Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của Khoá luận nhằm đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển; năng suất và chất lượng của các giống hoa tulip nhập nội từ đó lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀO A CHỈNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀO A CHỈNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 - TT - N01 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lương Thị Kim Oanh Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một môn rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn, bước đầu làm quên với nhưng kiến thức khoa học. Qua đó giúp cho mỗi bạn sinh viên không những nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn hoàn thiện được kỹ năng thực hành, nâng cao năng lực nhằm giúp đỡ cho công việc trong tương lai. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, em tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên’’. Để có được kết quả như hôm nay trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường, trong khoa đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường, đặc biệt là Cô giáo Ths. Lương Thị Kim Oanh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới Nhà vườn của anh Thanh Tùng đã tạo điều kiện, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới sự động viên của gia đình và các bạn trong lớp đã luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập. Do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 03 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Thào A Chỉnh
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học. ....................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu giống hoa tulip .................................. 3 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm chính của cây hoa tulip ........ 3 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam ....................... 9 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới...................................... 9 2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á........................................................ 14 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam .................................... 16 2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới và Việt Nam...... 19 2.3. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới và Việt Nam ...................... 22 2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới ........................................ 22 2.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam ......................................... 25
- iii PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3. 3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 31 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm ............... 31 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 31 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip thí nghiệm .................................... 33 3.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 35 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên .................................... 35 4.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip tham gia thí nghiệm ............................................................................................................. 36 4.2.1. Đặc điểm hình thái, màu sắc, hương thơm của các giống hoa tulip tham gia thí nghiêm .................................................................................................. 37 4.2.2. Tỷ lệ mọc mầm sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống hoa tulip ................................................................... 38 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip ..................... 40 4.2.4. Động thái ra lá của các giống hoa tulip tham gia nghiên cứu ............... 43 4.2.5. Động thái tăng trưởng chu vi thân của các giống tulip tham gia thí nghiệm ............................................................................................................. 45 4.3. Tình hình sâu và bệnh hại giống tulip nghiên cứu ................................... 48 4.4. Năng suất và chất lượng hoa của các giống tulip nghiên cứu ....................... 49 4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế của 4 giống hoa tulip tham gia thí nghiệm ........ 52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 53
- iv 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012 .............. 9 Bảng 2.2. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1997-2013...................... 16 Bảng 2.3. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm (%) .... 18 Bảng 2.4. Các quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa tulip và củ giống hoa Lily trên thế giới (2002 – 2003).................................................... 20 Bảng 2.5. Giá trị tiêu thụ củ giống và hoa tulip cắt cành ở một số quốc gia trên thế giới ................................................................................... 21 Bảng 3.1. Các giống tulip tham gia thí nghiệm .............................................. 30 Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Đông xuân 2018- 2019 .................................................................................... 35 Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái cây và hoa của các giống tulip thí nghiệm ...... 37 Bảng 4.3. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống tulip ..................................................................................... 38 Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip .............. 40 Bảng 4.5. Động thái ra lá của các giống tulip ................................................. 43 Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng chu vi thân các giống tulip thí nghiệm....... 46 Bảng 4.7. Một số loại sâu bệnh hại chính trên các giống tulip thí nghiệm..... 49 Bản 4.8. Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa của các giống tulip ............... 50 Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các giống tulip tham gia thí nghiệm ............. 52
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Thị phần các quốc gia xuất khẩu hoa cắt cành, hoa trang trí trên thế giới ................................................................................................. 12 Hình 2.2. Doanh thu hoa cắt cành của Hà Lan từng tháng và doanh thu trung bình trong 3 năm 2015, 2016 và 2017 ............................................ 13 Hình 4.1 Đồ thị thể hiện động thái tăng trưởng chiều cao của các giống tulip thí nghiệm ....................................................................................... 41 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện động thái ra lá của các giống tulip thí nghiệm .... 44 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện động thái tăng trưởng chu vi thân của các giông tulip thí nghiệm ............................................................................... 46
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CC : Chiều cao 2. CD : Chiều dài 3. CT : Công thức 4. ĐK : Đường kính 5. NL : Nhắc lại
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Hoa tulip hay còn gọi khác là Uất Kim Cương là một chi thực vật có hoa trong họ hành Liliaceae, thuộc lớp một lá mầm Liliopsida. Hoa tulip là biểu tượng đặc trưng của đất nước Hà Lan, hoa đẹp với nhiều màu sắc như: màu hồng, màu đỏ, màu tím, màu cam, màu xanh,…Hình dáng cũng đa dạng như: Hình vuông, hình trụ, hình chén,… Nhờ đó, hoa mang nhiều ý nghĩa cuộc sống và được người dân cả thế giới ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng và lịch sự, đem lại giá trị kinh tế cao. Loài hoa tulip không chỉ tượng trưng cho sự tốt đẹp, sung túc mà còn là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo và sự thành công trong cuộc sống. Ở Việt Nam hoa tulip cũng được nhiều người ưa thích, vì vậy những năm gần đây nhiều doanh nghiệp đã nhập hoa từ Hà Lan về cung cấp cho thị trường Việt Nam vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán,...Mặc dù nhu cầu thị trường cao và giá trị kinh tế lớn nhưng hoa tulip lại là loài hoa ôn đới do đó hoa chủ yếu thích nghi với khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ. Ngoài một số khu vực có khí hậu mát mẻ và tập trung sản xuất hoa theo công nghệ cao như tại Đà Lạt, Mộc Châu thì hầu như tulip chưa xuất hiện nhiều. Tại Thái Nguyên vào mùa đông có đặc điểm thời tiết, khí hậu mang nhiều điểm tương đồng với đặc tính sinh trưởng của hoa tulip nên một số nhà vườn trồng hoa đã nhập một số giống tulip để trồng thử nghiệm. Hoa tulip được trồng dưới cả hai hình thức: Cắt cành và trồng chậu tuy nhiên các giống trồng chậu hiện nay vẫn là chủ yếu, bước đầu đã cho ra kết quả. Tuy nhiên, các giống hoa tulip trong sản xuất còn hạn chế về màu sắc và chủng loại nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi
- 2 đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội tại Thái Nguyên’’. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển; năng suất và chất lượng của các giống hoa tulip nhập nội từ đó lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển các giống tulip nhập nội. - Đánh giá được mức độ nhiễm sâu bệnh hại các giống tulip nhập nội. - Đánh giá năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa tulip nhập nội. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng giống. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học. - Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đúc rút kinh nghiệm trong thực tế và củng cố những kiến thức lý thuyết đã học. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của các giống hoa tulip nhập nội, từ đó tìm ra được giống hoa thích hợp trồng tại tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dậy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa tulip nói riêng, đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về hoa tulip trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Sự phù hợp của các giống hoa tulip với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần đa dạng hóa các chủng loại hoa của Thái Nguyên, từ đó nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của ngành sản xuất hoa.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu giống hoa tulip Cây hoa Tulip rất đa dạng và phong phú về giống, tuy nhiên mỗi giống thích hợp với từng điều kiện khí hậu tự nhiên khác nhau, sẽ cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nếu chúng ta nắm được đặc tính của mỗi giống được trồng trên địa bàn. Nghiên cứu về giống cho chúng ta nắm được phương pháp chăm sóc đối với từng giống, mỗi giống thích hợp mỗi kiểu chăm sóc khác nhau để chúng ta nắm được và đưa ra các biện pháp kĩ thuật, quy trình chăm sóc cụ thể cho từng giống. Vì vậy nghiên cứu về giống để đánh giá phẩm chất và phương thức chăm sóc cho từng giống là không thể thiếu trong các nghiên cứu, đánh giá về hoa tulip, làm cơ sở cho việc trồng, chăm sóc và kinh doanh từ loài hoa này. 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm chính của cây hoa tulip 2.1.2.1. Nguồn gốc cây hoa tulip Hoa tulip xuất xứ là một loài hoa dại, mọc ở Trung Á, lần đầu tiên được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1000 sau công nguyên. Các trung tâm phát sinh của loài hoa này nằm ở dãy Thiên Sơn và dãy Pamir gần Islamabad ngày nay, gần giữa Nga và Trung Quốc. Chính từ khu vực này, loài hoa tulip đã phát triển mau chóng về phía Tây và phía Tây Bắc, về phía Đông sang tận Trung quốc và Mông Cổ. Vùng đất thứ hai của tulip được hình thành là vùng Azerbaijan và Armenia. Từ những khu vực này, loài hoa tulip đã phát triển mạnh sang những vùng lân cận, trong đó có vùng đất bao la của Châu Âu. Sau đó loài hoa này được Carolus Clusius (một nhà sinh vật học nổi tiếng
- 4 người Áo) đưa vào Tây Âu và Hà Lan khoảng thế kỉ 17, được trồng trang trí trong vườn để chơi hoa tươi hoặc sử dụng làm thức ăn [29]. Ngày nay, chúng ta vẫn tìm thấy loài hoa này mọc tự nhiên rất nhiều nơi trên các quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Vịnh Baikal, Thụy Sĩ, Pháp, Italia. Tại Hà Lan có đến 75 % sản lượng hoa tulip được trồng dành cho việc xuất khẩu [29]. 2.1.2.2. Phân loại thực vật học Tulip là một loại hoa thuộc chi Tulipa gồm 150 loài, trong họ Liliaceae (Jaap và các cộng sự, 2007). Hiện nay có hơn 3.500 giống được đặt tên (J. Van Scheepen, 1996)[24]. Phân loại thực vật học: + Thuộc giới: Plantae + Thuộc lớp: Liliopsida + Thuộc bộ: Liliales + Thuộc họ: Liliaceae + Thuộc chi: Tulipa Tuy cùng hoa đồ nhưng tulip có nhiều kiểu dáng hoa khác nhau. Qua sự lai giống người ta tạo được nhiều giống hoa mới, và chỉ trong vòng 400 năm, nếu kể cả đến tulip hoang dại, tổng số hoa hiện nay có đến 4000 loại. Tuy nhiên trên thị trường tulip ngày nay chỉ có khoảng vài trăm loại là thật sự được phổ biến. Dựa vào quy định quốc tế tùy theo nguồn gốc, đặc điểm của hoa và thời gian nở hoa, người ra chia tulip thành 4 nhóm (Gruppen) A, B, C, D và sắp chúng thành 15 giống (Klassen)[21]. - Nhóm A: Gồm những loài nở sớm, từ giữa đến cuối tháng 4 và được phân ra làm 2 giống. Giống 1 với hoa có tràng hoa đơn giản (einfache Tulpe) như Tulip Princessin Irene, màu cam óng vàng điểm những vệt như ánh lửa
- 5 màu đỏ đậm. Hoa giống 2 có nhiều tràng hoa (gefullte Tulpe) như Tulip Hoangho màu vàng đậm. Nhóm tulip này có cuống hoa ngắn (kurzstielig), dễ trồng và cao khoảng 25 – 35 cm. - Nhóm B: Có 3 giống, gồm những giống hoa nở giữa mùa, từ khoảng cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, có khi đến tháng 6; với hoa lớn, cánh đơn và thường nhiều màu như tulip Olga màu đỏ với phần trắng trên đầu, tulip Prince Charles với màu tím thật đậm hoặc tulip Apeldoorn màu đỏ cam. So với nhóm A, Tulip nhóm B cao hơn khá nhiều, từ 35 – 60 cm. - Nhóm C: Có 6 giống, gồm những giống hoa nở muộn, từ tháng 5, có khi đến tháng 6. Nhóm tulip này có đặc tính là tăng trưởng tốt, chịu đựng được mưa to, hoa trổ lâu dài có khi hơn cả tháng, và tùy giống cao từ 30 – 75 cm, như tulip Queen of Night (75 cm) màu thật đậm gần như đen, tulip West Point (50 cm) màu vàng tươi, tulip Fantasy màu đỏ hồng, tulip Mount Tascona với nhiều tràng hoa màu trắng ngà (45 cm)…hay tulip Cottage – Tulpen chỉ cao 30 cm với cánh hoa màu vàng ánh điểm những sọc xanh lá cây. - Nhóm D: Gồm những giống nguyên thủy hoang dại và các loại giống lai (Hydriden). Năm 1958, nhóm D được chia ra làm 4 giống. Tùy theo giống, hoa có thời gian trổ bông khác nhau, kéo dài từ đầu đến cuối mùa (giữa tháng 4 đến cuối tháng 6).Tulip nhóm này cao khoảng 15 – 40 cm như tulip Giuseppe Verdi màu đỏ đậm với viền vàng (30 cm), tulip Rosa Empress màu hồng tươi (30 cm), tulip Red Riding Hood màu đỏ tươi (30 cm),… Và điều đặc biệt cũng nên nhắc tới tulip Tarda, một loại tulip dại có chiều cao thấp, có nhiều hoa trên một cây, không như những tulip trong nhóm thường chỉ có một bông. Sự hệ thống hóa, phân loại về tulip đầu tiên được ghi nhận vào năm 1914 – 1915, tuy nhiên đến nay sự việc này vẫn chưa hoàn hảo vì cứ có thêm
- 6 nhiều giống mới. Dẫu sao sự thống kê hóa này cũng giúp ta dễ dàng hơn trong việc lựa chọn tulip thích hợp để trồng trọt. 2.1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa tulip Theo Đặng Văn Đông (2009) [3], (2010) [4], các đặc điểm chung về đặc điểm thực vật của tulip như sau: * Thân củ: củ tulip được coi là mầm dinh dưỡng lớn của cây. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây. Một củ già bao gồm đế củ có lớp vỏ cứng màu nâu, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Củ to hay nhỏ được đo bằng kích thước và khối lượng củ. độ lớn của củ tương quan với độ lớn của hoa. * Rễ: được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh, nằm ở dưới mặt đất có tác dụng giữ cho cây bám vào đất, hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Rễ được trồng trong đất hoặc trong chất nền khác sẽ sinh ra rễ bên hút nước và dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, củ thương phẩm cần phải được bảo vệ tốt bộ rễ. Bộ rễ tốt hay xấu quyết định bởi các khâu thu hoạch, đóng gói, bảo quản lạnh. Rễ có thể mọc mới sau khi trồng. * Thân trục: được tạo thành do mầm dinh dưỡng co ngắn lại, trục thân thẳng có chiều cao từ 10 – 70 cm khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá phần lớn do đặc điểm di truyền của giống quyết định. * Lá: lá tulip thông thường có từ 3 - 5 lá, phần lớn trên trục thân có lá, rất ít loại không có lá. Có nhiều dạng khác nhau: Hình huyền, hình thuôn dài, tròn dài....lá không có cuống xếp thành vòng xoắn kích thước phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc, lá dòn, rễ gẫy, màu xanh nhạt hoặc xanh đậm phụ thuộc vào giống. Chiều rộng lá từ 5 – 8 cm, chiều dài lá từ 20 – 25 cm.
- 7 * Hoa: hoa có cuống thông thường trên cây có một hoa. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu kem, màu xanh, cam viền, trắng, hồng, vàng, tím, tía nhạt, đỏ thẫm...và hình dáng hoa cũng rất đa dạng: hình chuông, tháp, lục lăng, hình kim, hình chén.... Hoa không có lá Bắc, thông thường có từ 6-8 cánh, chia làm hai hàng trong và ngoài, có loại có hương thơm nhẹ có loại không. Hoa có 6 nhị màu đen hoặc màu vàng sáng ngắn hơn cánh. Nhụy màu vàng nhạt có 3 thuỳ, mỗi thuỳ có 2 hàng hạt. * Quả: quả tulip thuộc loại quả nang, bên trong có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng hạt. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc hình trụ. 2.1.2.4. Yêu cầu sinh thái của hoa tulip * Nhiệt độ: Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [10], nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ thoát hơi nước, hàm lượng nước trong lá, sức hấp thu các chất dinh dưỡng và cường độ quang hợp của cây hoa, thời gian sinh trưởng, quá trình phân hóa mầm hoa, thời gian nở hoa và độ bền hoa cắt, cũng như độ bền hoa tự nhiên ở hầu hết các loài hoa. Một khoảng nhiệt độ thấp là yêu cầu thiết yếu của nhiều loại củ thực vật. Trong hoa tulip, hoa được hình thành qua cảm ứng ở nhiệt độ 20 – 25 o C, sự kéo dài của cuống hoa và nở hoa đúng đúng phụ thuộc vào sự kéo dài của khoảng thời gian nhiệt độ thấp (< 10 oC). Nhiệt độ cao thường gây ra đột biến tạm thời, như số nhân của những cánh hoa. Ở nhiệt độ dưới 8 oC hoa phát triển nhưng không mở. Hoa tulip cần khoảng 3 tuần có nhiệt độ ban ngày trên 10 C để đảm bảo cho rễ phát triển thích hợp. Nhiệt độ ban đêm từ 4 – 10 oC. o Khi bảo quản củ giống ở 5 oC trong một thời gian dài hơn 20 tuần, mầm hoa tulip trong củ giống bị hoại tử (De Hertogh và Le Nard, 1993) [14]. Hoa phát triển bình thường sau 12 tuần lưu trữ khô ở nhiệt độ làm lạnh là 5 oC, từ 18 – 24 tuần hoa bị hoại tử rõ ràng và tỉ lệ tăng từ 36 % lên 95 % khi lưu
- 8 trữ đến 6 tuần và khi lưu trữ đến 28 tuần thì hoại tử mầm trực tiếp sau khi trồng (M.G Van Kilsdonk, K. Nicoky, J.M Franssen, Kolloffel, 2001). * Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò quyết định đối với sự sống của cây hoa và cây cảnh, trong tạo năng suất và đặc biệt là chất lượng của hoa nói chung và hoa cắt nói riêng. Theo Haw (1986), xác định thời gian chiếu sáng thích hợp cho các thời kì mọc 10h /ngày; trong điệu kiện nhiệt độ 18 oC thì chất lượng hoa tăng khi thời gian chiếu sáng là 11h. Cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bệnh và côn trùng dịch hại cũng như tính chống chịu của cây hoa, độ bền hoa cắt. Cây hoa tulip cần ánh sáng mặt trời đầy đủ nên trồng theo hướng nam. Ở nơi có vĩ độ từ 7 – 100 tức là những nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời lớn nên trồng vào nơi có sự che bóng râm ít nhất là bóng râm vào lúc giữa trưa. * Nước: Hoa tulip tuy thích hợp đất khô những vẫn cần được cung cấp đủ độ ẩm trong suốt mùa xuân. Tránh tưới vào thân cây và hoa sẽ gây ra bệnh thối do nấm. Củ hoa cần phải được giữ khô trong suốt mùa hè và mùa đông. Giống ra hoa vào mùa Thu: Tránh nước đọng trên bề mặt đất trong thời gian giâm. Giống tulip Xuân và Hè: Bắt đầu tưới khi nụ hoa đầu tiên xuất hiện trên cây nếu đất bị khô, tưới ngấm để nước ngấm sâu xuống 15 – 20 cm. Khi cây ra nụ giữu mực nước khoảng 2,5 cm trong một tuần. * Đất: Độ chua pH thuận lợi cho sự phát triển của hoa tulip là 6 – 7. Đất phải thoát nước tốt, kết cấu hạt đất khoảng 30 cm (45 cm thì càng tốt). Nên trồng ở nơi không có cạnh tranh của những cây khác. Không nên trồng tulip ở đất đã trồng tulip 2 – 3 năm.
- 9 * Dinh dưỡng: Kali và photpho có vai trò lớn trong việc nâng cao giá trị hoa tulip còn nitơ thì sử dụng ít hơn. Nếu thừa dinh dưỡng sẽ gây hiện tượng sinh trưởng quá mức dẫn đến cây dễ phát sinh nấm bệnh. N, P, K đều có xu hướng làm tăng chiều cao cây. N làm cho lá xanh đậm, tăng K làm trì hoãn quá trình ra hoa. Trọng lượng và số lượng của củ giống là do N quyết định. Sự khác biệt giữa các chồi được nâng cao bởi N và P mặc dù không bằng K. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới Hiện nay việc sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng nhiều hoa trên thế giới. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Việc sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao cho nền kinh tế của một số nước, đặc biệt là những nước phát triển. Năm 2011, diện tích sản xuất hoa trên thế giới đạt 400.000 ha, lượng tiêu thụ hoa toàn cầu ước tính khoảng 40-60 tỷ USD /năm, các nước tiêu thụ hoa lớn nhất tập trung ở Tây Âu, Pháp, Mỹ, Đức, Anh và Thủy Sỹ, tiêu thụ khoảng 80% tổng sản lượng hoa thế giới. Trong đó, 6 nước tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất đều đến từ thị trường EU là Đức, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha, hai nước Nhật Bản và Mỹ chiếm 20% thị trường. (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, 2014) [23] Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012 Vùng Diện tích (ha) Châu Âu 54.815 Nam Mỹ 45.980 Châu Á- Thái Bình dương 244.263 Tổng thế giơi 400.000 (Nguồn: AIPA – Union Fleurs, International Statistics Flowers and Plants, 2014) [20]
- 10 Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ thị trường tiêu thụ rộng lớn cho 125 nước trên thế giới bao gồm: hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang trí. Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỉ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỉ USD/năm. Hà Lan cũng là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nước rất chú trọng đầu tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan như: Công nghệ sinh học, tin học, tự động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới, ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh…như Trung Quốc, Italia,… Kết quả là mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, nhiều “nhà máy” sản xuất hoa được ra đời và xuất khẩu hàng tỷ bông hoa chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác phát triển.Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển cao (từ 12 – 15%) trong những năm tới. Đến năm 2017 ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đã có rất nhiều sự thay đổi, từ việc thay đổi thị phần dẫn đến những sự hoán đổi vị trí trên bảng xếp hạng các nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới đến thực trạng biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt hơn hay sự biến động về chính trị đã và đang tác động không nhỏ đến năng suất, chất lượng và giá thành cây hoa cung ứng ra thị trường. Mặc dù đứng trước những khó khăn như vậy nhưng năm 2017 vẫn ghi nhận sự tăng trưởng của ngành sản xuất hoa, cây cảnh thế giới. [22] Tổng giá trị sản lượng hoa toàn cầu năm 2017 đạt 104.825 tỷ đô la Mỹ (chỉ tính riêng trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2017, tổng doanh thu của ngành trồng hoa toàn cầu tăng khoảng 5%).
- 11 Về tình hình xuất khẩu, theo tờ Floridata, sản lượng xuất khẩu hoa toàn cầu trong tháng 10 năm 2017 tăng 2%. Trong đó, xuất khẩu hoa sang Nga tăng mạnh với mức tăng trưởng 40%. Sản lượng hoa xuất khẩu sang Ba Lan và cộng hòa Séc cũng tăng lên đáng kể do nền kinh tế ở 2 quốc gia này đang có những dấu hiệu hồi phục. Trong khi đó, sản lượng hoa xuất khẩu sang Đức vẫn tiếp tục giảm với sự sụt giảm gần 4% do nhu cầu về hoa ở đây đang giảm. Vào tháng 10, xuất khẩu sang Anh vẫn ổn định so với năm 2016. Năm 2017 tiếp tục đánh dấu sự thống trị của ngành xuất khẩu hoa từ Hà Lan trên thị trường hoa thế giới. Doanh thu từ việc xuất khẩu hoa, cây cảnh của Hà Lan chỉ tính đến tháng 11/2017 đã đạt 6 tỷ Euro, con số kỷ lục của ngành sản xuất hoa toàn cầu nói chung và Hà Lan nói riêng (số liệu được thống kê bởi Floridata và the VGB). Tờ Floridata cho rằng "Nếu các nhà xuất khẩu Hà Lan đạt doanh thu vào tháng 12 tương tự như năm ngoái, họ sẽ vượt qua mốc doanh thu lịch sử 6 tỷ euro" [22] .Bao gồm: *Tình hình sản xuất hoa chậu, hoa trồng thảm: Sản lượng hoa thảm, cây công trình năm 2017 tăng 7%, trong khi giá trung bình giảm 2%, dẫn đến doanh thu tăng 5%. Tuy nhiên, doanh thu hoa, cây cảnh trồng chậu giảm 1% so với năm 2016. Đặc biệt, việc tiêu thụ các loại hoa lan hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn. Trong năm 2017, sản lượng hoa lan Hồ Điệp tăng 4%, nhưng giá trung bình lại giảm đến 14%. Đây là sự sụt giảm khá bất thường đối với một loại hoa thường được thị trường rất ưa chuộng như lan Hồ Điệp. *Tình hình sản xuất hoa cắt cành: Tổng doanh thu ngành công nghiệp hoa toàn cầu năm 2017 tăng lên chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hoa cắt cành. Trong 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu hoa cắt cành tăng gần 10% dù sản lượng hoa cắt cành vẫn ở mức tương đương so với năm 2016. Nhìn chung, doanh thu ngành sản xuất hoa cắt cành năm 2017 đã có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau một giai đoạn bị sụt giảm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 376 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 323 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn