Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Điện Biên Phủ
lượt xem 6
download
Đề tài này nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tiền gửi, các mô hình đo lường CLDVTG và sự hài lòng của khách hàng. Sử dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ để xác định các yếu tố cấu thành CLDVTG và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với CLDVTG của ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Điện Biên Phủ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Chuyên ngành: Ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Thiện Thông Minh Sinh viên thực hiện: Trần Thị Cẩm Tú Mssv: 1211191180 Lớp: 12DTNH01 TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Chuyên ngành: Ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: TS Hồ Thiện Thông Minh Sinh viên thực hiện: Trần Thị Cẩm Tú Mssv: 1211191180 Lớp: 12DTNH01 TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2016 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Điện Biên Phủ, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.HCM, Ngày 20 tháng 06 năm 2016 Ký tên Trần Thị Cẩm Tú ii
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Hồ Thiện Thông Minh – giảng viên trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. Tôi cũng xin ngỏ lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị Cán bộ công nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Điện Biên Phủ. Đặc biệt là chị Trần Ngọc Tú Linh, chị Nguyễn Thành Hà Mỹ, chị Nguyễn Hoài Trân đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc thực tiễn, nâng cao kiến thức và cung cấp những tư liệu thực tế giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô giảng dạy tại khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng thuộc trường Đại học Công Nghệ TP. HCM đã đào tạo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và kính chúc sức khỏe đến quý Thầy Cô TP.HCM, Ngày 20 tháng 06 năm 2016 Ký tên Trần Thị Cẩm Tú iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần GTTB Giá trị trung bình CLDVTG Chất lượng dịch vụ tiền gửi SPSS Statistical Product and Services Solutions EFA Exploratory Factor Analysis KMO Kaiser-Meyer-Olkin One – Way ANOVA Phương sai một yếu tố ATM Automatic Teller Machine iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng mã hóa dữ liệu các thang đo ....................................................................25 Bảng 4.1. Kiểm định KMO và Bartlett's cho nhân tố độc lập ...........................................40 Bảng 4.2. Phương sai giải thích cho nhân tố độc lập .........................................................41 Bảng 4.3. Phân tích nhân tố EFA cho nhân tố độc lập ......................................................42 Bảng 4.4. Kiểm định KMO và Bartlett's cho nhân tố phụ thuộc .......................................43 Bảng 4.5. Phương sai giải thích cho nhân tố phụ thuộc ....................................................43 Bảng 4.6. Phân tích nhân tố EFA cho nhân tố phụ thuộc ..................................................43 Bảng 4.7. Diễn giải các thành phần sau khi xoay nhân tố .................................................44 Bảng 4.8. Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) .........................................................46 Bảng 4.9. ANOVAb ...........................................................................................................46 Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy................................................................................47 Bảng 4.11. Bảng đánh giá GTTB của từng nhân tố ...........................................................51 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng ...............................................10 Hình 2.2. Mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng về CLDV .................................10 Hình 2.3. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ .......................................................13 Hình 2.4. Mô hình chất lượng dịch vụ Gronroos ...............................................................15 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng ..............................................21 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................24 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .........................................................................48 vi
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................v DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................vi MỤC LỤC........................................................................................................................ vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................2 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................3 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ ...............................................................................................................5 2.1. Hoạt động tiền gửi và các loại hình tiền gửi .............................................................5 2.1.1. Khái niệm hoạt động tiền gửi ............................................................................5 2.1.2. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của hoạt động tiền gửi ....................................................5 2.1.2.1. Ý nghĩa hoạt động tiền gửi .........................................................................5 2.1.2.2. Vai trò của hoạt động tiền gửi ....................................................................6 2.1.2.3. Vị trí của hoạt động tiền gửi .......................................................................7 2.1.3. Các loại hình tiền gửi .........................................................................................7 2.1.3.1. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kì hạn) ...............................................7 2.1.3.2. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn .................................................................8 2.1.3.3. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn .......................................................................8 2.2. Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi .......................................................8 2.2.1. Khái niệm sự hài lòng ........................................................................................8 vii
- 2.2.2. Khái niệm chất lượng dịch vụ ............................................................................9 2.2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng .........................................9 2.3. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng .............................................................................10 2.4. Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ tiêu biểu ..............................................11 2.4.1. Mô hình SEVQUAL (Parasuraman và cộng sự, 1988, 1991, 1993) ...............11 2.4.2. Mô hình SERVPERF .......................................................................................14 2.4.3. Mô hình Gronroos ............................................................................................14 2.4.3.1. Chất lượng kỹ thuật ..................................................................................15 2.4.3.2. Chất lượng chức năng ...............................................................................16 2.4.3.3. Hình ảnh ....................................................................................................17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................18 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................19 3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .................................................19 3.1.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu ...........................................................................19 3.1.2. Các giả thuyết của đề tài ..................................................................................21 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21 3.2.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................................22 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................22 3.3. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................................24 3.4. Bảng câu hỏi và thang đo ........................................................................................25 3.4.1. Mô tả bảng câu hỏi...........................................................................................25 3.4.2. Xây dựng thang đo ...........................................................................................25 3.5. Xử lý và phân tích dữ liệu.......................................................................................27 3.5.1. Phân tích thống kê mô tả..................................................................................27 3.5.1.1. Phân tích thống kê mô tả mẫu – Tính tần số.............................................27 3.5.1.2. Phân tích thống kê mô tả – Tính giá trị trung bình ...................................28 3.5.2. Đánh giá độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo .............................28 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................29 3.5.4. Phân tích hồi quy .............................................................................................31 3.5.5. Kiểm định phương sai (One –Way ANOVA) .................................................33 viii
- KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................34 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................35 4.1. Thống kê mô tả mẫu ...............................................................................................35 4.1.1.Giới tính ............................................................................................................35 4.1.2. Độ tuổi .............................................................................................................35 4.1.3. Nghề nghiệp .....................................................................................................35 4.1.4. Thu nhập ..........................................................................................................35 4.1.5. Mục đích sử dụng.............................................................................................35 4.1.6. Thời gian sử dụng dịch vụ, sản phẩm tiền gửi .................................................36 4.1.7. Lần gần đây sử dụng dịch vụ, sản phẩm tiền gửi ............................................36 4.2. Thống kê mô tả giá trị trung bình của các thang đo ...............................................36 4.2.1. Độ tin cậy (TC) ................................................................................................36 4.2.2. Độ đáp ứng (DU) ............................................................................................36 4.2.3. Năng lực phục vụ (PV) ....................................................................................37 4.2.4. Sự đồng cảm (DC) ...........................................................................................37 4.2.5. Phương tiện hữu hình (HH) .............................................................................37 4.2.6. Chính sách giá cả (GC) ....................................................................................37 4.2.7. Hình ảnh (HA) .................................................................................................37 4.2.8. Sự hài lòng (HL) ..............................................................................................38 4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...........................38 4.3.1. Phân tích cho các nhân tố độc lập ....................................................................38 4.3.2. Phân tích cho nhân tố phụ thuộc ......................................................................39 4.3.3. Kết luận ............................................................................................................40 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................................40 4.4.1. Phân tích cho các nhân tố độc lập ....................................................................40 4.4.2. Phân tích nhân tố phụ thuộc .............................................................................42 4.4.3. Kết luận ............................................................................................................44 4.5. Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................................45 4.5.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson ................................................................45 4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................................46 ix
- 4.5.2.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..........................................................46 4.5.2.2. Phương trình hồi quy ................................................................................47 4.5.3. Kiểm định giả thuyết và mô hình hiệu chỉnh ...................................................47 4.6. Kiểm định Phương sai (One - Way ANOVA) ........................................................48 4.6.1. Kiểm định về sự khác biệt theo giới tính: ........................................................48 4.6.2. Kiểm định về sự khác biệt theo độ tuổi ...........................................................49 4.6.3. Kiểm định về sự khác biệt theo nghề nghiệp ...................................................49 4.6.4. Kiểm định về sự khác biệt theo thu nhập.........................................................49 4.6.5. Kiểm định về sự khác biệt theo mục đích sử dụng ..........................................49 4.6.6. Kiểm định về sự khác biệt theo thời gian sử dụng ..........................................50 4.6.7. Kiểm định về sự khác biệt theo lần gần đây giao dịch ....................................50 4.6.8. Kết luận ............................................................................................................50 4.7. Nhận xét kết quả nghiên cứu ..................................................................................50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................................55 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH HÀNG .....56 5.1. Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng ..............................................56 5.1.1. Giải pháp về độ đáp ứng ..................................................................................56 5.1.2. Giải pháp cho nhân tố Sự đồng cảm ................................................................58 5.1.3. Giải pháp cho nhân tố Phương tiện hữu hình ..................................................61 5.1.4. Giải pháp cho nhân tố chính sách giá ..............................................................62 5.1.5. Giải pháp cho nhân tố hình ảnh .......................................................................64 5.2. Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................................65 5.2.1. Xây dựng chính lược phát triển khách hàng bền vững ....................................65 5.2.2. Bảo hiểm tiền gửi .............................................................................................66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................68 PHỤ LỤC ............................................................................................................................1 x
- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là một cơ hội rất lớn để các ngân hàng phát triển và quảng bá hình ảnh của mình, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh gay gắt. Bất kì một ngân hàng nào muốn thành công cũng phải dựa vào khách hàng. Muốn có được khách hàng đã khó nhưng giữ chân được khách hàng đó càng khó hơn. Khách hàng chỉ hợp tác với bạn khi họ cảm thấy hài lòng với ngân hàng của bạn. Vậy phải chăng thách thức lớn nhất của các ngân hàng nằm ở việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng? Sự hài lòng của khách hàng không phải chỉ là vấn đề liên quan đến đặc điểm sản phẩm và giá cả mà chất lượng, dịch vụ, sự thuận tiện, hình ảnh và trách nhiệm cũng là những yếu tố không kém phần quan trọng. Vì sao ta phải nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ? Sự hài lòng của khách hàng là một trong những các vấn đề quan trọng và nghiêm túc hướng tới thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, vì nó ảnh hưởng đến thị phần của ngân hàng và giữ chân khách hàng (Ooi, et al, 2011.) Vì vậy, các NHTM chạy đua “nâng cấp” liên tục với những động thái tích cực hướng vào các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh như: Gia tăng quy mô vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, trang bị các công nghệ mới để cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại,…và trong số đó, giải pháp rất quan trọng được chú tâm nhiều đó là nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn tối đa sự hài lòng của khách hàng. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về nghiệp vụ tiền gửi tại Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ.” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng dịch vụ của mình. Từ đó có chiến lược nâng cao CLDVTG đem lại sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng. 1
- 1.2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tiền gửi, các mô hình đo lường CLDVTG và sự hài lòng của khách hàng. - Sử dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ để xác định các yếu tố cấu thành CLDVTG và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với CLDVTG của ngân hàng. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao CLDVTG của ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Khách hàng đánh giá như thế nào về CLDVTG của ngân hàng? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng? - Khách hàng có nhận định gì về các thang đo cho nhân tố độc lập theo thứ tự giảm dần: Độ tin cậy, Độ đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình, Chính sách giá cả, Hình ảnh? Thứ tự trình bày của các thang đo trên đã hợp lý chưa? - Các biến sắp xếp trong thang đo có phù hợp không? - Thang đo nhân tố phụ thuộc “sự hài lòng” về CLDVTG được trình bày có hợp lý chưa? - Ngân hàng cần cải thiện gì để nâng cao CLDVTG của ngân hàng? 1.4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ - Phạm vi thời gian: cuối tháng 4/2016 và tháng 5/2016 1.4.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ, sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ 2
- 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp sau: - Nghiên cứu định tính Tham khảo ý kiến của Anh Huỳnh Văn Đông – Phó phòng kinh doanh, Chị Trần Ngọc Tú Linh – Trưởng bộ phận tư vấn và Chị Nguyễn Huỳnh Vi – Giao dịch viên. Tham khảo ý kiến của 10 khách hàng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng CLDVTG tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ - Nghiên cứu định lƣợng Khảo sát ý kiến của khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ, sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng. Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 16.0. Phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, kiểm định phương sai (One – Way ANOVA). 1.6. Kết cấu đề tài Bài nghiên cứu gồm 5 chương với nội dung sau: - Chương 1: Giới thiệu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động tiền gửi tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng 3
- KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 - Chương 1 đã nêu lên được lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, khái quát sơ lược về phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài. - Chương 2 sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tiền gửi của ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ 4
- CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 2.1. Hoạt động tiền gửi và các loại hình tiền gửi 2.1.1. Khái niệm hoạt động tiền gửi - Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. (khoản 13, điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng 2010) - Hoạt động tiền gửi là một hình thức huy động vốn. NHTM sẽ nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tín dụng khác thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc hưởng lợi tức của khách hàng. 2.1.2. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của hoạt động tiền gửi 2.1.2.1. Ý nghĩa hoạt động tiền gửi - Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tiền của ngân hàng. - Đối với người gửi tiền, ý nghĩa của hoạt động tiền gửi phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người gửi tiền, có thể tập hợp thành hai trường hợp: Khách hàng gửi tiền mở tài khoản để hưởng các lợi ích của các dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho họ. Tiền gửi ở đây là số tiền được khách hàng gửi vào ngân hàng để sử dụng cho các nghiệp vụ phát sinh từ trước còn lại. Gửi tiền là một cách đơn giản, ít tốn kém chi phí để tìm kiếm cơ hội đầu tư có lãi với mức rủi ro ít. 5
- Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất như các số tiền gửi vào sổ tiết kiệm hay các tài khoản định kỳ. Khi đó khách hàng không còn quyền sử dụng một số dịch vụ như dùng séc để thanh toán, chuyển tiền. - Đối với ngân hàng, các loại tiền gửi tạo thành nguồn vốn cung cấp cho nghiệp vụ sinh lợi trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với NHTM, có nhiều loại tiền gửi khác nhau, nhưng chú trọng nhiều hơn đến hai nguồn chủ yếu: tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của dân cư. - Hoạt động tiền gửi có ý nghĩa to lớn đối với NHTM. Thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể tập hợp các khoản tiền nhàn rỗi, phân tán tạm thời chưa sử dụng với các thời hạn khác nhau thành nguồn tiền lớn tài trợ cho nền kinh tế nói chung và các tổ chức, cá nhân nói riêng khi có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, hoạt động tiền gửi của ngân hàng cũng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế. Trong một nền kinh tế đang phát triển, nếu dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp thì sẽ góp phần giúp chính phủ quản lý được thu nhập của người dân. 2.1.2.2. Vai trò của hoạt động tiền gửi - Khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp được ngân hàng cung ứng các dịch vụ về ngân quỹ một cách nhanh chóng và an toàn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thu hút được số lượng tiền gửi của khách hàng và thu được một phần lệ phí nhất định. - Đối với khách hàng là cá nhân việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài việc phục vụ cho nhu cầu thanh toán còn được ngân hàng cung ứng các dịch vụ khác như dịch vụ thông báo Alert – Gửi báo dịch vụ, ngân hàng trực tuyến (ibanking và mbanking)…Ngoài ra, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo sự an toàn cho vốn tích lũy và thu được một khoản lợi nhuận nhất định, hạn chế rủi ro, tăng tính linh hoạt cho tài khoản thanh toán. - Đối với NHTM, tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của NH. Hoạt động tiền gửi là hình thức huy động nguồn vốn chính tài trợ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khả năng huy động tiền gửi với mức lãi suất hợp lý là chỉ số quan trọng cho các nhà quản trị để đánh giá hiệu quả quản lý và kinh doanh của ngân hàng. 6
- 2.1.2.3. Vị trí của hoạt động tiền gửi - Hoạt động tiền gửi là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM. Nguồn tiền gửi huy động được giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng thị phần huy động, chủ động trong kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng. - Hoạt động tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong viêc tạo nguồn vốn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của NHTM. Bởi vì, tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. 2.1.3. Các loại hình tiền gửi - Theo lý thuyết Keynes có 3 động cơ chính để mọi người gửi tiền là động cơ giao dịch, phòng ngừa và đầu tư. Do đó, NHTM phải cung cấp 3 loại hình tài khoản tiền gửi khác nhau để phục vụ cho các động cơ của khách hàng. Theo “ Nghiệp vụ NHTM” – tác giả Nguyễn Minh Kiều (2014), khái niệm các loại hình tiền gửi này được diễn đạt như sau: 2.1.3.1. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kì hạn) - Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi và ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. - Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi và rút tiền ra bất kỳ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản. Với tính chất linh hoạt của số dư và người gửi tiền được hưởng các tiện ích thanh toán, nên tiền gửi thanh toán thường không được ngân hàng trả lãi, hoặc được trả lãi nhưng với mức lãi suất thấp. Tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phản ảnh mối quan hệ kinh tế, pháp lý giữa ngân hàng với người gửi tiền nên giữa ngân hàng với người gửi tiền phải tuân thủ quy chế về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi do Thống đốc NHNN ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đồng thời chủ tài khoản phải làm thủ tục mở tài khoản và đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng, mẫu con 7
- dấu tại các ngân hàng mở tài khoản. Ngân hàng được từ chối thanh toán nếu người gửi tiền vi phạm quy định quản lý tài khoản thanh toán và chế độ chứng từ kế toán ngân hàng. Loại tiền gửi này gần giống như loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng cá nhân. 2.1.3.2. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn - Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm nhờ ngân hàng cất trữ, bảo quản hộ tài sản, tích lũy tài sản nên khách hàng thường phải trả lệ phí cho ngân hàng, nhưng do cạnh tranh và các ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để hoạt động nên khách hàng không phải trả phí mà ngân hàng trả lãi cho khách hàng với lãi suất khuyến khích (thấp). Do vậy, loại nguồn này chỉ được sử dụng một phần, phần lớn còn lại được sử dụng để đảm bảo thanh toán cho khách hàng 2.1.3.3. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - Tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào thời hạn chọn khi gửi tiền. Với tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng gửi tiền một lần và rút vốn gửi ban đầu, tiền lãi trả vào đúng thời điểm đáo hạn của sổ tiết kiệm. - Mục đích của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khách hàng muốn đầu tư để hưởng lãi chứ không phải để cất trữ hay thanh toán. Chính vì vậy lãi suất của nguồn này tương đối cao, nhưng lại khá ổn định. Các hình thức thường thấy là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm,... 2.2. Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi 2.2.1. Khái niệm sự hài lòng - Hài lòng là phản ứng của khách hàng về sự khác biệt giữa mong muốn và mức độ cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ sản phẩm (Tse và Wilton, 1988). Theo Peter và Olson (1996), và Howard và Sheth (1969), sự hài lòng của khách hàng là “ mức độ mà kỳ vọng mua lại của người tiêu dùng được đáp ứng hoặc vượt qua khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ”. Như vậy, sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh cảm nhận về một dịch vụ so với mong đợi của người đó (Parasuraman và cộng sự (1993), Kotler (2001), Kotler & Keller (2006), Olu Ojo (2010)) 8
- 2.2.2. Khái niệm chất lƣợng dịch vụ - Theo Zethaml, chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng, là những người được cung cấp dịch vụ về mức độ tuyệt vời hay hoàn hảo nói chung của một thực thể, nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về những thứ mà khách hàng nhận được. - Tuy nhiên khi nói đến chất lượng dịch vụ, chúng ta không thể nào không đề cập đến đóng góp rất lớn của Parasuraman & ctg (1988, 1991) Parasuraman định nghĩa chất lượng dịch vụ là “Mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả dịch vụ”. Nhận định này chứng tỏ rằng chất lượng dịch vụ liên quan đến những mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ về dịch vụ. 2.2.3. Mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng - Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin & Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad & Kamal, 2002). Nếu nhà cung cấp dịch vụ mang lại cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đó đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng. - Do đó muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng. Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai yếu tố này, Spreng và Mackoy (1996) cũng chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng khách hàng. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
82 p | 139 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank – STB) tại chi nhánh Sài Gòn
102 p | 77 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch LYS
96 p | 52 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 4
89 p | 53 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh Đông Sài Gòn
62 p | 52 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ sản phẩm thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh TP.HCM
111 p | 42 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ ATM tại ngân hàng An Bình chi nhánh Sài Gòn
98 p | 52 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Phòng giao dịch Lakai
79 p | 43 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ Autolink của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tại thành phố Hồ Chí Minh
116 p | 36 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á phòng giao dịch Văn Thánh
80 p | 28 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM KT Tri Việt
106 p | 38 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP An Bình PGD Phú Mỹ Hưng
108 p | 35 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMC Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Gò Vấp – PGD. Quận 6, TP.HCM giai đoạn 2012 - 2014
88 p | 61 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với nghiệp vụ giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á chi nhánh Hàm Nghi
77 p | 60 | 3
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
87 p | 53 | 3
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 9
87 p | 33 | 3
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ tiền gửi tại VPBank Nguyễn Thái Sơn
103 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn