Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
lượt xem 19
download
Bài viết đã đi sâu nghiên cứu không gian nghệ thuật, từ đó đã làm nổi bật lên số phận tăm tối của hệ thống nhân vật bi kịch, lưu manh trong tiểu thuyết này. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. Thấy được vị trí, tài năng của nhà văn Nguyên Hồng trong trào lưu Văn học hiện thực phê phán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ LINH THẾ GIỚI NGHỆ THẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI – 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô tổ văn học Việt Nam, đặc biệt là tới ThS. Nguyễn Phƣơng Hà ngƣời đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Khóa luận đƣợc hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Linh
- LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo ThS. Nguyên Phƣơng Hà. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Linh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5 7. Cấu trúc của bài khóa luận ......................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật ................................................................. 6 1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tiểu thuyết Bỉ vỏ ............................................ 8 1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng ....................................................................... 8 1.2.2. Tiểu thuyết Bỉ vỏ ............................................................................. 11 CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG ....... 14 2.1. Thế giới nhân vật .................................................................................. 14 2.1.1. Khái niệm nhân vật ......................................................................... 14 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ ..................................................... 16 2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật ................................................................ 28 2.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình .................................................... 28 2.2.2. Miêu tả nhân vật qua hành động .................................................... 32 2.2.3. Ngôn ngữ ......................................................................................... 34 CHƢƠNG 3. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG............................. 39
- 3.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 39 3.1.1. Không gian xã hội ........................................................................... 39 3.1.2 Không gian thiên nhiên .................................................................... 44 3.1.3. Không gian tâm tưởng .................................................................... 45 3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 49 3.2.1. Thời gian trần thuật ........................................................................ 50 3.2.2. Thời gian hồi tưởng ........................................................................ 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyên Hồng là nhà văn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nƣớc nhà. Ông đƣợc đánh giá là một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực tiến bộ Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. Suốt cuộc đời cầm bút gần nửa thế kỉ, Nguyên Hồng đã viết những sự thật đau đớn và mãnh liệt của cuộc đời ông cũng nhƣ cuộc đời của những ngƣời lao động nghèo khổ. Bỉ Vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn chƣơng của Nguyên Hồng. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trào lƣu văn học hiện thực phê phán trƣớc Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét cuộc sống lầm than của tầng lớp nhân dân lao đông, những ngƣời dƣới đáy xã hội và từ đó cho thấy bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Ngay sau khi ra đời, tiểu thuyết Bỉ vỏ đã gây đƣợc tiếng vang lớn, tạo ấn tƣợng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc bởi thế giới nghệ thuật rất đặc sắc mà cụ thể là thế giới nhân vật độc đáo và khác biệt. Nếu các nhà văn cùng thời nhƣ: Nam Cao, Ngô Tất Tố… tìm đến ngƣời nông dân nghèo khổ để bênh vực họ thì Nguyên Hồng lại hƣớng ngòi bút của mình đến một đối tƣợng khác. Đó là lớp ngƣời lƣu manh, tha hóa sống dƣới đáy xã hội. Nguyên Hồng không trực tiếp bênh vực hay ca ngợi họ mà ông đã chỉ rõ bản chất lƣu manh, liều lĩnh…để từ đó lên án xã hội đƣơng thời ẩn chứa đầy rẫy những cạm bẫy xấu xa đồng thời thể hiện tƣ tƣởng nhân văn, nhân đạo của tác giả. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Bỉ vỏ là điều rất cần thiết. Đây là một trong những cách tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và tác phẩm của Nguyên Hồng nói riêng. 1
- Hiện nay, nhà văn Nguyên Hồng là tác giả đƣợc giảng dạy ở nhiều cấp bậc học trong nhà trƣờng nhƣ: THCS, CĐ, ĐH... Việc nắm bắt tác phẩm của Nguyên Hồng nhƣ một chỉnh thể có quy luật vận động nội tại là rất cần thiết để từ đó có thể học tập và giảng dạy tốt các tác phẩm của ông. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với vọng để tài nghiên cứu góp phần hữu ích trong việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm của Nguyên Hồng. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về trào lƣu văn học hiện thực 1930 – 1945 trên cả hai phƣơng diện về nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật. Bên cạnh các tác giả nhƣ Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… thì Nguyên Hồng và các tác phẩm của ông cũng là một trong những đối tƣợng nghiên cứu hấp dẫn của văn học. Nguyên Hồng là một trong số ít những nhà văn mà ngay ở những tác phẩm đầu tay đã có đƣợc vị trí vững chắc trên diễn đàn văn nghệ và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu, những ngƣời yêu thích thơ văn. Đặc biệt, với sự ra đời của tiểu thuyết Bỉ vỏ đã tạo lên một tiếng vang lớn, đánh dấu sự trƣởng thành của ông và ngay sau khi nó thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của nhiều nhà nghiên cứu. Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng nhận định: Nguyên Hồng không chỉ là nhà văn của những ngƣời cùng khổ, những ngƣời “dƣới đáy” của xã hội. Ông chính là ngƣời cùng khổ nhất , chính là hạng ngƣời dƣới đáy cùng của của xã hội thời Pháp thuộc. Ông không chỉ viết về ngƣời dân lao động mà bản thân ông chính là một ngƣời dân lao động với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm ấy. Nhƣng văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con ngƣời. 2
- Trong Hội thảo "Nhà văn Nguyên Hồng - cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng" nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của ông (1918-2013) TS. Lê Thị Bích Hồng với bài viết: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, tác giả nhấn mạnh: Từng trang văn của ông là từng trang đời thấm đẫm nƣớc mắt số phận con ngƣời những năm tháng trƣớc Cách mạng - những ngƣời sống dƣới đáy xã hội, những ngƣời nghèo, những thân phận bất hạnh, cô đơn, những con ngƣời yếu thế nhƣng bao giờ cũng cố vƣơn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình. Qua những lời định ngắn gọn của G.S Nguyễn Đăng Mạnh và T.S Lê Thị Bích Hồng ta có thể thấy: Nguyên Hồng là nhà văn của những ngƣời cùng khổ, ông sống và gắn bó rất chặt với họ. Chính vì thế, ông có vốn sống vô cùng phong phú, mà điểu này đƣợc ông truyền tải tất thảy trong các tác phẩm văn chƣơng của mình. Nhận định về Nguyên Hồng, GS. Phan Cự Đệ trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng đã khái quát quá trình phát triển tƣ tƣởng của nhà văn qua các chặng đƣờng sáng tác. Tác giả cho rằng: “Nguyên Hồng đã khám phá, nâng niu từng tia sáng nhân đọa trong mỗi kẻ lƣu manh dƣới đáy”[1,1]. Ngoài ra, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng, có thể kể đến các tác giả nhƣ: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan… Đặc biệt trong cuốn Nguyên Hồng về tác giả và tác phẩm do Hà Minh Đức giới thiệu, Hữu Nhuận tuyển chọn, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ nhất năm 2003 có tập hợp nhiều bài viết của các nhà văn, các nhà nghiên cứu về Nguyên Hồng và tác phẩm của ông. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu đều ít nhiều có bàn tới tiểu thuyết Bỉ vỏ nhƣng phạm trù thế giới nghệ thuật trong tác phẩm này chƣa đƣợc đề cập tới một cách cụ thể, ngay cả một số nhà nghiên cứu đƣợc coi là có nhiều công sức trong việc tìm hiểu về Nguyên 3
- Hồng nhƣ Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ. Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có những bài luận án, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về tiểu thuyết Bỉ vỏ, bài nghiên cứu về tiểu thuyết Bỉ vỏ gần đây nhất đó là: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Thị Thơ trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 với đề tài: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Bài viết đã đi sâu nghiên cứu không gian nghệ thuật, từ đó đã làm nổi bật lên số phận tăm tối của hệ thống nhân vật bi kịch, lƣu manh trong tiểu thuyết này. Tuy nhiên, ở các bài viết này chỉ đi vào khai thác những khía cạnh nhỏ nhƣ: thi pháp hoàn cảnh, không gian nghệ thuật của tiểu thuyết Bỉ vỏ mà chƣa đi khai thác một cách toàn diện về tác phẩm. Tiếp thu phần nào kết quả của các nhà nghiên cứu, khóa luận của chúng tôi đi vào khai thác: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, nhằm làm rõ hơn nữa giá trị nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm này. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Bỉ vỏ - Nguyên Hồng, NXB Văn học 2003. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. - Thấy đƣợc vị trí, tài năng của nhà văn Nguyên Hồng trong trào lƣu Văn học hiện thực phê phán. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê, phân loại. - Phƣơng pháp tổng hợp, khái quát. - Phƣơng pháp phân tích tác phẩm. 4
- 6. Đóng góp của khóa luận - Góp phần khẳng định vị trí và tài năng của Nguyên Hồng đối với nền Văn học hiện thực phê phán. - Đóng góp thiết thực cho công việc giảng dạy, học tập tác phẩm của Nguyên Hồng sau này. 7. Cấu trúc của bài khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận gồm ba phần: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Thế giới nhân vật và nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Chƣơng 3: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật Nhà văn Sedrin đã nói rằng: Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó. Nhƣ vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện nhƣ một thế giới nghệ thuật. Belinxki cũng đã từng nhận xét: Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó. Nhƣ vậy, thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của thƣởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể thẩm mĩ của tác phẩm. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học của tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của các sáng tác nghệ thuật ( một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lƣu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc sáng tạo ra theo nguyên tắc tƣ tƣởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con ngƣời, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [3,302]. Có thể thấy, thế giới nghệ thuật đã khẳng định phƣơng thức phản ánh vũ trụ-con ngƣời theo cách riêng của văn học, nghệ sĩ muốn khẳng định cá tính riêng và đem lại cho ngƣời đọc nhận thức phong phú thì phải tạo đƣợc cho mình thế giới nghệ thuật riêng, tức là mọi tƣ duy trong tác phẩm đƣợc 6
- nhận biết theo cách của nhà văn. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách có ƣớc lệ trong sáng tác nghệ thuật. Nhƣ vậy, mỗi thế giới nghệ thuật ứng với quan niệm riêng. Ví dụ: thế giới nghệ thuật của thần thoại gắn với quan niệm về các sự vật có thể biến hóa lẫn nhau; thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích (đặc biệt là trong truyện cổ tích thần kì), gắn với quan niệm về thế giới không có sức cản; còn thế giới nghệ thuật của các sáng tác hiện thực chủ nghĩa gắn với quan niệm tác động tƣơng hỗ giúp ta hình dung tính độc đáo về tƣ duy nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. Chúng ta biết rằng, mỗi tác phẩm văn học đều đƣợc lấy chất liệu từ hiện thực khách quan nhƣng đƣợc phản chiếu qua lăng kính tâm hồn của nghệ sĩ. Mỗi nhà văn có một cách nhận thức về hiện thực riêng, chính vì vậy mỗi tác phẩm sẽ là một thế giới nghệ thuật riêng, nhiệm vụ của ngƣời tiếp nhận là phải tìm mã khóa để bƣớc vào thế giới nghệ thuật đó. Nhƣ đã nêu trên, thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng… vì thế có thể nêu ra các yếu tố biểu hiện của thế giới nghệ thuật nhƣ: nhân vật, thời gian – không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu… Trong bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào, việc đi tìm hiểu tác phẩm thông qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một điều rất cần thiết. Đặc biệt đối với những tác phẩm tiểu thuyết, một thể loại có dung lƣợng khá lớn, số lƣợng nhân vật cũng nhƣ tình tiết sự việc nhiều nên việc tìm hiểu tác phẩm từ góc độ thế giới nghệ thuật là rất hợp lí, nó có thể thâu tóm đƣợc giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác phẩm. 7
- 1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tiểu thuyết Bỉ vỏ 1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại thành phố Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình viên chức sa sút rồi rơi xuống tầng lớp ngƣời lao động nghèo. Nguyên Hồng sống cuộc sống cơ cực, nghèo khổ và phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Cha mất sớm, mẹ đi bƣớc nữa, ông phải sống nhờ một bà cô cay nghiệt. Tuy cuộc đời của Nguyên Hồng gặp nhiều éo le, trắc trở từ nhỏ nhƣng ông vẫn thiết tha yêu cuộc sống. Khi mẹ ông trở về, hai mẹ con rời quê hƣơng đến sinh sống ở một xóm nghèo ở Hải Phòng. Từ đây, ông chính thức gia nhập vào cuộc sống của những ngƣời dƣới đáy xã hội thành thị… Có thể thấy, chính hoàn cảnh sống đã tạo ra “chất lao động, chất dân nghèo”, thấm sâu vào văn chƣơng, vào thế giới nghệ thuật của ông. Nguyên Hồng cũng sớm tiếp xúc với Cách mạng từ thời Mặt trận dân chủ. Năm 1943, ông tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc. Sau Cách mạng, ông vẫn tiếp tục hoạt động ở hội tích cực. Năm 1955, ông làm ở tờ Tin Hải Phòng. Năm 1956, ông lên Hà Nội làm báo văn nghệ. Đến năm 1957, ông tham gia Đại hội thành lập Hội nhà văn Việt Nam, phụ trách tuần báo Văn. Tháng 1 năm 1964, Nguyên Hồng giữ chức vụ chủ tịch chi hội văn học nghệ thuật ở Hải Phòng cho tới khi mất. Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cho đến năm 2013, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỉ niệm 95 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng, tại đây có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ và bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến nhà văn vùng đất Cảng. Trong buổi lễ nhà văn Nguyễn Tuân đã viết những vần thơ rất xúc động để tƣởng nhớ Nguyên Hồng: “Khi ông đến nơi đất khép nắng nghiêng trời Nƣớc mắt thấm chiều thƣơng nhớ 8
- Không còn bạn nhâm nhi rƣợu lúa Từng ly đau giọt lên mộ thay lời”. Nguyên Hồng bƣớc vào nghề văn là do sự thôi thúc nội tâm, muốn nói lên nỗi thống khổ cùng con ngƣời; trƣớc hết là ngƣời lao động, để bênh vực họ. Đó là ý thức nghệ thuật đã trở thành cảm hứng, cuốn hút sự say mê, sáng tạo của ông trong suốt cuộc đời cầm bút. Đối với một ngƣời thanh niên thời đó, địa vị không có, gia đình suy tàn, học thức tầm thƣờng nhỏ nhoi, Nguyên Hồng chỉ nghĩ có một cách tồn tại trong cuộc sống bằng cái nghề cao quý, trong sạch của văn chƣơng. Sáng tác là niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời ông. Nguyên Hồng đề ra quan điểm sáng tác rõ ràng mà nổi bật nhất đó là quan niệm nghệ thuật vì con ngƣời. Cả cuộc đời cầm bút, ông gắn bó sâu sắc, máu thịt với những con ngƣời nhỏ bé, những lớp ngƣời dƣới đáy của xã hội thành thị. Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng có nét gần gũi với nhà văn Nga Mácxim Gorki – trong mỗi trang viết của ông nồng nàn hơi thở của đời sống cần lao. Ông chỉ viết và viết, viết từ trẻ cho đến lúc già, viết cả khi trong nhà tù và viết trong cái đói thƣờng trực.Tựa nhƣ ông dốc cạn cuộc đời ra để viết, vắt kiệt mình ra để viết. Hơn bốn mƣơi năm lao động nghệ thuật bền bỉ và sáng tạo say sƣa, đầy ý thức trách nhiệm, những tác phẩm của Nguyên Hồng chiếm một vị trí quan trọng, có bản sắc riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là nhà văn của những ngƣời cùng khổ, nhà văn của tầng lớp dƣới, nhà văn của những ngƣời đói nghèo, rách hèn. Ông viết về họ. Viết vì họ. Và ông viết cho họ. Suốt cuộc đời cầm bút, ông coi điều ấy là mục đích sáng tác của mình. Trong “Bước đường viết văn của tôi” ông viết: “Trƣớc hết, tôi không đƣợc viết những chuyện tình yêu bợm bãi, những truyện mơn trớn, khiêu gợi, những tình cảm thấp kém, những chuyện để mua vui, để chiều ý, để cầu lấy chút khen ngợi hay sự nhắc nhở của bọn vô công rồi nghề phè phỡn, khô khan, trơ trẽn, cái bọn giàu sang trọng tự gọi là thƣợng lƣu xã hội”. 9
- Đó là tuyên ngôn nghề nghiệp của ông. Và tuyên ngôn ấy, vẫn còn nguyên giá trị thời sự, có tính cảnh báo với những ngƣời cầm bút thời nay. Khác với những tác giả cùng thời, ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã chọn cho mình dòng văn học hiện thực với cảm hứng nhân đạo. Các tác phẩm của ông đi sâu vào khai thác hiện thực, phơi bày sự đen tối, bịt bợm của xã hội lúc bấy giờ. Nguyên Hồng là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Mƣời tám tuổi ông bắt đầu viết văn, trình làng với truyện ngắn Linh hồn (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7). Nhƣng ông chỉ thực sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay Bỉ Vỏ khi mới mƣời bảy tuổi. Bỉ Vỏ đƣợc đánh giá là “bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con ngƣời nhỏ bé dƣới đáy" nhƣ Tám Bính, Năm Sài Gòn... Bỉ Vỏ không chỉ có ý nghĩa là một giải thƣởng văn chƣơng danh giá của Tự lực văn đoàn, mà điều quan trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Gần lăm mƣơi năm miệt mài lao động sống và viết - viết đều, viết nhiều, viết không ngừng nghỉ cho đến khi buộc phải “nhắm mắt xuôi tay” ở tuổi sáu mƣơi tƣ, nhà văn Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn học đồ sộ, vạm vỡ với hơn bốn mƣơi tác phẩm văn học. Và nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đang dang dở… Năm 1981, tập một bộ tiểu thuyết vừa in xong, thì ngay sau năm ấy, bệnh tai biến mạch máu não đã mang Nguyên Hồng ra đi quá đột ngột, không kịp trăng trối. Đến 1993, tập 2 “Núi rừng Yên Thế” mới ra mắt độc giả. Nguyên Hồng là nhà văn của thợ thuyền lao khổ, ông đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp, sức sống, khát vọng của ngƣời lao động nƣớc ta trong cuộc đời cũ, và sau Cách mạng tháng Tám ông lại đi tiếp cuộc đổi mới với nhiều 10
- tác phẩm có giá trị về đề tài công nhân. Ông đƣợc truy tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh lần một về văn học nghệ thuật năm 1996. 1.2.2. Tiểu thuyết Bỉ vỏ Có ý kiến cho rằng: Nguyên Hồng là nhà văn của ngƣời cùng khổ. Thật vậy, từng trang văn của ông là từng trang đời thấm đẫm nƣớc mắt số phận con ngƣời những năm tháng trƣớc cách tháng Tám – những ngƣời sống dƣới đáy xã hội, những ngƣời nghèo, cô đơn, những ngƣời sống dƣới đáy xã hội, những con ngƣời yếu thế nhƣng bao giờ cũng cố gắng vƣơn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình. Đó là nƣớc mắt của nỗi đau khổ cùng cực đi cùng với con ngƣời và ẩn chƣa nỗi lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn. Phải chăng vì thế mà Nguyên Hồng đã viết thành công Bỉ vỏ khi chỉ mới mƣời bảy tuổi. Cậu thanh niên ấy phải sống trong cảnh nghèo khổ đến cùng cực nhƣng đã dám đề cập đến những vấn đề về cuộc sống, xã hội của những kẻ lƣu manh, gái điếm… một cách khá sâu sắc. Nguyên Hồng đã viết Bỉ vỏ bằng tất cả những khát khao đƣợc viết đƣợc dâng hiến cho đời những cảm xúc của mình: “Bỉ vỏ đã viết xong trên một cái bàn kê bên khung cửa trông ra vũng nƣớc đen ngầu bọt của một bãi đất lấp dở dang và chuồng lợn ngập ngụa phân tro; Bỉ vỏ đã viết xong trong một căn nhà cứ đến chập tối là ran lên tiếng muỗi và tiếng trẻ khóc; Bỉ vỏ đã viết xong trong một đêm lạnh lẽo, âm thầm mà mọi vật nhƣ đều rung lên cùng với lòng thƣơng yêu của một đứa trẻ con ham sống dạt dào trong những bụi mƣa thấm thía” (Lời đề tựa trong cuốn Bỉ vỏ - 1938)[4,8]. Khi viết về những ngƣời lao động cùng khổ, Nguyên Hồng không nhìn họ bằng sự thƣơng hại hoặc tô vẽ cho cuộc sống lao động cực khổ một vẻ dịu dàng nên thơ, mà ông đã xoáy sâu đến tận cùng những tấn bi kịch của tầng lớp ngƣời dƣới đáy xã hội. Nếu nhƣ các nhà văn khác hƣớng tới những ngƣời nghèo khổ mà viết với tấm lòng thƣơng cảm thì Nguyên Hồng đã đứng trong lao khổ để viết lên những sự thật thật khốc liệt. Ông viết về họ nhƣ chính viết 11
- về cuộc sống của bản thân mình, bằng tất cả sự đồng cảm, chia sẻ, thấm thía từ tấm lòng trƣớc mọi nỗi buồn lo, xót xa, quằn quại của lớp ngƣời dƣới đáy xã hội. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyên Hồng. Tác phẩm ra đời năm 1938, khi ông đang chập chững những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng nghệ thuật. Ngay sau đó, tác phẩm đƣợc in báo và nhận giải thƣởng của Tự lực văn đoàn. Điều đó chứng tỏ giá trị không nhỏ mà tác phẩm đem lại cho bạn đọc thời ấy và ngày nay càng đƣợc khẳng định rõ hơn. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết về cuộc đời trụy lạc của bọn ăn cắp nửa tình cảm, nửa xã hội, làm cho ngƣời đọc phải suy ngẫm và cảm động. Qua cuộc đời chìm nổi, éo le của Tám Bính, một cô gái thôn quê thật thà, hƣớng thiện, giàu tình yêu thƣơng và đức hi sinh, tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bất công của xã hội đƣơng thời. Bính là cô gái thôn quê xinh đẹp, chấp phác nhƣng gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. Vì nhẹ dạ cả tin Bính trao thân cho tên sở khanh và sinh ra đứa con trai. Bố mẹ Bính ruồng rẫy, bán đứa con của cô đi. Sau đó, cô lên Hải Phòng kiếm sống và gặp những biến cố khác, cô bị đẩy vào nhà thổ trở thành gái giang hồ. Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, Bính đƣợc Năm Sài Gòn - trùm “chạy vỏ” đất Hải Phòng cƣớp giúp và hết mực yêu thƣơng, chăm sóc. Sau đó ít lâu, Năm bị bắt, Bính sống buôn bán kiêm sống qua ngày, hy vọng khi Năm trở về sẽ khuyên anh từ bỏ nghề bất lƣơng ấy. Năm đƣợc tha nhƣng dứt khoát không nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi kéo vào con đƣờng lƣu manh, trở thành một “bỉ vỏ” – ngƣời đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi. Đúng lúc ấy Bính nhận đƣợc tin bố mẹ ở gặp tai họa có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã phải nhận lời lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ. Đang sống yên ổn nhàn hạ bên ngƣời chồng mới này 12
- thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởi chính tay ngƣời chồng Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống trại giam, mở khoá cứu Năm rồi cùng y đi trốn. Từ đó, Bính lại trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với Năm Sài Gòn, nhƣng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc đời lƣơng thiện. Cuối cùng, Bính phải trả giá bằng kết cục bi thảm: Năm đã giết chết đứa con của cô trong một lần “làm tiền” và cả hai ngƣời bị bắt bởi chính ngƣời mật thám của cô trƣớc đây. Qua cuộc đời chìm nổi éo le của Tám Bính, tác giả đã phơi bày bộ mặt bất công của trật tự xã hội đƣơng thời. Từ bọn cƣờng hào thôn quê với những hủ tục lạc hậu đến bọn giàu có ở thành thị bẩn thỉu, đê hèn; trùm chạy vỏ, bọn cảnh sát, mật thám… tất cả đều đƣợc nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Với tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng không chỉ tái hiện hiện thực xã hội một cách khách quan mà nhà văn còn khơi sâu vào thế giới bên trong của tâm hồn những con ngƣời dƣới đáy xã hội để thấy đƣợc vẻ đẹp vốn có trong tâm hồn họ. 13
- CHƢƠNG 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG 2.1. Thế giới nhân vật 2.1.1. Khái niệm nhân vật Đối tƣợng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con ngƣời luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận… đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm vật nhƣng cái quyết định chất lƣợng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Đọc một tác phẩm văn học, đọng lại sâu sắc nhất là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi nói rằng: Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, loài cây, các sinh hể hoan đƣờng đƣợc gắn cho những đặc điểm giống với con ngƣời. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đƣợc trong một hệ thống tác phẩm cụ thể. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức cơ bản, qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng và là phƣơng tiện giúp nhà văn thể hiện thái độ, lập trƣờng tƣ tƣởng trƣớc cuộc sống và con ngƣời đồng thời thể hiện tƣ duy nghệ thuật của mình. Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: “Nhân vật văn học là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn 14
- học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu,...) cũng có thể không có tên riêng... Khái niệm nhân vật văn học có khi đƣợc sử dụng nhƣ một ẩn dụ, không chỉ có một con ngƣời cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời trong cuộc sống” [3, 7]. Trong giáo trình Lí luận văn học do G.S Trần Đình Sử chủ biên đã khẳng định: “Nhân vật văn học là nói đến con ngƣời đƣợc miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó. Chỉ đến khi tác phẩm kết thúc ngƣời đọc mới có ý niệm đầy đủ về nhân vật”[12, 118]. G.S Hà Minh Đức trong giáo trình Lí luận văn học đƣa ra định nghĩa: Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…và chú ý thêm rằng: nhân vật thƣờng đƣợc quan niệm với phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con ngƣời, những con ngƣời có tên hoặc không tên đƣợc khắc họa đậm sâu hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự việc, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con ngƣời đƣợc dung nhƣ những phƣơng thức khác nhau để biểu hiện con ngƣời. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng có tính ƣớc lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng… Không giống với nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác, nhân vật văn học đƣợc khắc họa bằng chất liệu riêng là ngôn từ vì vậy nó đòi hỏi ngƣời đọc phải vận dụng trí tƣởng tƣợng, liên tƣởng để dựng lại một con ngƣời hoàn chỉnh trong tất cả mối quan hệ của nó. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 286 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn