intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

45
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm xây dựng được vườn giống gốc Đẳng sâm nam nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu nhân giống đã qua tuyển chọn, chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. Xây dựng được vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam diện tích 2.000 m2. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA HỒNG XUYỀN XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY ĐẲNG SÂM NAM (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA HỒNG XUYẾN XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY ĐẲNG SÂM NAM (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : 47 QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! PGS.TS Trần Thị Thu Hà Ma Hồng Xuyến XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm Nghiệp, Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực tập Ma Hồng Xuyến
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Đẳng sâm nam đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc ......................................................................................................... 20 Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 22 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc ......................................................................................................... 24 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc ......................................................................................... 25 Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc ............................................................................................... 26
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cây Đẳng sâm nam......................................................................... 4 Hình 2.2. Cây mô Đẳng sâm nam .................................................................. 9 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang ........................ 10 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi ............................................................................. 16 Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Đẳng sâm nam tại Vị Xuyên, Hà Giang21 Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc ......................................................................................... 23 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Đẳng sâm nam.......... 26 Hình 4.4.Hình ảnh một số cây Đẳng sâm nam bị bệnh ............................. 29
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KT – XH : Kinh tế – Xã hội QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 2.1. Giới thiệu chung cây Đẳng sâm nam ......................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới và trong nước...... 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới .......................... 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam tại Việt Nam ......................... 7 2.3. Tổng quan về khực vực nghiên cứu ........................................................... 9 Phần 3ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14 3.3.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 14
  9. vii 3.3.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc ................................................................................................ 15 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 18 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 20 4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam ........... 20 4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam........................................................................................................... 20 4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam .................................. 20 4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc ......................................................................................................... 21 4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc .......... 22 4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc ......................................................................................................... 23 4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc ................................................................................................ 26 4.4. Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc ....................... 30 4.4.1. Một số kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Đẳng sâm nam ........... 30 4.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 30 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 33 5.1. Kết luận .................................................................................................... 33 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 37
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có một hệ sinh thái phong phú đa dạng trong đó không thể không nói đến nguồn lâm sản ngoài gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ xưa đến nay giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân từ trung du đến vùng núi. Hiện nay nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao đó là nguồn sống của một số hộ gia đình sống ở rừng và phụ thuộc chủ yếu vào rừng, ở các nước nghèo, nước đang phát triển cũng phụ thuộc vào nguồn lâm sản ngoài gỗ này để tiêu dùng và là nguồn thu nhập của người dân. Và trong nhóm lâm sản ngoài gỗ thì nhóm cây dược liệu cũng đang được người dân đặc biệt quan tâm. Hiện nay nhu cầu sử dụng cây dược liệu để sản xuất thuốc trong nước và thế giới ngày càng tăng dần dẫn đến việc khai thác nguồn dược liệu này càng lớn, nhiều loại cây thuốc đang đứng trước nguy cơ cạn diệt như : Ba kích , Bình vôi, Thanh khiên quỳ, Hoàng tinh trắng , Hoàng đằng , Thất diệp nhất chi hoa, Đẳng sâm nam, … Ðẳng sâm nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) hay có các tên gọi là Sâm leo, Phòng Đẳng sâm, Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông), Ðảng sâm mọc ở trong các chỗ trống, thường ở ven các rừng thứ sinh, rú bụi, có khi trong các trảng savan có ở độ cao 900-2.200m, thuộc các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình vào các tỉnh Tây Nguyên. Kontum, Lâm Ðồng (vùng Ðà Lạt). Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng thần kỳ cả cây Đẳng sâm nam đối với sức khỏe của con người và nó đã trở thành cây thuốc quý có giá trị cao. Theo Chen et al., (2013) [12], củ Đẳng sâm có các chất như polysaccharides, phenylpropanoids, alkaloids and triterpenoids. Củ Đẳng sâm
  11. 2 được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng miễn dịch, tăng lực, cân bằng áp huyết. Theo báo cáo của hầu hết của các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, việc bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu tại địa phương còn nhiều hạn chế từ giống cho đến trồng và thu hoạch. Giống sử dụng không rõ nguồn gốc, giống tạp, chất lượng chưa cao, nhân giống bằng phương pháp truyền thống nên giống không được đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Trên thế giới, ứng dụng nhân giống bằng công nghệ sinh học trong nhân giống đảm bảo cây giống tạo ra chất lượng cao, sạch bệnh, đồng nhất thích hợp để sản xuất đại trà, quy mô công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ở nước ta, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng để nhân giống thành công nhiều loài cây dược liệu tại các cơ sở nghiên cứu viện, trường, trung tâm như đề cập trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Đẳng sâm nam là cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Đẳng sâm nam tốt nhất cả về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống loài cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson của tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng được vườn giống gốc Đẳng sâm nam nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu nhân giống đã qua tuyển chọn, chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. - Xây dựng được vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam diện tích 2.000 m2
  12. 3 - Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây mẹ Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh viên, nhà khoa học trên đối tượng cây Đẳng sâm nam, góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển loài này tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi gây trồng sản xuất cây Đẳng sâm nam làm cơ sở cho việc hình thành vùng sản xuất, góp phần phát triển rừng, phát triển vùng cây dược liệu theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhận biết được loài Đẳng sâm nam. Đồng thời bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống thích hợp, góp phần nhân nhanh Đẳng Sâm, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra. - Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh học thực vật, nguồn gen cây Đẳng Sâm ở nước ta.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung cây Đẳng sâm nam Tên Khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson, thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae). Giới Thực vật (Plantae) Phân giới Thực vật xanh (Viridaeplantae) Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) Lớp Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) Bộ Cúc (Asterales) Họ Hoa Chuông (Campanulaceae) Chi Đẳng sâm (Codonopsis) Loài C. Javanica Hình 2.1. Cây Đẳng sâm nam Đặc điểm thực vật: Cây thảo sống nhiều năm, thân leo, phân nhánh nhiều, rễ phình thành củ hình trụ dài, phía dưới phân nhánh, màu vàng nhạt. Thân và củ có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, mềm, mỏng, màu xanh lá mạ, mặt dưới có lông nhung trắng, mép lá có răng cưa tù; cuống lá dài 3,5-7,0cm. Hoa hình chuông mọc đơn độc ở nách lá, đài có 5 thuỳ, gốc hơi dính, tràng hoa màu xanh lá mạ, đỉnh có 5 thuỳ. Quả nang có 5 cạnh, khi chín
  14. 5 màu tím mang đài hoa tồn tại. Hạt tròn nhỏ, màu nâu. Mùa hoa quả tháng 12- 1 (Đỗ Tất Lợi, 2001)[9]. Đặc điểm sinh thái: Ở nước ta, Ðẳng sâm nam mọc ở trong các chỗ trống, thường ở ven các rừng thứ sinh, rú bụi, có khi trong các trảng savan có ở độ cao 600-2.200m, thuộc các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Điện Biện, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kontum, Lâm Ðồng, Quảng Nam. Cây trồng sau 3 năm cho thu hoạch (Sách đỏ Việt Nam (2007)[1]. Loài này thường sống ở đất màu mỡ nhiều mùn, cao ráo, thoát nước. Nhiệt độ thích hợp là 18-25oC, có thể chịu được nhiệt độ trên 30oC nhưng không kéo dài. Về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được. Lượng mưa trung bình 1.200- 1.500 mm (Nguyễn Văn Lan, 1965; Phạm Thanh Huyền, 2016)[7;5]. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Thành phần hóa học của Đẳng sâm nam có chứa saponin 3.12%, hàm lượng đường khử 14.6% đối với các mẫu sống và 29.5% đối với các mẫu đã qua chế biến. Ðẳng sâm nam có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát. Lá Ðẳng sâm nam non chứa nước 77,5%, protid 4,2%, glucid 13,1%, xơ 3,3%, caroten 3,6mg%, vitamin C 85,5mg%. Sơ bộ thấy trong rễ cây có đường, chất béo; không có saponin. Còn có tinh dầu, glucosid sentellarin và vết alcaloid. Quả Ðẳng sâm nam ăn được, rễ củ có thể ăn sống. Ngọn và lá non có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Củ thường được dùng làm thuốc như Ðẳng sâm nam Trung Quốc để chữa cơ thể suy nhược, mỏi mệt ăn không ngon, đại tiện lỏng, phế hư, phiền khát, thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu (Hoàng Minh Chung và cs, 2002) [2]. Tình hình thị trường: Cây Đẳng sâm nam đang được trồng với quy mô lớn tại Lâm Đồng, Kon Tum, nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp. Cây Đẳng
  15. 6 sâm nam cây sau gần 3 tuổi cho năng suất khoảng 2,5 tạ/ha với giá trên thị trường tùy từng loại mà có giá từ 300.000 - 1.000.000 đồng/kg. Năm 2008, Đẳng sâm nam là một trong trong 5 vị thuốc trong y học cổ truyền được sử dụng nhiều nhất khoảng 912 kg; năm 2009 khối lượng Đẳng sâm nam được sử dụng là khoảng 1.031 kg; năm 2010 sử dụng Đẳng sâm nam là 1080 kg; năm 2011 sử dụng Đẳng sâm nam là 1.109 kg (Phạm Thanh Huyền, 2016) [5]. 2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới Các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu được thực hiện trên các loài họ hàng của cây Đẳng sâm Việt Nam. Do điều kiện khoa học tiến bộ nên các khía cạnh nghiên cứu cũng rất đa dạng. Slupki và đtg (2011) [15] đã công bố về quá trình vi nhân giống cây Codonopsis pilosula. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra môi trường tối ưu cho sự phát sinh chồi từ chồi nách là 0,1 mg/l BAP kết hợp với 0,1 mg/l NAA số lượng chồi có thể thu được lên tới 69 chồi/ nách. Tỉ lệ cây tạo rễ invitro là 98% trong môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l IAA. Peng Jin Huan và đtg (2013) [13] đã công bố qui trình tạo mô sẹo từ lá là tốt nhất trong các nguồn nguyên liệu đoạn thân, hạt ở Codonopsis lanceolata. Slupski et al., (2011) [15] đã thiết lập được quy trình vi nhân giống Đảng sâm Nam bằng nhân chồi bên. Môi trường MS chứa 1 hoặc 4 μM BA và 1μM NAA cho hiệu quả nhân chồi cao nhất từ đoạn nuôi cấy ban đầu. Chồi ra rễ đạt cao nhất >98% trong môi trường có MS chứa sucrose (60 g/L) và 5 μM IAA, tỷ lệ cây sống sau khi chuyển ra nhà ươm đạt 90%. Zhang et al., (2011) [16] đã nhân giống nuôi cấy mô Đảng sâm Nam bằng tạo cụm chồi và tái sinh cây. Môi trường MS bổ sung BAP (1.0 mg/l), NAA (0.5 mg/l), Tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%.
  16. 7 BI Hong-yan et al., (2012) [11] đã khảo sát hàm lượng polysaccharid từ các tỉnh khác nhau tại Trung Quốc, dao động từ 19.27% đến 40.92%. Họ đã chọn lọc được nguồn gen Đẳng sâm Nam cho hàm lượng polysaccharide cao, phục vụ chọn giống mới. Yuwu et al., (2012) [12] đã nghiên cứu cơ sở trồng Đảng sâm Nam theo tiêu chí GAP và đánh giá chất lượng dược liệu bằng hàm lượng Lobetyolin. Hàm lượng lobetyolin dao động trong 10 lô thí nghiệm là 0.07% to 0.18%. He et al., (2015) [14] đã nghiên cứu phương pháp tiêu chuẩn kiểm tra nảy mầm hạt Đẳng sâm. Hạt nảy mầm tốt nhất trong đĩa petri ở giấy ẩm trên cát, ở 25oC sau 8 ngày, trong sáng. Bên cạnh đó còn rất nhiều nghiên cứu về xác định thành phần hóa học và công dụng của chúng, các phương pháp chiết xuất hợp chất trong các loài Codonopsis javanica ứng dụng trong lĩnh vực y dược. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam tại Việt Nam Trong nước, các nghiên cứu trên cây Đẳng sâm chủ yếu là về phân tích thành phần hóa học và các tác dụng dược lý của vị thuốc quý này. Năm 2002, công trình “Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc đảng sâm Việt Nam” của Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh và Nguyễn Mạnh Tuyển; được đăng trên tạp chí dược liệu, tập 7 số 1/2002. Đây là nghiên cứu lần đầu tiên công bố các thành phần hóa học của cây Đẳng sâm Việt Nam. Bằng một số phương pháp định tính và định lượng trên các mẫu củ sâm sống và cao sâm, nhóm tác giả đã nhận thấy đặc điểm thực vật của cây Đẳng sâm mọc ở Sapa; các thành phần có trong rễ Đẳng sâm khô và tươi: đường khử, acid amin, chất béo và saponin; thành phần và hàm lượng của các loại acid amin có trong rễ Đẳng sâm [2]. Cũng chính hai tác giả Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh cũng đã công bố kết quả những nghiên cứu về hợp chất saponin có trong Đẳng sâm.
  17. 8 Loại saponin chủ yếu là saponin tritecpenoid, hàm lượng saponin vào khoảng 3.12 ± 0.08 %. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã công bố về hàm lượng đường khử khoảng 14.6 ± 11.2 % đối với các mẫu cây sống, và 29.5 ± 0.9 % đối với các mẫu đã qua chế biến [2]. Nhân giống: Đẳng sâm nam được nhân giống bằng hạt, vô tính bằng giâm hom mầm củ và bằng nuôi cấy mô tế bào. Nguyễn Hoàng Uyển Dung (2012) [3] đã nhân giống chồi cây Đẳng sâm nam bằng nuôi cấy mô trên môi trường chứa BAP 0,5 mg/l cho hệ số nhân chồi là 3,7 lần. Đoàn Trọng Đức và cs (2015) [4] đã nhân nhanh cây Đẳng sâm nam bằng nuôi cấy mô ở môi trường nuôi cấy MS + 2,4D 2 mg/l + TDZ 0,1 mg/l thích hợp cho sự tạo mô sẹo trên bề mắt cắt của đốt thân sau 30 ngày nuôi cấy. Mô sẹo được nuôi cấy tăng sinh trên môi trường ½ MS + 2 mg/l 2,4D + 0,1 mg/l TDZ. Bùi Văn Thắng và cs (2016) [8], nhân giống in vitro cây Đẳng sâm nam trên môi trường nhân nhanh MS + Kinetin 0,5 mg/l + NAA 0,2mg/l + sucrose 30 g/l + agar 7 g/l cho hệ số nhân chồi 16,55 lần, chu kì nhân (3 tuần), tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 91,09 %. Môi trường nuôi cấy kích thích chồi ra rễ bằng MS + IBA 0,3 mg/l + sucrose 20g/l + agar 7 g/l cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100% sau 4 tuần nuôi. Huỳnh Thị Kim và cs (2017) [6] nghiên cứu quy trình nhân giống cây Đảng sâm tạo ra nguồn cây giống chất lượng cao đồng thời bảo tồn nguồn gen. Vật liệu được dùng là thân cây một năm tuổi, tỷ lệ mẫu phát sinh chồi là 82% sau 10 ngày nuôi cấy. Khả năng tái sinh chồi đạt cao nhất là 20,78 chồi/mẫu trên môi trường ½ MS + BA 1,5 mg/l + NAA 0,2 mg/l. Sự tăng trưởng của chồi Đảng sâm tăng trưởng tốt nhất trên môi trường SH với chiều cao cây đạt 5,53 cm, số lá mới 3- 4 cặp lá, tỉ lệ mẫu tạo rễ đạt 100%. Sự ra rễ tạo cây đảng sâm in vitro hoàn chỉnh đạt tối ưu trên môi trường SH + IBA 0,3 mg/l, số rễ đạt được 32,67 rễ/ mẫu, chiều dài rễ 4,67 cm sau 4 tuần nuôi cấy.
  18. 9 Hình 2.2. Cây mô Đẳng sâm nam 2.3. Tổng quan về khực vực nghiên cứu * Vị trí địa lý - Vị trí địa lí và lãnh thổ: Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22o29’30’’B đến 23o02’30’’B và 104o23’30’’Đ đến 105o09’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1500,7 km2, dân số 96168 người (chiếm 18,9 % diện tích và 13,6 % dân số của tỉnh năm 2008). Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km.
  19. 10 Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc. Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang * Địa hình - thổ nhưỡng
  20. 11 Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng. Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sông suối có độ dốc lớn tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chuyên dùng và đất ở chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 ha, chiếm 26,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. * Khí hậu - thủy văn Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 23oC, biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 12oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 – 8500oC, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0