Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản xuất tự động công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
lượt xem 8
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá được giá trị, vai trò của hệ thống truyền tự động của công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan. Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, tiêu thụ sản phẩm từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản xuất tự động công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ LỢI Tên đề án “TÌM HIỂU HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG CÔNG TY THỰC PHẨM BÌNH VINH TẠI ĐÀI LOAN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ LỢI Tên đề án “TÌM HIỂU HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG CÔNG TY THỰC PHẨM BÌNH VINH TẠI ĐÀI LOAN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Quốc Huy Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ tới Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng, trung tâm Đào tạo & Phát triển Quốc tế - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được sang Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan học hỏi và làm việc ở môi trường hoàn toàn mới, hiện đại và chuyên nghiệp, đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh (chị) quản lý và mọi người đã giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại công ty. Đặc biệt em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Nguyễn Quốc Huy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo để em hoàn thành bài báo cáo này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với đề tài mới nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 01 năm 2020 Sinh viên Hoàng Thị Lợi
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả mà bản thân đạt được trong quá trình thực tập. .................... 8 Bảng 3.1 Chi phí đầu tư ban đầu. ..................................................................... 30 Bảng 3.2 Chi phí hàng tháng ............................................................................ 30 .
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển............................................... 7 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Thực phẩm Bình Vinh ................ 9 Hình 2.3 Quá trình tạo ra sản phẩm .................................................................. 23
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. iii MỤC LỤC ......................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết ............................................................................................... 1 1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 3 1.3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ......................................................................... 3 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 3 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ........................................................................ 4 1.4.1. Thời gian thực tập ..................................................................................... 4 1.4.2. Địa điểm thực tập ...................................................................................... 4 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .......................................... 5 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập ................................................................... 5 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................... 6 2.2.1 Mô tả quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển ........................................... 7 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập. .......................... 9 2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở .................. 12 2.3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở ................................................ 20 2.3.3.Quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của cơ sở. ..................................... 23 2.3.4. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 25 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP.............................................................. 27 3.1.Giá trị cốt lõi của ý tưởng. .......................................................................... 27 3.2. Khách hàng ................................................................................................ 28 3.2.1 Khách hàng mục tiêu ............................................................................... 28 3.2.2. Kênh phân phối sản phẩm....................................................................... 28
- v 3.2.3. Quan hệ khách hàng................................................................................ 29 3.3. Hoạt động chính ......................................................................................... 29 3.3.1. Các nguồn lực ......................................................................................... 29 3.3.2. Hoạt động chính ...................................................................................... 30 3.3.3. Đối tác kinh doanh .................................................................................. 30 3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận, điểm hòa vốn. .............................. 30 3.4.1. Chi phí..................................................................................................... 30 3.4.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ................................................... 31 3.5. Phân tích SWOT ........................................................................................ 32 3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng, biện pháp ........................ 33 3.6.1 Những rủi ro khi thực hiện ý tưởng ......................................................... 33 3.6.2. Biện pháp giảm thiểu rủi ro .................................................................... 33 3.7. Những kiến nghị cho ý tưởng có thể thực hiện ......................................... 34 PHẦN 4. KẾT LUẬN ....................................................................................... 35 4.1 Khẳng định các kết quả đã đạt được qua thời gian thực tập....................... 35 4.2 Kết quả dự kiến đạt được của dự án. .......................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36
- 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Cùng với quá trình nỗ lực trên giảng đường, thời gian thực tập thật sự có ý nghĩa, vai trò không nhỏ đối với sự trưởng thành và cơ hội nghề nghiệp đối với em sau này. Để thử thách được năng lực của bản thân và muốn tiếp thu những cái mới, nhưng môi trường làm việc chuyên nghiệp, em đã lựa chọn nơi thực tập và em cảm thấy thực sự đạt được kết quả từ nơi thực tập - Thực tập nghề tại công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan. Trực tiếp áp dụng những kiến thức mà nhà trường đã dạy vào làm việc thực tiễn, dù là thực tập sinh nhưng vẫn phải làm việc và hoàn thành công việc như những nhân viên bình thường. Tại đây trong khoảng thời gian làm việc cùng các đồng nghiệp và quan sát hằng ngày em nhận thấy sự quan trọng của các dây chuyền tự động trong công nghiệp trong sản xuất hang hóa sản phẩm ,nắm được quy trình hoạt đọng và làm việc trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Cụ thể: Sử dụng hệ thống máy móc, dây chuyền trong sản xuất là hướng đi mới và cũng đang được ngày càng mở rộng quy mô ở các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Dây chuyền tự động giúp đảm bảo chính xác, định lượng đồng đều, dây chuyền sản xuất giúp cho sản xuất sản lượng sản phẩm tăng mà chất lượng vẫn được đảm bảo, bao bì đẹp vì có hệ thống máy móc mà không phải các hoạt động thủ công. Dây chuyền tự động dễ dàng điều khiển, vận hành, sử dụng dây chuyền sản xuất giúp giảm nguồn nhân lực, dễ dàng quản lí, dễ khắc phục do có hệ thống điều chỉnh các tỉ lệ phù hợp cho từng sản phẩm. Dây chuyền tự động có thể nâng cấp dễ dàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng sức cạch tranh. Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư.
- 2 Vì vậy sử dụng dây chuyền sản xuất vào trong các công ty đang ngày càng được quan tâm và mở rộng theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Hiện nay ở Việt Nam các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đang ngày càng tăng. Theo báo cáo của Vụ Quản Lý kinh tế (Bộ kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 325 khu công nghiệp được thành lập, đều có các dây chuyền tự động. Từ những kết quả trên đây để tìm hiểu rõ hơn vai trò của hệ thống dây chuyền tự động trong sản xuất, cùng với sự giúp đỡ của thầy Th.S Nguyễn Quốc Huy em đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản xuất tự động công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan”. 1.2 Mục tiêu - Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất chế biến của hệ thống chuyền tự động của công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan - Đánh giá được giá trị, vai trò của hệ thống truyền tự động của công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan. - Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, tiêu thụ sản phẩm từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty. a) Về chuyên môn nghiệp vụ - Nắm được các kiến thức cơ bản trong quá trình tiếp xúc và làm việc nâng cao kỹ năng mềm. - Vận dụng kiến thức để tiếp xúc làm việc trong môi trường thực tế. - Tận dụng lợi thế đã có thời gian thực tập tại nước ngoài để mở rộng các cơ hội tìm kiếm việc làm cho tương lai. b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Thái độ làm việc nghiêm túc
- 3 - Lắng nghe ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện hơn các kỹ năng của bản thân. - Biết quan sát, trau dồi kiến thức học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. - Tiếp thu ý kiến, sẵn sàng học hỏi những cái mới. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo, các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức 1.3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia - Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc và bằng những phương pháp nhất định để tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin cần thiết. 1.3.1.2. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp qua các cán bộ lãnh đạo thông tin cần thiết. 1.3.1.3. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát một cách tổng quát để từ đó so sánh với kết quả đã đạt được. 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu - Từ kết quả thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích - Xử lý thông tin trên word. - Phương pháp thu thập số liệu. + Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, các số liệu báo cáo tổng kết của công ty. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu. + Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu qua các phương pháp thu thập thông tin.
- 4 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian thực tập Từ 10 tháng 5 năm 2019 đến ngày 31 tháng 10 năm 2019 1.4.2. Địa điểm thực tập Công ty TNHH thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
- 5 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập Tên cơ sở thực tập: Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan (Ping Roun Food). Địa chỉ: Số 8/21 km15, đường Nhân Lương, phường Đại khê, quận Đào Viên. Điện thoại: 03 - 3072796 Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Ping Roun Food nằm ở thị trấn Daxi, quận Đào Viên được thành lập vào tháng 4 năm 2004, là sự hợp tác của công ty với các chuỗi cửa hàng tiện lợi (family mart) để sản xuất các sản phẩm như mì hộp, cơm hộp, cơm nắm, sanwich, các loại bánh như bánh su kem, bánh nướng, bánh ngọt, thạch hoa quả, canh ngọt,... Vào tháng 1 năm 2015 công ty thành lập thêm một chi nhánh tại Hsinchu ( nhà máy Xinfeng) chính thức gia nhập sản xuất. Ở Việt Nam vào năm 2007 công ty thành lập một xưởng tại Sài Gòn, sản phẩm của công ty được đón nhận bởi tất cả các tầng lớp xã hội, tuân thủ các quy định, đảm bảo thực phẩm tươi ngon và lành mạnh nhất cho người tiêu dùng, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và cũng được chứng nhận của Quốc gia về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công ty luôn chú trọng chất lượng và tìm kiếm những đột phá để tạo ra cơ hội mới cho thị trường. Bộ máy tổ chức: Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố cơ bản là: Cơ cấu tổ chức, các bộ phận quản lý và cơ chế hoạt động của bộ máy. Trong đó: - Cơ cấu tổ chức xác định các bộ phận, các phòng ban, chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phòng ban, bộ phận được chuyên môn hóa, có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản lý.
