Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Chiềng Hoa - huyện Mường La – tỉnh Sơn La
lượt xem 7
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn xã Chiềng hoa – huyện mường La – tỉnh Sơn La trong phát triển kinh tế hộ, từ đó phân tích những thuận lợi khó khăn và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Chiềng Hoa - huyện Mường La – tỉnh Sơn La
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CÀ THỊ NGUYỆN Tên đề tài: "TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHIỀNG HOA HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CÀ THỊ NGUYỆN Tên đề tài: "TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHIỀNG HOA HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Ngọc Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với tên đề tài:"Tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Chiềng Hoa huyện Mường La - tỉnh Sơn La”. Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo Thạc sĩ Trần Thị Ngọc -Giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Cô đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Cô luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng, cán bộ UBND xã Chiềng Hoa đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn người dân xã Chiềng Hoa đã tạo điều kiện cho em trong thời gian ở địa phương thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên em trong những lúc khó khăn. Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Tác giả Cà Thị Nguyện
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân biệt Giới và Giới tính...........................................................................5 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ..............................................................28 Bảng 4.2: Diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chính của xã năm 2018 .........................................................................................................32 Bảng 4.3: Số lượng gia súc, gia cầm của xã Chiềng Hoa giai đoạn 2016 -2018 ..................................................................................................33 Bảng 4.4: Lao động xã Chiềng Hoa chia theo giới tính giai đoạn 2016 – 2018 .................................................................................................35 Bảng 4.5: Tình hình chung của các hộ điều tra ..........................................................37 Bảng 4.6: Cơ cấu phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể năm 2018 ............................................................................40 Bảng 4.7: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành sản xuất ....................41 Bảng 4.8: phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 2018 ..............44 Bảng 4.9: Phân công lao động trong trong hoạt động nội trợ và chăm sóc con cái 2018 ...........................................................................................46 Bảng 4.10: Tình hình quản lý vốn vay của hộ ............................................................48 Bảng 4.11: Phân công lao động trong Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ 2018 ...........................................................................................50 Bảng 4.12: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp năm 2018 ...................................................................................51 Bảng 4.13: Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng năm 2018 ..................................52 Bảng 4.14: Quan điểm của các hộ nông dân về các công việc và vai trò phụ nữ trong gia đình ..................................................................................54 Bảng 4.15: Nhận thức của các hộ nông dân về việc học của con gái .........................55
- iii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa về mặt học tập .......................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ........................................................................................ 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................................. 4 2.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................... 4 2.1.2. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình.................................................. 8 2.1.3. Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế ................................................... 9 2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ....................................................... 10 2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ..................................................................................... 14 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................................ 16 2.2.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam............................... 16 2.2.2. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn ........................................................ 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 23 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 23 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 23 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................................... 23 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 24 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu........................................................ 25
- iv PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 27 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 27 4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ....................................................................................... 31 4.2. Thực trạng chung của các hộ điều tra trên địa bàn xã Chiềng Hoa – huyện Mường La – tỉnh Sơn La. ........................................................... 37 4.2.1.Thông tin chung về các hộ điều tra ...................................................................... 37 4.3. Thực trạng hoạt động và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã Chiềng Hoa............................................................................................ 39 4.3.1. Hoạt động và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn xã 39 4.3.2. Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.......................... 41 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã Chiềng Hoa – huyện Mường La – tỉnh Sơn La .................................. 56 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 56 4.4.2. Khó khăn............................................................................................................... 56 4.5. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La trong phát triển kinh tế hộ ............... 58 4.5.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ ....................................... 58 4.5.2. Nâng cao trình độ cho người phụ nữ .................................................................. 59 4.5.3. Tăng cường khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.......................................................................................... 60 4.5.4. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động cộng đồng ....................... 61 4.5.5. Trong việc thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình dự án phát triển của địa phương cần đặc biệt quan tâm đến vai trò, sự tham gia của phụ nữ .............. 61 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 63 5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 64 5.2.1. Đối với Nhà nước................................................................................................. 64
- v 5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương ....................................... 64 5.2.3. Đối với người đối với phụ nữ dân tộc Thái ........................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 66
- vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa BMI Chỉ số về khối lượng cơ thể BQ Bình quân TW Trung ương THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CT Chỉ thị DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính HĐND Hộ đông nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân QĐ Quyết định NQ Nghị quyết CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa KH Kế hoạch KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã và đang đóng góp phần làm giàu cho xã hội hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trên các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể về lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Phụ nữ cũng không ngừng làm phong phú nền văn hóa văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nơi nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và va trò của mình trong xã hội. Suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Cuộc sống đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vườn lên cuộc sống và hoàn thành xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, phụ nữ vừa làm con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát kinh tế gia đình mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam.
- 2 Chiềng Hoa là một xã miền núi, vùng sâu vùng xa của huyện Mường La với mật độ dân số khá đông đúc. Trong đó thì phụ nữ chiếm trên 55% tổng dân số và lao động nữ chiếm số đông, chủ yếu là lao động trong sản xuất trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngày ngày hộ làm việc tần tảo sớm hôm chăm sóc cho gia đình chăm lo cho con cái, thế nhưng vai trò của phụ nữ đến nay chưa được khẳng định rõ rệt.những quan niệm xưa cũ về họ vẫn được duy trì, phụ nữ chỉ cần chăm lo tốt cho chồng con và làm việc gia đình, việc đồng áng, trong khi trên lĩnh vực kinh tế - chính trị tiếng nói của họ vẫn chưa được khẳng định. Đây là lý do để em nghiên cứu đề tài. Quá trình phát triển kinh tế ở vùng nông thôn nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? Giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong qua trình phát triển và nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn xã Chiềng Hoa trong việc phát triển kinh tế được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương và nâng cao vị thế của phụ nữ tại địa phương. Xuất phát từ tính cấp thiết trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu vai trò của phụ nữ dân tộc Thái trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Chiềng Hoa - huyện Mường La – tỉnh Sơn La”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn xã Chiềng hoa – huyện mường La – tỉnh Sơn La trong phát triển kinh tế hộ, từ đó phân tích những thuận lợi khó khăn và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ tại địa phương.
- 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn tại xã Chiềng Hoa. - Tìm hiểu mặt được và mặt hạn chế cũng như khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nang cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa về mặt học tập - Rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học: Thu thập, xử lý số liệu, viết báo cáo. - Đề tài là cơ hội cho sinh viên đi sâu vào vào thực tế, áp dụng kiến thức đã được áp dụng vào thực tế. Tích lũy thên những kinh nghiệm mới cho bản thân nhằm phục vụ cho công tác sau này. Ngoài ra, đề tài còn là cơ hội cho sinh viên được nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống của người dân trên địa bàn xã nơi mình đang sinh. 1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhìn nhận đúng hơn về vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần là tài liệu tham khảo cho các cán bộ, ban ngành liên quan có thêm những căn cứ để xây dựng các chương trình dự án nhằm thúc đẩy vai trò phụ nữ trong sản xuất phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Giới tính, giới Giới tính và giới là hai thuật ngữ đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai khái niệm này hoặc cho rằng cả hai không có gì khác biệt hoặc chỉ muốn nói đến hai nhóm người: phụ nữ và nam giới. Sự không rõ ràng này thường dẫn đến những quan niệm không đúng về sự khác biệt giới dẫn đến bỏ qua sự đa dạng của vấn đề giới trong xã hội. Do đó, co một sự phân biệt tách bạch giữa hai khái niệm này cần thiết, đặc biệt với những người làm công tác xã hội. * Giới tính: là một thuật ngữ được các ngành khoa học xã hội và các nhà sinh học dùng để chỉ một phạm trù sinh học, trong ý nghĩa đó nam và nữ khác nhau về mặt sinh học, tạo nên hai giới tính nam và nữ: nam giới và nữ giới. * Giới: Giới trước hết không phải là phụ nữ. Giới liên hệ đến vai trò của nam và nữ do xã hội hoặc do một nền văn hóa xác lập nên. Giới có thể khác nhau giữa nơi này và nơi khác, giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác và có thể thay đổi theo thời gian. Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ nhân học , nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. Giới đề cập đến vấn đề phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể. Giới là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mag liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể “giới là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ”. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng cho xã hội. Theo SEAGEP (2001) giới và giới tính được định nghĩa như sau:
- 5 Giới tính: là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò cua nam và nữ veef mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính. Giới: là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá trình học tập và khác nhau theo từng nên văn hóa và thời gian, do vậy giới có hể thay đổi được. Ví dụ: nữ thường để tóc dài, nam thường để tóc ngắn. Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữa nam giới và phụ nữ , khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội do các nhóm xã hội con người tạo da ra. Những quan niệm về giới luôn nảy sinh từ tính chất của các quan hệ xã hội và của những hình thái tổ chức xã hội hội khác nhau (theo Nguyễn Đức Truyến và Nguyễn Thị Nguyệt Minh,2000). Bản chất xã hội của giới được thể hiện rõ trong sự khác nhau giữa các đặc tính và các hoạt động được coi là của nam giới và nữ giới khi thực hiện so sánh các nền văn hóa, giữa các tầng lớp xã và các nhóm dân tộc trong cùng một nền văn hóa, hoặc thay đổi theo thời (theo Nguyễn Thị Nghĩa và Bùi Thị An, 2002). Bảng 2.1. Phân biệt Giới và Giới tính Giới Giới tính Giới mô tả chúng ta thể hiện nam tính và nữ Giới tính mô tả chúng ta là nam hay tính nữ Giới là: Giới tính: - Được xây dựng bởi nên xã hội: nó là những - Sinh học: đó là những đặc tính thể vai trò, trách nhiệm và hành vi mong đợi ở chất đã có từ khi chúng ta sinh ra. nam và nữ trong một văn hóa hoặc xã hội cụ - Phổ biến: những đặc tính về tình dục thể. giống nhau trên toàn thế giới, nam - Văn hóa: những yếu tố của giới khác nhau giới có dương vật và phụ nữ có âm giữa các nền văn hóa và bên trong các nền văn đạo ở tất cả các nước. hóa. - Bạn được sinh ra với giới tính của - Những vai trò của giới là được học tập: bạn: điều này không thể thay đổi. chúng phát triển và thay đổi theo thời gian
- 6 2.1.1.2. Đặc trưng, nguồn gốc, sự khác biệt về giới * Đặc trưng cơ bản về giới - Do dạy và học mà có - Đa dạng ( khác nhau giữa các vùng miền ) - Luôn biến đổi - Có thể thay đổi được * Nguồn gốc giới Trong gia đình, bắt đầu từ từ khi sinh ra đứa trẻ đã được đối xử và dạ dỗ khác nhau tùy theo nó là trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, trang phục, hành vi, cách ứng xử mà cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội trông chờ ở con trai và con gái. Đồng thời họ cũng hướng dẫn, dạy dỗ trẻ em trai và trẻ em gái theo những quan điểm riềng và cụ thể. Đứa trẻ được dạy dỗ và phải luôn điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình sao cho phù hợp với khuôn mẫu cụ thể của mỗi giới đã được quy định. Sau khi đã hình thành các đặc điểm như vậy, nhà trường và các tập quán xã hội lại tiếp tục củng cố các khuôn mẫu cụ thể mỗi giới (ví dụ: nam thì học thêm các môn kỹ thuật, xây dựng, nữ học thêm các môn nữ công, may thêu...) Các thể chế xã hội như: chính sách, pháp luật... cũng có nghĩa làm tăng hoặc giảm sự khác biệt giữa hai giới (ví dụ: ưu tiên nữ trong các nghề y tá, thư ký, nam trong nghề lái xe, cảnh sát...). * Sự khác biệt về giới Phụ nữ được xem là phái yếu, vì một mặt thể lực họ yếu hơn nam giới, họ sống thiên về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Vì vậy phân công lao động giữa hai giới có sự khác biệt. Thiên chức của người phụ nữ là làm vợ, làm me, chăm sóc con cái và gia đình nên họ gắn bó với con cái và gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới.
- 7 Còn nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ có thể lực tốt hơn phụ nữ, cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và nhanh nhẹ hơn trong công việc. Đặc trưng này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con cái và gia đình, họ tập trung hơn vào công việc tạo ra của cải vật chất và công việc xã hội. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa do các tác động định kiến xã hội, hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới khác nhau nên phụ nữ thường ít có cơ hội tiếp cận cái mới, trong học tập và tìm kiếm việc làm. Mặt khác, phụ nữ thường bị ràng buộc bởi gia đình và con cái do đó họ ít có cơ hội tham gia các công việc xã hội và cơ hội thăng tiến trong công việc. Sự khác biệt về giới tạo nên khoảng cách giữa hai giới trong xã hội. 2.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới * Nhu cầu giới thực tế Là những nhu cầu xuất phát từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng để thực hiện tốt vai trò được xã hội công nhận thì sẽ giúp họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. Là những nhu cầu được hình thành từ điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể. * Lợi ích giới (nhu cầu giới chiến lược) Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng hướng bình đẳng.
- 8 Nhu cầu giới chiến lược được xác định để khắc phục tình trạng thấp kém hơn mỗi giới, chúng có thể thay đổi theo hoàn cảnh xã hội, chính trị và văn hóa cụ thể. * Bình đẳng giới Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có được địa vị như nhau, có cơ hội như nhau để phát triển tiềm năng và được hưởng thụ bình đẳng và công bằng cũng như lợi ích của sự phát triển. Bình đẳng giới không có nghĩa nam giới và phụ nữ phải như nhau, mà là sự giống nhau và khác nhau giữa nam giới và phụ nữ phải được công nhận và đánh giá một cách bình đẳng. 2.1.1.4. Vai trò giới Dù ở các loại hộ gia đình khác nhau, phụ nữ và nam giới đều thực hiện 3 vai trò: - Vai trò sản xuất: được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. - Vai trò tái sản xuất: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm việc nội trợ...vai trò này hầu như của phụ nữ. - Vai trò cộng đồng: thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng. 2.1.2. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình Có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa thế nào là hộ có thể nêu một số quan điểm cần quan tâm khi nhận định hộ. * Hộ gia đình: có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi định nghĩa khái niệm hộ gia đình:
- 9 - Có quan hệ huyết thống và hôn nhân - Cùng cư trú - Có cơ sở kinh tế chung Theo một từ điển chuyên ngành kinh tế, từ điển ngô ngữ thì hộ được hiểu là: tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những người có cùng huyết tộc và những người làm công. Về phương diện thống kê, các nhà nghiên cứu Liên hợp quốc cho rằng hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Vì vậy khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình,nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là hộ gia đình. * Kinh tế hộ gia đình: Kinh tế hộ nông dân là “ các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần thị trường hoạt động với một tốc độ không hoàn chỉnh”. Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó có các nguồn lực như : đất đai, lao động, tiền vốn, và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất . Có chung ngân quỹ , ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển” 2.1.3. Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn phát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới sự phát triển kinh tế.
- 10 Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của vấn đề lí luận kinh tế. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản, lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định”. Trong khi đó phát triển kinh tế được hiểu là: “Một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định trong đó bao gồ cả tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế”. Phát triển kinh tế xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân bằng việc phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng lao động văn hóa. Các nước trên thế giới trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng đều phải quan tâm đến mục tiêu phát triển đó là: - Tăng khả năng sẵn có và mở rộng việc phân phối các loại hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống như phương tiện, nhà ở, y tế và bảo vệ cho tất cả các thành viên trong xã hội. - Tăng mức sống tức là ngoài mục tiêu tăng thu nhập ra còn phải tạo thêm việc làm, cải thiện công tác giáo dục và chú trọng hơn đến giá trị văn hóa, nhân văn. - Mở rộng sự lựa chọn về y tế - xã hội cho các thành viên và các quốc gia bằng cách giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc về lệ thuộc không chỉ đối với những người và những quốc gia khác nhau mà còn đối với những áp lực của sự nghèo đói. 2.1.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội Trên thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm trên 55% trong tổng dân số lao động; số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã và sản xuất ra 1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với công việc đàm nhiệm công việc khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công
- 11 nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao. Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: phụ nữ là người tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. 1/4 số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ. Tuy vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ hạn chế về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị trong xã hội thấp. Trong số hơn 1,3 tỷ người trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ. Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng do mang thai, sinh đẻ... Ở Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm trên 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chúc vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Hiện có tới 27,3% đại biểu nữ trong Quốc hội. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sỹ 33,95%; tiến sỹ 25,69%. Tuy nhiên, so với con số trung bình theo quy định của Quốc tế tỷ lệ lao động nữ là đại biểu Quốc hội của Việt Nam chưa đạt và có xu hướng giảm dần. Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã hội. Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội. 2.1.4.1. Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế gia đình Có thể nói người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay trở thành một chủ đề quan trọng trong đời sống các gia đình. Họ cũng là người lao động trong lĩnh vực buôn bán dịch vụ góp phần tạo nên nguồn thu tiền mặt cho gia đình.
- 12 Cùng với chồng, người vợ cũng trở thành người tạo ra thu nhập chính.Ở nông thôn khi mà người chồng đi làm thuê xa kiếm tiền cho gia đình thì người vợ trở thành người lao động chính, họ là chủ thể chính trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông thôn. Ở thành phố, phụ nữ là lực lượng chính phát triển buôn bán - dịch vụ. Và khi người làm trong các công sở thì lương tháng của họ thì cũng đồng nghiệp nam. Hiện nay thật khó khẳng định một cách chung chung rằng người đóng vai trò quan trọng nhất trong gia đình là người chồng hay người vợ. Trong lao động sản xuất: phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt là các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ. Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội. Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng đồng tại xóm, thôn bản. Như vậy, dù được thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bước tiến của nhân loại, phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình. 2.1.4.2. Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình Công việc ở đây là công việc nội trợ nuôi dưỡng và chăn sóc các thành viên trong gia đình. Nhiều quan niện cho rằng đây là những công việt vặt và không quan trọng. Đây cũng chính là lí do mà vai trò và địa vị của người phụ nữ bị hạ thấp, là cơ sở căn bản tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ. Trong nền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn