Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
lượt xem 19
download
Đề tài này nghiên cứu về thời đại Nguyễn Huy Tự trên hai phương diện lịch sử, xã hội và văn hóa tư tưởng, từ đó nhìn nhận những căn cứ quan trọng có tác động đến tác giả. Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huy Tự cùng những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------- ------- TRẦN THỊ LOAN TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2017
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------- ------- TRẦN THỊ LOAN TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI – 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Trần Thị Loan
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng khớp với các công trình nghiên c ứu khác. Nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Trần Thị Loan
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU….......................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 6 7. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 6 NỘI DUNG ................................................................................................ 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..................................................... 7 1.1. Tình hình lịch sử – xã hội, văn hóa – tư tưởng thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX..........................................................................................................7 1.2. Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên.........................................................10 1.2.1. Cuộc đời................................................................................................10 1.2.2. Truyện Hoa tiên.....................................................................................12 Chương 2. TRUYỆN HOA TIÊN THỂ HIỆN CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA........................................................................................................19 2.1. Thể hiện câu chuyện tình yêu tự do theo tiếng gọi trái tim......................19 2.2. Thể hiện câu chuyện tình yêu trong khuôn khỗ lễ giáo phong kiến.........28 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT….........................38 3.1. Kết cấu .............................................................................................. 38 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật............................................................. 42 3.3. Ngôn ngữ........................................................................................... 48 KẾT LUẬN.............................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong văn học Việt Nam trung đại, truyện Nôm giữ vị trí khá quan trọng không chỉ bởi số lượng tác phẩm còn lại đến ngày nay mà còn bởi chất lượng và sức hấp dẫn của nó đối với nhiều thế hệ độc giả. Có thể nói kết tinh thành tựu văn học trung đại Việt Nam nằm ở thể loại truyện Nôm với đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, đồng thời với đó là truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Sơ kính tân trang của Phạm Thái... được coi là niềm tự hào của văn hóa và văn học nước nhà. Với ý nghĩa như vậy, nghiên cứu một tác phẩm truyện Nôm nổi bật là hướng đi hấp dẫn. Những năm gần đây, chương trình giáo dục ở Đại học có nhiều thay đổi, việc đào tạo theo hình thức tín chỉ kéo theo số giờ giảng dạy giảm đi nhiều, một số tác phẩm ít có cơ hội được đề cập đến. Việc tìm hiểu cũng như đào sâu khai thác là cầu nối giúp cho người đọc bước vào thế giới văn học trung đại một cách trọn vẹn, phong phú hơn. Bên cạnh đó, truyện Hoa tiên được đánh giá khá cao