi chú rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Quỳnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 NỘI DUNG ....................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Tổng quan về vật liệu cellulose (VLC) ...................................................... 3 1.1.1. Vi khuẩn tổng hợp lên VLC .................................................................... 3 1.1.2. Môi trƣờng nuôi cấy G. Xylinus .............................................................. 3 1.1.3. Cấu trúc của VLC.................................................................................... 4 1.1.4. Tính chất của VLC .................................................................................. 6 1.1.5. Ứng dụng của VLC ................................................................................. 6 1.2. Tình hình nghiên cứu VLC ........................................................................ 7 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 7 1.3. Tổng quan về NS ........................................................................................ 8 1.3.1. Công thức cấu tạo.................................................................................... 8 1.3.2. Tính chất lí hóa........................................................................................ 9 1.3.3. Dƣợc lý học và dƣợc động học .............................................................. 9 1.3.4. Chỉ định và chống chỉ định ..................................................................... 9 1.4. Tình hình nghiên cứu về NS .................................................................... 10 1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 10 1.4.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 10 CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 11 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 11 2.1.1.Chủng vi khuẩn ...................................................................................... 11 2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất ........................................................................ 11 2.1.3. Trang thiết bị ......................................................................................... 11 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
- 2.2.1. Chuẩn bị VLC ....................................................................................... 11 2.2.2. Chế tạo VLC nạp NS............................................................................. 13 2.2.3. Phƣơng pháp xử lí thống kê .................................................................. 15 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 16 3.1. Thu VLC và tinh chế màng ...................................................................... 16 3.1.1. Thu VLC từ các môi trƣờng lên men .................................................... 16 3.1.2. Tạo VLC tinh khiết ............................................................................... 16 3.1.3. Phƣơng pháp đánh giá độ tinh khiết củaVLC. ...................................... 17 3.2. Phƣơng trình đƣờng chuẩn NS trong PBS (pH = 7,4) ............................. 18 3.3. Xác định lƣợng thuốc NS nạp vào VLC .................................................. 19 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 25
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 VLC Vật liệu cellulose 2 G.xylinus Gluconacetobacter xylinus 3 NS Neomycin sulfate 4 OD Mật độ quang phổ Phosphate buffered saline 5 PBS Streptomyces fradiae 6 S.fradiae
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giá trị dinh dƣỡng của nƣớc dừa già trong 100g [9]........................ 4 Bảng 2.1. Thành phần môi trƣờng lên men thu VLC ..................................... 12 Bảng 2.2. Môi trƣờng đệm PBS với pH = 7,4 ................................................ 13 Bảng 3.1. Mật độ quang của dung dịch Neomycin sufate ở các nồng độ (n = 3) .............................................................................................. 18 Bảng 3.2. Giá trị OD hấp thụ thuốc NS của VLC (n = 3)............................... 19 Bảng 3.3. Khối lƣợng, hiệu suất hấp thụ thuốc NS vào VLC(n=3) ................ 20
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc hóa học cơ bản của VLC .................................................... 5 Hình 1.2. Cấu trúc của VLC (Yamanaka et al, 2000) ....................................... 5 Hình 1.3. Công thức cấu tạo của Neomycin sunfate [27] ................................. 8 Hình 3.1. VLC nuôi cấy trong 8 ngày ............................................................. 16 Hình 3.2.VLC thô sau khi thu ......................................................................... 16 Hình 3.3. VLC 0,5 cm đã đƣợc tinh chế ......................................................... 17 Hình 3.4. Thí nghiệm kiểm tra độ tinh khiết của VLC ................................... 17 Hình 3.5. Phƣơng trình đƣờng chuẩn của thuốc NS ....................................... 18 Hình 3.6. VLC đang hấp thụ thuốc NS ........................................................... 19 Hình 3.7. Khối lƣợng thuốc NS hấp thụ vào VLC( 0,3cm) và VLC(0,5cm) trong 1 giờ, 1,5 giờ, 2 giờ ............................................................... 21 Hình 3.8. Hiệu suất hấp thụ thuốc NS của VLC(0,3cm) và VLC(0,5cm) trong 1 giờ, 1,5 giờ, 2 giờ ............................................................... 21
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay việc sử dụng các vật liệu sinh học để ứng dụng trong các lĩnh vực nhƣ: y học, mỹ phẩm, thực phẩm,…đang đƣợc các nhà nghiên cứu khoa học trong nƣớc và trên thế giới đặc biệt quan tâm. Một trong những vật liệu sinh học đƣợc các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến đó là vật liệu cellulose (VLC). VLC đƣợc tổng hợp bởi rất nhiều vi khuẩn, trong đó phải kể đến đó là vi khuẩn Gluconacetobacter xylinus ( G.xylinus) – loại vi khuẩn có khả năng tạo ra VLC tốt nhất. VLC là hợp chất tƣơng hợp sinh học, không độc hại, với cấu trúc siêu mịn, đặc tính cơ học bền, dai, khả năng giữ ẩm cao nên có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ: công nghệ giấy, thực phẩm, y học, …[4]. Trong y học, VLC đã đƣợc ứng dụng làm màng trị bỏng, mặt nạ dƣỡng da, mạch máu nhân tạo... [4]. Không chỉ vậy, VLC còn có khả năng hấp thu thuốc, tăng tác dụng của thuốc, hạn chế đƣợc tác dụng phụ của thuốc. Để tạo ra VLC, G.xylinus có thể nuôi cấy trong các môi trƣờng nhƣ: nƣớc dừa già, rỉ đƣờng, dịch ép hoa quả, …Trong đề tài này tôi chọn nƣớc dừa già là môi trƣờng nuôi cấy G.xylinus vì nƣớc dừa già chứa nhiều chất dinh dƣỡng cần thiết để nuôi cấy vi khuẩn G.xylinus. Neomycin sunfate (NS) là loại thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside. Đƣợc sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da, ức chế vi khuẩn đƣờng ruột trƣớc khi phẫu thuật, điều trị trong hôn mê gan, nhiễm trùng ống tai ngoài, … NS hấp thụ qua đƣờng tiêu hóa rất kém, khoảng 97% lƣợng thuốc uống vào cơ thể bị bài tiết dƣới dạng không đổi qua phân. Kem NS điều trị bệnh viêm da có khả năng thẩm thấu qua da không cao đạt 45%, nhanh bị khô trên bề mặt da,…[1]. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu hệ thống hấp thụ thuốc NS để giúp thuốc đƣợc hấp thụ một cách tốt nhất. 1
- Với mục đích tạo ra màng cellulose đƣợc tổng hợp từ vi khuẩn G. xylinus, để khảo sát khả năng hấp thụ thuốc NS nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc, tăng khả năng thẩm thấu thuốc qua da để thuốc hấp thụ vào cơ thể tốt nhất, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc Neomycin sulfate của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus nuôi cấy trong môi trƣờng nƣớc dừa già”. 2. Mục đích nghiên cứu Tạo VLC từ môi trƣờng nƣớc dừa già để hấp thụ thuốc NS, nhằm tăng khả năng hấp thụ thuốc vào VLC tối đa, từ đó khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của thuốc ở dạng thông thƣờng khi điều trị bệnh viêm da. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Khả năng hấp thụ thuốc NS của VLC tạo ra từ G. xylinus lên men từ môi trƣờng nƣớc dừa già. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm. 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu tiềm năng của VLC trong việc hấp thu thuốc định hƣớng sử dụng trên da. Nghiên cứu khả năng hấp thụ các thuốc khác nhau của VLC nhằm tăng hiệu quả điều trị của các loại thuốc đó. Ý nghĩa thực tiễn: Sử dụng VLC làm vật liệu để hấp thụ thuốc NS có thể làm tăng hiệu quả của thuốc, khắc phục đƣợc tác dụng phụ không mong muốn trong việc điều trị các bệnh viêm da bằng thuốc NS. 2
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về vật liệu cellulose (VLC) Cellulose là một hợp chất hóa học, là thành phần chính của sinh khối thực vật. Cellulose ngoài đƣợc tổng hợp từ thực vật nó còn đƣợc tổng hợp từ vi khuẩn gọi là VLC. 1.1.1. Vi khuẩn tổng hợp lên VLC VLC đƣợc tổng hợp bởi các loài khác nhau của vi khuẩn, chẳng hạn nhƣ Acetobacter, Achromobacter, Agrobacterium, Pseudomonas, Rhizobium và Sarcina [31]. Đặc biệt phải kể đến đó là vi khuẩn G. Xylinus – có khả năng tổng hợp VLC tốt nhất. Theo hệ thống phân loại của nhà khoa học Bergey (2005) Acetobacter xylinum đƣợc đổi tên thành G. Xylinus và xếp vào chi Gluconacetobacter thuộc họ vi khuẩn Acetobacteraceae. G. Xylinus là vi khuẩn gram âm, thuộc loại vi khuẩn hiếu khí bắt buộc có khả năng tổng hợp sinh màng cellulose trong môi trƣờng nuôi cấy tĩnh. Chúng có dạng trực khuẩn, hình que, thẳng hay hơi cong, kích thƣớc khoảng 2 µm. Tế bào đứng riêng lẻ hay xếp thành chuỗi, có thể di động hoặc không và không sinh bào tử. G. xylinus có khuẩn lạc nhỏ, tròn, bề mặt nhầy, trơn bóng, phần giữa khuẩn lạc lồi lên, dày hơn, sẫm màu hơn các phần chung quanh, rìa mép khuẩn lạc nhẵn. Trong môi trƣờng lỏng, sau 24 giờ nuôi cấy xuất hiện một lớp đục mỏng trên bề mặt dƣới có những sợi tơ. Sau 36 – 48 giờ, lớp màng đó dày dần lên, không còn đục nhƣ trƣớc mà trong hơn [9]. 1.1.2. Môi trƣờng nuôi cấy G. Xylinus Môi trƣờng nuôi cấy G. xylinus là môi trƣờng có bổ sung các chất dinh dƣỡng cần thiết cho vi khuẩn sinh trƣởng và phát triển nhƣ nguồn cacbon, nito, nguồn sulfur và phosphor, các yếu tố tăng trƣởng và các yếu tố vi lƣợng. Để tạo VLC G. xylinum có nhu cầu sử dụng đƣờng rất lớn chính vì vậy rất 3
- nhiều nhà khoa học đã sử dụng rỉ đƣờng, nƣớc dừa già, nƣớc mía,... làm nguyên liệu nuôi cấy G. xylinum. Ở đề tài này, tôi chọn nƣớc dừa già là nguyên liệu nuôi cấy G.xylinus để tạo VLC bởi: - Nƣớc dừa già không khó tìm, có thể mua tại các cơ sở sản xuất mứt dừa, dừa sấy hay cơ sở sản xuất dầu dừa tại các nhà máy sản xuất dầu dừa với giá thành rẻ. - Trong nƣớc dừa chứa rất nhiều chất dinh dƣỡng đƣợc trình bày ở bảng 1.1, chất kích thích tăng trƣởng nhƣ 1,3 – diphenyllurea, hexitol, cytolunin, myoinositol, sorbitol,… Đó là môi trƣờng dinh dƣỡng thích hợp để cho G.xylinus sinh trƣởng và phát triển để tổng hợp VLC Bảng 1.1: Giá trị dinh dƣỡng của nƣớc dừa già trong 100g [9] Nƣớc 94,99% Zn 0,1 mg Protein 0,72% Cu 0,04 mg Chất béo toàn phần 0,2% Mangan 0,142 mg Carbonhydrat 3,17% Selenium 1 µg Đƣờng 2.16% Vitamin C 2,4 mg Ca 24 mg Vitamin B1 0,03 mg Fe 0,29 mg Vitamin B2 0,057 mg Mg 25 mg Vitamin B3 0,08 mg P 20 mg Vitamin B5 0,043 mg K 250 mg Vitamin B6 0,032 mg Na 105 mg Vitamnin B9 3 µg 1.1.3. Cấu trúc của VLC VLC là một chuỗi polymer do các glucopyranose nối với nhau bằng liên kết β-1,4-glucan 4
- Hình 1.1. Cấu trúc hóa học cơ bản của VLC VLC có cấu trúc hóa học cơ bản giống cellulose của thực vật, nhƣng lại khác nhau về cấu trúc đại thể [14],[16]. Theo AJ. Brown (1886) [18], VLC gồm nhiều sợi thứ cấp có bản chất là hemicellulose, bề rộng 1,5 nm. Các sợi thứ cấp này kết hợp với nhau tạo thành vi sợi có kích thƣớc lớn hơn. Các vi sợi này lại kết hợp với nhau thành bó. Nhiều bó hợp thành dải, mỗi dải có chiều dày 3-4nm, chiều dài khoảng 130- 177nm. Hình 1.2. Cấu trúc của VLC (Yamanaka et al, 2000) Đặc tính cấu trúc của VLC phụ thuộc vào điều kiện nuôi cấy: Khi nuôi cấy theo phƣơng pháp tĩnh (S - BC: Static - Cellulose vi khuẩn), trong môi trƣờng lỏng G.xylinus tổng hợp tạo thành lớp màng dày trên bề mặt môi trƣờng. VLC thu đƣợc dẻo dai, dày, độ tinh sạch, độ bền cơ 5
- học cao, khả năng chịu nhiệt tốt, có thể bị phân hủy sinh học, không độc hại, không gây dị ứng, đặc biệt là khả năng cản khuẩn [4]. Khi nuôi cấy động (A - BC: Agitated - Cellulose vi khuẩn), cellulose hình thành thành dƣới dạng huyền phù với kích thƣớc không đều nhau phân tán trong môi trƣờng dinh dƣỡng. VLC đƣợc hình thành trong nuôi cấy động có hình thái đặc điểm khác hẳn so với VLC đƣợc nuôi cấy theo phƣơng pháp tĩnh. 1.1.4. Tính chất của VLC - VLC có tính chất độc đáo với cấu trúc mạng tinh thể ổn định, siêu mịn, thành phần tỉ lệ Iα cao. - Khả năng giữ nƣớc và hút nƣớc cực tốt. VLC có thể hút khoảng 200 lần trọng lƣợng của nó nhƣng vẫn giữ đƣợc độ thông thoáng cao - Độ tinh sạch cao so với các loại cellulose khác, không chứa ligin và hemicellulose. - Có thể bị phân hủy hoàn toàn bởi một số vi sinh vật, là nguồn tài nguyên có thể phục hồi. - Tính bền cơ tốt, khả năng chịu nhiệt tốt: tinh thể cellulose vi khuẩn có độ bền cao, trọng lƣợng nhẹ, tính bền rất cao,... [5], [10]. - VLC không chứa lignin hay hemicellulose nên VLC dễ dàng bị vi khuẩn phân hủy. Dựa vào điểm này ngƣời ta có thể ứng dụng trong việc thay bao bì ni lông bằng VLC để giúp bảo vệ môi trƣờng. VLC còn có khả năng tái chế. 1.1.5. Ứng dụng của VLC Với các tính chất độc đáo của VLC, các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng VLC vào các mục đích sử dụng khác nhau trong các lĩnh vực nhƣ: y học, mỹ phẩm, thực phẩm, công nghiệp giấy, …. [2], [4], [10], [12]. Thực phẩm: Thạch dừa, thuốc rƣợu Kombucha, màng bao xúc xích, màng bảo quản dừa tƣơi, thịt tƣơi. Y tế: VLC đƣợc sử dụng để chữa lành các vết thƣơng cho da bị tổn thƣơng nghiêm trọng, màng bao sụn, ống dẫn niệu, vỏ bọc viên nang, tác 6
- nhân vận chuyển thuốc,… Mỹ phẩm: Làm chất ổn định trong kem dƣỡng da, gel vuốt tóc, làm mặt lạ dƣỡng da,… Môi trƣờng: Sử dụng VLC để loại bỏ thủy ngân trong nƣớc, nƣớc thải. Hút vết dầu tràn trên sông, biển ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Phòng thí nghiệm: Màng cố định protein, cố định enzim, vi khuẩn,… Ngành công nghiệp khác: VLC đƣợc sử dụng làm màng loa âm thanh của tai nghe. 1.2. Tình hình nghiên cứu VLC 1.2.1. Trên thế giới Với tính chất vô cùng độc đáo của VLC, VLC đƣợc các nhà khoa học đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu ứng dụng của nó vào trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng của VLC làm vật liệu hấp thụ thuốc qua da. Fontana và cộng sự (1990) [22] đã chỉ ra VLC có khả năng băng kín vết thƣơng, duy trì dịch tiết, làm giảm đau vết thƣơng, tăng tốc tái tạo tế bào, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết thƣơng, giảm sẹo và dễ dàng tháo gỡ, kiểm tra. Czaja và cộng sự (2007) [21] sử dụng VLC đắp lên vết bỏng đã thu đƣợc kết quả tốt. 1.2.2. Tại Việt Nam Ngày nay, việc nghiên cứu ứng dụng VLC ngày càng đƣợc các nhà khoa học chú trọng. Một số sản phẩm từ VLC đã đƣợc thƣơng mại hóa trên thị trƣờng nhƣ: thạch dừa, màng trị bỏng Acetul, mặt lạ dƣỡng da, màng bao xúc xích,... Nguyễn Văn Thanh và cộng sự (2006) [9] đã tiến hành thử nghiệm in vivo ứng dụng VLC để điều trị bỏng với hai loại. Một loại VLC cho thêm hoạt chất tái sinh mô và một loại cho thêm hoạt chất kháng khuẩn. Kết quả cho thấy tác dụng của màng có thêm hoạt chất tái sinh mô tốt hơn hẳn dạng màng thông thƣờng. 7
- Nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Ngoan, Đinh Thị Kim Nhung nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm chế tạo VLC làm mặt nạ dƣỡng da. Tác giả Đinh Thị Kim Nhung và cs (2012) [4], [5] đã nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm VLC trị bỏng có tẩm dung dịch berberin clorid 0,1% có tác dụng kháng khuẩn và tái sinh mô tốt, không gây đau. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy VLC có khả năng hấp thụ một số loại thuốc rất tốt. Đây cũng là một hƣớng đi khả quan trong việc nghiên cứu phát triển ứng dụng VLC trong việc hấp thụ thuốc NS. 1.3. Tổng quan về NS NS là dạng chế phẩm của neomycin, kháng sinh nhóm aminoglycoid đƣợc sản xuất bằng cách nuôi cấy một số chủng S.fradiae [2]. Neomycin ở dạng thƣờng có tỉ lệ gây dị ứng cao hơn neomycin dạng chế phẩm. Trong những dạng chế phẩm của neomycin thì dạng muối sulfate là dạng dễ hấp thụ nhất và ít gây dị ứng cho ngƣời dùng. Bởi vậy, tôi chọn NS để nghiên cứu trong đề tài này. 1.3.1. Công thức cấu tạo - Công thức phân tử: C23H46N6O13.3( H2SO4) - Phân tử khối : 908.866 g/mol - Công thức cấu tạo thuốc neomycin sunfate thể hiện ở hình: Hình 1.3. Công thức cấu tạo của Neomycin sunfate [27] 8
- 1.3.2. Tính chất lí hóa NS có dạng bột tinh thể màu trắng đến hơi vàng. Rất dễ tan trong nƣớc, khó tan trong ethanol 96%, không tan trong aceton [2]. Quang phổ hấp thụ ở bƣớc sóng 277 nm. Định tính NS trong các chế phẩm (thuốc tiêm, thuốc mỡ, viên nén, dung dịch nhỏ mắt, ...) 1.3.3. Dƣợc lý học và dƣợc động học NS là kháng sinh nhóm aminoglycoside có cơ chế và phổ tác dụng tƣơng tự gentamicin sulfat. Khi phối hợp với bacitracin, thuốc có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng gây nên các nhiễm khuẩn ngoài da. Những vi khuẩn nhạy cảm với NS nhƣ: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Heamophilus influ- enzae, Klebsiella, Enterobacter, Neisseria. NS đƣợc hấp thu kém qua đƣờng tiêu hóa, khoảng 97% lƣợng thuốc uống vào cơ thể đƣợc bài tiết dƣới dạng không đổi qua phân. Khi đƣợc hấp thu, thuốc sẽ thải trừ nhanh qua thận dƣới dạng hoạt tính. Điều này gây hại cho thận. 1.3.4. Chỉ định và chống chỉ định NS đƣợc dùng tại chỗ để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da, tai và mắt do tụ cầu và các vi khuẩn khác nhạy cảm [1]. NS không đƣợc dùng trong đƣờng tiêm hoặc toàn thân vì độc tính của thuốc. Không dùng NS tại chỗ lâu với liều lƣợng cao vì có thể gây mẫn cảm trên da và dễ mẫn cảm chéo với các kháng sinh aminoglycosid khác [15]. Bên cạnh đó thì NS có những tác dụng phụ nhƣ: mụn, làm khô da, nhiễm trùng da, không có khả năng cản khuẩn. NS có khả năng thẩm thấu qua da không cao đạt 45%, nhanh bị khô bề mặt trên da,…[1]. Để khắc phục đƣợc tác dụng phụ của thuốc cần phải sử dụng một loại vật liệu có khả năng giữ ẩm, cản khuẩn. Chính vì vậy mà tôi chọn VLC nạp NS để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. 9
- 1.4. Tình hình nghiên cứu về NS 1.4.1. Trên thế giới Năm 1949 Selman A., Waksman phát hiện NS đƣợc sản xuất từ môi trƣờng nuôi cấy nấm Streptomyces fradiae [33]. Các nhà khoa học trên đã tìm ra quá trình sinh tổng hợp và đánh giá khả năng kháng khuẩn của NS. Pedersoli W.M. và cộng sự (1994) [25] nghiên cứu sự hấp thụ của NS trên bê con Hà Lan qua đƣờng tiêm. Kết quả cho thấy NS hấp thụ đạt tỷ lệ không cao, và lƣợng NS đào thải qua thận lớn gây hại cho thận. Nhóm nghiên cứu của Blanchard C. (2015) [17] cũng chỉ ra rằng NS kháng khuẩn tốt hơn neomycin, do NS ở dạng muối ít gây dị ứng với cơ thể. 1.4.2. Tại Việt Nam NS có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999 [2]. NS đƣợc bào chế dạng kem, dung dịch pha chế với một số hoạt chất khác. Tuy nhiên hƣớng nghiên cứu sử dụng VLC nạp thuốc NS thì chƣa có công trình nào nghiên cứu. 10
- CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1.Chủng vi khuẩn Chủng vi khuẩn G.xylinus dùng lên men thu nhận VLC mua từ Nhật Bản. 2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất - Neomycin sulfate mua từ Trung Quốc - Dung môi và chất phản ứng khác đƣợc mua từ Đức. - VLC đƣợc sản xuất bằng cách sử dụng vi khuẩn G. xylinum lên men trong môi trƣờng nƣớc dừa già. - Nguyên liệu làm môi trƣờng nuôi cấy vi sinh vật tạo VLC: đƣờng glucose, peptone, diamoni photphat, amoni sulfat, nƣớc dừa già. 2.1.3. Trang thiết bị Máy đo quang phổ UV – 2450 (Shimadzu – Nhật Bản); cân phân tích (Sartorius – Thụy sỹ); cân kỹ thuật (Sartorius - TE612); nồi hấp khử trùng HV-110/HIRAIAMA; kính hiển vi điện tử quét; buồng cấy vô trùng (Haraeus); tủ sấy; tủ ấm (Binder - Đức); khuấy từ gia nhiệt (IKA – Đức);); máy lắc tròn tốc độ chậm (Orbital Shakergallenkump - Anh); tủ lạnh Daewoo và nhiều dụng cụ hóa sinh thông dụng khác. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Chuẩn bị VLC 2.2.1.1. Lên men thu VLC thô 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn