Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản
lượt xem 10
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm tìm hiểu được mô hình tổ chức, kế hoạch tổ chức kinh doanh của công ty Showa Shiko. Mô tả được các công việc tại công ty Showa Shiko. Đề xuất được ý tưởng khởi nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------o0o------ ĐÀO THU TRÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: “XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TỪ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GIẤY SHOWA SHIKO HUYỆN TOYOHAMA, TỈNH KAGAWA, NHẬT BẢN” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------o0o------ ĐÀO THU TRÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: “XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TỪ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GIẤY SHOWA SHIKO HUYỆN TOYOHAMA, TỈNH KAGAWA, NHẬT BẢN” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn Lớp : K47 – PTNT – N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 -2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên – năm2019
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Mạnh Thắng. Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Xác nhận của GVHD Người cam đoan ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Đào Thu Trà
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản”. Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Mạnh Thắng - Giảng viên Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận. Xin cảm ơn Ban Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Hiroshi Miyake chủ công ty Showa Shiko đã giúp đỡ em hoàn thành công việc và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Đào Thu Trà
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết............................................................................................... 1 1.2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 2 1.2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 2 1.3.Mục tiêu chung ............................................................................................ 5 1.3.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 5 1.3.2. Yêu cầu.................................................................................................... 5 1.4. Phương pháp thực hiện............................................................................... 6 1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..................................................... 6 1.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................. 7 1.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ................................................... 7 1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty Showa Shiko ....... 7 1.5. Thời gian, địa điểm thực tập ...................................................................... 8 1.5.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 8 1.5.2. Địa điểm .................................................................................................. 8 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 9 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 9 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ........................................................... 10 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ....................... 13 2.3.1.Phân tích mô hình tổ chức của Công ty ................................................. 13 2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty Showa Shiko. ........... 21
- iv 2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập. ..................................................................................................... 25 2.3.4. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập ...................... 29 2.3.5. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty ............................................... 31 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 33 3.1. Thuyết minh dự án ................................................................................... 35 3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu, lợi nhuận của dự án. .................................... 37 3.2.1. Chi phí. .................................................................................................. 37 3.2.2.Doanh thu của dự án .............................................................................. 40 3.2.3. Hiệu quả kinh tế của dự án.................................................................... 41 3.2.4. Điểm hòa vốn của dự án........................................................................ 42 3.2.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOTanalysis): 42 3.2.6. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 43 3.2.7.Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro ....................................................................................................... 44 3.2.8.Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện ................... 44 3.3.Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp.................................................. 45 PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 47 4.1. Kết luận thực tập tại công ty Showa Shiko .............................................. 47 4.2.Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp ............................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập.................................................. 10 Bảng 2.2: Sản lượng sản phẩm của công ty Showa Shiko năm 2018. ............ 21 Bảng 2.3: Doanh thu của công ty Showa Shiko năm 2018............................. 21 Bảng 2.4: Chi phí biến đổi của công ty Showa Shiko năm 2018 ................... 22 Bảng 2.5: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của công ty Showa Shiko............ 23 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của sản phẩm giấy ướt của công ty Showa Shiko năm 2018 ......................................................................................... 24 Bảng 3.1: Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn................ 37 Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án. .......................... 37 Bảng 3.3: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án. ............................. 38 Bảng 3.4: Chi phí biến đổi của dự án. ............................................................ 39 Bảng 3.5. Giá thành trên một sản phẩm giấy ướt (50 tờ) thành phẩm:.......... 40 Bảng 3.6: Chi phí maketing và triết khấu siêu thị đại lý bán lẻ. ..................... 41 Bảng 3.7: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án ......................................... 41 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của dự án ............................................................. 41 Bảng 3.9. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ...................... 42 Bảng 3.10. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Công ty sản xuất giấy ướt Thiên Phúc ................................................................................................. 43 Bảng 3.11. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp ..................................... 45
