ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHUẨN (MCA)<br />
TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ<br />
QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
NGUYỄN THỊ LÝ<br />
<br />
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư<br />
Ngành Hệ thống Thông tin Địa lý<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn<br />
<br />
TS. LÊ CẢNH ĐỊNH<br />
<br />
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của<br />
quý thầy cô bộ môn Hệ thống thông tin địa lý trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,<br />
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, gia đình, bạn bè.<br />
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:<br />
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền<br />
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.<br />
- TS. Lê Cảnh Định (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) thầy đã giành<br />
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành<br />
luận văn tốt nghiệp.<br />
- Các Cô, Chú, Anh, Chị Trung tâm phát triển Nông thôn (Phân viện Quy hoạch và<br />
Thiết kế Nông nghiệp) đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá<br />
trình thực hiện đề tài.<br />
- Gia đình và bạn bè luôn động viên giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong<br />
quá trình học tập, cũng như trong lúc thực hiện đề tài.<br />
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng<br />
lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được<br />
những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Nguyễn Thị Lý<br />
<br />
i<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Với mục tiêu “Ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) trong đánh giá thích<br />
nghi đất đai”. Trong đề tài sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai bền<br />
vững FAO (1993b), trong đó đánh giá đồng thời các yếu tố thuộc các lĩnh vực kinh<br />
tế, xã hội, môi trường (gọi là các yếu tố bền vững). Ứng dụng phân tích thứ bậc<br />
trong ra quyết định nhóm (AHP – GDM) để xác định trọng số các yếu tố bền vững,<br />
công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, phân tích không gian, biểu diễn<br />
kết quả thích nghi đất đai bền vững. Nội dung và tiến trình thực hiện như sau:<br />
(i). Đầu tiên, ứng dụng mô hình “Tích hợp GIS và ALES” (Lê Cảnh Định, 2004)<br />
trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên. Trong đó, dùng GIS để xây dựng các lớp<br />
thông tin chuyên đề (thổ nhưỡng, độ dốc, tầng dày, khả năng tưới, thành phần cơ<br />
giới), chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để thành lập bản đồ đơn vị đất đai<br />
(LMU). ALES đọc kết quả LMU (chất lượng đất đai) từ GIS, đối chiếu với yêu cầu<br />
sử dụng đất (LUR) của các LUT thông qua cây quyết định, và đánh giá thích nghi<br />
đất đai tự nhiên, xuất kết quả sang GIS thông qua từ khóa LMU.<br />
(ii). Kế tiếp, đánh giá thích nghi đất đai bền vững gồm 2 giai đoạn:<br />
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững, có tất cả 12 yếu tố; trong đó:<br />
Kinh tế (3 yếu tố: Tổng giá trị sản phẩm, lãi thuần, B/C); Xã hội (5 yếu tố: Lao<br />
động, khả năng vốn, phát huy kỹ năng nông dân, chính sách, tập quán sản xuất);<br />
môi trường (4 yếu tố: khả năng thích nghi tự nhiên, độ che phủ, bảo vệ nguồn<br />
nước, nâng cao đa dạng sinh học). Sử dụng phương pháp AHP – GDM trong xác<br />
định trọng số các yếu tố bền vững, giảm được tính chủ quan và tranh thủ được tri<br />
thức của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, xã hội, môi<br />
trường).<br />
- Ứng với mỗi yếu tố xây dựng một lớp thông tin chuyên đề trong GIS, chồng xếp<br />
các lớp thông tin chuyên đề và tính chỉ số thích hợp (Si) theo phương pháp trung<br />
bình trọng số. Phân loại chỉ số Si để thành lập bản đồ đánh giá thích nghi đất đai<br />
bền vững.<br />
Ứng dụng mô hình tích hợp (trong nghiên cứu này) cho trường hợp huyện Cát Tiên<br />
– Tỉnh Lâm Đồng; kết quả mô hình có tính thực tiễn cao (do đánh giá tổng hợp về tự<br />
nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường). Tương lai có thể nhân rộng mô hình này trong<br />
đánh giá thích nghi đất đai cho các huyện khác trên cả nước.<br />
<br />
ii<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This research is to present the “Application of GIS and MCA (Multi - Criteria<br />
Analysis) in Land Suitability Evaluation” by using the Evaluating Sustainable Land<br />
in FAO’s approach (1993b, 2007) to evaluate the indicators of various fields<br />
(natural, economic, social and environmental). Application of analytical hierarchy<br />
process in group decision - making (AHP – GDM) is used to calculate the weight of<br />
each indicator, and GIS technology for building the databases, spatial analysis,<br />
exporting the results. The content and process are as follows:<br />
- Firstly, application model “Integrated GIS and ALES” (Le Canh Dinh, 2004) for<br />
physical land evaluation uses GIS technology to construct the thematic layers for<br />
each indicators and to build the LMU (Land mapping unit). ALES reads the<br />
results in LMU databases and exports it to GIS.<br />
- Secondly, Application of analytical hierarchy process in group decision - making<br />
(AHP – GDM) is used to calculate the weight of each indicators, and then the<br />
construction of thematic layers in GIS for each indicator; overlay all thematic<br />
layers, the suitability index (Si) is calculated through by the method of weight<br />
average for each zone, classify Si to determine the suitability.<br />
This model is applied in the case of Cat Tien District, Lam Dong province. Because<br />
of its applicability, this model can be used in land evaluation of other districts in<br />
VietNam.<br />
Key words: GIS, Multi - Criteria Analysis, Analytic Hierarchy Process - Group<br />
Decision Method, ALES<br />
<br />
iii<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Trang tựa ................................................................................................................. i<br />
Tóm tắt ................................................................................................................... ii<br />
Abstract ................................................................................................................. iii<br />
Mục lục .................................................................................................................. iv<br />
Các chữ viết tắt trong báo cáo ................................................................................ vi<br />
Danh sách các bảng ............................................................................................... vii<br />
Danh sách các hình ............................................................................................... vii<br />
Danh sách bản đồ ................................................................................................. viii<br />
Chương 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1<br />
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1<br />
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2<br />
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2<br />
1.5. Kết quả mong đợi ............................................................................................. 3<br />
1.6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3<br />
Chương 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 4<br />
2.1. Các nghiên cứu về đất ...................................................................................... 4<br />
2.1.1. Các nghiên cứu đất trên thế giới .................................................................... 4<br />
2.1.2. Các nghiên cứu đất tại Việt Nam ................................................................... 5<br />
2.1.3. Các nghiên cứu đất tại tỉnh Lâm Đồng........................................................... 6<br />
2.2. Nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai ........................................................ 7<br />
2.2.1. Các nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới và phương pháp đánh<br />
giá đất đai theo phương pháp của FAO ................................................................... 7<br />
2.2.2. Nghiên cứu về đánh giá thích nghi ở Việt Nam, Tỉnh Lâm Đồng và huyện Cát<br />
Tiên ........................................................................................................................ 9<br />
2.3. Ứng dụng GIS – MCA trong đánh giá thích nghi đất đai bền vững ................. 10<br />
2.3.1. Ứng dụng GIS – MCA với kỹ thuật AHP - IDM trong đánh giá thích nghi đất<br />
đai ......................................................................................................................... 10<br />
2.3.2. Ứng dụng GIS – MCA với kỹ thuật AHP – GDM trong đánh giá thích nghi<br />
đất đai ................................................................................................................... 12<br />
2.3.3. So sánh phương pháp phân tích thứ bậc trong môi trường ra quyết định nhóm<br />
(AHP – GDM) với môi trường ra quyết định riêng rẽ (AHP – IDM) ..................... 13<br />
iv<br />
<br />