Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Biên soạn Một số hợp chất thiên nhiên bằng phần mềm Adobe Acrobat Pro 9.0
lượt xem 11
download
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Biên soạn ebook Một số hợp chất thiên nhiên bằng phần mềm Adobe Acrobat Pro 9.0 tập trung nghiên cứu vai trò, thế mạnh và thực trạng của việc sử dụng ebook hiện nay; các tài liệu phù hợp với chương trình hóa học hữu cơ; các phần mềm tạo ebook, chủ yếu là các phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended, Microsoft Office Word, Ulead Studio Video 11.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Biên soạn Một số hợp chất thiên nhiên bằng phần mềm Adobe Acrobat Pro 9.0
- Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Khoa Hóa Học Khóa luận tốt nghiệp BIÊN SOẠN E-BOOK MỘT SỐ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT PRO 9.0 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S Lê Văn Đăng Phan Nguyễn Bảo Duy Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Bộ môn Hoá hữu cơ trường Đại Học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Đăng, người thầy kính mến đã hết lòng dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Dù luôn bận rộn với công việc nhưng thầy vẫn luôn giúp đở em trong quá trình học tập và nghiêng cứu. Và xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các anh chị em trong lớp hoá 4A đã động viên và giúp đỡ em trong những lúc em gặp khó khăn.
- MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................... 1 Phần I. MỞ ĐẦU ............................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................................ 5 3. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 5 4. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................... 6 5. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 6 6. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 7 7. Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................................................. 7 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 7 9. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 7 9.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................7 9.2. Phương tiện nghiên cứu .................................................................................................8 10. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................ 8 Phần II. NỘI DUNG .......................................................................... 9 CHƯƠNG 1. Cơ sở lí luận về các hợp chất thiên nhiên ............................................................. 9 1.1. Khái niệm về các hợp chất thiên nhiên và ngành hoá học các hợp chất thiên nhiên.....9 1.2. Tác dụng của Ebook Một số hợp chất thiên nhiên ........................................................9 1.3. Phân loại các hợp chất thiên nhiên .................................................................................9 1,3.1. Cơ sở phân loại các hợp chất thiên nhiên................................................................9 1,3.2. Gluxit ..................................................................................................................... 10 1,3.3. Ankaloit ................................................................................................................. 10 1,3.4. Terpen ................................................................................................................... 11 1,3.5. Steroit.................................................................................................................... 11 1.4. Một số phương pháp nghiêng cứu hợp chất thiên nhiên............................................ 11
- CHƯƠNG 2. Giới thiệu E-book ................................................................................................ 12 2.1. Khái niệm E-book ......................................................................................................... 12 2.2. Đặc điểm của E-book ................................................................................................... 12 2,2.1. Ưu điểm ................................................................................................................ 12 2,2.2. Nhược điểm .......................................................................................................... 13 2.3. Một số định dạng của E-book ...................................................................................... 14 2,3.1. DOC (Document) ................................................................................................... 14 2,3.2. PDF (Portable Document Format)......................................................................... 15 2,3.3. CHM (Compiled HTML Help File) .......................................................................... 15 2.4. Tình hình sử dụng E-book ............................................................................................ 16 2,4.1. Ngoài nước ............................................................................................................ 16 2,4.2. Trong nước ............................................................................................................ 16 CHƯƠNG 3. Giới thiệu các phần mềm biên soạn E-book hóa học ......................................... 17 3.1. Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended................................................................................. 17 3,1.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended. ..................................... 17 3,1.2. Cách download phần mềm ................................................................................... 18 3,1.3. Một số tính năng mới của Adobe Acrobat 9 Pro Extended .................................. 18 3,1.4. Các tính năng của phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended ............................. 21 3.2. Một số phần mềm hỗ trợ ............................................................................................. 33 3,2.1. Microsoft Office Word 2010 ................................................................................. 33 3,2.2. SnagIt 11................................................................................................................ 38 3,2.3. MathType 6.7 ........................................................................................................ 43 3,2.4. Chemwindow 6.0 .................................................................................................. 44 3,2.5. Adobe Reader 9.3.................................................................................................. 45 CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM BIÊN SOẠN E-BOOK HÓA HỌC ............................. 46 4.1 Các bước biên soạn E-book hóa học ............................................................................. 46 4,1.1. Nghiên cứu tài liệu ................................................................................................ 46
- 4,1.2. Thao tác trong Word 2007 .................................................................................... 46 4,1.3. Vẽ cấu trúc hóa học bằng Chemwindow 6.0 ........................................................ 46 4,1.4. Chụp hình bằng SnagIt .......................................................................................... 47 4,1.5. Chuyển đổi từ file Word sang file PDF .................................................................. 48 4.2. Thao tác trong Adobe Acrobat Pro 9 ........................................................................... 48 4,2.1. Lập bảng mục lục .................................................................................................. 48 4,2.2. Cách tạo bookmark trong cùng một file PDF ....................................................... 48 4,2.3. Cách tạo bookmark cho nhiều file PDF khác nhau................................................ 49 4,2.4. Cách tạo liên kết trong E-book .............................................................................. 49 4.3. E-book Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên ......................................................... 50 Chương 5. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................... 53 5.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 53 5.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm................................................................................. 54 5.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................ 54 5.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................................................... 54 Phần III. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ................................................. 57 1. Kết luận ............................................................................................................................... 57 1.1. Kết quả nghiêng cứu .................................................................................................... 57 1.1.2. Về khóa luận.......................................................................................................... 57 1.1.3. Về sản phẩm E-book Một số hợp chất thiên nhiên .............................................. 57 1.2. Thuận lợi ...................................................................................................................... 58 1.2. Khó khăn ...................................................................................................................... 59 2. Đề xuất ................................................................................................................................ 59 3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................................ 59 Lời kết .............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 61
- Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Trong thế giới vật chất tự nhiên, các hợp chất hữu cơ chiếm một phần vô cùng lớn. Từ xa xưa các hợp chất hữu cơ trong thiên nhiên đã luôn đồng hành với nhân loại trong suốt quá trình tiến hóa. Cho đến hôm nay các hợp chất thiên nhiên gần như là một phần không thế thiếu của đời sống con người hiện đại. - Nhu cầu tìm hiểu về các tích chất cơ bản của những hợp chất phổ biến trong thiên nhiên là rất lớn. Các hợp chất thiên nhiên luôn nâng cao mức sống và có nhiều lợi ích cho con người hiện đại như chữa bệnh, làm đẹp, tăng cường sinh lực. . . nên được tìm ra ngày càng nhiều hơn. - Công nghệ thông tin đã đi vào đời sống đời thường, mỗi người học đều có thể tiếp nhận và giao tiếp thông tin với cả thế giới . Việc truyền tải và giao tiếp công nghê thông tin ngày càng phổ biến. Nên việc có được tài liệu tham khảo mang tính khả dụng là rất cần thiết cho quá trình tự nghiên cứu, tìm tòi tri thức mới cho mỗi người. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao cho người học có những tài liệu tham khảo bổ ích cho quá trình học của mình. - Ebook (sách diện tử ) hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trên, ngoài ra chúng còn mang giá thành thấp hơn so với sách thông thường. Ebook còn không bị sờn, rách, mối mọt hay bị tổn hại bởi thời gian và vô cùng gọn nhẹ; chỉ với những thiết bị lưu trử thông thường ai cũng có thể chứa hàng ngàn quyển ebook các loại, hơn hẳn thư viện truyền thống về việc tra cứu và bảo quản; khi cần ta cũng có thể in ấn hay sao chép phục vụ cho công tác giáo dục và ebook còn dễ dàng thao tác, trao đổi và chia sẻ tài liệu… - E-book là một trong những dạng tài liệu phổ biến hiện nay được lưu trữ trong thư viện điện tử. - Việc ứng dụng công nghệ tin học vào phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp giáo dục trong giai
- đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin toàn cầu. Đề tài này được chuẩn bị với ước muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo hóa học cho quá trình tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời hoàn thiện kĩ năng ứng dụng tin học trong hóa học, em hy vọng nó sẽ là một tư tiệu có ích cho sinh viên ngành hoá. - Với các lí do trên, em đã chọn đề tài “BIÊN SOẠN EBOOK CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN BẰNG PHẦN MỀM ADOBE ACROBAT 9.0 PRO EXTENDED” 2. Lịch sử nghiên cứu Thời xa xưa đã có các công trình nghiêng cứu về các hợp chất thiên nhiên như: - Thế kỷ 19: Một trong những công trình có giá trị là ‘’qui tắc isopren’’ về cấu tạo của tecpenoit (Wallch, 1887) . . . . - Thế kỷ 20:Xác định cấu trúc hợp chất thiên nhiên có sự tiến bộ vượt bậc nhờ các kỹ thuật hiện đại, các phương pháp phổ . . . Sách về hợp chất thiên nhiên thì chưa có nhiều mà ebook lại còn ít hơn nữa. Không những vậy, các tài liệu trên tương đối khó tìm và không dể tra cứu với người học chưa nắm vững công nghệ thông tin. 3. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong vài năm trở lại dây - Ở Việt Nam – Trong công cuộc phát triển đất nước, đã làm cho cơ sở vật chất ngày càng được đổi mới và ebook trở nên thông dụng. Giáo dục cũng theo đó mà đòi hỏi người học phải tích cực tìm thêm các kiến thức đương đại. Mà từ đó nhu cầu đọc sách điện tử ngày càng tăng dần theo sự phát triển của khoa học và kĩ thuật và còn không ngừng đáp ứng các phương pháp học tập hiên đại. Các website hoá học cung cấp Ebook miễn phí cũng xuất hiện ngày càng nhiều như: http://dayhoahoc.com/
- http://hoahoc.info/ http://hoahocngaynay.com/ http://www.hoahoc.org/ Web của bộ giáo dục và đào tạo http://ebook.edu.net.vn/ 4. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tại web http://www.crcpress.com có ebook Natural product chemistry của tác giả N R Krishnaswamy; và http://www.organic-chemistry.org có ebook Chemistry of Natural Products do Sujata V. Bhat, Bhimsen A. Nagasampagi, Meenakshi Sivakumar làm đồng tác giả. Các tài liệu trên được biết đến rất nhiều, trong thời gian gần đây. 5. Mục tiêu nghiên cứu - Ebook “Một số chuyên đề hợp chất thiên nhiên“ xem như một tài liệu tham khảo cho người học và những nhà nghiêng cứu về hóa học hữu cơ có được cái nhìn tổng quang về các hợp chất phổ biến có trong tự nhiên. - Làm cho người học chủ động hơn trong việc học tập và nghiêng cứu khoa học. Tiết thu và nhớ lại hiệu quả các nội dung đã đọc. - Khả năng áp dụng phương tiện hiện đại và khả năng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu, học tập của của người học được nâng cao. Việc biên soạn ebook cũng giúp bản thân tôi nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng một phần mềm hổ trợ như Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, Adobe Reader 9.3, Microsoft Office Word , MathType 6.0, Chemwindow 6.0 . . . . . Qua đó góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng tài liệu về các hợp chất quang trọng có trong tự nhiên.
- 6. Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended để biên soạn cuốn Ebook Một số hợp chất thiên nhiên. 7. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu vai trò, thế mạnh và thực trạng của việc sử dụng ebook hiện nay. - Nghiên cứu các tài liệu phù hợp với chương trình hóa học hữu cơ. - Nghiên cứu các phần mềm tạo eBook, chủ yếu là các phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended, Microsoft Office Word, Ulead Studio Video 11.Nghiên cứu các phần mềm bổ trợ như Chemwindow 6.0, MathType 6.0, Adobe Reader 9.3, Snagit 10, QuickTime 7.8. Biên soạn cuốn eBook một số hợp chất thiên nhiên dành cho sinh viên chuyên nghành hoá. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về việc biên soạn ebook đề một số hợp chất thiên nhiên bằng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended. Phạm vi không gian: Các hợp chất phổ biến có trong thiên nhiên. Phạm vi thời gian thực hiện: năm 2012-2013 9. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 9.1. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài. - Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc biên soạn E-book hóa học. - Sưu tầm các cuốn eBook trên Internet để tham khảo và rút kinh nghiệm. - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè.
- 9.2. Phương tiện nghiên cứu - Các tài liệu về hợp chất thiên nhiên và hóa học hữu cơ 3. - Các phần mềm tiện ích hỗ trợ cho việc nghiên cứu và tạo lập ebook về hợp chất thiên nhiên như Acrobat 9 Pro Extended, Microsoft Office Word, Ulead Studio Video 11. . . . - Các phương tiện cơ sở vật chất phù hợp như máy ảnh, máy tính . . . . 10. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu thành công đề tài này thì sẽ – Thêm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành hoá về các hợp chất tự nhiên. – Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin. – Dễ dàng trao đổi các tài liệu hóa học bổ ích, bàn luận các vần đề hóa học thông qua mạng Internet.
- Phần II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Cơ sở lí luận về các hợp chất thiên nhiên 1.1. Khái niệm về các hợp chất thiên nhiên và ngành hoá học các hợp chất thiên nhiên Hợp chất thiên nhiên là các sản phẩm hữu cơ của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Ngành hóa học nghiên cứu tính chất và cấu trúc của các hợp chất thiên nhiên được gọi là Hóa học các hợp chất thiên nhiên 1.2. Tác dụng của Ebook Một số hợp chất thiên nhiên - Ebook giúp sinh viên ngành hoá hiểu rỏ hơn về cấu tạo của một số hợp chất cơ bản và phổ biến, có tác dụng rộng rãi trong tự nhiên. - Ebook hóa học đào sâu mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động phong phú không làm nặng nề khối lượng kiến thức của các hợp chất thiên nhiên. - Các công thức về hợp chất thiên nhiên dể nhìn và đầy đủ, đảm bảo kiến thức khi tra cứu hay tìm hiểu học tập. 1.3. Phân loại các hợp chất thiên nhiên 1,3.1. Cơ sở phân loại các hợp chất thiên nhiên Dựa vào tính thiết yếu đối với sự sống của động thực vật người ta phân loại những chất thiên nhiên và dẫn xuất của chúng. Hay dựa vào bộ khung cacbon, các nhóm chức và theo tính phổ biến của hợp chất. Các hợp chất này được sản sinh từ các cơ thể sống, không phụ thuộc vào loài. Trong hợp chất thiên nhiên thường có các nhóm cơ bản: - Gluxit - Ankaloit
- - Terpen và terpenoit - Steroit ……… 1,3.2. Gluxit Còn gọi là cacbonhiđrat, có công thức chung C x (H 2 O) y , là một trong những thành phần cơ bản của tế bào và mô trong cơ thể sinh vật, chủ yếu là thực vật. - Thành phần của gluxit trong cơ thể động thực vật : . Thực vật : 70-89% (tính theo trọng lượng khô) ở trong các bộ phận của thực vật như củ, quả, lá, thân, cành. . Động vật : 2% ở trong gan, cơ, máu của động vật. - Gluxit có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người : cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động (khoảng 60%-70%) nhưng lại không tổng hợp được mà phải lấy từ thực vật; là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm. - Gluxit có vai trò quan trọng trong thực tế, trong công nghiệp hóa học như là nguyên liệu làm nhà, trang trí nội thất ..., cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy... 1,3.3. Ankaloit Những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài động vật. Đặc biệt của ancaloit là có tác dụng hoạt tính sinh lí cao đối với cơ thể người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ, ancaloit là chất độc gây chết người, nhưng nó có khi lại là thần dược trị bệnh đặc hiệu.
- 1,3.4. Terpen Loại hợp chất hiđrocacbon có công thức tổng quát là (C 5 H 8 ) n . Phân tử của các hợp chất này có các mạch nhánh là các nhóm CH 3 - xuất hiện một cách chu kì trong mạch cacbon. Quan trọng hơn các terpen là các dẫn xuất chứa oxi của nó như ancol (terpenoic), các anđehit và xeton. Có nhiều tác giả đã có nhiều công lao trong việc nghiên cứu cấu trúc của terpen như Wallach (1887), Ruzicka (1921)... 1,3.5. Steroit Tạo thành một nhóm hợp chất thiên nhiên rất phong phú, được trích li từ súc vật và thảo mộc. Chúng gồm các loại quan trọng sau đây : - Sterol, như colesterol, stigmasterol. - Axit mật, như axit litocolic, axit colic. - Kích thích tố nội tiết sinh dục, như estron, progesteron. - Kích thích tố vỏ thượng thận - là các hoomon của tuyến thượng thận, như cortison, aldosteron. - Glucozit trợ tim, như digitoxigenin, stophantidin. - Sapogenin, như diosgenin, sarsasapogenin. Do tác dụng sinh lý của steroit nên nó không những là mối quan tâm khoa học quan trọng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng dược học. 1.4. Một số phương pháp nghiêng cứu hợp chất thiên nhiên Các phương pháp thông dụng dùng để nghiêng cứu các hợp chất thiên nhiên được giới thiệu và giải thích đầy đủ trong ebook. Ngoài ra còn có các phương pháp cô lập các hợp chất để có thể dể dàng sử dụng trong cuộc sống và nghiêng cứu.
- CHƯƠNG 2. Giới thiệu E-book 2.1. Khái niệm E-book E-book (electronic book), nghĩa là sách điện tử, theo định nghĩa của từ điển Oxford của Anh “là một phiên bản điện tử của một cuốn sách in mà có thể được đọc”. Có thể hiểu nó là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường. Các loại sách thông thường được in trên giấy và xuất bản rồi phân phối đến người đọc. Sách điện tử không được in trên giấy, nó là một dạng thông tin số đã được mã hóa dưới nhiều định dạng khác nhau, đòi hỏi phải có thiết bị và phần mềm chuyên dụng mới xem được. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên Internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại... có trang bị phần mềm chuyên dụng để đọc. 2.2. Đặc điểm của E-book 2,2.1. Ưu điểm Thiết bị đọc E-book nhiều chức năng: Có thể được đọc trong ánh sáng thấp hoặc thậm chí cả bóng tối. Có nhiều chế độ đọc khác nhau, có thể chỉnh sửa nội dung sách điện tử hay ghi chú, đánh dấu trên sách mà không làm hư hại gì đến sách. Có chức năng tìm kiếm nhanh một từ bất kì trong sách … Ngoài chức năng đọc văn bản và hình ảnh, thiết bị đọc E-book có thể đọc được cả file âm thanh và video. Do đó, nếu người đọc không thích đọc văn bản thì có thể chọn chức năng nghe phiên bản âm thanh. Một số E-book còn có những ứng dụng flash cho phép người đọc tương tác với các nội dung trong E-book. Không tốn chi phí vận chuyển: Chỉ cần tải E-book từ trang web, không cần phương tiện vận chuyển và không mất thời gian vận chuyển.
- Chức năng tìm kiếm tiện lợi: Phần mềm đọc E-book có chức năng tìm kiếm, chỉ cần nhập một từ cần tìm trong ô tìm kiếm, lập tức sẽ nhảy đến trang có chứa từ cần tìm. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần tra cứu tài liệu, chẳng hạn khi tra từ điển. Chi phí cập nhật thấp: Khi tác giả cần cập nhật một số phần của E-book thì chỉ cần chỉnh sửa trên các tài liệu điện tử và sau đó thông báo cho khách hàng về việc phát hành mới. Điều này giúp tiết kiệm các phiên bản cập nhật của sách in. Nguồn tài liệu rộng lớn: Hiện có sẵn một kho E-book khổng lồ để người đọc có thể tải về và lưu trữ trong các thiết bị số cầm tay như điện thoại di động, pocket PC, thiết bị đọc E-book … Khả năng lưu trữ và di chuyển: Với một thiết bị đọc E-book nhỏ gọn như kích thước của một cuốn sách thông thường nhưng có thể lưu hàng ngàn sách điện tử tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ của nó. Đa ngôn ngữ: Hiện nay, một cuốn sách điện tử có thể được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Người đọc có thể lên trang web và chọn mua một cuốn sách phù hợp với ngôn ngữ của mình. Điều này rất thuận lợi cho người đọc ở mọi quốc gia trên thế giới, giúp cuốn sách đến được với nhiều đối tượng khác nhau. Chi phí thấp: Chi phí cho một cuốn E-book rẻ hơn nhiều lần so với sách in thông thường. Hơn nữa, phần lớn sách điện tử là miễn phí. Phân phối: So với cách xuất bản sách dạng bản in trên giấy, xuất bản sách dưới dạng E-book rẻ hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt thuận lợi cho các tác giả tự xuất bản sách điện tử. 2,2.2. Nhược điểm Thiết bị đọc E-book đắt tiền: Sách điện tử yêu cầu một thiết bị điện tử để hiển thị nó. Nhiều định dạng E-book yêu cầu phần mềm chuyên dụng để hiển thị chúng. Một cuốn sách điện tử phụ thuộc vào thiết bị để đọc nó, nếu thiết bị
- hay phần mềm đọc E-book bị lỗi thì sẽ gây ảnh hưởng đến nó. Giá cả đắt đỏ cũng là trở ngại với việc phổ biến E-book đến với nhiều đối tượng. Tuy nhiên nếu coi đây là sự đầu tư lâu dài thì với chi phí mua một thiết bị đọc E-book và E-book vẫn tiết kiệm hơn so với đầu tư một kho sách in khổng lồ. Hạn chế quyền sử dụng: Kỹ thuật quản lý quyền kỹ thuật số có thể hạn chế những tác động của người dùng đối với E-book. Chẳng hạn, không thể chuyển quyền sở hữu của một cuốn sách điện tử cho người khác, mặc dù giao dịch như vậy được phổ biến với các sách in thông thường. Tính phổ cập thấp: Hiện nay, phần lớn độc giả lại thích đọc sách in bình thường hơn so với đọc sách trên màn hình vi tính. Vi phạm tác quyền: Trong một vài trường hợp, sách điện tử có thể được phổ biến mà không có sự chấp thuận của tác giả hoặc nhà sản xuất. Vấn đề môi trường: Các thiết bị đọc E-book gây ra vấn đề về môi trường. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng E-book đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên giấy dùng để in sách. Tóm lại, ngoài ưu điểm thì E-book cũng có những khuyết điểm riêng. Nhưng cân nhắc giữa lợi và hại thì E-book vẫn là lựa chọn hàng đầu, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ và trí tuệ con người. 2.3. Một số định dạng của E-book 2,3.1. DOC (Document) Đây có thể nói là định dạng đơn giản nhất để lưu trữ một E-book. Định dạng này có thể lưu trữ được chữ, hình ảnh, bảng, đồ thị,… Định dạng DOC có thể được mở và xem tốt nhất bằng Microsoft Word, nhưng nếu ta không có tiền để mua bản quyền bộ Microsoft Office của Microsoft, ta có thể sử dụng Writer trong Open Office.org là ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở với những tính năng không thua kém gì sản phẩm của Microsoft. Ngoài ra ta cũng có thể mở một file doc thông qua các ứng dụng office online như Google Docs, ThinkFree Office, Zoho Office,…
- 2,3.2. PDF (Portable Document Format) Một định dạng quen thuộc khác với chúng ta, PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, "Định Dạng Tài liệu Di Động") là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc), PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Tuy nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc khác nhau. Chính vì ưu điểm này, định dạng PDF đã trở nên phổ biển cho việc phát hành sách, báo hay các tài liệu khác qua mạng Internet. 2,3.3. CHM (Compiled HTML Help File) Giống như tên gọi, đây vốn là định dạng để lưu trữ những tài liệu trợ giúp dưới dạng HTML được biên soạn và nén lại trong 1 file duy nhất. Đây cũng là một trong những định dạng phổ biến để làm E-book vì khả năng lưu trữ và sắp xếp tài liệu tốt, dễ truy cập thông tin. Một số E-book CHM có thể được mở bằng chính trình duyệt Web, một số khác thì phải sử dụng ứng dụng đọc CHM để mở. Trên Windows, để đọc được CHM chúng ta không cần bất cứ phần mềm nào. Chúng ta có thể tạo và chỉnh sửa E-book định dạng CHM bằng phần mềm Fly Help (bản cũ có tên là Pocket CHM). Trên đây là ba định dạng E-book phổ biến thường gặp, ngoài ra còn một số định dạng khác như PRC, LIT, DJVU, CBR, CBZ, PDB, PS, RB,…
- 2.4. Tình hình sử dụng E-book 2,4.1. Ngoài nước Khái niệm E-book được biết đến đầu tiên vào những năm 1970 và ngày càng được phát triển. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, E-book cũng có nhiều bước tiến đáng kể. Hiện nay có cả một kho E- book khổng lồ trên mạng Internet để người dùng dễ dàng chia sẻ và trao đổi với nhau. Một vài website cho phép tải E-book miễn phí: www.free-E-book-download.net www.e-booksdirectory.com http://www.crcpress.com có ebook Natural product chemistry của tác giả N R Krishnaswamy; và http://www.organic-chemistry.org có ebook Chemistry of Natural Products do Sujata V. Bhat, Bhimsen A. Nagasampagi, Meenakshi Sivakumar làm đồng tác giả. Các tài liệu trên được biết đến rất nhiều, trong thời gian gần đây. 2,4.2. Trong nước Các website hoá học cung cấp Ebook miễn phí cũng xuất hiện ngày càng nhiều như: – http://dayhoahoc.com/ – http://hoahoc.info/ – http://hoahocngaynay.com/ – http://www.hoahoc.org/ Web của bộ giáo dục và đào tạo http://ebook.edu.net.vn/ Đây là website về giáo trình điện tử với sự tham gia đóng góp của các trường đại học qua dự án thư viện giáo trình đã được Bộ giáo dục và đào tạo chính thức mở vào tháng 3 năm 2007. Đã được biên soạn mới, trang bị các chức năng cộng đồng mạnh mẽ. Tại đây khách thăm là giáo viên, sinh viên, học
- sinh.. có thể tìm kiếm, download giáo trình về sử dụng và có cơ hội sử dụng nhiều dịch vụ liên quan khác như lưu trữ, chia sẻ, rao bán sách và các nội dung điện tử. CHƯƠNG 3. Giới thiệu các phần mềm biên soạn E-book hóa học 3.1. Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended 3,1.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended. Adobe Acrobat 9 Professional Extended là phần mềm cho ta dễ dàng tạo tập tin PDF từ các chương trình khác dưới dạng Plug-ins tích hợp trong Microsoft Office, Outlook, InternetExplorer, Project, Visio, Access, Publisher, AutoCAD®, Lotus Notes… Ngoài ra, chương trình còn có thể liên kết các tài liệu, các bảng vẽ với các nội dung media khác và cho xuất bản dưới dạng PDF. Chương trình hoạt động hiệu quả trong việc tối ưu hóa dung lượng tập tin, sắp xếp. Giao diện chính của phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended Adobe Acrobat 9.0 gồm ba phiên bản là Standard, Pro và Pro Extended.
- 3,1.2. Cách download phần mềm Download phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro Extended tại địa chỉ: – Adobe Pro: www.adobe.com/go/acrobatpro_trial – Adobe Pro Extended: www.adobe.com/go/acrobatproext_trial Phiên bản mới nhất của dòng sản phẩm Adobe Acrobat 9 Pro Extended là phiên bản Adobe Acrobat 9.3.2 Pro Extended, có thể được download trực tiếp trên www.adobe.com hoặc nếu máy đã cài sẵn Adobe Acrobat 9 Pro Extended thì có thể tải bản Update của phiên bản này tại địa chỉ: http://www.adobe.com/support/downloads/thankyou.jsp?ftpID=4656&fileID=4 353 3,1.3. Một số tính năng mới của Adobe Acrobat 9 Pro Extended * Tạo file PDF Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended đã tích hợp thêm menu Acrobat vào bộ Microsoft Office 2003, 2007, 2010 nhằm giúp người dùng tạo nhanh định dạng PDF từ những chương trình như Word, Excel, PowerPoint, Visio... Bên cạnh rất nhiều định dạng tài liệu khác, menu File > Create PDF > From file của Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended cũng hỗ trợ tạo file PDF từ AutoCAD. Chương trình hỗ trợ chuyển đổi nhanh các dạng tài liệu thành PDF từ menu chuột phải của Windows Explorer bằng lệnh Convert to Adobe PDF. Một số tính năng mới hữu ích khi click chuột vào biểu tượng Create trên thanh công cụ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Hóa học”
146 p | 306 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn Hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học
110 p | 186 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
148 p | 197 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxi hóa của cao Henxan lá bình bát dây Coccinia Grandis (L.)J.voigt họ Cucurbirtaceae
44 p | 183 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn Hóa học lớp 11 Chương trình cơ bản
163 p | 162 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần Phản ứng hóa hữu cơ chương trình Trung học phổ thông chuyên
228 p | 135 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ quế (Cinnamomum Cassia bl.) họ long não (Lauraceae) và xạ can (Belamcanda Chinensis (l.) dc) họ lay ơn (Iridaceae)
77 p | 129 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cao Chloroform của quả mướp đắng Momordica Charantia l.
68 p | 163 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầu (Euphorbiaceae)
82 p | 132 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu Nano NiFe2O4
53 p | 136 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP. HCM
65 p | 155 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng Hóa học
88 p | 112 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cao Etyl Acetat của cây nam sâm đứng Boerhaavia Erecta l. họ bông phấn (Nyctaginaceae)
62 p | 133 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tổng hợp dẫn xuất 4h-piran dùng xúc tác K2Co3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite k-10
86 p | 66 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cao Etyl Acetat của loài địa y Parmotrema Sancti Angelii (Hale) Hale thu hái ở Đà Lạt
42 p | 90 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần Thực hành phân tích hóa lý
64 p | 99 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate của loài địa y Roccella Sinensis (nyl.) hHle thu hái ở Bình Thuận
44 p | 125 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầu (euphorbiaceae)
73 p | 102 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn