Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội
lượt xem 36
download
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội nhằm trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTQT ở doanh nghiệp XNK. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng hóa XNK của công ty trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hƣơng Giang Lớp : Trung 2 Khoá : 41F - KTNT Giáo viên hướng dẫn : PGS., TS. Nguyễn Thị Quy Hà Nội, 11/2006
- Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Lời mở đầu -------------------------------------------------------------------------------- 1 Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ----------------------------------------- 3 I/ Khái niệm, vai trò và đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp--------------------------------------- 3 1/ Khái niệm về thanh toán quốc tế----------------------------------------------- 3 2/ Đặc điểm của thanh toán quốc tế ---------------------------------------------- 5 3/ Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. ------------------------------------------------------------ 5 II/ Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp: -------------------- 7 1/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế ---------------------------- 7 1.1/ Các nguồn luật và tập quán, thông lệ quốc tế-------------------------- 7 1.1.1/ Các nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu trong TTQT ---------- 8 1.1.2/ Các nguồn luật điều chỉnh Séc trong TTQT ------------------ 8 1.1.3/ Quy tắc thống nhất về nhờ thu quốc tế ------------------------ 9 1.1.4/ Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ ------- 10 1.2 / Nguồn luật quốc gia ------------------------------------------------------ 10 2/ Những điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương ------------------------------------------------------------------------- 11 2.1/ Điều kiện tiền tệ ------------------------------------------------------------ 12 2.2/ Điều kiện địa điểm thanh toán ------------------------------------------- 13 2.3/ Điều kiện thời gian thanh toán ------------------------------------------- 13 Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp 2.4/ Điều kiện phương thức thanh toán -------------------------------------- 17 3/ Quy trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK -------------------------------------------------------------------- 17 3.1/ Chủ thể tham gia hoạt động TTQT của các doanh nghiệp ----------17 3.2/ Quy trình thực hiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp --------------------------------------------------------------------- 18 III/ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTQT ở doanh nghiệp XNK ------ 20 1/ Nhân tố khách quan -------------------------------------------------------------- 20 1.1/ Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng của một nước ----------------------------------------------- 20 1.2/ Chính sách quản lý ngoại hối -------------------------------------------- 21 1.3/ Sự biến động của tỷ giá hối đoái ---------------------------------------- 21 1.4/ Chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng -------------------------- 22 2/ Nhân tố chủ quan ----------------------------------------------------------------- 23 2.1/ Quy mô và uy tín của doanh nghiệp ------------------------------------ 23 2.2/ Khâu tổ chức hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp ---------------- 23 2.3/ Trình độ chuyên môn của các cán bộ thanh toán --------------------- 23 2.4/ Quan hệ của công ty với ngân hàng------------------------------------- 24 Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội ---------------------------------------------------------- 25 I/ Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHHNN một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (UNIMEX Hà Nội) ----------------------------------------- 25 1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty UNIMEX Hà Nội --------- 25 2/ Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty -------- 27 2.1/ Chức năng và quyền hạn của Công ty ---------------------------------- 27 Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1/ Chức năng ---------------------------------------------------------- 27 2.1.2/ Quyền hạn ---------------------------------------------------------- 27 2.2/ Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ------------------------------------ 28 3/ Tiềm lực về nguồn vốn và nhân lực của công ty ---------------------------- 29 3.1/ Tiềm lực về nguồn vốn --------------------------------------------------- 29 3.2/ Nguồn nhân lực ------------------------------------------------------------ 30 4/ Đặc điểm về phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ------ 31 4.1/ Đặc điểm về phương thức tổ chức và quản lý ------------------------- 31 4.2/ Đặc điểm về phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu -------------- 31 5/ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời kỳ 2001 – 2005 --------- 33 II/ Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của công ty ------------ 36 1/ Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua --- 36 1.1/ Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty -------------------- 36 1.2/ Thị trường xuất nhập khẩu ----------------------------------------------- 39 2/ Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán XNK của công ty ------------- 42 2.1/ Thực trạng ký kết và thực hiện điều khoản TTQT trong hoạt động XNK của công ty --------------------------------------------------- 42 2.1.1/ Điều kiện về tiền tệ------------------------------------------------ 42 2.1.2/ Điều kiện về thời gian thanh toán------------------------------- 43 2.1.3/ Điều kiện về địa điểm thanh toán ------------------------------- 44 2.1.4/ Điều kiện về phương thức thanh toán -------------------------- 45 2.2/ Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu tại công ty --------------------- 53 2.2.1/ Quy trình thực hiện hoạt động thanh toán xuất khẩu -------- 53 2.2.2/ Quy trình thực hiện hoạt động thanh toán nhập khẩu ------- 56 2.3/ Thực trạng về những rủi ro trong hoạt động TTQT ------------------ 59 Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp 2.4/ Thực trạng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình TTQT ------------------------------------------------------------------------------ 62 3/ Đánh giá hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty --- 66 3.1/ Những kết quả đạt được -------------------------------------------------- 66 3.2/ Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động thanh toán XNK tại công ty Unimex Hà Nội ---------------------------------------------------- 67 3.2.1/ Những tồn tại------------------------------------------------------- 67 3.2.2/ Nguyên nhân ------------------------------------------------------- 69 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng hóa XNK của công ty trong thời gian tới --------------------- 73 I/ Định hướng hoạt động XNK của công ty trong thời gian tới ----------------- 73 II/ Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của công ty 75 1/ Nhóm giải pháp mang tính chiến lược ---------------------------------------- 75 1.1/ Tăng cường hoàn thiện kế hoạch chiến lược kinh doanh XNK --- 75 1.2/ Xây dựng hệ thống kênh thông tin cập nhật nhằm xử lý kịp thời và có hiệu quả trước những biến động của giá cả, thị trường ----------- 76 2/ Nhóm giải pháp mang tính nghiệp vụ----------------------------------------- 77 2.1/ Lựa chọn các điều kiện TTQT trong HĐ mua bán ngoại thương - 77 2.2/ Hoàn thiện bộ máy tổ chức HĐ thanh toán trong công ty ---------- 80 2.3/ Hoàn thiện các ứng dụng công nghệ trong HĐ thanh toán quốc tế 80 2.4/ Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ TTQT ------------- 82 2.5/ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ------------------------------- 85 2.6/ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK --------- 86 3. Một số kiến nghị ------------------------------------------------------------------ 90 3.1/ Kiến nghị đối với Nhà nước---------------------------------------------- 90 Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp 3.1.1/ Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản luật tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT ---------------------------------- 91 3.1.2/ Nhà nước cần ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác XNK --------------------------------------------- 92 3.2/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ------------------------------------ 95 3.2.1/ Chính sách vĩ mô về quản lý, sử dụng, điều phối dự trữ ngoại hối Quốc gia của NHNN ----------------------------------------- 95 3.2.2/ Công tác điều hành chính sách tỷ giá cần linh hoạt, phù hợp với thực tế ------------------------------------------------------------ 96 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------ 97 Tài liệu tham khảo ----------------------------------------------------------------------- 99 Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp KÝ HIỆU VIẾT TẮT TTQT : Thanh toán quốc tế XNK : Xuất nhập khẩu XK : Xuất khẩu NK : Nhập khẩu KT – TV : Kế toán tài vụ TDCT : Tín dụng chứng từ T/T : Điện chuyển tiền D/P : Nhờ thu CNV : Công nhân viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NN : Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại Vietcombank : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VBARD : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Vietnam Eximbank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần XNK Việt Nam Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG SỐ TT Tên bảng Số trang Bảng số 1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 35 2001-2005 Bảng số 2 Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của 37 công ty. Bảng số 3 Cơ cấu một số mặt hàng nhập khẩu tiêu biểu của 38 công ty. Bảng số 4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. 40 Bảng số 5 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty. Bảng số 6 Tỷ lệ sử dụng các phương thức trong thanh toán 46 xuất khẩu của công ty từ năm 2001-2005. Bảng số 7 Tỷ lệ sử dụng các phương thức trong thanh toán 47 nhập khẩu của công ty từ năm 2001-2005. Bảng số 8 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán chuyển 48 tiền. Bảng số 9 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán nhờ 50 thu. Bảng số 10 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán tín 52 dụng chứng từ. Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp DANH SÁCH BIỂU ĐỒ TT Tên bảng Số trang Biểu đồ 1 Tổng doanh thu của công ty thời kỳ 2001-2005. 34 Biểu đồ 2 Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thời 36 kỳ 2001-2005. Biểu đồ 3 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của công ty năm 42 2005. Biểu đồ 4 Cơ cấu tiền tệ sử dụng trong thanh toán hàng hóa 43 XNK. Biểu đồ 5 Thị phần thanh toán quốc tế của công ty tại các 45 NHTM. Biểu đồ 6 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán bằng 48 phương thức T/T. Biểu đồ 7 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán bằng 50 phương thức D/P. Biểu đồ 8 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán bằng 52 phương thức TDCT. Lê Thị Hương Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Xu hƣớng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lƣu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nƣớc đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thƣơng mại quốc tế. Theo dự báo của Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế (International Bank of Restructuring and Developing – IBRD) trong vòng 10 năm tới, thƣơng mại quốc tế sẽ gia tăng 6% so với 4% trong 10 năm qua. Vƣợt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những n- ƣớc có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi - thanh toán quốc tế. Đƣợc xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thƣơng mại. Cùng với xu hƣớng hội nhập ngày càng tăng, các quan hệ giao lƣu thƣơng mại cũng ngày càng đƣợc mở rộng. Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu những thời cơ và thách thức mới. Để có thể vƣợt qua đƣợc những khó khăn thách thức đó, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đang phải từng bƣớc tái cơ cấu, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành và hiệu quả kinh doanh của mình. Một trong những giải pháp góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp mình. 1 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp Giải quyết tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần quan trọng, thiết thực, tạo tiền đề thuận lợi trong việc thƣơng thảo và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam còn rất nhiều lúng túng trong việc lựa chọn các điều kiện thanh toán quốc tế khi ký kết hợp đồng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty UNIMEX Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. Trên cơ sở kiến thức lý luận và thực tiễn cùng những phân tích, dẫn chứng cụ thể, ngƣời viết hy vọng khóa luận vừa đảm bảo tính xác thực, vừa mang tính hữu ích khả thi. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chƣơng: Chương I: Khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. Hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS -TS Nguyễn Thị Quy đã tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn em trong quá trình viết khóa luận. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại Thƣơng – trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học tập vừa qua. 2 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. I/ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 1/ Khái niệm về thanh toán quốc tế (TTQT): Lịch sử và thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng kinh tế của một quốc gia không thể phát triển với một chính sách “đóng cửa”, chỉ trông vào tích lũy và trao đổi trong phạm vi nƣớc đó mà phải biết phát huy mặt mạnh trong nƣớc, tận dụng khả năng có lợi từ bên ngoài, biết kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong hợp tác kinh tế, giao lƣu buôn bán, nghĩa là phải có giao dịch và quan hệ với nƣớc khác. Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các nƣớc chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Mối quan hệ này bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ về kinh tế chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động này đều liên quan tới tài chính, tất yếu làm nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó cũng làm xuất hiện nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nƣớc này với các tổ chức, cá nhân nƣớc khác, hay giữa các quốc gia, chính phủ với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nƣớc liên quan. 3 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp Hiểu theo nghĩa rộng, khi có sự di chuyển các yếu tố đầu vào nhƣ nhập khẩu, nhận đầu tƣ của nƣớc ngoài, nhận các khoản nợ gốc và lãi đến hạn, dịch vụ thu ngoại tệ, nhận tín dụng của nƣớc ngoài và các yếu tố đầu ra nhƣ xuất khẩu, đầu tƣ ra nƣớc ngoài hoặc cho vay, trả vốn và lãi cho nƣớc ngoài… của một nƣớc sẽ có sự di chuyển ngƣợc lại của các hƣớng tiền tệ. Việc thanh toán các hƣớng tiền tệ nhƣ vậy giữa ngƣời cƣ trú và những ngƣời phi cƣ trú mà kết quả của nó sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại tệ của một nƣớc thì đƣợc coi là hoạt động thanh toán quốc tế. Dƣới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế đƣợc phân chia thành hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng bao gồm hai loại: Thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng nhƣ việc cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất thƣơng mại. Đó là những khoản thanh toán liên quan đến chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thƣơng ở nƣớc sở tại; các chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân; các nguồn tiền, quà biếu, trợ cấp của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngƣợc lại… Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán dựa trên cở sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thƣơng mại theo giá cả quốc tế. Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh trên cở sở hoạt động thƣơng mại quốc tế, nó phản ánh sự vận động có tính chất độc lập tƣơng đối của giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa và tƣ bản giữa các quốc gia. Nhƣ vậy, nếu khâu thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, giảm bớt và khắc phục những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năng thanh toán của con nợ, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng 4 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp hoạt động ngoại thƣơng của mỗi nƣớc. Do đó, thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thƣơng. 2/ Đặc điểm của thanh toán quốc tế: Khác với những hoạt động thanh toán thông thƣờng, hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc điểm sau đây: - Đồng tiền đƣợc sử dụng trong TTQT có thể là đồng tiền của nƣớc ngƣời bán, nƣớc ngƣời mua hoặc cũng có thể là đồng tiền của nƣớc thứ ba. Do đó, việc lựa chọn đồng tiền trong thanh toán (bao gồm đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán) phải đƣợc hai bên mua, bán bàn bạc thống nhất và ghi cụ thể trong hợp đồng. - Khác với thanh toán nội địa, TTQT nhất thiết phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng của các nƣớc liên quan nhằm đảm bảo yêu cầu nhanh và an toàn trong khâu thanh toán. - Khi tiến hành hoạt động TTQT phải tuyệt đối tuân thủ luật pháp và những quy định mang tính pháp lý của nƣớc sở tại, các thông lệ và tập quán quốc tế trong thanh toán. - TTQT thƣờng sử dụng tiền tín dụng để thanh toán thông qua các phƣơng tiện TTQT là hối phiếu, séc, kỳ phiếu… - TTQT đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong khâu xử lý thông tin và truyền dữ liệu. Khác với hoạt động thanh toán nội địa, mọi thông tin đều đƣợc mã hóa và đƣợc truyền tải giữa các ngân hàng dƣới dạng các cơ sở dữ liệu điện tử thông qua các mạng máy tính. Do đó hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đồng bộ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 5 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp 3/ Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc của quá trình giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ trong phạm vi quốc tế, là cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ thông qua chi trả lẫn nhau trong trao đổi quốc tế, vì vậy có thể coi thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ngoại thƣơng. Bản chất của thanh toán quốc tế là việc chi trả lẫn nhau giữa các công ty, tổ chức hoặc các chủ thể với nhau ở các quốc gia khác nhau để hoàn tất các khoản liên quan đến xuất, nhập khẩu. Nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế mà các khoản tín dụng hay mọi giao dịch đối ngoại mới có thể thực hiện đƣợc. Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển ngoại thƣơng từ đó góp phần thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nƣớc với nƣớc ngoài. Khi giữa các nƣớc có mối quan hệ kinh tế tốt đẹp thì họ sẽ có tiếng nói chung trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hoá xã hội... Và vì vậy, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nƣớc càng đƣợc phát triển chặt chẽ hơn nữa. Ở một khía cạnh khác, việc phát triển mối quan hệ giao lƣu giữa các nƣớc không chỉ đơn giản là gắn liền kinh tế trong nƣớc với nền kinh tế thế giới để không những tranh thủ lợi thế do ngoại thƣơng mang lại mà còn thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng thống nhất ở trong nƣớc. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thuận lợi nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, làm cho các hợp đồng trong thƣơng mại quốc tế đƣợc thực hiện an toàn, tạo uy tín thanh toán giữa các bên và là cơ sở cho mối quan hệ làm ăn lâu dài. Khi khách hàng quốc tế thanh toán qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta có thể thu phí bằng ngoại tệ nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Nhƣ vậy, có thể nói thƣơng mại quốc tế có đƣợc mở rộng hay không một phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế. 6 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp Thanh toán quốc tế còn là một trong những yếu tố khuyến khích xuất khẩu hàng hoá ra nƣớc ngoài. Bởi vì thanh toán quốc tế tốt không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của mình mà còn có thể mở rộng phƣơng thức mua bán với các nƣớc. Từ đó các ngành hàng liên quan cũng có điều kiện phát triển theo. Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc một chu trình trong hoạt động ngoại thƣơng, đồng thời thông qua thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nắm đƣợc các thông tin về hàng hoá, tiền tệ, thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và ngoài nƣớc đồng thời hiểu thêm về đối tác của mình. Nhờ nắm đƣợc nhu cầu của thị trƣờng thế giới, trên cơ sở cân đối với khả năng của mình mà có kế hoạch kinh doanh và thực hiện các kế hoạch đó một cách tốt nhất. II/ Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp. 1/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế: Nghiên cứu cơ sở pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bởi đây là cơ sở và là nền tảng cho mọi hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản luật này đƣợc ban hành và áp dụng trong việc điều chỉnh lƣu thông các phƣơng tiện TTQT và phƣơng thức thanh toán quốc tế. Sau đây là một số văn bản luật tiêu biểu: 1.1. Các nguồn luật và tập quán, thông lệ quốc tế 1.1.1/ Các nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu trong TTQT: Hối phiếu là một thƣơng phiếu, một phƣơng tiện thanh toán khá thông dụng trong thƣơng mại quốc tế. Các nguồn luật điều chỉnh việc sử dụng và lƣu thông hối phiếu bao gồm: - Luật thống nhất về Hối phiếu ULB 1930 theo Công ƣớc GENEVE năm 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange). Nhiều quốc gia trên thế giới đã 7 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp tham gia ký kết và tuân thủ luật này, trong đó chủ yếu là nhóm quốc gia thuộc khối châu Âu. - Công ước Liên Hiệp Quốc về Hối phiếu và Lệnh phiếu Quốc tế năm 1980 (International Bill of Exchange and Promissory Note- UN convention 1980). Công ƣớc đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp những nội dung cơ bản của hệ thống luật Anh, Mỹ về hối phiếu và công ƣớc ULB 1930. - Ngoài ra, một hối phiếu khi lƣu thông trên thị trƣờng quốc tế còn chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia về hối phiếu, nơi mà hối phiếu đƣợc lƣu hành. 1.1.2/ Các nguồn luật điều chỉnh Séc trong TTQT. Séc là phƣơng tiện thanh toán đƣợc sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong TTQT, có hai nguồn luật điều chỉnh Séc là: Luật thống nhất về Séc năm 1931 (Uniform Law for Cheque – ULC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Séc Quốc tế (United Nation Convention on International Cheque). Luật thống nhất về Séc ULC 1931 đƣợc ký kết tại hội nghị quốc tế tại Geneve năm 1931 do các nƣớc Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Sỹ ký kết nhằm thống nhất các quan hệ liên quan tới việc phát hành và sử dụng Séc. Hiện nay, hầu hết các quốc gia sử dụng Séc đều áp dụng ULC 1931. Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về Séc Quốc Tế do Uỷ Ban Luật Thƣơng mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1982, hiện taị thì công ƣớc này chƣa đƣợc áp dụng phổ biến trong hoạt động thƣơng mại quốc tế. 1.1.3/ Quy tắc thống nhất về nhờ thu quốc tế (Uniform Rules for Collection – URC). Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất các nguyên tắc thực hành về nghiệp vụ nhờ thu trong thƣơng mại quốc tế, Phòng thƣơng mại quốc 8 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp ICC đã soạn thảo và ban hành văn bản: “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” (Uniform Rules for Collection – URC). Bản quy tắc này ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1979 với tên gọi: Uniform Rules for Collection 1979 Revision – ICC Publication No.322. Sau một thời gian áp dụng một số nội dung của URC 322 không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thƣơng mại và thực tiễn các hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, trên cơ sở những đóng góp và nhận định của các chuyên gia từ các phòng thƣơng mại và các ngân hàng thƣơng mại của các quốc gia trên thế giới, ICC đã tiến hành nghiên cứu, cập nhật và chỉnh sửa URC322 cho phù hợp với thực tiễn. ICC đã ban hành văn bản mới về quy tắc thống nhất về nhờ thu, ấn phẩm số 522 có hiệu lực từ ngày 01.01.1996 thay thế cho ấn phẩm số 322 (Uniform Rules for Collection, 1995 Revision – ICC Publication No.522 in force on Jan 1st-,1996). Bản URC 522 đã thể hiện những nét mới về nghiệp vụ nhờ thu, quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức và cơ cấu của phƣơng thức thanh toán nhờ thu, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng và các bên liên quan. 1.1.4/ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP). UCP lần đầu tiên đƣợc ICC đƣa ra vào năm 1933, nhằm đáp ứng thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ (TDCT). Sau năm lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993, số xuất bản số 500 (UCP 500) có hiệu lực từ ngày 01.01.1994 đƣợc coi là bản sửa đổi sâu sắc và hoàn thiện nhất và hiện đang đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng. UCP là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, trong đó phân định rõ ràng 9 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia giao dịch thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ. Khi áp dụng, các ngân hàng phải ghi dẫn chiếu UCP trong thƣ tín dụng. Mới đây, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thƣơng mại điện tử, ngày 01.04.2002 ICC đã ban hành bản phụ lục của UCP 500 về việc xuất trình chứng từ điện tử khi thanh toán theo phƣơng thức TDCT ( Supplement to UCP 500 for Electronic Presentation, version 1.0 first publish in Jan 2002, ICC Publication No.522, in force as of April 1.2002) gọi tắt là e.UCP. UCP 500 điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ bằng giấy thông thƣờng (paper documents) còn e.UCP điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử hoặc xuất trình các chứng từ điện tử và chứng từ giấy. Một thƣ tín dụng dẫn chiếu e.UCP sẽ “tự động” đƣợc điều chỉnh bởi UCP, nhƣng không có điều ngƣợc lại. e.UCP cũng định nghĩa lại một số thuật ngữ trong UCP cho phù hợp với việc xuất trình chứng từ điện tử; khi có sự mâu thuẫn giữa các điều khoản của UCP và e.UCP thì sẽ áp dụng điều khoản của e.UCP. Hiện nay, e.UCP chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi, nó mới chỉ đƣợc một số ngân hàng Châu Âu áp dụng trên cơ sở rất thận trọng. Ngoài các nguồn luật và quy tắc trên, hoạt động thanh toán quốc tế cũng chịu sự điều chỉnh của một số nguồn luật, quy tắc và thông lệ khác: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ – ISBP ( International standard banking practise for examination of the documents under documents credit), Quy tắc thực hành tín dụng thƣ dự phòng (The international standby practise – ISP 98), Các điều kiện thƣơng mại quốc tế ( Incoterms)… 1.2/ Nguồn luật quốc gia: * Chính sách quản lý ngoại hối: Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Nhà nƣớc trong vấn đề quản lý ngoại tệ, 10 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
- Khóa luận tốt nghiệp quản lý vàng bạc, đá quý và các chứng từ có giá trị ngoại tệ, cũng nhƣ việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nƣớc ngoài. Chế độ quản lý ngoại hối tự do tại các nƣớc tƣ bản phát triển nh Anh, Pháp, Mỹ...cho phép các đồng tiền quốc gia đƣợc tự do tham gia vào thị trƣờng quốc tế, tự do chuyển đổi ra tiền tệ nƣớc ngoài. Việc xuất nhập khẩu tƣ bản cũng nhƣ việc lƣu thông ngoại tệ trên thị trƣờng nội địa là hoàn toàn tự do. Các chủ thể kinh tế đƣợc tự do mở tài khoản ở nƣớc ngoài. Tại các nƣớc này, các luồng ngoại tệ không chịu sự kiểm soát của nhà nƣớc. Còn các nƣớc đang phát triển hoặc kém phát triển lại áp dụng chế độ quản lý thắt chặt, nhà nƣớc quản lý chặt các luồng vận động của ngoại tệ. Trong phạm vi quốc gia, các chủ thể kinh tế không đƣợc phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ, trừ một số trƣờng hợp đƣợc phép. Ngƣời cƣ trú và không cƣ trú không đƣợc tự do chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài. Việc chuyển ngoại tệ vốn ra nƣớc ngoài phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ quản lý ngoại hối. Những trƣờng hợp đặc biệt phải xin phép ngân hàng nhà nƣớc. Chế độ này thƣờng đƣợc áp dụng đối với những nền kinh tế chƣa phát triển cao hoặc kém phát triển. * Về tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nƣớc này đƣợc biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nƣớc kia, là hệ số quy đổi của đồng tiền nƣớc này sang đồng tiền nƣớc khác, đƣợc xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trƣờng tiền tệ. Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ năm 1971, quan hệ tiền tệ giữa các nƣớc đƣợc “thả nổi”, trong đó, điển hình nhất là cơ chế “tỷ giá thả nổi” của các đồng tiền quốc gia tƣ bản chủ nghĩa. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nƣớc biến động hàng ngày, hàng giờ phụ thuộc vào các nhân tố: 11 Lê Thị Hƣơng Giang Lớp: Trung 2 - K41F - KTNT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH Thực phẩm Rich Beauty Việt Nam
96 p | 275 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động tại Công ty TNHH Việt Nam Wacoal - Nguyễn Ngọc Phương Trang
67 p | 336 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
89 p | 254 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách Marketing-Mix tại tổng Công ty Mobifone Đắk Nông
18 p | 242 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Hoàng Thiên Lộc
60 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần xây dựng GM
146 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH AEON Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng
100 p | 38 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty TNHH Dịch vụ và Phát triển Thương mại Trường Vinh
59 p | 21 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
113 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
80 p | 18 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Hoa Long
80 p | 9 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Mai Huê
78 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VietBank
107 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty cổ phần Tập đoàn Du lịch Hải Đăng
77 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thiên Diệu
68 p | 14 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Minh Tuấn
94 p | 8 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Sao Thăng Long
80 p | 8 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán và Định giá ATC
106 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn