intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà Ác nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận này được thực hiện nhằm đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại; Vận hành được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt tại trại; Đánh giá được tình hình dịch bệnh trên đàn gà nuôi tại trại, thực hiện được các quy trình phòng, chẩn đoán và trị bệnh tại trại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà Ác nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- DƯƠNG THỊ QUYÊN Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ ÁC NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- DƯƠNG THỊ QUYÊN Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ ÁC NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Lớp: CNTY – K47 – Marpha Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đoàn Quốc Khánh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo em trong toàn khóa học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, thầy giáo TS. Đoàn Quốc Khánh đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, dành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2018 Sinh viên Dương Thị Quyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đàn gà của trại gia cầm Khoa CNTY từ năm 2017 đến nay ...... 4 Bảng 3.1. Kế hoạch cho ăn.............................................................................. 24 Bảng 3.2. Khẩu phần và thành phần giá trị dinh dưỡng ................................. 25 Bảng 3.3. Lịch vệ sinh sát trùng chuồng trại .................................................. 26 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho gà ........ 28 Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1- 9 tuần tuổi ............................. 30 Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà nuôi tại cơ sở (n = 30 con) ................. 32 Bảng 4.4. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần tuổi ...................................... 33 Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng .............................................. 34 Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm bệnh của gà tại cơ sở .................................................. 35 Bảng 4.7. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả ..... 36
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CP Protein thô Cs Cộng sự FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn G- Gram(-) G+ Gram(+) ME Năng lượng trao đổi MG Mycoplasma gallisepticum MS Mycoplasma synoviae Nxb Nhà xuất bản P Thể trọng SS Sơ sinh TN Thí nghiệm VTM Vitamin
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................. iii Phần 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ................................................................. 2 1.2.1. Mục đích.......................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu............................................................................................ 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập.............................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 3 2.1.2. Đối tượng và kết quả sản suất ......................................................... 4 2.2. Tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước ......................... 4 2.2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................ 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................... 17 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .......22 3.1. Đối tượng và phạm vi của chuyên đề .............................................................22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................22 3.3. Nội dung tiến hành ...........................................................................................22 3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi ............................................22 3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu ......................................... 22 3.4.2. Qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt tại trại ............................. 22 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 26 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 27 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................28 4.1. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh và sử dụng vắc xin..........28
  7. v 4.2. Kết quả thực hiện quy trình sản xuất ..............................................................29 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà .................................................................. 30 4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng của gà Ác........................................ 31 4.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà tại cơ sở ............................. 32 4.3. Kết quả điều trị bệnh trên gà ...........................................................................35 4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà Ác .............................................. 35 4.3.2. Hiệu quả điều trị bệnh trên gà Ác ................................................. 36 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................38 5.1. Kết luận .............................................................................................................38 5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40
  8. Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 64,08% dân số sống ở nông thôn (Dân số Việt Nam, 2018 [31]). Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm được ưu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nước ta như công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc. Trước đây, chăn nuôi gia cầm thường theo phương thức quảng canh tận dụng. Những năm gần đây, xu hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung đã theo phương thức thâm canh, chăn nuôi tập trung. Nhiều gia đình chăn nuôi với số lượng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp đã khắc phục được nhiều nhược điểm của gà ta như về khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nước ta đã nhập nhiều giống gà mới như các giống chuyên dụng hướng thịt có giá trị cao với các dòng ông, bà, bố, mẹ nhằm thay đổi cơ cấu đàn giống gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, bước đầu đạt kết quả tốt. Hiện nay, các giống gà hướng thịt cũng ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển. Một trong những giống gà thịt có chất lượng thịt tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam là giống gà Ác. Chăn nuôi gà hướng thịt theo phương thức nuôi thâm canh, chăn nuôi tập trung ở nước ta đã trở thành một trong những nghề phát triển khá nhanh. Với những thuận lợi có được như hiện nay về các giống gà chuyên dụng, những tiến bộ của ngành chăn nuôi gia cầm đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý (Tạp chí chăn nuôi Việt nam [32]). Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, em tiến hành chuyên đề: “Thực
  9. hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà Ác nuôi tại Trại gia cầm Khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại; - Vận hành được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt tại trại; - Đánh giá được tình hình dịch bệnh trên đàn gà nuôi tại trại, thực hiện được các quy trình phòng, chẩn đoán và trị bệnh tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Thành thạo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà thịt nuôi tại trại đạt hiệu quả cao; - Thành thạo quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trại.
  10. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y được xây dựng trên nền của khu trại gà cũ của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học từ năm 2013. Vị trí: + Phía đông giáp ao nuôi thủy sản. + Phía tây giáp vườn ươm viện nghiên cứu. + Phía nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng. + Phía bắc giáp khoa CNTP và CNSH. * Khu chăn nuôi quy hoạch tại Trại gia cầm cũ với diện tích là 3.000m2. Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6m2 và 2 kho rộng 40m2, phần diện tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng thép B40 với tổng chiều dài 220m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác. * Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48 m2 được chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên. * Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m2. Trong đó hố sát trùng 20m2, khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10m2. * Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120m2. Trong đó có các công trình như: 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20m2 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30m2 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50m2
  11. 01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót…..): 20m2 2.1.2. Đối tượng và kết quả sản suất Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa vào nuôi hơn 800 gà thương phẩm Ác lai các giống Ai Cập theo mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học. Ngoài ra, trại còn nuôi khoảng gần 180 con gà các giống như: Gà chọi, gà rừng, gà đa cựa, gà đa ngón nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học và bảo tồn các giống gà này. Hiện nay, trại đang có gần 500 con gà thương phẩm gà Mía lai Lương Phượng, 300 con gà Ác, gần 100 con gà thương phẩm các giống H‘mông, gà chọi, 124 gà sinh sản. Bảng 2.1: Cơ cấu đàn gà của trại gia cầm Khoa CNTY từ năm 2017 đến nay Số lượng đàn gà của các năm (con) Loại gà Ngày 18/11/2017 Ngày 18/05/2018 Ngày 18/11/2018 Gà đẻ 1000 30 124 Gà thịt 300 150 900 Tổng số 1300 180 1024 2.2. Tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Nguồn gốc của gia cầm Gia cầm nói chung, gà nói riêng có nguồn gốc từ chim hoang dã. Qua quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng hàng nghìn năm, con người đã tạo nên các giống gia cầm ngày nay. Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về gia cầm trên thế giới đều cho rằng tổ tiên của gia cầm sống hoang dã. Bằng chứng là gà hoang miền Bắc Ấn
  12. Độ hay gà Ác một trong bốn loại hình của gà rừng được thuần hóa đầu tiên. Gà Ác thường đẻ trong tổ lót cỏ khô, lá cây; kéo dài 10 - 12 tháng. Khối lượng gà trưởng thành: Gà mái khoảng 0,7 kg; gà trống khoảng 1,0 - 1,1 kg. Gà Ác có lông màu đen. Gà trống có lông cổ màu đen, lông mình đen, lông cánh ánh đen, lông bụng pha đen. Gà mái lông đen, trắng đến hoa mơ. Mỏ, chân đen. Từ các di chỉ khai quật khảo cổ ở các vùng châu Á cho kết luận rằng cái nôi của sự thuần hóa gà nuôi là ở châu Á (Lê Hồng Mận, 2007 [19]). Ở Việt Nam cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguồn gốc gia cầm chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên, nước ta lại là một trung tâm thuần hóa gà đầu tiên ở Đông Nam Á. Trải qua hàng nghìn năm, nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo và sự sáng tạo của con người, cho đến nay đã tạo ra được rất nhiều giống gà khác nhau. Ở nước ta, nuôi gà là nghề truyền thống từ lâu đời. Phổ biến là giống gà Ri, gà Ta vàng,… Nhiều tác giả cho rằng chính tổ tiên đã thuần dưỡng được gà ngay trên mảnh đất quê hương từ giống gà rừng có thể từ đời Phùng Nguyên cách đây trên dưới 3500 năm. Trải qua quá trình phát triển nông nghiệp, tùy theo sở thích thị hiếu, điều kiện vùng sinh thái đất đai, khí hậu,… những giống gà có đặc điểm, tính năng khác nhau đã được tạo nên (Lê Hồng Mận, 2007 [19]). Về phân loại gà, theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [18], vị trí sắp xếp của gà trong giới động vật học như sau: Giới (Kingdom): Animan Ngành (Phylum): Chodata Lớp (Class): Aver Bộ (Order): Galliformes Họ (Famili): Phasiamictace Chủng (Genus): Gallus
  13. Loài (Species): Gallus Gallus
  14. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh học của gà Ác * Đặc điểm hình thái: Gà Ác là loại gà cỡ nhỏ đã được thuần hóa và nuôi dưỡng. Đặc trưng của giống gà Ác là bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân, nội tạng và xương đều đen, chân có 5 ngón. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái có mào cờ nhưng đỏ nhạt. Khác với gà da đen, thịt đen, xương đen của nhiều nước trên thế giới, giống gà Ác Việt Nam không có chỏm lông ở trên đầu. * Phân bố: Gà Ác được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ. * Sinh trưởng và phát triển: Tỷ lệ nuôi sống của gà Ác đạt 93,6 – 96,9%. Gà Ác có khả năng chịu nóng tốt nhưng chịu lạnh kém. Nếu trong những tuần đầu gà được sưởi ấm tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt đến 100%. Gà Ác có khối lượng cơ thể nhỏ. Khối lượng 1 ngày tuổi, trung bình gà mái đạt 18,5g và gà trống là 18,8g, tương tự như vậy ở 4 tuần tuổi là 114,6g và 128,6g và ở 9 tuần tuổi là 378,6g và 466,9g. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối đạt 11,1g ở 9 tuần tuổi. Mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà Ác (26,2g – 38g/con/ngày ở 9 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong điều kiện nuôi nhốt của gà Ác (3,31kg/kg tăng khối lượng ở 9 tuần tuổi). Gà Ác thành thục sinh dục: 110 - 120 ngày. Sản lượng trứng: 70-80 quả/năm. Khối lượng trứng: 30,2g. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 3,4kg. 2.2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt Năng lượng: gà có khả năng chuyển hoá năng lượng từ những carbonhydrate đơn giản, một vài carbonhydrate phức tạp như dầu và mỡ, nhưng những carbonhydrate quá phức tạp như cellulose thì gà không thể sử dụng được. Mặc dù vậy nhưng gà cũng cần môt lượng cellulose nhất định để làm chất đệm giúp quá trình tiêu hoá được dễ dàng. Tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần không được vượt quá 4%. Nhu cầu về năng lượng cho các mục đích trao
  15. đổi rất khác nhau, do vậy nếu thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình sản xuất. Đối với gà nuôi lấy thịt nhu cầu năng lượng thường cao hơn đẻ. Protein: đây là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20 -25 % sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein. Gà thịt cần tỉ lệ protein tương đối cao trong khẩu phần để hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Khối lượng của gà thịt thương phẩm sẽ tăng lên gấp 50 – 55 lần trong 6 tuần sau khi nở. Một phần lớn của việc tăng trọng này là tăng trưởng các mô có nhiều protein. Nước: chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn… Hầu hết các động vật khác kể cả gà sẽ cần một lượng nước khoảng 50ml/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Khi thời tiết ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường. Khoáng chất: là phần vô cơ trong thành phần thức ăn chăn nuôi gia cầm, thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần thức ăn, tuy nhiên khoáng chất có một vai trò vô cùng quan trọng đối với gia cầm. + Khoáng đa lượng: Ca, P: trong cơ thể Ca chiếm 1,3 – 1,8% khối lượng cơ thể, P chiếm 0,8 – 1% khối lượng cơ thể. + Khoáng vi lượng: các khoáng vi lượng gồm có đồng, kẽm, sắt, iodine và selenium cũng rất cần thiết cho sự phát triển của gia cầm. Trong cơ thể vật nuôi và con người khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tổ chức trong cơ thể như xương, răng, máu, mô thịt…, một số chất khoáng có vai trò trong quá trình tạo các kênh ion như Na,
  16. K… một số khác lại có tác dụng trong việc kích thích sự hoạt động của các enzyme, khoáng chất còn có tác dụng trong việc tham gia hệ thống đệm trong cơ thể... 2.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển gà thịt - Ảnh hưởng của dòng giống Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [19] cho biết, thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. - Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể gà do yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Chanbers J. R.(1990) [19] cho biết, tương quan giữa khối lượng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm.
  17. - Ảnh hưởng của môi trường Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe gia cầm. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà Ác theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Độ ẩm, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Sinh trưởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn. 2.2.1.5. Các bệnh thường gặp trên gà thịt Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau:  Bệnh Bạch lỵ - Nguyên nhân: Do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất.
  18. - Triệu chứng: + Ở gà con: gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 – 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 – 3 ngày sau khi phát bệnh. + Ở gà lớn: gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mạn tính). Gà biểu hiện gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt… - Bệnh tích: ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử. - Phòng bệnh: + Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ đảm bảo nguồn gốc. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà. + Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. + Dùng dung dịch formol 2-5% để sát trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh. - Điều trị: + Dùng nofacoli pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B – complex: 1g/1 lít nước, vitamin C: 1g/1 lít nước. Dùng liên tục 3 – 5 ngày. + Hoặc dùng thuốc Colistin: liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 – 5 ngày.  Bệnh CRD - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Gà 2 – 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao.
  19. - Triệu chứng: + Thời gian ủ bệnh từ 6 – 21 ngày. + Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp. + Gà thịt: xảy ra giữa 3 – 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E.coli). Vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli-CRD (C - CRD) với các triệu chứng: âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc. - Phòng bệnh: thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, nhiệt độ thích hợp, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh. - Điều trị: + CRD-Stop: liều 1 g/lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Tiamulin: liều 1 g/4 lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Gia cầm và thủy cầm: liều 1g/ 2 – 4 lít nước uống.  Bệnh Cầu trùng - Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm. - Triệu chứng: + Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạp, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn. + Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi, gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết.
  20. - Bệnh tích: + Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu. + Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng. - Điều trị: + Dùng Coxymax: liều 1g/1 lít nước hoặc 100g/500 kg P, dùng liên tục trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày sau đó dùng liệu trình mới nếu gà chưa khỏi. + Dùng Colistin: liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày. Kết hợp tiêm bắp Vitamin chống mất máu và cho uống Vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà.  Bệnh do E.coli (Colibacillosis) - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Em thấy gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết 20 - 60 %, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết. Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò ấp, ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở của rốn. - Triệu chứng: + Đầu ổ dịch gà bệnh thường chỉ kém ăn, sức lớn cả đàn chậm lại, sau đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con. + Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt, sổ mũi và khó thở. Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu, trắng, xanh, đôi khi lẫn máu rồi chết hàng loạt. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp. - Bệnh tích: + Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột sưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kỳ đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2