trong nhóm truyện Nôm bác học. Song tác phẩm này chưa được giảng dạy trong chương trình, có chăng chỉ được nhắc đến như một ví dụ minh chứng cho thể loại truyện Nôm. Vì vậy lựa chọn truyện Hoa tiên để nghiên cứu là một cách để người viết bổ sung kiến thức về truyện Nôm nói riêng và văn học trung đại nói chung. Với ý nghĩa là một tác phẩm được đánh giá cao của thể loại, Hoa tiên nhận được không ít sự lưu tâm của giới nghiên cứu khai thác trên nhiều khía cạnh song chưa có công trình nào viết một cách bài bản bao quát cả phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này. Là một sinh viên khoa Ngữ văn và một giáo viên tương lai, việc nắm được một cách sâu rộng giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Hoa tiên nói riêng 1
- và thể loại truyện Nôm nói chung có ý nghĩa quan trọng trong công việc và góp phần bổ sung kiến thức cá nhân. Dựa trên những tiền đề khoa học và thực tiễn, nhận thấy nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật là cách để bao quát đầy đủ thành tựu cũng như hạn chế của một tác phẩm văn học, cộng với hứng thú cá nhân đã thôi thúc người viết lựa chọn đề tài “Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự” cho khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Truyện Hoa tiên là tác phẩm được giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện. Chúng tôi bắt gặp một số lượng không nhỏ những cuốn sách, những tài liệu, những công trình liên quan đến truyện Hoa tiên như vấn đề biên khảo, khía cạnh nội dung, nghệ thuật, vấn đề tôn giáo, tác giả, tác phẩm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: Năm 1828, Vũ Đài Vấn nhận xét về tác giả và người nhuận sắc truyện Hoa tiên rằng: “Vì Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện còn có những chỗ kém nên ông đã không quản tài thiên lậu mà thêm bớt, mà sửa chữa từng chữ, từng câu; đầy năm mới xong” [4,tr15]. Năm 1843, Cao Bá Quát đánh giá khá cao truyện Hoa tiên, ông khen tác giả đã có công “dùng bụi bặm tấm cám mà hun đúc lên gạch ngói lâu đài... khiến cho Kim Vân Kiều sau đó sinh ra được vậy” [4,tr254]. Năm 1943, Đào Duy Anh quan tâm nhiều đến thời điểm ra đời truyện Hoa tiên đồng thời đưa ra những nội dung đánh giá bao quát về tác phẩm trong cuốn Nguồn gốc Hoa tiên ký. Ông chỉ ra truyện Hoa tiên được sáng tác khi Nguyễn Huy Tự còn trẻ và đưa ra những nhận định khách quan về giá trị của tác phẩm. Năm 1961, Lại Ngọc Cang trong khi khảo thích và giới thiệu truyện Hoa tiên nhận xét Nguyễn Huy Tự “đã viết Hoa tiên theo sát cốt truyện của ca bản, 2
- theo sát cả kết cấu của nó nữa, trừ phần cuối cùng... Ông đã thu gọn hẳn câu chuyện lại..., đã tiếp thu hầu hết những ý hay, lời đẹp của ca bản, nhưng ông cũng đã gạt bỏ đi rất nhiều câu rườm rà, không cần thiết” [4,tr12-13]. Năm 1968, Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu nhận định: “văn truyện ấy thật là lối văn uẩn súc, điêu luyện, dùng rất nhiều điển cố; bởi thế cuốn ấy được các học giả thưởng thức, nhưng không được phổ cập như cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du” [8,tr324]. Trong hai năm 1993 – 1994, hội thảo kỉ niệm 200 năm ngày mất (1990) và 250 năm ngày sinh (1993) của Nguyễn Huy Tự đã được tổ chức tại Hà Tĩnh và Hà Nội, bao gồm 25 bản tham luận, về sau được in trong cuốn Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên. Những bài tham luận đã đề cập tới một số khía cạnh có liên quan đến đề tài người viết đang nghiên cứu: Trần Đình Hượu với Hoa tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm cho rằng Nguyễn Huy Tự đã “dốc tài năng văn chương quốc âm ra làm một việc hoàn toàn mới: chuyển tác một ca bản chữ Hán thành một truyện thơ. Sau ông có những người làm