intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm biết được tri thức bản địa về cách khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân địa phương. Biết được cách tiếp cận của người dân vào tài nguyên thực vật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOÀNG VĂN DƯƠNG NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TRƯỜNG HÀ HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOÀNG VĂN DƯƠNG NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TRƯỜNG HÀ HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Lớp : K48 - QLTNR Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Đức Thiện TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Hoàng Chung. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,… đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên......tháng.......năm 2020 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên TS. Đỗ Hoàng Chung Khoàng Văn Dương XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Đức Thiện. TS. Đỗ Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Hà Quảng và ban lãnh đạo xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cùng người dân trong xã Trường Hà – Hà Quảng, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày …. tháng ….. năm 2020 Sinh viên Khoàng Văn Dương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................3 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài...........................................................................................3 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................................5 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................................6 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................8 2.4.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................8 2.4.2. Địa hình, đất đai ................................................................................................8 2.4.3. Khí hậu - thuỷ văn .............................................................................................9 2.5. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội ......................................................................11 2.5.1. Dân tộc, dân số và lao động ............................................................................11 2.5.2. Thực trạng kinh tế ...........................................................................................11 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....13 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .....................................................................13 3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13 3.3.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản ..............................................................................13
  6. iv 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................13 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ............................................................17 3.3.4. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................19 3.3.5. Điều tra ô tiêu chuẩn .......................................................................................19 3.3.6. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin. ....................................................19 PHẦN 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ........................20 4.1. Một số loài cây thông dụng được người dân sử dụng trong khu vực nghiên cứu ..... 20 4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng sử dụng thường xuyên ............................32 4.3. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc .............................42 4.3.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc ..........................42 4.3.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc ............................47 4.4. Các loài thực vật dùng để làm thuốc và các bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng ............................................................................................................51 4.4.1. Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng ............51 4.5. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc ....................................................................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................54 1. Kết luận .................................................................................................................54 2. Kiến nghị ...............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 PHẦN PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Một số loài cây thông dụng được người dân sử dụng trong khu vực nghiên cứu................................................................................................20 Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân sử dụng thường xuyên ............................................................33 Bảng 4.3. Mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được cộng đồng dân tộc sử dụng làm thuốc ....................................................35 Bảng 4.4. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc ....................42 Bảng 4.5. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc .....................47 Bảng 4.6. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại địa bàn xã Trường Hà ...... 51
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ về bộ phận thu hái một số loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc khai thác và sử dụng ................................................................................32 Hình 4.2. Biểu đồ các dạng cây thuốc được người dân thu hái làm thuốc ...............41 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện về phương thức sử dụng các dạng cây thuốc của cộng đồng dân tộc .............................................................................................46
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái du lịch cộng đồng. Rừng là thảm thực vật của những cây gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người: - Cung cáp nguồn gỗ, củi - Điều hòa khí hậu, tạo ra oxy - Điều hòa nước - Nơi cư trú của động, thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý - Làm cây thuốc chữa bệnh Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật nhất. Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 3.948 loài được dùng làm thuốc (viện dược liệu, 2007) chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần. Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế cao mà chưa kịp nghiên cứu đã mất dần việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên thực vật là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp
  10. 2 để bảo tồn và phát triển các loài thực vật có giá trị và kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Biết được tri thức bản địa về cách khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của người dân địa phương. Biết được cách tiếp cận của người dân vào tài nguyên thực vật. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân và bắt đầu làm quen với việc nghiên cứu tìm hiểu ngoài thực địa. - Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với các nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã học được từ trong nhà trường và thực tiễn. Củng cố kiến thức cơ sở cũng nhưng chuyên môn ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành nông lâm kết hợp trong khoa lâm nghiệp. - Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học. - Giúp sinh viên nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế để áp dụng vào việc nghiên cứu khoa học. 1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường. - Góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật Lâm sản ngoài gỗ để bảo tồn nguồn tri thức bản địa.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên xung quanh con người. Hệ thống tri thức là sản phẩm trí tuệ của loài người được tích lũy từ những kinh nghiệm của quá trình lao động sản xuất thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống tri thức này hình thành trong thời gian dài lịch sử, tồn tại và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội qua sự trải nghiệm của nhân dân lao động. Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức Di sản văn hóa thế giới (UNESCO), tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì, tồn tại và phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất ít khi được ghi chép lại. Tri thức bản địa là tri thức được tạo ra bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên trong một vùng nhất định. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững. Các dự án phát triển dựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nó hợp với suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri thức bản địa là luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích hợp với cộng đồng. Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp
  12. 4 của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai năm 2013, Luật đa dạng sinh học năm 2008, Nghị định 32 của Chính phủ năm 2010,…cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri thức bản về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [9]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng. Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
  13. 5 giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006) [10]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [9]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có các đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này để xuất khẩu làm dược liệu và thu được một nguồn tài chính khá lớn. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, ché biến và bảo quản cây Thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [5]. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [9]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng.
  14. 6 Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006) [10]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [9]. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát mẻ. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và cấp bách. Theo nguồn thông tin Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn , huyện Định Hoá, Tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô [6] [8].
  15. 7 Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và chưa có cách duy trì hiệu quả, chưa có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc. Họ đã đánh giá được mức độ tác động của người dân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc [4]. Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [7]. - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc [1]. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay khá nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc chữa các bệnh thường gặp hang ngày. Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự (2008) đã tiến hành đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng vầ tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng
  16. 8 đệm. Qua điều tra họ thống kê được tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử dụng trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam Đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu các tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và bảo tồn [11]. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Vị trí địa lý Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm Cao Bằng 40 km về hướng bắc, có tọa độ địa lý từ 22o47’23’’ đến 23o00’00’’ vĩ bắc (từ Làng Mòn - Hạ Thôn đến Nặm Sấn - Lũng Nặm), từ 105o57’14’’ đến 106o15’50’’ kinh đông (từ Lũng Pươi - Sóc Hà đến Ngườn Luông - Tổng Cọt). Trường Hà là một xã của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.Việt Nam, Xã có vị trí: Bắc giáp thị xã Tĩnh Tây địa cấp thị Bách Sắc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc Đông giáp xã Kéo Yên Nam giáp thị trấn Xuân Hòa, xã Nà Sắc Tây giáp xã Nà Sắc và giáp Trung Quốc. 2.4.2. Địa hình, đất đai 2.4.2.1. Địa hình Huyện Hà Quảng có địa hình phức tạp do kiến tạo địa chất, do đó Huyện phân thành hai tiểu vùng chủ yếu: tiểu vùng thấp và tiểu vùng cao. Tiểu vùng thấp có 06 xã và 01 thị trấn, gồm các xã: Trường Hà, Nà Sác, Sóc Hà, Quý Quân, Đào Ngạn, Phù Ngọc và thị trấn Xuân Hòa. Đây là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất canh tác chủ yếu là đất trồng lúa, có hệ thống sông suối cơ bản đáp ứng được nhu càu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tiểu vùng cao có 12 xã, gồm các xã: Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Sỹ Hai, Hồng Sỹ, Mã Ba, Hạ Thôn, Thượng Thôn, Vần Dính. Đây là tiểu vùng hầu như không có sông suối, không đủ nước cho sinh hoạt
  17. 9 và sản xuất, đất canh tác chủ yếu là đất trồng hoa màu, kết cấu hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân. 2.4.2.2. Đất đai a Nhóm đất phù sa Đất phù sa ở Hà Quảng hình thành từ sản phẩm bồi tụ của các sông, khe suối: Sông Bằng Giang, Suối Khuổi Hông.... Do vị trí địa lý và bản chất của các sản phẩm phù sa bồi đắp rất khác nhau nên đặc điểm của chúng cũng rất đa dạng. Nhóm đất này rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. b Nhóm đất xám bạc màu Được hình thành trên phù sa cổ. Phân bố ở các xã phía Bắc của huyện. Đây là loại đất đã bị thoái hóa do quá trình sử dụng không hợp lý từ lâu. c Nhóm đất đỏ vàng Phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Hình thành do sản phẩm phong hóa của các đá macma, trầm tích và biến chất. Màu sắc đất chủ đạo là đỏ vàng. Một phần diện tích nhóm đất này có tầng dày hoặc trung bình và độ dốc
  18. 10 hanh và có gió mùa đông bắc; Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thường lạnh, ít mưa. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 19,80C đến 21,60C, mùa hè có nhiệt độ trung bình dao động từ 250C đến 280C, mùa đông có nhiệt độ trung bình từ 140C đến 180C. Lượng mưa: Hà Quảng là một trong những huyện có lượng mưa bình quân cao nhất trên toàn tỉnh. Lượng mưa trung bình năm 1.637 mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 - 9, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Trong mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% lượng mưa cả năm và thời kỳ khô hạn nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm từ 850 - 1.000 mm. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng. Độ ẩm không khí: Trung bình trong năm đạt 84 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 7 độ ẩm đạt 88 - 89%, tháng có độ ẩm thấp là tháng 12, đạt 80 - 82%. Gió: Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. 2.4.3.2. Thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn của huyện Hà Quảng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, có thể chia ra làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ: Thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Tuy nhiên, trong từng năm cụ thể, giới hạn này có thể dao động trong phạm vi 1 tháng nhưng ít khi xảy ra. Lượng nước trên các sông, suối trong mùa lũ chiếm khoảng 65-80% lượng nước cả năm. Sự phân phối dòng chảy của các tháng không đều, lũ lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Mùa cạn: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, có năm muộn là tháng 6, 7; thời gian cạn kiệt nhất từ tháng 1 đến tháng 3. Nhìn chung, chế độ thuỷ văn của huyện trong mùa cạn có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố như dòng chảy, lượng mưa và các điều kiện khác của lưu vực như diện tích các hồ chứa nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật, cấu trúc địa tầng, mức độ hang động của đá vôi và các yếu
  19. 11 2.4.3.3. Tài nguyên rừng Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim… Mấy năm gần đây, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng, giao đất giao rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, PAM 5322 và trồng rừng quốc gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ che phủ rừng đạt 40% năm 2000, 45% năm 2002, lập lại thế cân bằng sinh thái. Trữ lượng gỗ, lâm sản tăng lên sẽ có những đóng góp cho nền kinh tế tỉnh trong tương lai. 2.5. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội 2.5.1. Dân tộc, dân số và lao động - Theo thống kê của huyện Hà Quảng đến năm 2014 dân số của huyện có 33.818 người, gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh. - Mật độ dân số bình quân 75 người/km2, mật độ dân số phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính, cao nhất là xã Phù Ngọc 144 người/km2, thấp nhất là xã Quý Quân 47 người/ km2. - Lao động: Có tổng số là 13.586 người, chiếm 59,1,4% dân số. Trong đó, lao động trong ngành nông, lâm thuỷ sản là 9.034 người chiếm 66,5%, loa động ngành công nghiệp và thương mại là 2.863 người chiếm 21% và lao động công nhân viên chức 1.689 người chiếm 12,5% lao động cả huyện. Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, chất lượng lao động nhìn chung chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 19,2%; trong đó công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 11,8% còn lại chủ yếu là lao động trong ngành nông lâm nghiệp chưa qua đào tạo. 2.5.2. Thực trạng kinh tế 2.5.2.1. Nông nghiệp Từ năm 2009 đến nay, huyện đã chú trọng mở rộng, đưa các loại giống mới vào sản xuất, năng suất và sản lượng một số cây trồng năm sau cao hơn năm trước: năng suất lúa tăng từ 43 tạ/ha năm 2009 lên 47,9 tạ/ha năm 2014; sản lượng cây thuốc lá tăng từ 1.137 tấn năm 2009 lên 1.487 tấn năm 2014. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 24 triệu đồng/ha năm 2009 lên 36 triệu đồng/ha năm 2014. Tổng sản
  20. 12 lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 15.168 tấn, đến hết năm 2014 đạt 17.963 tấn, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực ở địa phương. 2.5.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Trong những năm qua đã có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, công cụ, dụng cụ được cải tiến, cơ giới nhỏ được ứng dụng vào sản xuất làm giảm đáng kể sức lao động của người dân, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2009 đạt 3.114,377 triệu đồng; năm 2010 đạt 3.675,79 triệu đồng, năm 2011 đạt 5.585 triệu đồng, năm 2012 đạt 6.385,636 triệu đồng, năm 2014 đạt 7.618,556 triệu đồng. 2.5.2.3. Hoạt động kinh doanh thương mại Trên địa bàn huyện trong 5 năm qua tương đối ổn định, giá cả các mặt hàng ít biến động, cung cầu hàng hóa luôn được đảm bảo; các nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình, như nghề sản xuất Khẩu sli tại Nà Giàng (xã Phù Ngọc), nghề làm hương, giấy gió tại Nà Mạ, Nà Kéo (xã Trường Hà). 2.5.2.4. Dịch vụ, du lịch Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó tiếp tục được đầu tư, tôn tạo, ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, hàng năm ước tính có trên 50.000 lượt khách đến tham quan, du lịch. 2.5.2.5. Xây dựng cơ bản Việc triển khai thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện luôn đảm bảo đúng tiến độ, quy trình và chất lượng đề ra. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện từ năm 2009 đến năm 2013 là: 345.020,820 triệu đồng, đầu tư xây dựng được trên 250 công trình và hạng mục công trình. Cơ sở hạ tầng từng bước được phát triển, cơ bản đáp ứng tình hình phát triển chung của địa phương. Với những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế hợp lý, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện luôn đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, năm 2009 là 5,72 triệu đồng/người/năm; năm 2014 đạt 12 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1 đến 2% mỗi năm. Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, đồng thời củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2