- 6 - Cán bộ quản lý: Là những người ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý của mình - Cơ chế hoạt động của bộ máy: Xác định nguyên tắc làm việc của bộ máy quản lý và các mối liên hệ cơ bản để đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra. 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh là công ty chuyên sản xuất các khẩu phần ăn nhanh, các loại bánh, cơm hộp mì, sushi…cung cấp cho chuỗi cửa hàng FAMILYMART. - Các bước cần tiến hành trước khi vào xưởng sản xuất: + Bước 1: Thay đồng phục của công ty, gồm mũ chùm đầu, quần áo, ủng. + Bước 2: Lăn bụi quần áo trong 60 giây, tiếp theo rửa tay trong 30 giây rồi sấy khô. Sau đó qua phòng khử trùng tự động mới được vào xưởng. + Bước 3: Sau khi vào xưởng tất cả công nhân phải đeo găng tay và tạp dề, sau đó dùng khăn nhúng cồn lau qua người và tiếp tục xịt cồn lên găng tay lần nữa mới bắt đầu công việc. - Các khu xưởng: Trong công ty có rất nhiều khu xưởng sản xuất các sản phẩm khác nhau như khu sản xuất sushi, khu sản xuất mì lạnh, khu sản xuất cơm hộp , khu bánh ngọt và khu sản xuất cơm cuộn sushi nơi em làm việc. Em được phân công vào truyền JI TAI ( chủ yếu làm cơm cuộn ) trên dây chuyền, ở mỗi truyền đều làm các công đoạn khác nhau, các món. Trên chuyền mỗi người đều có một công đoạn riêng, đứng ở một vị trí và đặt các gia vị vào để hoàn thành sản phẩm rồi xuất đi để các truyền khác làm công đoạn tiếp theo. Chính vì vậy đây chính là chuyền có thời gian đi làm sớm nhất. Cơm cuộn đều có một quy trình nhá định chỉ là các gia vị và các tên gọi khác nhau. Có khoảng 6 món cơm cuộn khác nhau cho tới thời điểm em kết thúc thực tập.
- 7 Quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển trên dây chuyền sản xuất tự động của công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan. Máy Đặt các xuống Cân cơm loại gia vị cơm (1, 2, 3) Xếp sản phẩm vào Cuộn Máy cắt làn , dán rong biển khúc theo tem tỉ lệ Hình 2.1 Quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển ( Nguồn: Sản xuất cơm cuộn rong biển) 2.2.1 Mô tả quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển - Máy xuống cơm: Hệ thống máy được cài đặt, điều chỉnh lượng cơm, tốc độ cơm cần cắt xuống cho từng loại sản phẩm - Cân cơm: Do độ dẻo dính của cơm mà máy cắt cơm thiếu chuẩn xác nên cần người đứng đầu truyền phụ trách cân lại và điều chỉnh trọng lượng cơm trước khi chạy chuyền. Mỗi sản phẩm dao động trong khoảng 99gr đến 243gr tùy vào kích thước của sản phẩm. - Đặt gia vị: Khi chuyền chạy cơm đến vị trí này thì người ở công đoạn này sẽ đặt các gia vị được sắp xếp theo quy định đặt đúng vị trí đấy với số lượng được chỉ định. - Máy cắt khúc theo tỉ lệ: Khi các gia vị được đặt đủ thì máy sẽ chạy và lúc này cơm đã cuộn lại được máy cắt khúc theo tỉ lệ 8 – 16cm.
- 8 - Cuộn rong biển: Lúc này cơm được máy cắt khúc sẽ được 2 người đứng ở sau cùng và dùng những lá rong biển đúng theo tỉ lệ, kích thước của cơm được cắt và cuộn lại. - Xếp sản phẩm vào làn, dán Tem: Khi cơm đã cuộn rong biển thì được người ở công đoạn cuối cùng xếp vào làn (thường là mỗi làn 12 cái cơm cuộn) và chồng lên nhau cho đến lúc đủ số lượng làn, dán tem và xuất đi cho các chuyền khác làm công đoạn tiếp theo. Các sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn sẽ không được xuất đi và trả lại người ở công đoạn đó. Bảng 2.1. Kết quả mà bản thân đạt được trong quá trình thực tập. Nội dung và kết quả đạt được Kiến thức, kỹ năng, thái độ học STT từ các công việc đã thực hiện hỏi được thông qua trải nghiệm - Trực tiếp tạo ra các sản phẩm - Có cơ hội tiếp với các kỹ thuật sản trong môi trường chuyên nghiệp xuất tiên tiến, máy móc hiện đại. và hiện đại. - Được giao lưu với người bản địa 1 - Biết thêm nhiều cách ăn mới có và biết thêm về ngôn ngữ, phong thể trực tiếp áp dụng sản xuất tại tục, tập quán của họ. địa phương. - Được tiếp xúc với các công - Được tiếp xúc cách làm việc nghệ sản xuất tiên tiến. nghiêm túc và trách nhiệm. 2 - Được chiêm ngưỡng những địa danh nổi tiếng xinh đẹp tại nước bạn. Trong thời gian 6 tháng vừa qua tại địa điểm thực tập – công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan em đã có một trải nghiệm cọ sát thực tế và có những bài học kinh nghiệm giúp bản thân hoàn thiện bản thân. Chúng em đã trực tiếp được đứng trên những dây chuyền tự động tạo ra các sản phẩm như: cơm cuộn shushi, cách đóng gói, chuẩn bị nguyên liệu một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiện đại.
- 9 Em được trực tiếp tiếp xúc với các cách sinh hoạt ở nơi sản xuất cũng như ở địa phương nơi mà người dân sinh sống. Trực tiếp được hỗ trợ vận hành các máy móc tự động với các công nghệ tiên tiến hiện đại như máy xuống cơm, máy đóng gói cơm cuộn tam giác, máy dán tem, … 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập. Bộ máy tổ chức: Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Thực phẩm Bình Vinh
- 10 Trách nhiệm của từng bộ phận - Chủ tịch hội đồng quản trị: Đại diện công ty đối ngoại, chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư lớn. Là cổ đông nắm quyền lớn nhất trong công ty, có quyền quyết định mọi việc của công ty thong qua ý kiến của các bên liên quan cũng là nhân tố quan trọng lien quan đến vị trí đứng của công ty phát triển sau này. - Tổng giám đốc: Là cách tay đắc lực của chủ tịch hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển của công ty, đề ra mục tiêu mỗi năm đồng thời giám sát quản lý, vận hành các bộ phận của công ty như bộ phận chiến lược, marketing, nhân sự, tài chính - kế toán, công nghệ thông tin, bảo quản thực phẩm, đặt hàng. - Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ tổng giám sát chỉ đạo, giám sát vận hành sản xuất của công ty, chiến lược marketing, nghiệp vụ xúc tiến kinh doanh, đảm bảo chất lượng tài vụ, … có thể quyết định một số công việc trong phạm vi quyền hạn. - Bộ phận nghiên cứu: + Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm, niêm yết sản phẩm mới, khai thác thị trường, xu hướng tiêu dùng và lập kế hoạch hoạt động. + Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý sản xuất sản phẩm mới và công tác an toàn vệ sinh, kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu để cải tiến công nghệ, lập kế hoạch và phát triển dự án… - Bộ phận nguyên vật liệu: Quản lý nguyên vật liệu, liên hệ các nhà cung cấp thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm thiết bị, tiếp nhận đơn hàng. - Bộ phận nhà xưởng: + Bộ phận nhà kho: Điều phối và lưu trữ các nguyên liệu cần thiết phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, nghiệp vụ quản lý hàng hóa, kiểm tra lượng hàng trong kho mỗi ngày.
- 11 + Phòng nấu nướng: Tất cả các nguyên liệu được nấu chín và chờ đưa ra phòng chuẩn bị. + Phòng chuẩn bị: Là công đoạn sau khi nguyên liệu đã được nấu chín, phân loại và chia tỷ lệ sẵn sàng phục vụ cho quá trình sản xuất. + Đóng gói thực phẩm: Là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất cho ra thành phẩm. Giám sát, kiểm tra bao bì, tem, mác của sản phẩm. + Phòng bánh: Là nơi để sản xuất ra các loại bánh ngọt, bánh kem… - Bộ phận quản lý: + Phòng tài vụ: Quản lý các nghiệp vụ về nhân sự, tiền lương, thưởng, phạt, tài chính, thuế, nghiệp vụ kế toán, quản lý vốn, tài sản cố định và các nghiệp vụ liên quan khác. + Tổng vụ: Quản lý tất cả các công việc trong nhà máy + Công nghệ thông tin: Quản lý hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và liên kết với bên ngoài. - Tổ an toàn thực phẩm: + Tổ trưởng: Quản lý an toàn thực phẩm, giáo dục đào tạo những kiến thức liên quan về an toàn thực phẩm cho thành viên trong tổ, đảm bảo thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, họp nội bộ và ngoại giao các hạng mục liên quan như: HACCP, GMP, GHP và CAS. Xử lý tình huống khẩn cấp đồng thời tìm cách khắc phục sự cố ( nếu có). + Thành viên: Xử lý ý kiến của khách hàng, điều tra sự hài lòng về sản phẩm của khách hàng. Phân tích, sắp xếp, thu thập thông tin cạnh tranh thị trường của sản phẩm, phân tích xử lý tài liệu những vấn đề có liên quan như hoạt động thị trường, xu hướng tiêu dùng, an toàn thực phẩm. Xử lý những tình huống khẩn cấp, đồng thời tìm cách khắc phục những sự cố. Tham gia các hoạt động kiểm toán nội bộ, quản lý tài liệu, sổ sách. Điểm đặc biệt của mô hình tổ chức: - Đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao
- 12 - Có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hoá do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lặp trong hoạt động, đơn giản hoá đào tạo. - Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản - Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên, và - Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất. 2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở - Về tài chính: Vốn là 3 tỷ 6.000 vạn Đài tệ là khoảng 1.205.566.804.872 (Vnđ). - Về lao động: khoảng hơn 600 người. - Các vật tư máy móc: Rất nhiều máy móc hiện đại như máy trộn, máy rửa, máy hấp, máy đóng gói, lò nướng, tủ đông, tủ lạnh, và các dây chuyền tự động được nhập trực tiếp từ Nhật Bản. - Trong công ty thực phẩm vấn đề tài chính sẽ do giám đốc tài chính của công ty đảm nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính. - Về con người, vật tư máy móc sẽ do bộ phận nhà xưởng trực tiếp quản lý và vận hành, và mỗi bộ phận sẽ có thêm đội ngũ kỹ thuật chịu trách nhiệm sửa chữa và thay thế các thiết bị máy móc đó đảm bảo việc sản xuất không bị trễ, hàng hóa được xuất đúng hẹn. Và về công nghệ, thông tin sẽ giao do bộ phận quản lý chịu trách nhiệm. - Điểm đặc biệt trong cách quản lý các nguồn lực của cơ sở đó là sự đầu tư kỹ lưỡng về nhân sự cũng như máy móc. Các quy trình đó có sự liên kết, hỗ trợ qua lại với nhau giữa các bộ phận. Bất kể một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải hội đủ các nguồn lực sau: Nguồn nhân lực, tài sản vật chất và các nguồn lực vô hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực
- 13 đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao luôn luôn phải có thông tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích và đánh giá chặt chẽ tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh lâu dài. => Bài học kinh nghiệm rút ra là trong doanh nghiệp sản xuất cần có những sự đầu tư và sự chuẩn bị bài bản về tài chính, con người cũng như vật tư máy móc. 2.3.1.1. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực: Trong công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan hiện có khoảng hơn 600 người kể cả lao động và các nhân viên quản lý. Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện. Những đối tượng và những vấn đề chủ yếu cần phân tích về nguồn nhân lực bao gồm: Nhà quản trị các cấp. Đây là nguồn nhân lực quan trong có vai trò như những nhạc trưởng trong dàn nhạc của các doanh nghiệp trong đó nhà quản trị cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 376 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 324 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn