intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

70
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khoá luận là tìm ra được phương thức hệ thống hóa lý thuyết hóa vô cơ phổ thông một cách chi tiết, hiệu quả. Từ đó có thể nhân rộng cách thức hệ thống hóa trong cả chương trình học, trong dạy bài mới, bài luyện tập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ****** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT PHẦN PHI KIM HÓA VÔ CƠ PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG Ngành học : Hóa vô cơ HÀ NỘI – 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ****** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT PHẦN PHI KIM HÓA VÔ CƠ PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG Ngành học : Hóa vô cơ Cán bộ hướng dẫn ThS. LÊ ĐÌNH TUẤN Hà Nội - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một khoảng thời gian tìm tòi, nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp của tôi với đề tài: “Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông” đã được hoàn thành. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự khích lệ, giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Lê Đình Tuấn - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hoá học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã cố gắng, song thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Hương
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức CTPT Công thức phân tử HS Học sinh SV Sinh viên NXB Nhà xuất bản SĐTD Sơ đồ tư duy THPT Trung học phổ thông VD Ví dụ PPDH Phương pháp dạy học PTTQ Phương tiện trực quan
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 4 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong Hóa học phổ thông ...................... 4 1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong Hóa học phổ thông ..................... 4 1.3.1. Khái niệm sơ đồ tư duy ................................................................... 5 1.3.2. Sơ đồ tư duy - công cụ hữu hiệu cho dạy học tích cực ................... 6 1.3.3. Đặc điểm của sơ đồ tư duy .............................................................. 7 1.3.4. Phương pháp lập sơ đồ tư duy......................................................... 8 1.3.5. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ tư duy .................................................... 9 1.4. Giới thiệu về phần mềm iMindMap...................................................... 10 1.5. Tóm lược lý thuyết phi kim trong chương trình Hóa học phổ thông ... 12 1.5.1. Khái quát về nhóm Halogen.......................................................... 12 1.5.2. Clo ................................................................................................. 14 1.5.3. Hợp chất của clo............................................................................ 15 1.5.4. Flo- Brom –Clo ............................................................................. 17 1.5.5. Oxi ................................................................................................. 20 1.5.6. Ozon .............................................................................................. 21 1.5.7. Lưu huỳnh ..................................................................................... 21
  6. 1.5.8. Hợp chất của lưu huỳnh ................................................................ 22 1.5.9. Axit sunfuric.................................................................................. 24 1.5.10. Nitơ.............................................................................................. 26 1.5.11. Amoniac- muối amoni ................................................................ 27 1.5.12. Axit nitric- muối nitrat ................................................................ 28 1.5.13. Photpho ...................................................................................... 30 1.5.14. Hợp chất của photpho ................................................................. 30 1.5.15. Cacbon......................................................................................... 32 1.5.16. Hợp chất của cacbon ................................................................... 33 1.5.17. Silic và hợp chất của silic............................................................ 35 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ ............................................ 37 TƯ DUY THEO PHẦN MỀM IMINDMAP.................................................. 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 56 3.1. Một số tính năng của sơ đồ tư duy ........................................................ 56 3.1.1. Tính khái quát ............................................................................... 56 3.1.2. Tính trực quan ............................................................................... 57 3.1.3. Tính hệ thống ................................................................................ 57 3.1.4. Tính linh hoạt ................................................................................ 58 3.1.5. Tính tâm lí lĩnh hội........................................................................ 59 3.2. Phương thức sử dụng sơ đồ tư duy ....................................................... 59 3.2.1. Xây dựng sơ đồ tư duy cho một nội dung bài học ........................ 59 3.2.2. Xây dựng sơ đồ tư duy cho nội dung tổng kết kiến thức .............. 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63 PHỤ LỤC
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một đất nước muốn phát triển bền vững, giàu mạnh thì cần có những con người lao động tự chủ và sáng tạo, điều đó có nghĩa là đất nước đó cần có một nền giáo dục tiến bộ. Vậy con người là yếu tố quan trọng nhất, sáng tạo nhất làm nên lịch sử. Đầu tư phát triển con người là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất và là chiến lược mà bất kì một quốc gia nào cũng phải đưa vào quốc sách. Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy là một nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Thấy được vai trò hết sức quan trọng ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xác định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (1945). Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều 2, luật giáo dục 2005 cũng nêu rõ “mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã xác định phải không ngừng “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh (HS), sinh viên (SV). Coi trọng bồi dưỡng cho HS, SV khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho HS, SV bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”. Vậy nên, đổi mới giáo dục trở thành một nhiệm vụ sống còn đối với dân tộc Việt Nam nhất là trong thời kì xã hội hóa giáo dục ngày nay. Xác định được tầm quan trọng ấy, không chỉ các nhà 1
  8. chuyên môn cần tích cực nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình giáo dục Việt Nam để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo mà đội ngũ GV, cũng phải chủ động, sáng tạo hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và áp dụng những PPDH mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục cho HS, SV. Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Từ trước đến nay, đa số học sinh cho rằng Hóa học là môn rất khó và khô khan. Nhiều học sinh đã phải vất vả để ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức lại với nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Nguyên nhân chính là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả. Từ đó dễ gây tâm lý chán nản, buông xuôi dẫn đến lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng hơn và đến một lúc nào đó không thể lấp được. Hiện nay các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng vào thực tế và biến đổi từ đó, vận dụng vào thực tế và biến đổi thành kĩ năng cho riêng mình. Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hó kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp SĐTD còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học và còn trong các môn học khác và vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên, Chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa lý thuyết phần phi kim hóa vô cơ phổ thông”. 2
  9. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra được phương thức hệ thống hóa lý thuyết hóa vô cơ phổ thông một cách chi tiết, hiệu quả. Từ đó có thể nhân rộng cách thức hệ thống hóa trong cả chương trình học, trong dạy bài mới, bài luyện tập,… 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Xây dựng SĐTD về lý thuyết hóa vô cơ trong chương trình phổ thông. + Xây dựng SĐTD về các phản ứng đặc trưng của các hợp chất vô cơ trong chương trình phổ thông. + Xây dựng SĐTD về phương pháp nhận biết chất vô cơ. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương trình Hóa vô cơ phần phi kim Hóa học phổ thông chương trình cơ bản nhằm nâng cao kết quả học tập. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và sử dụng SĐTD một cách hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, giúp người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng, tổng hợp được các kiến thức đã học, nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, óc sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình học. 3
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong Hóa học phổ thông Nhằm thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, một trong những phương pháp cần được đẩy mạnh là đổi mới phương pháp dạy và học, tức là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “Truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS)”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trong hơn là dạy cho HS phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. 1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong Hóa học phổ thông Trong dạy học nói chung, PTTQ cần được sử dụng vì nó đem lại nhiều lợi ích cho người học và phát huy tính sáng tạo, dễ dàng nắm bắt được kiến thức nhanh. Đặc biệt trong môn Hóa học, với đặc thù lý thuyết kết hợp thực nghiệm, lại còn nhiều lí thuyết trừu tượng, khó tưởng tượng thì càng cần sử dụng PTTQ. Vai trò của PTTQ trong dạy Học hóa học ở phổ thông + PTTQ là những công cụ được sử dụng trong DH giúp người GV đạt được mục đích giờ dạy nhờ sự nâng cao tính tích cực nhận thức và kích thích hứng thú nhận thức của HS. 4
  11. + PTTQ giúp tiết kiệm thời gian, thực hiện tính đặc thù bộ môn, phát triển kĩ năng quan sát, vận dụng, kĩ năng thực hành, phát triển năng lực, nhận thức, tư duy, năng lực so sánh, khái quát, tổng hợp của HS. + PTTQ giúp đảm bảo an toàn, hỗ trợ GV trong việc hướng dẫn HS sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, những thao tác thực hành mẫu để HS có thể tự làm thí nghiệm. GV có thể điều khiển hoạt động chung của lớp cũng như của cá nhân từng HS một cách dễ dàng. + PTTQ giúp GV có thể kiểm tra, đánh giá với nhiều hình thức, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian, đảm bảo khách quan tối đa. + PTTQ giúp học sinh chính xác hóa kiến thức. + PTTQ giúp học sinh tư duy, hình thành nên kĩ năng, phát triển nhân cách. + PTTQ giúp cho giờ dạy sinh động hơn, tăng tính ham hiểu biết của HS, giúp HS hứng thú hơn đối với môn học và đạt được kết quả cao trong học tập [5]. 1.3. Sơ đồ tư duy 1.3.1. Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy (SĐTD) do Tony Buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực [2]. 5
  12. 1.3.2. Sơ đồ tư duy - công cụ hữu hiệu cho dạy học tích cực 1.3.2.1. Nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học Ý chủ đạo nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc liên kết với các phân cấp khác giúp dễ dàng triển khai một hệ thống hài hòa, đồng thời nó giữ vai trò định hướng chủ đạo, là công cụ hiệu quả để tạo hình dáng, cấu trúc giúp tư duy hoạt động theo cơ chế tự nhiên, những nhánh rẽ xung quanh lại được phân thành các nhánh nhỏ tạo phân cấp nhỏ hơn nhằm thể hiện chủ đề nghiên cứu sâu vào từng ý của nhánh. 1.3.2.2. Giải quyết tốt các vấn đề Việc tạo lập sơ đồ tư duy trong học tập giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên (GV) dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của HS và giúp cho HS có thể phát huy khả năng nhớ nhanh và hiểu bài. 1.3.2.3. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả SĐTD có thể chuyển tải một lượng thông tin lớn của bài học thành một sơ đồ đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng. SĐTD có thể giúp cho HS hoạt động cả hai bán cầu não và phát huy khả năng ghi nhớ nhanh. 6
  13. 1.3.2.4. Kích hoạt trí sáng tạo Khi lập SĐTD tận dụng tất cả những kỹ năng của bộ não liên quan đến hoạt động sáng tạo, sự liên hội ý tưởng, tính linh hoạt. Nếu GV có óc tổ chức, biết cách gợi mở thì sẽ đem lại cho HS những ý tưởng vô cùng độc đáo. 1.3.2.5. Hỗ trợ trí nhớ Với SĐTD, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể hơn SĐTD có tác dụng xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau, các hình ảnh, ký hiệu trên đó được người thiết kế lựa chọn vô cùng sinh động và đầy sáng tạo, đẹp mắt nhưng cũng mô tả được mục đích của bài học. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng. 1.3.2.6. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập Việc tạo lập SĐTD với cách sử dụng các hình ảnh tượng trưng và những từ khóa thể hiện trọng tâm của vấn đề rồi liên kết chúng lại với nhau một cách hợp lí, GV có thể giúp HS gần như thuộc bài tại lớp. Với cách hệ thống hóa kiến thức và triển khai bài học một cách logic từ dễ đến khó, GV sẽ giúp HS hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, đạt kết quả cao nên cảm thấy hứng thú với môn hóa học [1]. 1.3.2.7. Nâng cao khả năng thuyết trình Khi nhìn vào từ khóa vùng trung tâm giúp cho người thuyết trình có thể diễn đạt ý nhanh và dễ hiểu cho người nghe nắm bắt kiến thức nhanh. 1.3.3. Đặc điểm của sơ đồ tư duy SĐTD có 4 đặc điểm sau: - Thứ nhất: Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trung tâm. 7
  14. - Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh. - Thứ ba: Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn. - Thứ tư: Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau và liên hệ với chủ đề ở trung tâm [6]. 1.3.4. Phương pháp lập sơ đồ tư duy Việc lập SĐTD có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau hoặc sử dụng phần mềm chuyên dụng và bắt đầu từ trung tâm với một chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề. Dùng hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung vào chủ đề và làm cho chúng ta hào hứng hơn. Ta nên khuyến khích HS sử dụng màu sắc vì màu sắc sẽ kích thích hoạt động tư duy của bán cầu não phải. Từ chủ đề ở trung tâm được nối với các hình ảnh hoặc từ khoá bằng cách đi từ ý chính, lớn nhất rồi phát triển ra các ý nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. Có thể, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả nội dung chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng [3]. 8
  15. Khi lập SĐTD cần lưu ý: - Ở trung tâm nên dùng các hình ảnh hoặc từ khóa có màu sắc thật lôi cuốn để diễn tả chủ đề. - Nối các nhánh chính (cấp 1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối nhánh cấp 3 đến nhánh cấp 2, bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm với các màu sắc nổi bật và nên dùng đường kẻ cong được sử dụng rõ ràng để dễ phân biệt, hấp dẫn và thu hút hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não. - Tạo các liên kết giữa các nhánh nếu chúng có sự liên quan đến nhau. - Mỗi từ hoặc ảnh hoặc ý nên đứng độc lập và được viết nằm trên đường kẻ. - Cần bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. - Hoàn thiện SĐTD bằng khả năng sáng tạo riêng của mỗi người, tạo phong cách riêng, mỗi người đều là những cá thể độc đáo nên cần tạo ra một kiểu SĐTD riêng cho mình phản ánh được sự sinh động và tư duy độc đáo của mình [6]. 1.3.5. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ tư duy Việc thiết kế SĐTD dùng trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: SĐTD thiết kế phải đảm bảo bám sát mục tiêu và nội dung bài học. SĐTD phải thể hiện được mục tiêu kiến thức, kĩ năng của nội 9
  16. dung bài học, qua đó HS biết, hiểu được kiến thức trọng tâm và vận dụng được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, học tập. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn. Khi thiết kế SĐTD, việc sử dụng các từ khoá, hình ảnh phải đảm bảo trình bày nội dung một cách ngắn gọn, súc tích, chính xác, khoa học và có tính thực tiễn. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống, khắc sâu kiến thức trọng tâm. Với SĐTD, kiến thức trọng tâm được thể hiện qua các nhánh một cách rõ ràng, những ý nào trên cùng cấp, ý nào minh họa, giải thích,… tạo nên một hệ thống toàn vẹn về những kiến thức, kĩ năng mà HS cần nắm vững về chủ đề bài học. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm và tính đặc trưng của bộ môn. Khi thiết kế SĐTD phải lựa chọn nội dung, cách trình bày phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ của HS. Các từ khoá sử dụng trong sơ đồ phải đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với HS. Với môn hoá học cần sử dụng các phần mềm vẽ SĐTD có thể kết nối với các thí nghiệm, mô hình, hình ảnh tĩnh và động về cấu tạo và tính chất của chất. Nguyên tắc 5: Đảm bảo khả năng phát triển tư duy cho HS. Khi sử dụng SĐTD trong dạy học, HS được rèn luyện khả năng diễn đạt, phân tích và giải thích khi đọc SĐTD. Khi làm việc với SĐTD câm, tự thiết lập SĐTD và tự trình bày thì HS sẽ được rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy logic và tư duy sáng tạo. Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính thẩm mĩ và nghệ thuật. Hình thức trình bày SĐTD phải bắt mắt, có sự kết hợp hài hòa các màu sắc, hình ảnh đặc trưng thể hiện tính thẩm mĩ, năng khiếu nghệ thuật, cá tính và nét độc đáo của người xây dựng [5]. 1.4. Giới thiệu về phần mềm iMindMap ❖ Hiện nay có rất nhiều phần mềm phục vụ cho việc thiết kế SĐTD như: 10
  17. - MindManager - một phần mềm do Tony Buzan sáng tạo và được dùng nhiều tại Việt Nam nhưng chỉ chạy được trên Microsoft Windows. - FreeMind (phần mềm nguồn mở dùng được trên cả Windows, Mac và Linux). - Một số phần mềm khác: ConceptDraw Mindmap, VisualMind, Axon Idea Processor, Inspiration, Xmin, Edraw MindMap… Đặc biệt, iMindMap được đầu tư xây dựng và phát triển bởi chính Tony Buzan - Người rất nổi tiếng với những sách viết về MindMaps. Trong nội dung nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phần mềm iMindMap 7. ❖ Khái quát về phần mềm iMindMap ImindMap là sản phẩm số lấy ý tưởng từ SĐTD nổi tiếng của Tony Buzan. Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết bằng SĐTD. ImindMap là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hóa được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Điều đặc biệt của iMindMap so với những phần mềm khác là phần mềm này do chính tác giả Tony Buzan đầu tư phát triển. Có thể nói iMindMap là một chương trình rất được mong đợi của giới tin học bởi các lí do sau đây: - Sự quy mô của nó. - Giao diện đẹp. - Sản phẩm tạo thành hơn hẳn MindManager… Tuy iMindMap là phần mềm cài đặt khả năng nhưng có rất nhiều ưu điểm như hệ thống icon và image của iMindMap rất phong phú, hỗ trợ nhiều chức năng giúp vẽ nhanh hơn, uốn các nhánh rất dễ dàng, từ khóa trên nhánh cũng sẽ uốn theo nhánh chứ không “ngay đơ” như MindManager làm SĐTD 11
  18. sinh động theo ý người dùng nên tính tự do cao, sử dụng dễ dàng các phím tắt space, insert… để tạo thêm nhánh con từ chủ đề chính hay từ các nhánh lớn, có chế độ cho vẽ hình trực tiếp trong phần mềm, hỗ trợ Save as nhiều dạng file khác nhau như pdf, image, presentation,… hỗ trợ chức năng mới như capture (chụp ảnh), mode text, vẽ nhánh bằng tay,… IMindMap cũng rất dễ sử dụng kể cả những người chưa từng sử dụng qua hoặc không biết tiếng Anh do giao diện đơn giản giúp dễ dàng tìm ra các nút lệnh hơn,… Sử dụng iMindMap giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào SĐTD, bất kì thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. Tuy nhiên, iMindMap cũng còn một số điểm hạn chế như tốn nhiều bộ nhớ, muốn tạo nhánh cần quay trở lại topic cấp trên, thiếu các tính năng tự động sắp xếp, không hỗ trợ tính năng sửa từng chữ tự do trên nhánh, iMindMap chưa hỗ trợ tính năng về công thức hóa học. Với tất cả những ưu điểm của iMindMap thì hiện tại phần mềm này được cộng đồng mạng xem là “phần mềm thiết kế SĐTD tốt nhất” [4]. 1.5. Tóm lược lý thuyết phi kim trong chương trình Hóa học phổ thông 1.5.1. Khái quát về nhóm Halogen - Vị trí Thuộc nhóm: VIIA Gồm có: F, Cl, Br, I - Cấu hình electron Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5 Công thức đơn chất: X2 (F2 ,Cl2, Br2, I2) •• •• CTe X:X hay :X •• ::X •• : CTCT của X2 là X-X 12
  19. Phân tử gồm hai nguyên tử X2, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực. Trong phản ứng hóa học X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X nên dễ dàng nhận 1 electron. X+1e → X - - Sự biến đổi tính chất + Sự biến đổi tính chất của nguyên tử các nguyên tố F - Tính phi kim giảm Cl - Độ âm điện giảm Br - Bán kính nguyên tử tăng I - Hóa trị trong oxit cao nhất: VII Z - Hóa trị trong hợp chất với H: I + Sự biến đổi tính chất của phân tử đơn chất ➢ Tính chất vật lý: F2 Cl2 Br2 I2 Khí Khí Lỏng Rắn Lục nhạt Vàng lục Nâu đỏ Đen tím => Trạng thái từ chất khí đến chất lỏng, rắn, màu sắc đậm dần. ➢ Tính chất hóa học : Tính oxi hóa giảm dần F2 > Cl2 > Br2 >I2 Tính oxi hóa rất mạnh Tính oxi hóa mạnh + khử Tính oxi yếu hơn và có tính khử +Sự biến đổi tính chất của một số hợp chất ➢ Dãy axit HX HF HCl HBr HI Axit flohiđric Axit clohiđric Axit bromhiđric Axit iothiđric Tính axit tăng dần 13
  20. ➢ Dãy axit có oxi của Clo HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 Axit hipoclorơ Axit clorơ Axit cloric Axit pecloric => Tính bền và tính axit tăng dần, khả năng oxi hóa giảm dần 1.5.2. Clo - Tính chất vật lý: Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, tan trong nước.  71  Tỉ khối:  dCl =  2,5 .  29  2 kk - Tính chất hóa học: Là phi kim hoạt động mạnh + Tác dụng với đơn chất ➢ Tác dụng với kim loại Clo oxi hóa được hầu hết các kim loại . 0 0 +1 -1 2Na + Cl2 ⎯⎯ → 2Na Cl 0 t 0 0 +3 -1 2Fe + 3Cl2 ⎯⎯ → 2FeCl3 0 t ➢ Tác dụng với hidro 0 0 +1 -1 H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl(k) + Tác dụng với hợp chất ➢ Tác dụng với nước, dung dịch kiềm 0 -1 +1 Cl2 + H2O HCl + HClO 0 -1 +1 Cl 2 + 2NaOH ⎯⎯⎯→ 0 t th­ êng NaCl + NaCl O + H 2O ➢ Tác dụng với muối của halogen 0 -1 -1 0 Cl2 + 2Na Br → 2Na Cl + Br 2 0 -1 -1 0 Cl2 + 2Na I → 2Na Cl + I2 ➢ Tác dụng với các chất khử khác 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2