theo, hoặc chuyển tác như Kim Vân Kiều, hoặc sáng tác như Sơ kính tân trang. Cái hấp dẫn họ hay chủ đề văn học mà họ theo đuổi là tình yêu và điều đó biểu hiện rõ trong công phu gọt rũa văn chương những đoạn mô tả tình yêu tinh tế, sâu sắc” [29,tr188]. Phong Lê với Nguyễn Huy Tự và Hoa tiên trong cảm hứng nhân văn và văn mạch dân tộc đã khen ngợi “Hoa tiên trong sự phát triển của cả một dòng truyện thơ từ bình dân sang bác học quả đã ghi được một dấu ấn quan trọng trên hành trình tinh thần và khát vọng hạnh phúc của con người” [29,tr31]. Đào Thản với công trình Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Huy Tự trong Hoa tiên nhận xét rằng “Nét nổi bật trong ngôn ngữ thơ của Hoa tiên là sức diễn cảm. Từng câu thơ, đoạn thơ cứ như những cánh hoa vụng dại 3
- run rẩy nở ra trước gió, đem đến cho ta cảm giác rằng chúng được viết ra không phải bằng giấy mực mà bằng hơi thở nhịp đập trái tim và bằng cả tâm hồn” [29,tr285]. Năm 1996, Ngô Thị Thanh Nga với Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giả in trên tạp chí Khoa học và Công nghệ đưa ra nhận định: “Dù sự tiếp nhận của các độc giả về Hoa tiên ký không nhiều, nhưng những giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị mở đường cho sự phát triển của văn học Nôm nói chung và thể loại truyện thơ nôm nói riêng của tác phẩm cũng đã được các độc giả khẳng định một cách vững chắc” [58(10)]. Năm 2004, Lại Văn Hùng trong cuốn Từ điển văn học cho rằng tác giả viết truyện Hoa tiên vào thời trẻ đồng thời khen ngợi Nguyễn Huy Tự đã biết “biến lối văn “kể và thuật” của ca bản Trung Quốc thành lối văn “tả và gợi” [21,tr1151]. Năm 2004, Nguyễn Lộc quan tâm vấn đề truyện Hoa tiên so với các tác phẩm truyện Nôm khác cùng thời, ông nhận định “Hoa tiên là một câu chuyện tình xảy ra trong cảnh lầu son gác tía. Điều đáng chú ý là trong tác phẩm này là không có một nhân vật phản diện nào cả. Mâu thuẫn giữa tình yêu và lễ giáo phong kiến không thể hiện thành hai tuyến nhân vật đối lập, như trong nhiều truyện Nôm khác cùng thời, mà thành cuộc đấu tranh giữa lý trí và tình cảm ở những nhân vật chính” [21,tr600]. Điểm qua một vài công trình nghiên cứu về vấn đề truyện Hoa tiên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các khía cạnh của tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan ta có thể thấy các công trình, các bài viết chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề, chưa có công trình nào khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tất cả những công trình, những bài viết, những ý kiến, nhận định, đánh giá của các nhà 4
- nghiên cứu trên đây là những gợi ý quý báu trong việc đi sâu khai thác tác phẩm về mặt nội dung và nghệ thuật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là hoàn thành một công trình nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hoa tiên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về thời đại Nguyễn Huy Tự trên hai phương diện lịch sử, xã hội và văn hóa tư tưởng, từ đó nhìn nhận những căn cứ quan trọng có tác động đến tác giả. - Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huy Tự cùng những vấn đề liên quan đến tác phẩm. - Làm rõ những khía cạnh cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hoa tiên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là truyện Hoa tiên. Ở đây chúng tôi sử dụng văn bản trong cuốn Truyện Hoa tiên, Lai Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu, NXB Văn Hóa Hà Nội,1961. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện Hoa tiên. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn học Sử. - Phương pháp liên ngành. - Thao tác thống kê phân loại. - Các thao tác chứng minh, lập luận, phân tích tổng hợp. 5
- 6. Đóng góp của khóa luận Đưa ra một công trình nghiên cứu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Hoa tiên. 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận được triển khai theo ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung được chia thành ba chương: - Chương 1: Những vấn đề chung - Chương 2: Truyện Hoa tiên thể hiện câu chuyện tình yêu đôi lứa. - Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật. 6
- NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tình hình lịch sử – xã hội, văn hóa – tư tưởng thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Truyện Hoa tiên ra đời trong giai đoạn văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn tổng khủng hoảng một cách trầm trọng, toàn diện. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là sự suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến. Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh quyết liệt. Các tập đoàn phong kiến liên tiếp thay thế nhau thống trị đất nước, chỉ trong một thời gian ngắn, vua Lê mất, chúa Trịnh diệt vong, Nguyễn Huệ lên ngôi. Sự biến động này kéo theo mâu thuẫn trong nội bộ triều chính. Tất cả tình hình kinh tế, chính trị như vậy dẫn đến kết quả những cuộc nội chiến kéo dài, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra chống lại triều đình ở cả hai miền Nam, Bắc và giai cấp thống trị cực đoan. Đỉnh cao là phong trào Tây Sơn – cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ giành được những thắng lợi vẻ vang, đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nước, đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược, lập nên một vương triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ, xây dựng nước Việt độc lập, tự chủ, dân giàu, nước mạnh, nhân dân được hưởng thái bình. Chính vì vậy, “thế kỷ XVIII được giới sử học mệnh danh là thế kỷ của chiến tranh nông dân” [28,tr5]. Thời đại nhiều biến cố đã gây ra tác động không nhỏ đến các trí thức nho học và bản thân chính tác giả Nguyễn Huy Tự lúc bấy giờ. Đây là thời điểm các triều đại liên tiếp thay thế nhau, chữ “trung” bị suy đồi, vua tôi đảo lộn dẫn đến bi kịch của giới trí thức nho học mông lung trước chữ “trung” của mình. Phạm Thái từng kêu lên: 7
- Dăm bảy năm nay những loạn ly, Cũng thì duyên phận cũng thì thì. Ba mươi tuổi lẻ là bao nả, Năm sáu đời vua khéo chóng ghê. Văn hóa tư tưởng giai đoạn này cũng khủng hoảng nghiêm trọng. Nho giáo vốn được coi như phương tiện đắc lực để các triều đại nắm quyền sử dụng điều hành đất nước đến đây lung lay không thể cứu vãn. Tam cương, ngũ thường của người quân tử bị đảo lộn, mọi kỷ cương bị phá vỡ, chúa hiếp đáp vua, con âm mưu lật đổ cha, bề tôi nhiều người phản trắc, đồng tiền và quyền lực mới là mục đích tối cao, quan lại, nho sĩ biến chất. Điều này được diễn tả khá sinh động trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái. Vua Lê trở thành bù nhìn, toàn bộ việc triều chính nằm trong sự sinh sát của chúa Trịnh. Chúa hiếp đáp vua đến nỗi biến vua thành tên hề ngay trên cung điện của mình, còn vua tự biến mình thành một kẻ hèn nhát với phương châm “Trời xui nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì?”. Trịnh Sâm say đắm, mải mê sắc đẹp của Đặng Thị Huệ mà gây ra sai lầm nghiêm trọng trong việc lựa chọn Trịnh Cán quanh năm ốm yếu làm thế tử; Trịnh Tông vì tham vọng làm chúa mà trái mệnh cha, mưu đồ phản loạn. Ngay cả đạo quần thần cũng bị chà đạp, Tuần huyện Nguyễn Trang đã nộp chúa Trịnh Tông cho Tây Sơn, không chỉ vậy, hắn còn bộc lộ trắng trợn quan điểm của mình trước thầy học Lí Trần Quán “Sợ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình, tôi không để quan lớn để cho lầm lỡ đâu”. Minh chứng này cộng với việc nội bộ các triều đại vì tranh ngôi báu mà phá vỡ mọi rường mối Nho giáo, chữ “trung”, chữ “hiếu” bị kéo đổ thảm hại. Trong bối cảnh này tầng lớp trí thức Nho học bị rơi vào khủng hoảng, bế tắc, hầu hết đều mang trong mình những tâm sự bi kịch. Nguyễn Du viết trong Tạp thi: 8
- Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên (Tráng sĩ đầu bạc ngửng nhìn trời, lòng bi đát Hùng tâm, sinh kế cả hai đều mờ mịt) Cao Bá Quát với Bệnh trung: Trắc thân thiên địa bi cô chưởng Hồi thủ yên tiêu khuất tráng đồ (Đất trời đau nỗi bàn tay lẻ Mây khói che đường chí khí to) Tình hình xã hội ngày càng đi vào khủng hoảng, bế tắc, đời sống chính trị ngày càng rối ren thì “con người không có cách nào khác là đi tìm tín ngưỡng tôn giáo để cứu cánh” [6,tr83]. Nếu như Phật giáo và Đạo giáo trước đây suy thoái (thế kỷ XVI) thì đến giai đoạn này lại có điều kiện phục hồi, tuy nhiên không bằng giai đoạn trước đó. Đạo Phật lúc này được coi trọng trở lại, nó phát triển trong lúc các tín ngưỡng dân gian ngày càng được mở rộng, nhiều chùa quán được xây dựng, một số chùa được trùng tu lại. Phật giáo tồn tại, gắn bó, ăn sâu vào tiềm thức tâm linh của con người và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tâm lí, nếp sống của nhân dân. Đạo giáo cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm hồn của người dân, nó được coi là “thứ thuốc chính thống cho các vết thương tâm hồn” [14,tr51]. Đạo giáo “thấm nhuần tư tưởng lãng mạn, chủ trương trở về với tự nhiên, thoát li đời sống xã hội, phản kháng những lễ nghi, bổn phận đạo Khổng tạo ra…” [14,tr50]. Dựa trên nền tảng của luận lý xã hội lúc bấy giờ, cụ thể là trên tinh thần Nho – Phật – Đạo, là quy phạm cương thường của người quân tử, lòng từ bi bác ái của con người, là triết lý sống hòa hợp với tự nhiên để được dân gian hóa, trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. 9
- Giai đoạn văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX đánh dấu sự ra đời của khuynh hướng văn học “dân chủ nhân văn”. Các tác giả chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào thân phận con người, tình yêu và khát vọng hạnh phúc. Thời điểm này truyện Nôm khá phát triển, người ta có xu hướng viết về những vấn đề lịch sử, trong đó có một hướng đi nổi trội lúc bấy giờ là dựa trên cốt truyện có sẵn, tiểu thuyết tài tử giai nhân của Trung Quốc để viết lại. Truyện Kiều là một ví dụ. Nguyễn Du đã mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà sáng tạo ra Truyện Kiều bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ đậm đà bản sắc Việt Nam. Truyện Hoa tiên cũng vậy, dựa theo một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác phẩm mang tinh thần dân tộc. Giai đoạn này, mọi giá trị, mọi ràng buộc con người của lễ giáo phong kiến tất yếu có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương. Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX viết nhiều tình yêu và người phụ nữ với kiểu mẫu “công dung ngôn hạnh”, “xuất giá tòng phu”... và những khuôn khổ đạo đức của lễ giáo phong kiến. Truyện Hoa tiên là một câu chuyện dài thể hiện tình yêu đôi lứa trong khuôn khổ trật tự phong kiến. 1.2. Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Huy Tự, còn có tên gọi khác là Yên, tự là Hữu Chi, hiệu là Uẩn Trai, sinh ngày 15 tháng 7 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 đời vua Lê Hiển Tông, tức là ngày 2 tháng 9 năm 1743, người làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Huy Tự là con trưởng Nguyễn Huy Oánh và bà chính thất họ Nguyễn, ông nổi tiếng học rộng biết nhiều. Tương truyền “Ông bác thiệt cổ kim, lại giỏi thuật số, cho nên những thi họa, quốc âm, thanh luật, kỹ nghệ 10
- không món gì là không tinh tuyệt. Khâm hoài tiêu sái, khí cục hiên ngang, mà lúc trò chuyện bàn bạc thì mãn tọa không ai không lắng tai nghe” [16,tr211]. Ông tổ xa xưa của họ Nguyễn Huy là Nguyễn Uyên Hậu, đậu ngũ kinh bác sĩ đời Hồng Đức. Thế tổ là Nguyễn Hàm Hằng, mười lăm tuổi đậu hương thí, các đời sau đời nào cũng có người đỗ đạt và làm quan. Ông nội của Nguyễn Huy Tự là Nguyễn Huy Tựu đậu hương giải, làm Tham chính xứ Thái Nguyên, lúc chết được phong Công bộ Thượng thư. Cha Nguyễn Huy Tự là Nguyễn Huy Oánh, đậu thám hoa, giữ chức Hộ bộ Thượng thư, từng đi sứ Trung Quốc. Chú của Nguyễn Huy Tự là Nguyễn Huy Quýnh, đậu tiến sĩ, sau đổi sang làm quan võ, giữ chức Đốc thị đạo Quảng Thuận, cũng là một người có tài văn học. Năm 1759 (mười sáu tuổi), Nguyễn Huy Tự đậu thứ năm kỳ thi hương, lúc bấy giờ Nguyễn Huy Oánh đang làm Nhập nội thị giảng ở phủ chúa, ông được bổ chức Thị nội văn chức tùy giảng để giúp cha. Sau đó liên tiếp ông giữ các chức Hồng lô tự thừa (1767), Tri phủ Quốc Oai (1768), Hiến sát phó sứ Sơn Nam (1770). Năm 1774, đổi sang làm quan võ, Nguyễn Huy Tự giữ chức Quản binh, bốn năm sau thăng lên làm Trấn thủ xứ Hưng Hóa. Năm 1779, ông được đặc ban Tiến triều ứng vụ, ngang với tiến sĩ, sau đó làm Đốc đồng trấn Hưng Hóa rồi kiêm Đốc đồng Sơn Tây. Được ít lâu thì mẹ vợ mất, lại có loạn kiêu binh, Nguyễn Huy Tự lấy cớ xin về nhà chịu tang rồi không ra làm quan nữa. Nguyễn Huy Tự lấy hai đời vợ, vợ trước là Nguyễn Thị Bành, vợ kế là Nguyễn Thị Đài, cả hai đều là con gái Nguyễn Khản, anh cả nhà thơ Nguyễn Du và đều giỏi chữ Nôm. Ông có mười ba người con, chín trai và bốn gái. Năm 1790, ông được vua Quang Trung triệu vào Phú Xuân bổ chức Hữu thị lang, ông làm được mấy tháng thì bệnh nặng và mất ngày 27 tháng 7 năm 1790, thọ 48 tuổi. 11
- 1.2.2. Truyện Hoa tiên Như chúng tôi đã trình bày, Nguyễn Huy Tự sống trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến và sự suy yếu của tập đoàn thống trị Lê – Trịnh. Ông tích cực tham gia hoạt động, tạm thời gác lại nghiệp văn thơ để cầm vũ khí nhằm bảo vệ trật tự xã hội đang bị lay chuyển. Bởi vậy, hẳn đây không phải là thời gian nhàn rỗi và là nguồn cảm hứng để ông có thể sáng tác truyện Hoa tiên. Dựa vào ghi chép về dòng họ Nguyễn Huy, nhà phê bình Hoài Thanh đã đưa ra nhận định “Nguyễn Huy Tự đã viết Hoa tiên hồi còn nhỏ tuổi” [26,tr104]. Ý kiến này có cơ sở và khá chuẩn xác. Vào thời chúa Trịnh Doanh, sau khi đậu thứ 5 kì thi hương khi mới 17 tuổi, Nguyễn Huy Tự rời quê lên Thăng Long giúp cha giảng sách ở phủ Thế tử. Từ lâu, phong trào sáng tác thơ văn chữ Nôm đã thịnh hành ở Thăng Long. Trịnh Doanh, Trịnh Sâm và Nguyễn Huy Oánh đều có tài làm thơ Nôm, Nguyễn Huy Tự cũng là người có sở trường về thơ phong tình. Nguyễn Huy Tự đã đính ước với con gái của Nguyễn Khản. “Tư thất của Nguyễn Khản dựng ở xóm Bích – câu, nhà cửa lộng lẫy, vườn đầy hoa thơm cỏ lạ, không kém gì vườn chúa nên thường được Trịnh Sâm ra chơi và tỏ lời khen ngợi” [4,tr11]. Khi Nguyễn Huy Tự đến làm rể ở phủ Nguyễn Khản đã cảm nhận được vẻ đẹp cảnh vật, chàng trai đang tuổi hai mươi rạo rực yêu đương mới thấy hết được giá trị của ca bản Hoa tiên ký. Nhà phê bình Tĩnh Tịnh Trai bình luận rằng đó là một truyện “khởi bằng gió trăng, kết bằng gió trăng mà trong khoảng giữa, không có chỗ điểm xuyết nào thoát ra ngoài hai chữ gió trăng” [4,tr10]. Cảm xúc tuổi trẻ trong Nguyễn Huy Tự rất thích hợp viết một truyện dài về yêu đương và công danh như truyện Hoa tiên. Từ việc nghiên cứu nguyên tác kết hợp với tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Huy Tự cho phép chúng tôi khẳng định: “Nguyễn Huy Tự đã viết truyện Hoa tiên khoảng giữa thế kỷ XVIII, từ năm 1759 (năm ông tới Thăng Long) đến năm 12
- 1768 (năm được bổ làm quan ở Sơn Tây), lúc này ông vào khoảng 17 – 26 tuổi” [4,tr12]. Truyện Hoa Tiên theo GS. Nguyễn Lộc “bản nguyên tác của Nguyễn Huy Tự có độ dài là 1.532 câu lục bát. Sau khi được một người em họ bên vợ là Nguyễn Thiện sửa chữa và thêm thắt thì bản truyện có tất cả là 1.826 câu” [21,tr600], và được Đỗ Hạ Xuyên khắc ván in đầu tiên vào năm Ất Hợi (1875) đời Tự Đức, với nhan đề là Hoa tiên nhuận chính, hay Hoa tiên nhuận chính tân biên. Tuy nhiên, theo văn bản có trong sách Văn học thế kỷ 18 do PGS. Nguyễn Thạch Giang chủ biên, thì “bản nhuận sắc chỉ có 1.766. Nhưng, theo nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm thì bản này có đến 1.858 câu” [9,tr70]. Sự ra đời của truyện Hoa tiên là một thành công lớn của văn học cổ điển dân tộc. Việc nhuận sắc tác phẩm được coi là vấn đề đáng lưu tâm. Nghiên cứu cho rằng Nguyễn Huy Tự viết truyện Hoa tiên vào khoảng từ năm 1759 đến năm 1768, khi ông khoảng 17 đến 26 tuổi. Sau đó tác phẩm đã qua tay nhiều người nhuận sắc, có thể điểm qua như sau: Nguyễn Thiện được coi là người đầu tiên có công nhuận sắc truyện Hoa tiên. Nguyễn Thiện, tự Khả Dục, hiệu Thích Hiên, sinh ra ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Là con nhà quan lại khá giả, cháu gọi Nguyễn Khản bằng bác, gọi thi hào Nguyễn Du bằng chú. Bàn về việc nhuận sắc tác phẩm có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề Truyện Kiều của Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự hay ngược lại? Ông Đào Duy Anh đã đưa ra giả thuyết “Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều trong khoảng 1805 – 1809. Nguyễn Thiện đã đọc tác phẩm ấy rất kỹ và có lẽ chính nó đã tạo nên cảm hứng nhuận sắc truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự” [4,tr18]. Ý kiến này đã giải quyết ổn thỏa vấn đề nhuận sắc của Nguyễn Thiện. Nhận thấy truyện Hoa tiên và Truyện Kiều có mối ảnh 13
- hưởng qua lại tác động lẫn nhau. Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của truyện Hoa tiên: Truyện Hoa tiên nguyên tác: Bụi hồng dứt nẻo đi về chiêm bao Truyện Kiều viết: Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao Tuy nhiên Nguyễn Du đã tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo đem lại sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm của mình. Trong việc nhuận sắc truyện Hoa tiên, Nguyễn Thiện đã dụng công tô đậm quan niệm trung hiếu, tiết nghĩa bằng cách viết lại phần mở đầu. Nguyễn Huy Tự mở đầu tác phẩm bằng cách tả cảnh đêm thông qua việc đối chiếu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ trên trời với chuyện tình yêu của con người mà vào truyện: Nương lan nhẹ hóng mát chiều, Vàng pha gió quế, trắng dìu hương sen. Gác rèm câu nguyệt xiên xiên, Này hôm ả Chức chàng Khiên họp vầy. Ngược lại, Nguyễn Thiện khi nhuận sắc truyện Hoa tiên đã mở đầu bằng hai chữ “trăm năm” như Truyện Kiều: Trăm năm một sợi chỉ hồng Buộc người tài sắc vào trong khuôn trời Ngoài ra, Nguyễn Thiện cũng nhấn mạnh tính chất triết lý, một số tư tưởng Nho giáo thời bấy giờ. Ông thường coi trọng cách diễn tả con người qua hành động và cả nội tâm nhân vật. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 383 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 329 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 206 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 178 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 194 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 135 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 78 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 111 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn