intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu quá trình sản xuất Cà Tím tại Trang trại số 31-32, Moshav Tsofar vùng Arava, Israel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm nắm được các thao tác trong quy trình kỹ thuật trồng cà tím công nghệ cao tại Trang trại số 31-32, Moshav Tsofar vùng Arava, Israel làm cơ sở để áp dụng phát triển sản xuất cà tím tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu quá trình sản xuất Cà Tím tại Trang trại số 31-32, Moshav Tsofar vùng Arava, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHẨU THỊ HẠNH Tên đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ TÍM TẠI TRANG TRẠI SỐ 31 - 32, MOSHAV TSOFA, VÙNG ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHẨU THỊ HẠNH Tên đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ TÍM TẠI TRANG TRẠI SỐ 31-32, MOSHAV TSOFA, VÙNG ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Trồng trọt Lớp : K47 Trồng trọt - N02 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dân : TS. Hà Việt Long Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu về kết quả thực hiện được trình bày trong khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, Tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả Trước Hội đồng ThS. HÀ VIỆT LONG CHÂU THỊ HẠNH XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sữa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học, thời gian đi thực tập tốt nghiệp tại các nước có nền nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với sản xuất cây trồng công nghệ cao tại các nước tiên tiến, giúp sinh viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và lòng yêu nghề. Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Nông học, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất Cà tím tại trang trại số 31-32, Moshav Tsofar vùng Arava, Israel”. Để hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Hà Việt Long người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên em từ khi bắt đầu đi thực tập đến khi hoàn thành khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Nông học, Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc tế (ITC), Trung tâm AICAT, các cô chú các anh chị đồng nghiệp đang làm việc tại farm 36 đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Châu Thị Hạnh
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2010-2014 ........................6 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cà ở Việt Nam từ năm 2010 – 2014 ...........................10 Bảng 4.1: Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất của trang trại ..................................22 Bảng 4.2: công việc cụ thể của các chức vụ trong trang trại ....................................29
  6. iv DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của trang trại .....................................................................28 Hình 1: Cây con chuẩn bị đem trồng ........................................................................30 Hình 2: Đục lỗ và trồng cây ......................................................................................31 Hình 3: Cắt tỉa cành...................................................................................................32 Hình 4: Làm cỏ cho cây cà ........................................................................................33 Hình 5: Quả cà đủ tiêu chuẩn thu hoạch ...................................................................34 Hình 6: Thu hoạch cà ................................................................................................35 Biểu đồ 4.1: Sự biến dộng số lượng quả cà tím cắt giảm trong tuần ........................36
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 4 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà tím trên thế giới ..................................... 5 2.1.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới ................................................... 5 2.1.2. Tình hình tiêu thụ cà tím trên thế giới..................................................... 7 2.2. Tình hình sản xuất cà tím và tiêu thụ cà tím ở Việt Nam .......................... 8 2.2.1. Tình hình sản xuất cây cà tím ở Việt Nam ............................................. 8 2.2.2. Một số mô hình trồng cà tím ở Việt Nam ............................................. 13 2.3. Những yếu tố làm nên thành công của các trang trại ở Israel................. 15 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19 3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 19 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 19
  8. vi 3.3.1. Tiếp cận có sự tham gia ........................................................................ 19 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 19 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 22 4.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu................... 22 4.1.2. Những thành tựu đã đạt được của trang trại.......................................... 25 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 26 4.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 27 4.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại .................. 27 4.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 38 4.2.3. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cà tím tại Việt Nam ................... 39 Phần 5 KẾT LUẬN ....................................................................................... 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cà tím (Solanum melongena L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ và được trồng ở Trung Quốc từ rất sớm, khoảng 500 năm trước công nguyên. Sau đó được người Ả rập và Ba Tư đưa đến châu Phi vào thời trung đại và tìm thấy nó ở Italia vào thế kỉ XIV. Mặc dù cà tím được sử dụng ở nhiều nước một cách dễ dàng, nhưng ở châu Âu người ta đã không ăn quả này, và được gọi là cà dại (Eggplant, 2008) [39]. Cà tím thuộc họ cà, là những cây có chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho con người khi ăn. Vào những năm 1600 quả cà tím lần đầu tiên đã được vua Louis thứ XVI giới thiệu vào thực đơn, song nó đã không được chấp nhận một cách thích thú và bị gọi là loại quả to như quả lê nhưng chất lượng thì tồi. Và người ta cũng nghĩ rằng ăn cà sẽ bị sốt thương hàn, động kinh thậm chí bị điên. Do đó, hơn một thế kỉ sau đó cây cà chỉ được trồng làm cảnh ở châu Âu do màu sắc hoa và quả rất đẹp. Ở Mỹ cũng vậy, cho đến tận cuối những năm 1800, đầu 1900 khi người Trung Quốc và Ấn Độ đến nhập cư và sử dụng nó như là một loại rau, từ đó mới bắt đầu được chấp nhận tại Bắc Mỹ. Cho đến nay cà đã được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho cà tím, các tên gọi Hy Lạp và La Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, Australia và Canad. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính. cà tím là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, quả
  10. 2 là loại quả mọng nhiều cùi thịt. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng như nó chứa một hàm lượng xơ cao và các khoáng chất như Vitamin C, Vitamin K, Thiamin, Niacin, Vitamin B6, axit Pantothenic, Magnesium, Phosphorus và đồng, Folate, kali và mangan. trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220 mg, phốt pho 15 mg, magiê 12 mg, calcium 10 mg, lưu huỳnh 15 mg, clor 15 mg, sắt 0,5 mg, mangan 0,2 mg, kẽm 0,2 mg, đồng 0,1 mg, iod 0,002 mg. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Chính vì vậy người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày, người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng do tiêu hóa. Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày. Thực phẩm này là rất thấp trong chất béo bão hòa, cholesterol và natri tốt cho tim mạch, nhưng lại chứa nhiều đường cao calo. Quả tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt, các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi. Ở Việt Nam, cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trong các món ăn như: cà bung, cà tím xào
  11. 3 cần tỏi, cà tím om tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dưa muối xổi... Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cà tím có thể trồng trực tiếp trong vườn. Tại các khu vực ôn đới, việc trồng cây cà tím giống ra vườn chỉ thích hợp khi đã hết sương muối. Việc gieo hạt thường bắt đầu khoảng 8-10 tuần trước khi hết sương muối. Nhiều loại sâu bệnh phá hoại các loài thực vật họ Cà khác như cà chua, khoai tây, ớt v.v cũng gây ra phiền toái cho cà tím. Vì lý do này, không nên trồng cà tím tại các khu ruộng trước đó đã trồng các loài cây họ cà trên. Người ta cũng khuyến cáo nên canh tác trở lại cà tím trên cùng một thửa ruộng chỉ sau khoảng 4 năm để có thể có mùa màng với thu hoạch tốt. Các loài sâu hại phổ biến tại Bắc Mỹ là bọ cánh cứng phá khoai tây, bọ chét, các loài rệp và ve bét. Nhiều loại sâu bệnh này có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng Bacillus thurengensis (Bt), một loài vi khuẩn tấn công các phần mềm trên cơ thể của ấu trùng. Sâu trưởng thành có thể kiểm soát bằng cách bẫy bắt. Các loài bọ chét là rất khó kiểm soát. Vệ sinh tốt khi quay vòng canh tác là cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát bệnh nấm đối với cà tím, trong đó nguy hiểm nhất là các loài Verticillium. Để thấy rõ được giá trị và hiệu quả kinh tế của việc trồng cà tím mang lại và tìm hiểu việc tổ chức sản xuất như thế nào cho hiệu quả, em đã được thực tập và tiến hành : “Tìm hiểu quá trình sản xuất Cà Tím tại Trang trại số 31-32, Moshav Tsofar vùng Arava, Israel”. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Mục tiêu chung Nắm được các thao tác trong quy trình kỹ thuật trồng cà tím công nghệ cao tại Trang trại số 31-32, Moshav Tsofar vùng Arava, Israel làm cơ sở để áp dụng phát triển sản xuất cà tím tại Việt Nam.
  12. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thực hiện và nắm được các bước cụ thể trong quy trình sản xuất cà tím từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc đến thu hoạch, đóng gói tiêu thụ sản phẩm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với sản xuất cây trồng công nghệ cao tại Israel, giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và lòng yêu nghề. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất cây trồng công nghệ cao tại Việt Nam trong tương lai. - Giúp sinh viên biết được phương pháp thu thập, xử lý số liệu và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Nắm được quy trình trồng cà tím công nghệ cao tại Tzofar, Israel để áp dụng trong sản xuất ở Việt Nam.
  13. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà tím trên thế giới 2.1.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới Theo FAO trong năm 2010, sản xuất cà tím có tính tập trung cao độ, với 93% sản phẩm đến từ 7 quốc gia. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất (58% tổng sản lượng thế giới) và Ấn Độ đứng thứ 2 với 25%; tiếp đến là Ai Cập, Thổ Nhỹ Kỳ, Nhật Bản là một trong mười quốc gia sản xuất cà tím lớn nhất thế giới. Mỹ là nước có diện tích trồng cà tím đứng thứu 20 trên thế giới. Với hơn 4.000.000 vùng trồng ( 1.600.000) được giành cho việc trồng trọt cà tím trên thế giới. Tổng sản lượng tươi (bao gồm cả chùm) thế giới năm 2013 đạt 41,840 triệu tấn, giảm so với của năm 2012 do thời tiết xấu làm giảm sản lượng ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản Quốc 58,55; Ấn Độ 25,24; Ai Cập 2,94; Thổ Nhỹ Kỳ 2,03; Nhật Bản 0,79 . Ở Trung Quốc, được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất . Theo báo cáo năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất được 17.532.681 tấn vào năm 2006. Trong một thời gian, Trung Quốc đang tìm kiếm cách thức mới để tăng năng suất, và năm 1987, Trung Quốc đã thành lập cơ sở sản xuất rau giống đầu tiên ở Bắc Kinh, gọi là " ". Cà tím đã được sản xuất theo cách thức như cà chua, dưa leo, tiêu và dưa, nhưng phụ thuộc vào sự quay vòng của cây trồng để có năng suất cao hơn. Tại Thái Lan được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần miền Bắc và miền Đông. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha cho sản lượng 76.275
  14. 6 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến năm 2007, theo Somsri, diện tích ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716 tấn, Năm 2009, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản lượng 19.326 tấn. Ở Ấn Độ, và chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng. chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với chùm. có thể chọn được lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn. Năm 2009, sản lượng quả đạt 183.922 tấn, xếp thứ 2 về sản xuất quả ở các nước châu Á. Theo số liệu thống kê của FAO trong các năm gần đây, tình hình sản xuất cà tím trên thế giới được tổng hợp ở bảng 2.1 Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2010-2014 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 2010 1.721.968 25,6173 44.112.147 2011 1.760.671 25,6557 45.171.222 2012 1.813.547 26,0644 47.269.020 2013 1.863.981 26,2846 48.993.974 2014 1.870.128 26,8308 50.193.117 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) Qua bảng 2.1 : ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây diện tích trồng cà tím có tăng lên, năm 2010 là 1.721.968 ha đến năm 2014 là 1.870.128 ha. Trung bình mỗi năm tăng 29.632 ha, điều này cho thấy diện tích trồng cà tím trên thế giới có sự phát triển. Cùng với đó sản lượng cà tím cũng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 44.112.147 tấn đến năm 2014 là 50.193.117 tấn. Năm 2010 năng suất là 25,6173 tấn/ha đến năm 2014 đạt
  15. 7 26,8308 tấn/ha. Điều đó thể hiện sự quan tâm áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất của nhà vườn. 2.1.2. Tình hình tiêu thụ cà tím trên thế giới Tổng mức tiêu thụ cà trên thế giới năm 2013 đạt 4,22 triệu tấn, giảm 7% so với năm 2012 là 4,56 triệu tấn, do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản lượng. Các nước tiêu thụ lớn trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mêhicô, Nga, Achentina,… Tổng lượng tươi đem chế biến trên thế giới năm 2013 là 974 ngàn tấn, giảm 1 triệu tấn so với năm 2012. Trong đó, Mỹ 507 ngàn tấn, Nam Phi 186 ngàn tấn, Mêhicô 82ngàn tấn. Về tiêu thụ : Nhật Bản là thị trường lớn cho việc tiêu thụ . Trong năm 2009 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851tấn) tươi, năm 2008: 6 - 7 triệu thùng (102-119 nghìn tấn), năm 2007: 8 triệu thùng (136 nghìn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) trong năm 2008, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm [15]. Tại các thị trường châu Âu, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng xuất khẩu lớn, các mặt hàng quả khác, như: xoài, chôm chôm… hay các loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn. Mặt hàng rau đã được xuất khẩu trở lại bình thường vào thị trường châu Âu, tuy nhiên với khối lượng không nhiều [15]. Tại Nga, Năm 2009, Nga nhập 60 ngàn tấn, tăng so với 32 ngàn tấn năm 2007. Các nước cung cấp chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi và Achentina. Thị trường xuất khẩu cà tím ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà mở rộng ra nước ngoài. Hiện nay, một số tỉnh thành đã xuất khẩu sang nhiều nước như: Đức, Canada, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Hồng Kông, Trung Quốc. Từ đầu năm 2014, có thêm nhiều doanh nhân đến từ Pháp, Nhật
  16. 8 tìm hiểu và đặt hàng với số lượng lớn. Đối với các tỉnh phía Bắc, cà tím chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không đủ sản lượng lớn, ổn định để xuất khẩu. Vì vậy, các tỉnh 13 đã có chủ trương mở rộng diện tích cà tím theo hướng liên kết thông qua các tổ hợp tác để doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn. Ngoài ra, nhà vườn tham gia vào tổ hợp tác sẽ cùng sản xuất theo một quy trình, từ đó đảm bảo chất lượng trái cà tím đồng đều hơn [3], [8]. 2.2. Tình hình sản xuất cà tím và tiêu thụ cà tím ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất cây cà tím ở Việt Nam Cây ăn quả có vị trí quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế. Quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng, là thuốc có tác dụng phòng chữa bệnh cho con người. Giống cà tím rất đa dạng về quả và màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà tím chọn tạo được công nhận giống, mà chủ yếu là địa phương và nhập nội. Dựa vào hình dạng quả, có thể chia cà tím thành các nhóm giống quả tròn và nhóm giống quả dài. Một số giống cà tím ở Việt Nam: - Giống cà tím EG 203: Đây là giống có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á năm 1999. Sauk hi khảo nghiệm vụ xuân hè năm 2000 cho thấy giống cà tím này sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Giống này có khả năng chống được vi khuẩn héo xanh, chịu được ngập úng, chống được tuyến trùng dễ do Meloigogyne incognital, chịu được bệnh thối gốc do nấm Selerotium rolfsii, nên thường được chọn làm gốc ghép với cà chua. - Giống cà tím địa phương: Văn Đức, Bắc Ninh.
  17. 9 - Giống cà tím CE – 1 cho năng suất khoảng 50 -60 tấn/ha. Giống này đang được trồng nhiều ở Cát Tiên – Lâm Đồng. Đang là một trong những cây đem lại thu nhập cao ở vùng lũ Cat Tiên… - Các giống lai: Hai mũi tên đỏ, Kiều Nương, Triệu Quân,…cho năng suất rất cao. Cà tím là cây dễ trồng và được trồng khắp nơi ở nước ta. Ngoài công dụng là thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng nó còn được sử dụng làm thuốc từ lâu đời với công dụng mát gan, nhuận tràng, kích thích sự bài tiết mật, điều hoà tiêu hoá. Cách chế biến các món ăn từ cà tím: Qủa tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt, các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù có nhiều người thích gọt vỏ nó đi. Ở Việt Nam, cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trog các món ăn như: cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dưa muối xồi…. Nếu trước kia, cà trồng chỉ để phục vụ cho nhu cầu tự cung, tự cấp của nhân dân ta thì ngày nay nó đã trở thành một cây hàng hoá đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho nhiều vùng trồng rau như Lâm Đồng, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương. đặc biệt quả cà tím gần đây còn được chế biến để xuất khẩu sang Nhật Bản. Tại Cát Tiên – Lâm Đồng nông dân trồng cà tím cho biết trồng cây này cho thu nhập gấp 2 lần so với những loại rau thương
  18. 10 phẩm khác ở địa phương như dưa leo, Nên nó đã trở thành một cây xoá đói giảm nghèo cho bà con tại vùng lũ cát này (Quang Sáng). Trồng cà vốn đầu tư ít (khoảng 300.000 đồng/sào cà pháo), thu lãi cao hơn nhiều so với trồng lúa và một số cây màu khác, sản phẩm làm ra đến đâu, được thương lái mua hết đến đó với giá ổn ñịnh nên trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích cây cà nói chung và cà pháo nói riêng tại Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác ở ñồng bằng sông Hồng được mở rộng hơn rất nhiều. Phát triển cây cà tím góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cà ở Việt Nam từ năm 2010 – 2014 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 2010 721.869 66.173 22.112.147 2011 760.671 68.557 25.171.222 2012 813.547 75.644 27.269.020 2013 863.981 79.846 38.993.974 2014 870.728 89.308 40.193.117 (Nguồn: FAOSTAT/Statistics (2014) Qua bảng 2.2 về tình hình sản xuất ở Việt Nam qua các năm từ 2010 – 2014 ta thấy tình hình sản xuất cà tím không có sự thay đổi đáng kể, sự chênh chênh lệch ít về diện tích, sản lượng tăng lên qua các năm. Diện tích thu hoạch năm 2010 là 721.869 ha đến năm 2012 là 813.547 ha, qua 4 năm tăng 100 ha nhưng sản lượng tăng lên 9.471 tấn. Năm 2010 là 22,112 tấn đến năm 2012 là 27,269 tấn. Qua đó thể hiện được tình hình chăm sóc, đầu tư của người trồng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Không chỉ diện tích, sản
  19. 11 lượng tăng lên mà chất lượng cũng tốt hơn, vì thế giá cả cũng tăng lên làm cho HQKT tăng cao từ việc trồng. Họ Cà ở Việt Nam có nhiều giá trị thực tiễn như: làm thuốc, làm rau ăn và làm cảnh. Nhiều loài vừa có giá trị làm thuốc lại vừa có cả giá trị làm rau ăn hay làm cây cảnh. Trong các loài có giá trị làm thuốc thì không ít loài có chứa alcaloit, nên việc sử dụng chúng cần hết sức lưu ý. Bởi alcaloit trong họ Cà là những hợp chất vừa có tác dụng làm thuốc đồng thời vừa có khả năng gây ngộ độc. các loài được sử dụng làm rau ăn cũng có giá trị kinh tế không nhỏ, trong ñó phải kể đến một số loài đem lại những lợi ích rất to lớn cho con người: khoai tây, cà chua, tiếp đến có thể kể là cà tím. Tuy nhiên, một số loài trong thành phần có chứa một hàm lượng alcaloit nhất định, nên việc sử dụng chúng làm rau ăn cần hết sức thận trọng (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [12]. Cây cà có rất nhiều loại như cà bát, cà pháo, cà tím, cà trắng, cà dừa … trong ñó cà tím và cà pháo là được trồng phổ biến hơn. Giống cà tím rất đa dạng về dạng quả và màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà tím chọn tạo được công nhận giống, mà chủ yếu là giống địa phương và nhập nội. Dựa vào hình dạng quả, có thể chia cà tím thành các nhóm giống quả tròn và nhóm giống quả dài. Một số giống cà tím ở Việt Nam: Tuy nhiên, một số loài trong thành phần có chứa một hàm lượng alcaloit nhất định, nên việc sử dụng chúng làm rau ăn cần hết sức thận trọng (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [12]. Cây cà có rất nhiều loại như cà bát, cà pháo, cà tím, cà trắng, cà dừa … trong ñó cà tím và cà pháo là được trồng phổ biến hơn. Giống cà tím rất đa dạng về dạng quả và màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà tím chọn tạo được công nhận giống, mà chủ yếu là giống địa phương và nhập nội.
  20. 12 Dựa vào hình dạng quả, có thể chia cà tím thành các nhóm giống quả tròn và nhóm giống quả dài. Một số giống cà tím ở Việt Nam: - Giống cà tím EG 203: đây là giống có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á năm 1999. Sau khi khảo nghiệm vụ xuân hè năm 2000 cho thấy giống cà tím này sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Giống này có khả năng kháng được vi khuẩn héo xanh, chịu được ngập úng, chống được tuyến trùng rễ do Meloigogyne incognital, chịu được bệnh thối gốc do nấm Sclerotium rolfsii, nên thường ñược chọn làm gốc ghép với cà chua. - Giống cà tím địa phương: Văn Đức, Bắc Ninh. - Giống cà tím CE-1 cho năng suất khoảng 50-60 tấn/ha. Giống này đang được trồng nhiều ở Cát Tiên-Lâm Đồng. Nó đang là một trong những cây đem lại thu nhập cao ở vùng lũ Cát Tiên. - Các giống lai: Hai Mũi Tên ñỏ, Kiều Nương, Triệu Quân, cho năng suất rất cao. Cà tím có thể trồng ñược nhiều vụ trong năm nhưng cho năng suất cao và hiệu quả nhất là trồng tháng 1, 2 thu hoạch tháng 4-6 (NguyễnVăn Tuất và cộng sự, 2005) [13]. Ở nước ta, cà tím đã được trồng lâu đời nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, mỗi nhà chỉ trồng 2-3 thước lấy quả ăn Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cà pháo thuận lợi, giá bán ổn định, nhiều nhà hàng, khách sạn đã bổ sung cà pháo vào danh sách thực đơn món ăn ngon trong các bữa tiệc, do vậy khoảng vài năm trở lại đây cà pháo đã được bà con chú ý và mở rộng diện tích ở nhiều nơi như Lâm Đồng, Sóc Trăng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang … và cho hiệu quả kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo cho nhiều gia đình. Một số vùng trồng cà tím ngon có tiếng là huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Láng (Hà Nội), Cái Sắn (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang), huyện Luc Yên Cà tím có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2