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty showa Shiko ................................. 13 Hình 2.2. Máy cắt giấy .................................................................................... 25 Hình 2.3. Hệ thống băng truyền từ máy cắt giấy đến mấy dập bao bì............ 26 Hình 2.4. Hệ thống băng truyền từ máy dập bao bì đến khu vực kiểm tra và phân loại sản phẩm.......................................................................... 26 Hình 2.5. Dây truyền dập bao bì ..................................................................... 27 Hình 2.6. Bảng điều khiển máy dập bao bì ..................................................... 28 Hình 2.7. Máy khử trùng ................................................................................. 29 Hình 2.8: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của công ty Showa Shiko Thuyết minh quy trình: ................................................................................ 29 Hình 2.9: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của công ty Showa Shiko ............................................................................................... 32
- 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết Thị trường giấy sinh hoạt (hay giấy tiêu dùng bao gồm khăn giấy ướt, khăn giấy khô) ở Việt Nam tăng trưởng mạnh với mức 14%/năm về giá trị trong giai đoạn 2007-2012. Đặc biệt năm 2008, thị trường này có mức tăng trưởng lên đến 19,4%, cao hơn cả mức tăng trưởng 15,6% của giấy in báo. Dự kiến giai đoạn 2013-2017, dòng sản phẩm giấy sinh hoạt tiếp tục đạt mức tăng trưởng khoảng 12%/năm theo tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng trưởng thu nhập, đời sống người dân nâng cao và mức độ nhận thức về các vấn đề về vệ sinh được nâng lên.[1] Mặc dù trong gần 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng trên 12%/năm, nhưng thị trường giấy sinh hoạt vẫn còn nhiều khoảng trống để các doanh nghiệp gia tăng thị phần. Điều này được phản ánh qua tỷ lệ sử dụng giấy tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ ở mức 0,8kg/người/năm, so với mức trung bình của toàn thế giới là 4,2kg/người/năm và dự kiến con số này sẽ tăng lên 5,9 kg năm 2019 và 10 kg năm 2030. Việt nam hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất giấy sinh hoạt tại Việt Nam, trong đó 96% là các doanh nghiệp có công suất nhỏ, sử dụng các công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Việc sản xuất giấy sinh hoạt đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho nhà xưởng và máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Đó là lý do vì sao mặc dù được đánh giá là hết sức tiềm năng, nhưng thị trường giấy sinh hoạt dường như là sân chơi cho các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh. Điều này ít nhiều được chứng minh qua việc có rất ít doanh nghiệp trong ngành mở rộng được hoạt động đầu tư, sản xuất trong thời gian qua.
- 2 Do đó em đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản”. Một trong những công ty sản xuất chuyên về giấy ướt tại nhật Bản với các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, đảm bảo độ an toàn và chất lượng. Để tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất, cách thức và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà họ áp dụng trong công nghiệp để tạo ra những sản phẩm công nghiệp chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính trên thế giới. Từ đó đề xuất ý tưởng khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. 1.2.1. Cơ sở lý luận Khởi nghiệp theo tiếng Anh là startup hoặc start-up: Là một cá nhân hay một tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Đặc điểm của khởi nghiệp Tính đột phá: tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D). Tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng đó về sau). 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.2.1. Bài học kinh nghiệm sản xuất khăn ướt ở một số nước EU và Mỹ Ở Mỹ, khăn ướt được coi như một mặt hàng mỹ phẩm, do đó quy chuẩn an toàn của nó cũng được đánh giá tương tự như một sản phẩm mỹ phẩm. Tuy
- 3 nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà chúng có những cách đánh giá khác nhau. Khăn giấy thường được dán nhãn là có mùi thơm, không mùi thơm hoặc không mùi. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không có quy định về việc sử dụng các điều khoản này. Nhưng việc dán nhãn là cần thiết phải trung thực và không gây hiểu nhầm. Thông thường, chữ "unscented" trên một nhãn hiệu có nghĩa là sản phẩm không có mùi hương đáng chú ý. Nhưng thực tế nó có thể chứa các thành phần hương liệu nhằm "che giấu" những thành phần có mùi khó chịu khác. Còn ở Châu Âu, khăn ướt cần phải an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Trong Liên minh Châu Âu, khăn ướt phải tuân thủ Chỉ thị an toàn sản phẩm chung, quy định các nhà sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn khi sử dụng. Ngành công nghiệp không chỉ tuân thủ khung pháp lý để đảm bảo sản phẩm an toàn, nó cũng cần được thực hiện những chương trình đánh giá an toàn riêng và các công ty tư nhân phải liên tục theo dõi sản phẩm của họ. Các sản phẩm khăn ướt cần tuân thủ các điều kiện sau: - Quy định về mỹ phẩm của EU (EC 1223/2009) được thống nhất và trực tiếp thực thi ở tất cả các nước thành viên EU. - Tất cả các thành phần được sử dụng trong việc sản xuất khăn giấy vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và sản phẩm dành cho em bé đều tuân thủ Quy định của EU. - Một số loại thành phần, ví dụ: chất bảo quản, chỉ có thể được sử dụng khi chúng được chấp thuận và được liệt kê trong Quy chế Mỹ phẩm Châu Âu. - Khăn giấy ướt được sản xuất theo các quy trình sản xuất khắt khe tương tự cho các sản phẩm mỹ phẩm. - Trước khi đưa ra thị trường, khăn ướt phải được đánh giá cẩn thận bởi một chuyên gia đủ điều kiện theo Phụ lục I của Quy chế Mỹ phẩm của EU.
