intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm xác định tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Đánh giá hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Xác định tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN HỮU DUY Tên chuyên đề: TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC HẠNH MARPHAVET TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2015-2019 THÁI NGUYÊN – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN HỮU DUY Tên chuyên đề: TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC HẠNH MARPHAVET TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : TY 47 N02 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan THÁI NGUYÊN – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn, cùng Ban lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty. Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo TS. Trần Thị Hoan đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên) đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề đúng thời gian quy định. Em xin cảm ơn tất cả các quý đại lý đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em hi vọng tất cả các cô chú, anh chị các đại lý sẽ luôn đồng hành, luôn giúp đỡ bản thân em trong thời gian làm việc sau này. Em xin kính chúc các thầy, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Hữu Duy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y... 28 Bảng 2.2. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y ................................................................................................................. 29 Bảng 4.1. Danh mục công việc thực hiện tại cơ sở......................................... 32 Bảng 4.2. Danh mục nội dung thực hiện tại kho thành phẩm của công ty ..... 34 Bảng 4.3. Thống kê danh mục một số sản phẩm được phép lưu hành của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018-5/2019) .............................. 39 Bảng 4.4. Chế độ khuyến mại đối với đại lý phân phối cấp I......................... 47 Bảng 4.5. Doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018-4/2019)............................................................................................. 48 Bảng 4.6. Doanh thu từ một số đại lý tại Thanh Hóa của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018 – 4/2019) ...................................................... 49 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả công tác tiếp cận thị trường ............................... 50
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm viết tắt Nghĩa của từ CP Cổ phần CBNV Cán bộ nhân viên DTTN Diện tích tự nhiên E. coli Escherichia coli LMLM Lở mồm long móng ND-CP Nghị định - Chính phủ ND-TTg Nghị định - Thủ tướng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn GMP Good Manufacturing Practice TT Thể trọng TD Thảo dược
  6. iv MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu chuyên đề .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................. 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1.Điều kiện cơ sở thực tập ............................................................................. 3 2.1.1. Vài nét về Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet ...................... 3 2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa ................................................ 5 2.2.Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi ............................................... 12 2.2.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y .................................................... 12 2.2.2. Vai trò và đặc điểm của thuốc thú y đối với chăn nuôi ...................... 16 2.2.3. Nguồn gốc thuốc thú y. ....................................................................... 17 2.2.4. Đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc, gia cầm ...................................... 18 2.2.5. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh............................. 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30 3.1.Đối tượng .................................................................................................. 30 3.2.Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................................ 30 3.3.Nội dung và chỉ tiêu theo dõi .................................................................... 30 3.4.Phương pháp tiến hành.............................................................................. 31 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 31 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 31 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 32 4.1 Nội dung công việc thực hiện tại cơ sở ..................................................... 32 4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet........................................................................................................ 38 4.2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty ................................................................ 38
  7. v 4.2.2. Chế độ khách hàng của công ty ............................................................ 46 4.2.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh của công ty .............................. 47 4.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................................. 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 52 5.1. Kết luận ................................................................................................... 52 5.2. Đề nghị .................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 PHỤ LỤC
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã cung cấp một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong nước và đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các ngành khác phát triển như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ sản,… Trong tình hình chăn nuôi đang phát triển mạnh như hiện nay ở nước ta, đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện ngay. Một trở ngại lớn cho ngành chăn nuôi hiện nay là tình trạng dịch bệnh. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi bị thiệt hại bởi một số bệnh như: E.coli sưng phù đầu, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi… Từ nhu cầu thực tế, nhiều công ty đã sản xuất ra nhiều loại thuốc thú y, vắc-xin, chế phẩm sinh học nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Đây là lý do và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc thú y phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với những sự phát triển mạnh mẽ là những bất cập như: Trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, việc kiểm soát thuốc thú y trên thị trường chưa được chặt chẽ,… Dẫn đến việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường làm ảnh hưởng tới kết quả phòng trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của người sử dụng, gây thiệt hại về mặt kinh tế, gây nên tình trạng kháng thuốc do không xác định đúng liều lượng. Đặc biệt, vấn đề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng sinh, hoá dược đã bị cấm trong chăn
  9. 2 nuôi không những gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập khẩu nông sản mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và sự tiếp nhận của công ty, em tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Xác định tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. - Đánh giá hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Xác định tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định được hoạt động của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. - Đánh giá được hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vài nét về Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuốc thú y. Với nhà máy sản xuất thuốc thú y được đặt tại khu công nghiệp Lệ Trạch, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đầu năm 2010, Ban Giám đốc Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy thuốc thú y đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây chuyền: Thuốc tiêm, thuốc dung dịch uống và bột, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Đến nay, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy vắc-xin với 3 dây chuyền sản xuất vắc-xin vi khuẩn, dây chuyền vắc-xin vi rút trên tế bào và dây chuyền sản xuất vắc-xin vi rút trên phôi trứng, cả 3 dây chuyền công nghệ châu Âu đang đi vào hoạt động và cho kết quả tốt. Với phương châm hoạt động “Hợp tác cùng phát huy sức mạnh và thành công”. Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet luôn sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời luôn mở rộng cánh cửa đón nhận và tạo cơ hội việc làm cho những người có đức, có tài, có nguyện vọng gắn bó lâu dài về làm việc với công ty. Tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu thuốc thú y với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu dùng tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân viên tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước, công ty không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thuốc thú y đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp.
  11. 4 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của tập đoàn Sau hơn 17 năm hoạt động, Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet đã có những bước phát triển vược bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ nhân viên chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại, Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có 4 công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty Cổ phần thuốc thú y Marphavet, Công ty Cổ phần thuốc thú y Nanovet, Công ty Cổ phần thuốc thú y BMG, Công ty Cổ phần thuốc thú y HDH. Với nhiều mặt hàng kinh doanh như: thuốc thú y, vắc-xin, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, rượu, bất động sản,... với nhiều nhà máy có dây truyền sản xuất công nghệ cao. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1000 cán bộ nhân viên bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, maketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh,... có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra, công ty đang hợp tác với Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. 2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet hiện nay là một trong các công ty sản xuất thuốc thú y lớn trong cả nước. Hiện nay, công ty đã có hơn 1000 khách hàng là các đại lý, nhà phân phối cấp I trên khắp các tỉnh thành
  12. 5 trong cả nước, sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng, an toàn và hiệu quả được các nhà chăn nuôi tin dùng. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa 2.1.2.1. Lịch sử hình thành Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là một tỉnh cực Bắc miền Trung, Việt Nam [16]. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ. Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ. Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị. Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. 2.1.2.1. Vị trí địa lý Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý: - Điểm cực Bắc: 20040’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá). - Điểm cực Nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – huyện Tĩnh Gia). - Điểm cực Đông: 106004’Đ (tại xã Nga Điền – huyện Nga Sơn).
  13. 6 - Điểm cực Tây: 104022’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa). Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau: - Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km. - Phía Nam: giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km. - Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km. - Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 192km. Thanh Hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến. Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2.3. Địa hình Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền. Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ,
  14. 7 không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung. Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Ngọc Lặc. Vùng đồi núi phía Tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m. Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn). 2.1.2.4. Khí hậu và thủy văn Do sự tác động của các yếu tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, hướng sơn
  15. 8 văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng giông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22-23oC, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41oC, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2oC ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối. Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 - 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng: Vùng đồng bằng, ven biển: có nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, ít xảy ra sương muối, mùa hè nóng vừa phải. Mưa ở mức trung bình và có xu hướng tăng dần từ phía Bắc vào phía Nam. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 9 và ít nhất vào các tháng 2, 3. Mưa phùn vào các tháng cuối mùa lạnh (1, 2 và 3), đôi khi kéo dài hàng tuần lễ. Có hai thời kỳ khô ngắn và không ổn định vào đầu hè (tháng 5 và 6) và vào các tháng 10, 11. Từ tháng 7 đến tháng 11, có nhiều cơn bão xuất hiện và có thể gây ảnh hưởng lớn đến các huyện ven biển của tỉnh. Thiên tai thường xảy ra là bão, nước dâng trong bão, mưa lớn gây úng, lụt, lũ tập trung vào tháng 9 hàng năm. Hạn và rét đậm kéo dài vào thời gian từ tháng 12 đến tháng 2. Ngoài ra, lốc, vòi rồng, mưa đá có thể xảy ra ở vùng này với tần suất thấp.
  16. 9 Vùng trung du: có nhiệt độ cao vừa phải, mùa đông tương đối lạnh, có sương muối nhưng ít. Mùa hè nóng vừa phải, khu vực phía Nam nóng hơn do ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Mưa khá nhiều, đặc biệt ở khu vực Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Thường Xuân (trên 2.000 mm/năm), Hồi Xuân (1.870mm/năm). Độ ẩm lớn, gió không mạnh lắm. Thiên tai chủ yếu là mưa lớn, gió tây khô nóng, rét đậm kéo dài, lũ đột ngột, kể cả lũ bùn đá, lũ ống và lũ quét. Lượng mưa cao, có khả năng gây lũ ống, lũ quét vào tháng 7 - tháng 8. Vùng đồi núi cao: bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0oC, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời gian tháng 7 - 8. Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung bình từ 1,3 - 2m/s. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy, đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa
  17. 10 mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết. 2.1.1.4. Cơ cấu khu vực chăn nuôi Ước tính tại thời điểm 01/5/2019, toàn tỉnh có 185,8 nghìn con trâu; 250,4 nghìn con bò; 797 nghìn con lợn; 19,9 triệu con gia cầm. So với cùng thời điểm năm 2018, đàn trâu giảm 1,9%; đàn bò tăng 1,9%; đàn lợn giảm 1,8%; đàn gia cầm tăng 3,5% [17]. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính 5 tháng đầu năm 2019: Thịt trâu hơi 6,3 nghìn tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ (quý I tăng 0,7%, quý II giảm 0,4%); thịt bò hơi 8,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ (quý I tăng 1,1%, quý II tăng 3,1%); thịt lợn hơi 60,7 nghìn tấn, giảm 1,2% (quý I tăng 1,4%, quý II giảm 4,1%). Sản lượng gia cầm giết bán thịt 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 28,2 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm 65,2 triệu quả, tăng 3,4% so với cùng kỳ; sản lượng sữa bò tươi 9,0 nghìn tấn, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Kết quả tiêm phòng vắc-xin đợt 1 năm 2019 tính đến tháng 5 như sau: vắc-xin cúm gia cầm H5N1 được 3.046.250 con, đạt 67,5% diện tiêm; vắc-xin dại cho chó mèo 318.330 con, đạt 90,3% diện tiêm; vắc-xin lở mồm long móng gia súc 243.187 con, đạt 82,7% diện tiêm; vắc-xin tụ huyết trùng trâu bò được 206.311 con, đạt 70,2% diện tiêm; vắc-xin tụ dấu lợn tiêm được 296.065 con, đạt 59,6% diện tiêm; vắc-xin dịch tả lợn tiêm được 348.595 con, đạt 70,1% diện tiêm. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo thường xuyên. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường; bên cạnh đó là tập quán chăn nuôi của người dân và chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng lớn, một bộ phận người chăn nuôi nhận thức kém trong công tác phòng, chống dịch bệnh; vì vậy, trong 5 tháng đầu năm 2019 tại một số địa phương
  18. 11 trong tỉnh đã xuất hiện bệnh lở mồm, long móng trên đàn lợn. Nghiêm trọng hơn, từ ngày 23/02/2019 đến 5/2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 4.405 hộ của 1.017 thôn, 312 xã của 26 huyện, thị xã, thành phố (chỉ còn huyện Vĩnh Lộc chưa xảy ra dịch); buộc phải tiêu hủy 40.452 con lợn, trọng lượng 2.808 tấn. Trước diễn biến phức tạp và khó lường của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngày 11/3/2019, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 994 thôn, 296 xã của 25 huyện đang còn dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 30 ngày. 2.1.1.5. Tình hình phát triển * Tình hình phát triển thị trường Nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc và chuyển giao đến các đại lý trong khu vực. Hiện nay trong danh mục sản phẩm thuốc thú ý Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có hơn 100 sản phẩm. Với nhiều loại từ dạng tiêm, dang huyễn dịch đến dạng bột, dạng phối trộn (dành cho nhiều loài vật nuôi với các giai đoạn, các bệnh khác nhau). Nhằm mục đích đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau cho từng khách hàng để có sự hiệu quả nhất trong chăn nuôi. Thuốc thú y được sản xuất trên nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các công ty có uy tín trên thế giới. Tất cả các quy trình từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm đều được trung tâm kiểm nghiệm, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP với hệ thống máy móc hiện đại nhất hiện nay kiểm tra một cách chặt chẽ.
  19. 12 * Tình hình khách hàng Thuốc thú y Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được rất nhiều đại lý cũng như trang trại chăn nuôi đón nhận và tin dùng. Cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình tư vấn kỹ thuật về sử dụng sản phẩm trong từng giai đoạn thích hợp và chặt chẽ. Chủ trang trại được tư vấn về kỹ thuật và cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại đạt hiệu quả nhất. Sau những lần tư vấn như vậy, chủ trang trại rất an tâm và hài lòng về cách chăm sóc khách hàng của công ty giúp cho người dân hiểu biết hơn về công nghệ và khoa học nhằm giá trị lợi nhuận cao nhất trong chăn nuôi. Hiện nay, các sản phẩm được của công ty được đánh giá cao về chất lượng so với các sản phẩm khác trên thị trường. Có thể nói thuốc thú y thuộc Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet là sản phẩm chất lượng cao, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho chủ trang trại trong ngành chăn nuôi. 2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi 2.2.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y 2.2.1.1. Khái niệm Theo Điều 3 Luật thú y (2015) [11]: Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật. 2.2.1.2. Phân loại thuốc thú y Tùy theo tính chất và tác dụng của thuốc mà người ta chia làm các nhóm sau đây: Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Là tất cả những thuốc và hóa chất khi vào cơ thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Trong nhóm thuốc này người ta chia ra hai nhóm :
  20. 13 Thuốc ức chế và hưng phấn thần kinh. Những thuốc gây ức chế thần kinh là những thuốc nằm trong nhóm thuốc gây mê (narcose) hay thuốc gây giấc ngủ nhân tạo. Trong thú y được sử dụng để gây mê trong phẩu thuật, trong vận chuyển gia súc tránh các tác truyền xung động thần kinh. Trong thú y và y học thuốc được sử dụng như những chất gây tê trong phẫu thuật, phong bế thần kinh, giảm đau,... Ví dụ: aminazin, triftazinum, kalibromat,… Thuốc chống co giật: dipheninum, morphini hydrochloridum. Thuốc hạ nhiệt: cơ chế tác dụng hạ nhiệt của nhóm thuốc này được giải thích khác nhau nhưng chung quy là những tác nhân kích thích stress. Thuốc làm cho khả năng hồi phục lại sau khi bị mệt mỏi như: strichin, caffein, camphora, korazol,... Tất cả những thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hưng phấn hay ức chế đều là những thuốc gây nghiện cho cơ thể. Thuốc gây tê: Là những thuốc ức chế quá trình dẫn thuốc tác dụng lên trung khu điều hòa thân nhiệt. Tất cả các thuốc này đều nằm trong nhóm thuốc Axit Salicilic, ngoài tác dụng hạ nhiệt thuốc này còn có tác dụng kìm khuẩn nên nó được dùng như là những thuốc chống viêm diệt khuẩn. Ví dụ: paracetamol, pirazol, antipirin, analgin,... Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh - antibiotic - là những chất được bào chế từ những vi sinh vật, động vật, thực vật có khả năng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể động vật. Ngày nay, kháng sinh như một cứu cánh để chống lại sự nhiễm trùng, hay nói cách khác là những thuốc dùng để phòng và điều trị các bệnh truyền lây, kích thích sinh trưởng vật nuôi. Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: Theo nguồn gốc: - Kháng sinh lấy từ nguồn gốc vi sinh vật. - Kháng sinh sản xuất theo con đường tổng hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2