intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

70
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc xây dựng cơ sở tâm lý về hành vi bắt nạt trực tuyến, cũng như khảo sát thực trạng biểu hiện của hành vi bắt nạt trực tuyến ở HS THPT cung cấp bức tranh về hành vi bắt nạt trực tuyến dưới góc nhìn khoa học. Đồng thời cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hành vi bắt nạt trực tuyến nêu trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC *** LÊ THỊ DUNG HÀNH VI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: NCS Th.S NGUYỄN THỊ DIỄM MY Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC *** LÊ THỊ DUNG HÀNH VI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học MSSV: K40.611.014 ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: NCS Th.S NGUYỄN THỊ DIỄM MY Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 ii
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………......................................................................................... ……...1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HVBNTT CỦA HS THPT ............... …………6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về HVBNTT của HS THPT ..................................... 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu HVBNTT của HS THPT ở nước ngoài ............................ 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu HVBNTT của HS THPT ở trong nước.......................... 12 1.2. Lý luận về HVBNTT của HS THPT ................................................................. 15 1.2.1. Lý luận về hành vi .......................................................................................... 15 1.2.2. Lý luận về HVBNTT ...................................................................................... 22 1.2.3. Một số đặc điểm về tâm lý của HS THPT… ……………...................…...…32 1.2.4. Lý luận về HVBNTT của HSTHPT…………… ………………......……….33 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM ........................................................................................................... 37 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HVBNTT CỦA HS Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI TP.HCM ...................................................................... 42 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM.......................................... ............................................... 42 2.1.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 42 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 42 2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM .......................................................................... 46 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện của HVBNTT ở HS một số trường THPT tại TP.HCM........................................................................................... 48 2.2.1 Nhận thức HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM ................ 48 2.2.2. Thực trạng biểu hiện của HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM ....................................................................................................................... 50 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường tại TP.HCM……… ............................................................................ 84 2.2.4. So sánh HVBNTT của HS THPT trên phương diện giới tính, học lực dưới khía cạnh người bắt nạt và người bị bắt nạt… .................................................. …87 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 91 iii
  4. Kết luận..................................................................................................................... 94 Kiến nghị .................................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97 Phụ lục… ................................................................................................................ 102 iv
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần phụ lục. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. Người nghiên cứu Lê Thị Dung v
  6. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập trên giảng đường Đại học. Đặc biệt nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn vô cùng đến NCS Ths Nguyễn Thị Diễm My - người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời nhận xét góp ý quý báu để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài nghiên cứu khoa học này. Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các HS của ba trường THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Meriecurie đã nhiệt tình hợp tác và cho những ý kiến góp ý với tôi trong suốt quá trình khảo sát đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và những người bạn thân thiết đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, giải đáp thắc mắc, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi để tôi có thêm lòng tin và bổ sung kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện tốt đề tài của mình. Đồng thời tôi xin cảm ơn BGH ba trường THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Meriecurie đã luôn tạo điều kiện, bớt thời gian quý báu để tôi có thể tiến hành khảo sát một cách thuận lợi. Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được lời nhận xét và góp ý của Quý thầy cô, của Hội đồng nghiên cứu khoa học, để đề tài nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn và có thêm những kinh nghiệm quý báu nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2018. Người nghiên cứu Lê Thị Dung vi
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Bắt nạt trực tuyến BNTT 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Hiếm khi HK 4 Hành vi bắt bạt trực tuyến HVBNTT 5 Học sinh HS 6 Ít I 7 Không bao giờ KBG 8 Rất thường xuyên RTX 9 Trung bình TB 10 Trung học phổ thông THPT 11 Thường xuyên TX 12 Thỉnh thoảng TT 13 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo quyết định số 5886/QĐ – BGDĐT, ban hành chương trình hành động chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non – giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 - 2021 có mục tiêu “đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, chủ động phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lí các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường” [76]. Có thể thấy hiện nay bạo lực học đường là một vấn đề được xã hội quan tâm nói chung, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại ngày nay, Internet vô cùng phát triển. Tính đến tháng 1/2017 Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016 trong đó có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội , chiếm 48% dân số. Chính vì vậy, không chỉ có bạo lực học đường thông thường phát triển mà nó còn phát triển ra quy mô rộng hơn đó chính là bạo lực học đường thông qua internet hay còn gọi là bắt nạt trực tuyến ở lứa tuổi học sinh. Với tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt như ngày nay thì Internet ngoài việc được sử dụng như một kênh giải trí và cung cấp thông tin thông thường mà nó còn trở thành một công cụ làm tổn thương người khác, nhất là làm tổn thương HS ở lứa tuổi THPT [37]. Tình trạng BNTT là một trong những hiện tượng xã hội gây chú ý nhiều nhất trên tất cả các phương tiện truyền thông. BNTT đã và đang dần trở thành một vấn nạn đáng báo động cho toàn xã hội, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc nhất là lĩnh vực giáo dục ở cả Việt Nam cũng như các quốc gia ở trên thế giới. Có thể thấy, bắt nạt trực tuyến để lại hậu quả không kém việc bạo lực ngoài đời thật. Thậm chí nó còn phát tán chóng mặt, với quy mô rộng hơn. Thế giới ảo nhưng hậu quả thực không chỉ đối với nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của chính những HS có hành vi bắt nạt trực tuyến. BNTT còn gây ra những hậu quả như: Có thể dẫn đến rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí là tự tử. Gần đây theo tác giả Giang Đặng tờ báo VietNamNet đưa tin “Giữa tháng 6/2015, nữ sinh N.T.A.T, 15 tuổi, ở Đồng Nai, bị bạn trai tung clip sex lên mạng. Hai hôm sau, T uống thuốc diệt cỏ tự tử” [70]. Qua điều này có thể thấy HVBNTT gây 1
  9. ra hậu quả khôn lường. Không chỉ ảnh hưởng đến người bị BNTT mà còn ảnh hưởng đến nhiều người khác. Độ tuổi HS trung học phổ thông nằm trong giai đoạn thanh niên HS, HS vẫn còn dễ bị tác động, muốn thể hiện cái tôi cá nhân. Thanh niên HS không chỉ so sánh bản thân mình trong hiện tại với lí tưởng sống mình chọn mà còn so sánh mình với những “hình mẫu” mà mình theo đuổi. Nhu cầu tôn trọng, được tôn trọng, được bình đẳng với mọi người và nhu cầu chứng tỏ bản thân trong giao tiếp và học tập là những nhu cầu quan trọng và phổ biến ở thanh niên học sinh. Chính vì vậy đây là lứa tuổi có sự diễn biến phức tạp về hành vi. Một số hành vi lệch chuẩn xuất hiện nhằm thỏa mản các nhu cầu của HS. Việc xây dựng cơ sở tâm lý về HVBNTT, cũng như khảo sát thực trạng biểu hiện của HVBNTT ở HS THPT cung cấp bức tranh về HVBNTT dưới góc nhìn khoa học. Đồng thời cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế HVBNTT nêu trên. Từ những cơ sở trên, đề tài “HVBNTT của HS ở một số trường trung học phổ thông tại TP.HCM” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP. HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu HS ở một số trường THPT tại TP.HCM, bao gồm ba trường: THPT Việt Anh, THPT Meriecurie, THPT Hùng Vương. 4. Giả thuyết nghiên cứu Tỉ lệ HS có HVBNTT và bị BNTT khá cao. HS có HVBNTT và bị BNTT được đánh giá thông qua biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bên trong ở mức từ trung bình trở lên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, như: hành vi, HVBNTT, đặc 2
  10. điểm tâm lý học sinh THPT, HVBNTT của HS THPT ... 5.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Đề tài chỉ đề cập đến thực trạng biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM mà không nghiên cứu các khía cạnh khác của HVBNTT. 6.2. Khách thể Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu khách thể là HS ở một số trường trung học phổ thông tại TP.HCM mà không nghiên cứu tất cả các trường THPT tại TP.HCM. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như: hành vi, HVBNTT, các đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, lý luận HVBNTT của HS THPT... Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là nơi xuất phát những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến HVBNTT. Vì vậy, việc nghiên cứu các biểu hiện của HVBNTT cần phải bắt nguồn từ thực tiễn và nghiên cứu trong thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận a. Mục đích Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa về một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xây dựng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện HVBNTT của HS ở một số trường THPT tại TP.HCM 3
  11. b. Cách tiến hành Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích Đây là phương pháp đóng vai trò chủ đạo. Bảng hỏi nhằm khảo sát khách thể để xác định thực trạng biểu hiện của HVBNTT của HS THPT ở một số trường THPT tại TP.HCM. b. Cách tiến hành Dựa trên cơ sở lí luận xây dựng bảng khảo sát và tiến hành khảo sát HS ba trường: THPT Việt Anh, THPT Meriecurie, THPT Hùng Vương. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi khảo sát thực tế. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích Đặt câu hỏi trực tiếp phỏng vấn 6 HS của ba trường THPT Việt Anh, THPT Hùng Vương, THPT Meriecurie. Dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, thu thập thêm thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. b. Cách tiến hành Tiến hành xây dựng bảng phỏng vấn. Phỏng vấn được ghi âm và có chữ kí xác nhận của khách thể. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát a. Mục đích Hỗ trợ thêm thông tin, góp phần củng cố kết quả nghiên cứu định lượng. b. Cách tiến hành Quan sát các tài khoản cá nhân, bình luận của một số HS trên mạng xã hội. Tiến hành chụp ảnh dòng trạng thái, bình luận của HS, góp phần làm căn cứ xây dựng tính xác thực của đề tài. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị sốTB, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm Chi - 4
  12. quare, kiểm nghiệm ANOVA, làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học về HVBNTT của HS THPT. Ngoài ra nghiên cứu còn vẽ nên bức tranh thực trạng và thực trạng biểu hiện về HVBNTT của HS THPT. 5
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 1.1. Lịch sử nghiên cứu về HVBNTT của HS THPT 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về HVBNTT của HS THPT ở nước ngoài Tâm lí học không chỉ là khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tinh thần trong đời sống của con người trên bình diện lí thuyết mà ngày nay, nó còn trở thành một khoa học mang tính ứng dụng cao. Từ việc nghiên cứu và tìm hiểu bản chất con người, tâm lí học đi sâu ứng dụng các thành tựu của mình trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, chính trị, xã hội… Một trong những khía cạnh nghiên cứu quan trọng của Tâm lí học ngày nay là nghiên cứu hành vi và biểu hiện hành vi ở con người. Đặc biệt, trước những nguy cơ lẫn thách thức mà xã hội đang đặt ra thì những nghiên cứu về hành vi và biểu hiện hành vi của con người trong cuộc sống hiện tại có vai trò quan trọng. Những năm trở lại đây vấn đề HVBNTT bắt đầu được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Có thể đề cập đến một số đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến HVBNTT ở nước ngoài sau: Đề tài “An Exploratory Study of Cyberbullying with Undergraduate University Students” của Carol M. Walker, Beth Rajan Sockman and Steven Koehn nghiên cứu khách thể là sinh viên đại học, trong đó tỉ lệ sinh viên nam chiếm 54% thường BNTT qua điện thoại di động, Facebook và tin nhắn là chủ yếu [39]. Nghiên cứu “Provided dat from an anonymous Web – bbased survey (http:// bolt.com; conducted in 2005) to determine the extent of online bullying experienced by youth” của Juvonen and Gross (2008) đã xác định mức độ BNTT độ tuổi từ 12 – 17 tuổi (Tuổi trung bình 15.5, SD = 1.47) với các chỉ báo: Những lời phỉ báng là 66%, đe dọa là 27%, chia sẻ hình ảnh bôi nhọ, làm nhục người khác là 18%, vi phạm quyền riêng tư là 25%, lấy cắp mật khẩu là 33% . Hầu hết một phần năm khách thể trả lời bị đe dọaN lần, 72% khách thể đã từng bị BNTT ít nhất một lần [39]. 6
  14. Nghiên cứu “Two studies addressed aspects of cyberbullying on the university level” của Finn (2004) đã chỉ ra trong tổng 339 sinh viên của Đại học New Hampshire có đến 15% sinh viên bị đe dọa, bị xúc phạm hoặc quấy nhiễu qua e - mail. Điều đáng lưu ý là hơn một nữa số sinh viên nhận được sách báo khiêu dâm không mong muốn [39]. Nghiên cứu của Dilmac, B (2009) đã chỉ ra có đến 22.5% HS đã từng bị BNTT và 55.3% HS bị BNTT ít nhất một lần [39]. Nghiên cứu “The prevalence of cyberbullying among adolescents: A case study of middle schools in Serbia” của Branislava Popović-Ćitić, Sladjana Djurić, Vladimir Cvetković với 387 HS trung học từ năm trường ở Belgarde, kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình 10% HS từ 11 đến 15 tuổi báo cáo rằng họ đã bị tấn công trực tuyến và 20% trong số đó từng là nạn nhân của BNTT. Hình thức BNTT chủ yếu là HS bị quấy rối [41]. Nghiên cứu “Cyberbullying: An Exploratory Analysis of Factors Related to Offending and Victimization” của Sameer Hinduja và Justin W. Patchin năm 2006 đã đưa ra dữ liệu khảo sát trực tuyến từ 1378 người dùng Internet ở độ tuổi vị thành niên được phân tích nhằm xác định đặc điểm của nạn nhân đe dọa trực tuyến điển hình và người bị BNTT điển hình [42]. Nghiên cứu “Following you home from school: A critical review and synthesis of research on cyberbullying victimization” của Robert S.Tokunaga cho thấy hơn 97% thanh thiếu niên đã sử dụng Internet và điều đáng lưu ý là có đến 20 – 40% thanh thiếu niên trong tổng số đã từng trải qua đe dọa trực tuyến ít nhất một lần. Việc bị đe dọa trực tuyến đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của thanh thiếu niên [43]. Nghiên cứu “Risk factors for involvement in Cyber bullying: Victims, bullies and bully – victims” của FayeMishna, MonaKhoury - Kassabri, TahanyGadalla, JoanneDaciuk đã nghiên cứu trên 2186 HS trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 30% HS trong nghiên cứu này có liên quan đến BNTT. Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc BNTT là giới tính, độ tuổi và độ an toàn. Nghiên cứu “Cyber Bullying Behavior Among Middle and High School Students” của Faye Mishna, Charlene Cook, Tahany Gadalla, Joanne Daciuk and 7
  15. Steven Solomon. Nghiên cứu này đã đưa ra kết quả khoảng 1/2 (49.5%) HS cho biết đã bị BNTT và 33.7% cho biết mình BNTT người khác. Hầu hết các hành vi bắt nạt đều được gây ra trong mối quan hệ bạn bè và nạn nhân không dám nói cho người khác biết mình bị BNTT. Những người đã từng bị BNTT cho biết họ cảm thấy tức giận, buồn và chán nản khi bị BNTT. Một số người tham gia BNTT người khác cho biết họ có cảm thấy vui, thoải mái, số còn lại cảm thấy hối lỗi sau đó [44]. Nghiên cứu “School Bullying Among Adolescents in the United States: Physical, Verbal, Relational and Cyber” của Jing Wang Ph.D, Ronald J. lannotti, Tonja R. Nansel Ph.D thu số liệu từ cuộc khảo sát tình hình sức khỏe ở độ tuổi đi học năm 2005, lấy mẫu đại diện từ lớp 6 – 10 (N= 7.182). Kết quả cho thấy tỉ lệ HS bắt nạt người khác hoặc bị bắt nạt tại trường ít nhất một lần trong 2 tháng là 20.8% về thể chất, 53.6% bằng lời nói, 51.4% về mặt xã hội hoặc 13.6% về điện tử. Một kết quả đáng báo động [45]. Số liệu thống kê của Trung tâm quốc gia phòng chống tội phạm, I – Safe inc, Trung tâm Nghiên cứu “Cyber bullying”, Knowthenet.org.uk, The Harford Quận Examiner, Cyberbullying.us, Hiệp hội Osteopathic Mỹ, Ipson (công ty nghiên cứu toàn cầu Reuters) tin tức, Bitdefender đưa ra: Hơn một nữa số thanh thiếu niên và thiếu niên đã bị BNTT và một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, thiếu niên tham gia BNTT. - Trong số những người thừa nhận họ đã bị bắt nạt, 87% cho biết họ bị BNTT qua Facebook, 19% qua Twitter và 13% qua BlackBerry Mesenger. - Một trong sáu bậc cha mẹ biết con mình đã bị bắt nạt qua một trang wed mạng xã hội. Hơn một trong ba thanh niên đã bị đe dọa trực tuyến. - Trên 25% thanh thiếu niên và thiếu niên đã bị bắt nạt nhiều lần qua điện thoại di động hoặc internet - Cứ một trong mười phụ huynh sử dụng Internet (12%) trên toàn thế giới nói con mình đã trải qua hăm dọa trên mạng. - 60% thanh thiếu niên cho biết họ không dám tố cáo, lên án các HVBNTT. - Chỉ 1% nạn nhân nói cho giáo viên hoặc người lớn về việc họ đi đe dọa, BNTT. 8
  16. - Hơn một nữa số người trẻ tuổi không nói với cha mẹ của họ khi bị BNTT. - 13% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội (từ 12 -17 tuổi) cho biết họ đã bị BNTT, họ cảm thấy lo lắng về việc đi học vào ngày hôm sau. - Chỉ một trong mười thanh thiếu niên nói với cha mẹ về việc mình bị BNTT. - Một trong năm sự cố, mâu thuẫn của BNTT được báo cáo để thực thi pháp luật. - Một trong mười thanh niên, thanh thiếu niên bị đăng những hình ảnh xấu hổ chụp bằng điện thoại mà không được sự cho phép của họ, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của họ. - Khoảng 1 trong 5 thanh thiếu niên đã đăng tải hoặc gửi hình ảnh gợi cảm, khỏa thân của mình cho người khác. - Các bạn nữ thường là đối tượng bị BNTTN hơn nam - Hơn 80% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại di động thường xuyên, khiến nó trở thành phương tiện phổ biến nhất để BNTT. - Hình thực BNTT phổ biến nhất là bình luận ác ý, lan rộng tin đồn, gây tổn thương tâm lý cho người bị bắt nạt. - Nạn nhân của BNTT bị hạ thấp lòng tự trọng, thậm chí có nhiều nạn nhân có ý định tự tử hoặc tự tử. - Những người dành thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều có nguy cơ bị BNTT cao hơn những người không dành nhiều thời gian cho mạng xã hội. - 10% những đứa trẻ bị BNTT nói với cha mẹ về vụ việc và trong đó chỉ có 18% các trường hợp được báo cáo cho cơ quan chức năng. Trong báo cáo này, cũng chỉ ra theo một nghiên cứu gần đây có đến 58% HS lớp 8 cho biết họ bị BNTT bằng những lời lẽ xúc phạm, tàn nhẫn, gây tổn thương. 53% cho biết họ đã từng nói những điều gây tổn thương người khác khi online trực tuyến. 42% số người nghiên cứu cho biết rằng họ đã bị BNTT, nhưng hầu như 60% chưa bao giờ nói với cha mẹ về vụ việc. Máy ảnh điện thoại di động, máy ảnh kĩ thuật số là hai phương tiện BNTT. Trong cuộc khảo sát này cho thấy 10% của 770 khách thể khảo sát cảm thấy “bị đe dọa, xấu hổ hoặc không thoải mái” với ít nhất một bức hình họ chụp từ điện thoại di động. 9
  17. Một số hình thức BNTT mà HS trung học cơ sở đã thực hiện là: - Ăn cắp tên, mật khẩu của một các nhân, sau đó dùng hồ sơ của họ để gửi tin đồn, thông tin sai lệch gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác. - Thay đổi hình ảnh của người khác bằng các phần mềm Photoshop hay các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để bêu xấu họ. - Ghi âm cuộc nói chuyện mà nạn nhân không hề biết hoặc không được sự đồng ý của họ, sau đó đăng tải nội dung cuộc nói chuyện lên mạng xã hội. - Tạo các cuộc thăm dò trực tuyến tạo lượt không thích, phẫn nộ nhằm gây tổn thương tinh thần của người khác và đăng chúng lên các trang mạng khác nhau. - Sử dụng các trang wed, fanpage, blog để viết những điều gây tổn thương, đưa những thông tin xấu, hình ảnh xấu hổ về người khác. Một nghiên cứu của Pediatrics, cho thấy rằng BNTT đã tăng lên 50% trong năm năm qua khi thanh thiếu niên ngày càng ghi lại cuộc sống của họ trên nhật kí web, blog và việc truy cập trực tuyến thông qua phòng chat, tin nhắn, các trang mạng như facebook. Nhà nghiên cứu y tế cộng đồng Michele Ybarra của Internet Solutions for Kids và nhà tâm lý học Kimberly Mitchell của Trung tâm nghiên cứu tội ác chống lại trẻ em thuộc trường Đại học New Hampshire đã trình bày những phát hiện từ một cuộc khảo sát của 1.500 thanh thiếu niên từ 10 – 17 tuổi tại APA Công ước hàng năm 2006. Thanh thiếu niên là khách thể cho biết họ đã từng bị quấy rối qua Internet (BNTT) trong 12 tháng qua. Họ bị “BNTT” qua việc nhận được E-mail, tin nhắn nhanh hoặc bị dùng những lời lẽ gây tổn thương, là nhân vật chính của những câu chuyện phiếm trên mạng. Ybarra và Mitchell đã phát hiện ra 9% thanh thiếu niên trở thành mục tiêu của BNTT, tăng 6% so với một nghiên cứu tương tự (2000). Có thể là do sự phổ biến ngày càng tăng của xã hội trực tuyến [54]. Một nghiên cứu cho thấy những cá nhân là nạn nhân của sự đe dọa trực tuyến trong trường trung học có nhiều khả năng là nạn nhân trong trường đại học (Zalaquett and Chatters, 2014). Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc chứng minh tỷ lệ hiện nhiễm ở sinh viên đại học và giai đoạn trưởng thành sớm (Crosslin và Golman, năm 2014, Francisco và cộng sự, năm 2015, Gibb và Devereux, năm 2014, MacDonald và Roberts Pittman, 2010; Privitera và Campbell, 2009; Schenk and Fremouw, 2012). Do đó, nghiên cứu điều tra tác động tâm lý đe doạ trực tuyến có 10
  18. trên mẫu đại học còn kém phát triển so với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã tìm thấy triệu chứng trầm cảm gia tăng và sự nảy mầm sau những trải nghiệm cybervictimisation trong một mẫu 565 sinh viên Mỹ (Feinstein và cộng sự, 2014). Trong các mẫu đại học khác, đe doạ trực tuyến liên quan đến lòng tự trọng thấp (2015) và cảm giác tức giận và căng thẳng (Zalaquett and Chatters, 2014). Hơn nữa, Schenk et al. (2013) nhận thấy rằng các sinh viên đại học đã đánh cắp người khác nhiều hơn về các biện pháp tâm lý bao gồm: trầm cảm, hoang tưởng, lo âu và tâm thần, khi so sánh với những người không tham gia (xem bảng 1 để biết tổng quan). Có rất ít nghiên cứu ở các cộng đồng người lớn khác và chỉ có một số nghiên cứu về sự đe doạ trực tuyến tại nơi làm việc (Privitera và Campbell, 2009). Balakrishnan (2015) đã điều tra người lớn ở Malaysia trong độ tuổi từ 17 đến 30 và phát hiện ra rằng 39,7% số người trong số 6 người đã bị truy cập không gian mạng trong sáu tháng trước đó. Kết quả cũng cho thấy rằng các trang web mạng xã hội (ví dụ như Facebook) là công cụ chính để đe doạ trực tuyến. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bắt nạt qua các phương tiện điện tử (đặc biệt là điện thoại và email) tồn tại trong một mẫu ngẫu nhiên được chọn của các thành viên của Hiệp hội Công nhân Sản xuất Úc (AMWU), nhưng tỷ lệ hiện nhiễm ít hơn nhiều so với nơi làm việc truyền thống hiếp đáp (10.7% so với 34 % đối với thứ hai, Askew et al, 2012) [55]. Nghiên cứu ở Anh của Oliver và Candappa (2003) đã đề cập đến 4% HS từ 12 – 13 tuổi nhận được tin nhắn gây khó chịu, 2% nhận được email gây khó chịu [73]. Noret và Rivers (2006) đã tiến hành khảo sát 11.000 HS Anh từ năm 2002 đến năm 2005, gần 6% cho biết họ đã nhận được những tin nhắn hoặc email đe dọa vào năm 2002 và 2003, nhưng con số này đã tăng lên 7% hoặc nhiều hơn vào năm 2004 và 2005. Điều đáng chú ý là khảo sát cho thấy nữ giới bị đe dọa nhiều hơn nam giới. Sau bốn năm nghiên cứu, tình trạng bắt nạt học đường có xu hướng giảm vì nước Anh đã có những biện pháp hạn chế tình trạng trên (ABA Factsheet, 2006) [73]. Raskauskas và Stoltz (2007) đã khảo sát 84 HS ở Hoa Kì từ 13 -18 tuổi, trong đó có đến 49% HS là nạn nhân của BNTT và có 21% HS là người có HVBNTT từ một đến hai lần [73]. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi các em có HVBNTT từ 12 – 11
  19. 17 tuổi (thanh niên học sinh) qua các phương tiện như tin nhắn điện thoại, E –mail, các trang mạng xã hội như facebook, zalo… Một số hình thức BNTT là sử dụng các trang wed, fanpage, blog để viết những điều gây tổn thương, đưa những thông tin, hình ảnh xấu hổ về người khác, đánh cắp mật khẩu, tài khoản cá nhân của người khác và dùng hồ sơ của họ để gửi thông tin sai lệch gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của họ…Những nghiên cứu trên thế giới góp phần cung cấp thông tin hỗ trợ người nghiên cứu trong việc xây dựng hệ thống lí luận và điều tra thực tiễn. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề HVBNTT của HS THPT ở trong nước Các nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết xoáy sâu vào bạo lực học đường. Nghiên cứu về hành vi bắt nạt trực tuyến rất ít và hầu như không có. Một số nghiên cứu có thể kể đến như: Nghiên cứu “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” của Hoàng Thị Thỏa cho thấy: trong khóa học 2007 - 2008 tại các trường THPT Hạ Long có tổng số: 161 vụ đánh nhau với kỉ luật 233 HS và tại các trường THCS Hạ Long có tổng số 108 vụ đánh nhau với 212 HS tham gia. Với những số liệu trên chưa thật sự đánh giá hết được thực trạng bạo học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long nhưng phần nào đã dấy lên những hồi chuông cảnh báo cho các nhà chức trách. Đề tài “Nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường hiện nay”, nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh của nhóm sinh viên Trần Thị Thúy, Bùi Hải Yến và Hoàng Văn Tuyến đã chỉ ra thực trạng bạo lực học đường tại đây đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trường THPT Bãi Cháy là một trường có chất lượng tốt tại Quảng Ninh nhưng khi được hỏi có 91.8% HS trả lời đã chứng kiến bạo lực học đường, điều này cho thấy thực trạng bạo lực học đường đã và đang tồn tại tại đây. Điều này mang lại tâm lý hoang mang lo sợ cho bản thân các em đang học tại trường có 75.3% HS trả lời rằng rất quan tâm, lo lắng trước thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra. Điều đáng quan tâm là khi hỏi về hành động khi chứng kiến hành vi bạo lực thì có đến 75% HS trả lời chỉ đứng xem, không có hành động gì, 14.6% HS trả lời cổ vũ, reo hò (đây là HS cùng nhóm với bạn HS có hành vi bạo lực). Các em không tham gia hành vi bạo lực nhưng lại reo hò, cổ vũ. Còn lại 15.4% các em can ngăn và 24.6% các em thông báo cho quản lý trường như 12
  20. Ban giám hiệu, bảo vệ trường và có 10% các em bỏ đi khi thấy hành vi bạo lực. Đề tài “Thái độ của HS trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP. Vinh – tỉnh Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường” của Nguyễn Thị Ngọc Anh. Đề tài cho thấy phần lớn các em HS trường THCS Nghi Kim có thái độ xúc cảm tích cực đối với vấn đề bạo lực học đường, chiếm 83% số HS được hỏi; bao gồm các lĩnh vực như cảm xúc trước tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cảm xúc khi chứng kiến hành vi bạo lực giữa các HS, cảm xúc khi là người gây ra hành vi bạo với HS khác, cảm xúc khi là người bị bạo lực,…Còn lại 17% HS có thái độ xúc cảm tiêu cực, chưa tốt về vấn đề này. Về mặt hành vi, Hành vi của các em HS đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở các lĩnh vực như: Hành vi khi chứng kiến bạo lực học đường, hành vi ứng xử khi bị bạo lực, hành vi ứng xử khi xảy ra mâu thuẫn,… Đa phần các em HS có hành vi tích cực đối với vấn đề bạo lực học đường (90,8% số HS được hỏi), chỉ có 9,2% HS có hành vi tiêu cực về vấn đề này. Sự chênh lệch giữa hành vi tích cực của HS nam và nữ là không đáng kể. Kết quả đánh giá thái độ của HS về vấn đề bạo lực học đường thông qua việc đánh giá riêng từng phiếu điều tra: Có 166 HS thuộc loại thái độ chưa tích cực, chiếm 55,3% số HS được điều tra, xếp loại B. Số lượng HS thuộc thái độ tích cực chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ có 86 em chiếm 28,7%, xếp loại A. Còn lại 48 em thuộc loại thái độ tiêu cực, xếp loại C, chiếm 16%. Thái độ của HS trường THCS Nghi Kim về vấn đề bạo lực học đường là không cao; các em có hiểu biết về vấn đề này nhưng chưa nhiều, còn hạn chế, chưa có hành vi can thiệp đúng mức. Tuy chỉ có một số lượng nhỏ HS có thái độ kém về vấn đề bạo lực học đường, song chính nó đã góp phần là cho tình hình bạo lực học đường vẫn còn tiếp diễn [52]. Đề tài “Vấn đề bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, THPT tại Trà Vinh” của nhóm sinh viên dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Thị Yến Linh. Đã chỉ ra thêm nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là từ chính bản thân người người chưa thành niên (Khách thể), người chưa thành niên có những đặc thù riêng , đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về chất và tinh thần. Ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trong như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2