- 4 Đánh giá này dựa trên kiến thức về thành phẩm và thành phần của nó, cấu trúc hóa học, mức độ tiếp xúc và các đặc tính cụ thể của đối tượng mà nó phục vụ. - Yêu cầu phải tiến hành đánh giá an toàn cụ thể đối với sản phẩm dùng cho trẻ em dưới ba tuổi, và đối với các sản phẩm được sử dụng riêng cho vệ sinh thân thể bên ngoài. - Đánh giá an toàn là một phần của Báo cáo An toàn Sản phẩm Mỹ phẩm và được các cơ quan hữu quan ở các nước thành viên EU kiểm tra. - Mỗi giấy vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và khăn ướt được thông báo trên Cổng Thông báo Sản phẩm Mỹ phẩm tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc và kiểm soát trong thị trường. - Ngoài ra, giấy vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và giấy ướt trẻ em cũng tuân thủ Chỉ thị An toàn Sản phẩm Châu Âu (2001/95 / EC). 1.2.2.2. Một số công ty sản xuất giấy ướt tại Việt Nam + Công Ty CP Dịch Vụ Thương Mại Việt Xanh: Công Ty Cổ phần dịch vụ thương mại (Vietgreen) tọa lạc tại trung tâm thành phố Hà Nội, chuyên sản xuất và cung cấp những loại khăn ướt chất lượng nhất và dịch vụ in ấn Logo thương hiệu sắc nét. Nói không với khăn ướt bẩn, khăn giặt lại, ngâm hóa chất, đóng gói thủ công. Nói không với cắt xén thành phần. Vietgreen luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Mang đến cho khách hàng cảm giác an toàn khi sử dụng sản phẩm, “khơi nguồn” ý tưởng và “tái tạo” năng lượng sống. - Đó chính là điều mà Vietgreen luôn cam kết. Hiện tại,Vietgreen đã trở thành thành viên của GBN Việt Nam – Thuộc viện doanh nhân APEC. Đây là điều kiện cần để có thể vận hànhVietgreen tốt nhất, đem đến những sản phẩm chất lượng nhất cho người tiêu dùng. + Công Ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển thương mại sản xuất khăn ướt Omi:
- 5 Chuyên cung cấp sản phẩm khăn ướt cho nhu cầu sử dụng trực tiếp của các doanh nghiệp vận tải, tổ chức, nhà hàng, nhà hàng tiệc cưới, Karaoke, Cafe, khách sạn và công ty tour du lịch. Khăn lạnh giá rẻ có rất nhiều kích cỡ, size cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó khăn ướt (khăn lạnh) được sản xuất theo quy trình khép kín hiện đại luôn đảm bảo tốt nhất chất lượng giấy. Ngoài ra có nhiều mùi hương khác nhau như hương táo, nước hoa CK, Baby, xá xị, phấn hoa, achanteur,... Đem đến cho người sử dụng cảm giác dễ chịu và thoải mái cho từng ngành nghề và cho tất cả các đối tượng khách sử dụng,... Sử dụng sản phẩm của Công Ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển thương mại sản xuất Omi bạn hoàn toàn yên tâm và toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc của mình vì có các chuyên gia về giấy, kiểm soát chất lượng, phòng ngừa rủi ro và lên lịch giao hàng cho bạn theo định kỳ. Sản phẩm của Công Ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển thương mại sản xuất Omi được sản xuất và bán hàng trực tiếp từ nhà máy đến khách hàng, đảm bảo giá tốt nhất, chất lượng ổn định, không xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hương liệu và chất bảo quản là những hàng ngoại nhập đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 1.3.Mục tiêu chung 1.3.1. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu được mô hình tổ chức, kế hoạch tổ chức kinh doanh của công ty Showa Shiko. - Mô tả được các công việc tại công ty Showa Shiko. - Đề xuất được ý tưởng khởi nghiệp. 1.3.2. Yêu cầu a) Về chuyên môn nghiệp vụ Là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn thuộc Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông
- 6 Thôn, được học những kiến thức về kinh tế xã hội và được thực tập tại công ty Showa Shiko,huyện Toyohama, tỉnh kagawa, Nhật Bản b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Về thái độ + Hăng hái nhiệt tình trong công việc, không sợ vất vả + Vui vẻ, hòa đồng với mọi người + Tuân thủ các quy định của công ty Showa Shiko - Về ý thức trách nhiệm + Nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc + Hoàn thành tốt công việc được giao + Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ công việc và mọi người xung quanh + Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của công ty Showa Shiko 1.4. Phương pháp thực hiện 1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng. Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các trang web, sách, báo, tạp chí… Thu thập số liệu sơ cấp: Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng sản xuất của công ty Showa Shiko
- 7 Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 4 người: 1 quản đốc công xưởng và 3 công nhân để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó khăn gặp phải của công ty. Trải nghiệm trực tiếp: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty. 1.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được biểu diễn qua các bảng biểu. - Những thông tin, số liệu thu thập được em tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài. 1.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + TR (Tổng doanh thu): 𝑛 𝑇𝑅 = ∑ 𝑃𝑖𝑄𝑖 𝑖=1 Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy TR là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với công ty thường người ta tính cho một năm. + FC (Chi phí cố định): là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay. + VC (Chi phí biến đổi): là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi. 1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty Showa Shiko + Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí:
- 8 Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí =Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. + Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí: Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí =Lợi nhuận trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. 1.5. Thời gian, địa điểm thực tập 1.5.1. Thời gian thực tập Từ ngày 09/05/2018 đến 09/05/2019. 1.5.2. Địa điểm Công ty Showa Shikko,144 Toyohama, Kagawa, Nhật Bản.
- 9 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập Tên cơ sở thực tập: Showa Shiko Địa chỉ: Công ty Showa Shikko,144 Toyohama, Kagawa, Nhật Bản. Điện thoại: 0875-52-5486 Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: công ty showa shiko là một doanh nghiệp sản xuất với sản phẩm chính là giấy ướt. Công ty thực hiện các hoạt động từ khâu chuẩn bị nguyên liệu: giấy, dung dịch (phần nước chứa hóa chất của giấy ướt) bao bì, phun dung dịch, đóng gói bao bì, kiểm tra lỗi, bảo quản sản phẩm và đưa đi tiêu thụ. Bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động của công ty Showa Shiko gồm: - Điều hành công ty: - Tổng giám đốc: 1 người. - Phó giám đốc:1 người. - Kế toán:2 người. - Quản đốc công xưởng: 1 người. - Lao động: Công nhân: 25 người. Sinh viên: 5 người (Trong đó gồm: 02 sinh viên Nông Lâm Thái Nguyên).
- 10 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Nội dung và kết quả đạt được từ các Kiến thức, kỹ năng, thái độ học STT công việc đã thực hiện hỏi được thông qua trải nghiệm 1 Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào: Công - Rèn luyện khả năng quan sát, nhân tiếp nhận nguyên liệu đầu vào: kiểm tra về chất lượng của nguyên +Bột giấy và bông đã qua sơ chế ban liệu đầu vào. Đồng thời ước tính đầu được ép mỏng, cuốn thành cuộn được khối lượng nguyên liệu cần giấy to bản. thiết cho một quy trình. + Các dung dịch hóa chất cần thiết. + Vỏ bao bì của sản phẩm. + Thùng cát tông chứa sản phẩm. 2 Chế biến sản phẩm: - - Nắm được cách vận hành của quy Thực hiện dây truyền cắt, định hình về trình chế biến, thành phần các dung kích thước, khối lượng của sản phẩm và dịch cần thiết, kích thước, khối phun dung dịch sát khuẩn, tạo mùi lượng đạt tiêu chuẩn của sản phẩm. hương và giữ ẩm cho giấy 3 Đóng gói bao bì: - - Nắm được cách vận hành máy Sử dụng bao bì theo đơn đặt hàng có móc. chất liệu thân thiện với môi trường (bao bì được thiết kế thông minh có miệng khóa tự động). 4 Kiểm tra và phân loại sản phẩm: - - Tập trung cao độ, đối chiếu với các Kiểm tra soát lỗi của sản phẩm, loại bỏ tiêu chí của sản phẩm để có cơ sở những sản phẩm không đạt chất lượng. đánh giá và phân loại. 5 Phân phối và tiêu thụ sản phẩm: - - Nắm được cách tổ chức và phân Phân phối, giao hàng tới các cơ sở bán phối sản phẩm. lẻ. - - Học được cách maketing sản phẩm.
- 11 Nội dung chi tiết công việc: Công việc 1: Tiếp nhận nguyên liệu đầu vào: - Thời gian: Buổi sáng trước khi bắt đầu sản xuất - Nguyên liệu: Giấy thô đã được qua xử lý, bao bì sản phẩm, các dung dịch cần thiết. Cách làm: + Kiểm tra chất lượng của giấy (độ trắng, độ mỏng, độ mềm, độ giai, mùi) sử dụng các công cụ để đối chiếu với tiêu chuẩn của công ty: (thước đo, bảng màu,...). + Kiểm tra chất lượng bao bì của sản phẩm: kiểm tra về số lượng, kiểu dáng, màu sắc, chữ in ấn trên bao bì. + Dung dịch hóa chất (dung dịch cồn khử trùng, tinh dầu hoa hồng, quế, cam, chanh,..., chất bảo quản đã được kiểm định): Kiểm tra mã vạch, thời hạn sử dụng, vỏ bọc, nguồn gốc, hóa đơn giao hàng, biên bản kiểm định chất lượng,..., để đảm bảo không sử dụng các dung dịch dư thừa và các dung dich bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển giao hàng. Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện được tính linh hoạt, khả năng quan sát tỉ mỉ, nâng cao trách nhiệm trong viêc kiểm soát đầu vào Công việc 2: Chế biến sản phẩm: + Vận chuyển cuộn giấy lắp đặt vào máy móc, tiến hành cắt giấy theo đúng kích thước quy định và tự động xếp giấy theo số lượng 50 tấm /1 tệp. + Giấy sau khi đã được cắt và định hình thành các tập sẽ được tự động phun tẩm dung dịch tạo ẩm và theo băng truyền di chuyển tới đầu dập cắt đóng gói bao bì. Bài học kinh nghiệm: Nắm được cách thức vận hành của máy móc, rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt trong công việc.
- 12 Công việc 3: Kiểm tra và phân loại sản phẩm – Cách làm: Khiểm tra chất lượng sản phẩm (nhìn bao quát sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn của công ty) thường xuyên cân đo sản phẩm với tần suất 30 phút /lần để đảm bảo khối lượng đạt tiêu chuẩn. Sau khi đã kiểm tra và phân loại thì xếp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào thùng (20 sản phẩm /thùng). Đối với những sản phẩm xấu, không đạt tiêu chuẩn thì đem dỡ bao bì rồi tái chế lại. Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện tính linh hoạt, kỹ năng quan sát toàn diện, tỉ mỉ,cẩn trọng và khả năng chịu đựng của bản thân. Công việc 4: Vận chuyển, phân phối và tiêu thụ sản phẩm - Cách làm: sản phẩm đạt tiêu chuẩn, sau khi bỏ vào thùng sẽ được đóng lại và xếp trên pallet với số lượng là 48 thùng /pallet. Sau đó được quấn một lớp bọc lilon để tránh cho thùng bị xê dịch, đổ ngã trong quá trình vận chuyển. - Sản phẩm sau khi đóng thành các pallet sẽ được các xe chuyên dụng vận chuyển đế kho tập kết và bảo quản. - Phân phối, vận chuyển giao hàng đến các cơ sở đã kí kết như trong hợp đồng (cửa hàng tiện lợi, siêu thị, bệnh viện, trung tâm thương mại,...). Bài học kinh nghiệm: học hỏi được cách sắp xếp thông minh, rèn luyện tính cẩn thận trong công việc và nâng cao trách nhiệm hoàn thành công việc được giao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn