intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động truyền thông marketing của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoạt động truyền thông marketing của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội" nhằm nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông marketing, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động truyền thông marketing của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn : Ths. Ngô Thị Thu Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hiên Mã sinh viên : 2005QTTA001 Lớp : 2005QTTA Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : 2020 - 2024 HÀ NỘI - 2024
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn : Ths. Ngô Thị Thu Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hiên Mã sinh viên : 2005QTTA001 Lớp : 2005QTTA Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : 2020 - 2024 HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng khóa luận này là kết quả nghiên cứu độc lập của em, chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác được thực hiện theo đúng các quy định và đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ, bao gồm tất cả các tài liệu, sách báo, thông tin được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính nguyên bản của khóa luận và sẵn sàng chịu mọi hình thức xử lý nếu có vi phạm về đạo đức học thuật. Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2024 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Hiên
  4. LỜI CẢM ƠN Suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện bài nghiên cứu, em may mắn nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ các thầy cô, các anh chị khóa trên, bạn bè và gia đình. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Ths. Ngô Thị Thu Huyền - giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Với sự tận tình, nhiệt huyết và những góp ý quý báu của cô, em đã hoàn thiện được bài nghiên cứu này một cách tốt nhất. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Tin học, Học viện Hành chính Quốc gia đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ em trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó gửi lời cảm ơn đến các phòng ban của Trung tâm Thông tin Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội đã cung cấp những thông tin, số liệu quý báu giúp em có cơ sở để hoàn thành bài nghiên cứu. Cũng như gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em nhận thức rằng bài nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. Em mong muốn nhận được những góp ý quý báu từ phía thầy cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc cô Ngô Thị Thu Huyền cũng như quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công tác giảng dạy. Em cũng chúc các bạn sinh viên học tập tốt và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu NDT Người dùng tin NSDTV Người sử dụng thư viện TTTTTV Trung tâm Thông tin – Thư viện TT-TV Thông tin – Thư viện Nxb. Nhà xuất bản
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Trung tâm Thông tin - Thư viện, trường Đại học Luật Hà Nội ............... 27 Hình 2.2. Phòng đọc 2, Trung tâm Thông tin - Thư viện ........................................ 28 Hình 2.3. Sơ đồ Trung tâm Thông tin - Thư viện, trường Đại học Luật Hà Nội .... 34 Hình 2.4. Facebook Trung tâm Thông tin – Thư viện ............................................. 45 Hình 2.5. Chat online (Messenger) của TTTTTV ................................................... 47 Hình 2.6. Zalo OA (Messenger) của TTTTTV ........................................................ 48 Hình 2.7. Youtube của TTTTTV ............................................................................. 49 Hình 2.8. Tiktok của TTTTTV ................................................................................ 49 Hình 2.9. Hội thảo khoa học “Học liệu các chương trình đào tạo - Thực tiễn tại Trường Đại học Luật Hà Nội và một số trường đại học tại Việt Nam” .................. 50 Hình 2.10. Chương trình Giao lưu tác giả - tác phẩm, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam..................................................................................................... 51 Hình 2.11. Hội nghị bạn đọc tại TTTTTV ............................................................... 51 Hình 2.12. Website thư viện số của TTTTTV ......................................................... 52
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội tính đến ngày 19 tháng 10 năm 2023 .................................... 31 Bảng 2.2. Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin của NDT .............................. 37 Bảng 2.3. Các kênh thông tin của TTTTTV mà NDT theo dõi ............................... 44
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Luật Hà Nội ........................................ 24 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội ... 30 Biểu đồ 2.1. Nhóm người dùng tin tại TTTTTV, Trường Đại học Luật Hà Nội .... 35 Biểu đồ 2.2. Nhu cầu về sản phẩm thông tin của NDT ........................................... 39 Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của NDT về sản phẩm thông tin .............................. 40 Biểu đồ 2.4. Nhu cầu về dịch vụ thông tin của NDT ............................................... 40 Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của NDT về dịch vụ thông tin .................................. 41 Biểu đồ 2.6. Đánh giá công tác truyền thông marketing của TTTTTV ................... 57
  9. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5 6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 5 7. Đóng góp mới của khóa luận ............................................................................... 6 8. Kết cấu của khóa luận.......................................................................................... 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN ................. 7 1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm truyền thông marketing ............................................................... 7 1.1.2. Khái niệm truyền thông marketing trong hoạt động Thông tin - Thư viện ........ 8 1.2. Vai trò của truyền thông marketing trong hoạt động Thông tin - Thư viện .................................................................................................................................... 8 1.2.1. Đối với cơ quan Thông tin - Thư viện .......................................................... 8 1.2.2. Đối với người dùng tin .................................................................................. 9 1.3. Nội dung hoạt động truyền thông marketing thông tin thư viện ............... 10 1.3.1. Xác định công chúng mục tiêu.................................................................... 10
  10. 1.3.2. Xác định mục tiêu truyền thông marketing ................................................ 11 1.3.3. Xác định thông điệp truyền thông marketing ............................................. 11 1.3.4. Các công cụ truyền thông marketing .......................................................... 11 1.3.5. Xác định ngân sách và chiến thuật truyền thông ........................................ 16 1.3.6. Xác định thời gian biểu ............................................................................... 17 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing ................ 17 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing .................. 18 1.4.1. Yếu tố về chính trị - văn hóa - xã hội ......................................................... 18 1.4.2. Yếu tố về công nghệ ứng dụng ................................................................... 18 1.4.3. Yếu tố về cơ cấu tổ chức và nhân lực thư viện ........................................... 18 1.4.4. Yếu tố về tài chính ...................................................................................... 19 1.4.5. Yếu tố người dùng tin ................................................................................. 19 1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing trong hoạt động Thông tin - Thư viện ............................................................................ 19 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 21 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI .......................................................................................................................... 22 2.1. Khái quát về TTTTTV của Trường Đại học Luật Hà Nội.......................... 22 2.1.1. Vài nét về trường Đại học Luật Hà Nội ...................................................... 22 2.1.2. Tổng quan về Trung tâm Thông tin - Thư viện .......................................... 25 2.2. Các yếu tố môi trường tác động đến hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tại TTTTTV của Trường Đại học Luật Hà Nội ............................... 41 2.2.1. Môi trường bên ngoài ................................................................................. 41 2.2.2. Điều kiện môi trường bên trong.................................................................. 42 2.3. Hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, trường Đại học Luật Hà Nội ................................................................................. 43 2.3.1. Công chúng mục tiêu .................................................................................. 43
  11. 2.3.2. Mục tiêu truyền thông marketing................................................................ 43 2.3.3. Thông điệp truyền thông marketing............................................................ 44 2.3.4. Các công cụ truyền thông marketing .......................................................... 44 2.3.5. Ngân sách và chiến thuật truyền thông ....................................................... 53 2.3.6. Thời gian biểu ............................................................................................. 54 2.3.7. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing ................ 54 2.4. Đánh giá về hoạt động truyền thông marketing của Trung tâm Thông tin - Thư viện, trường Đại học Luật Hà Nội ................................................................ 55 2.4.1. Ưu điểm....................................................................................................... 55 2.4.2. Nguyên nhân và hạn chế ............................................................................. 58 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 59 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ............................................................................................. 61 3.1. Nâng cao chất lượng các công cụ truyền thông ............................................ 61 3.2. Đa dạng hóa các công cụ truyền thông marketing ...................................... 64 3.3. Xây dựng chiến lược truyền thông marketing cho TTTTTV ..................... 65 3.4. Nâng cao trình độ cán bộ marketing chuyên trách ..................................... 67 3.5. Xây dựng thói quen sử dụng các hình thức truyền thông marketing của TTTTTV cho NDT ................................................................................................. 69 3.6. Tăng cường kinh phí cho hoạt động truyền thông marketing của TTTTTV .................................................................................................................................. 70 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ............................................................................................. 76
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thông marketing đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh của các tổ chức và là yếu tố quyết định đến thành công của chúng. Truyền thông marketing được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau, được xem như một công cụ quan trọng giúp cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động truyền thông marketing là không thể thiếu trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện (TT-TV), đặc biệt là trong bối cảnh sử dụng công nghệ hiện đại. Truyền thông marketing giúp bạn đọc hiểu hơn về thư viện, các sản phẩm và dịch vụ mà thư viện cung cấp, từ đó đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin (NDT) và giúp thư viện xây dựng hình ảnh với cộng đồng. Các trung tâm thông tin thư viện (TTTTTV) đã tăng cường hoạt động truyền thông marketing thông qua việc kết hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như: Truyền thông qua mạng xã hội, truyền thông qua hội nghị bạn đọc/tọa đàm… TTTTTV – một đơn vị vững mạnh trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội đã xây dựng uy tín qua nhiều năm hoạt động, góp phần quan trọng vào việc giáo dục và đào tạo của trường. Trong thời đại số hóa, nguồn thông tin ngày càng đa dạng và phong phú, do đó TTTTTV cần tăng cường hoạt động truyền thông marketing để thu hút sinh viên sử dụng các tiện ích của thư viện và góp phần quảng bá hình ảnh một thư viện chuyên nghiệp đối với cộng đồng. Mặc dù TTTTTV đã có những thành tựu đáng khích lệ trong việc chọn lựa công cụ và nội dung cho hoạt động truyền thông marketing, tuy nhiên, trong quá trình triển khai, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về nguồn lực và kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông marketing. Để làm rõ tình hình hoạt động truyền thông marketing và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động này tại TTTTTV Trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian tới, 1
  13. tác giả đã chọn đề tài khóa luận “Hoạt động truyền thông marketing của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu về truyền thông marketing thư viện trên thế giới: Năm 1969, Tạp chí Marketing lần đầu tiên đăng bài viết “Marketing cho các tổ chức phi lợi nhuận” do Philip Kotler và Sidney Levy công bố tạo tiền đề cho các nghiên cứu marketing trong thư viện. Ngay sau đó vào những năm 70 của thế kỷ XX, đã có 02 bài bài báo, 08 bài tạp chí, 11 cuốn sách về hoạt động marketing trong thư viện được những cá nhân và tổ chức công bố, trong đó có Hiệp hội Thư viện Quốc tế (IFLA). Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu tại các cơ quan Thông tin – Thư viện đã nêu lên ứng dụng marketing và thực tiễn hoạt động Thông tin – Thư viện như: “Marketing information technology (IT) product and services through libraries: Malaysia experiences” – Báo cáo giới thiệu kinh nghiệm thực hiện Marketing của Thư viện Quốc gia Malaysia tại Hội nghị thường niên lần thứ 64, năm 1998 của tổ chức IFLA tại Amsterdam. Báo cáo trình bày tiến trình nghiên cứu và triển khai chiến lược Marketing các sản phẩm và dịch vụ thư viện có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực thỏa mãn nhu cầu tin của Thư viện Quốc gia Malaysia đối với người dùng tin hiện tại và tiềm năng. “Marketing reference service of public libraries in developing regions” – Báo cáo thường niên lần thứ 72 năm 2006 do IFLA tổ chức tại Seoul. Công trình này đã làm tăng số lượng người dùng tin là các doanh nghiệp cho các thư viện công cộng. “Marketing and promotion of library services (ASP conference Series, Vol 153, 1998)” – Bài viết của tác giả Julie Nicholas; Đại học Cambridge, Anh Quốc đã bàn về khái niệm marketing trong thư viện và những ứng dụng của nó đối với thư viện trường đại học. Trong các công trình trên có đề cập đến mảng truyền thông marketing. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về hoạt động truyền thông marketing như: 2
  14. - Bài trích “Marketing the academic library on the web” của tác giả Kiran Kaur phản ánh về một số phương thức tiếp thị hoạt động thư viện trên website. - Bài viết “Marketing Communication in Libraries: Observations of German Research Libraries” (Vol 2 No 2 (2013): June 2013 Issue) trên tạp chí điện tử Qualitative and Quantitative Methods in Libraries của Dr. Umit Konya phân tích truyền thông marketing từ các ứng dụng hỗn hợp tiếp thị và thực hành truyền thông tiếp thị của các thư viện nghiên cứu Đức. - Bài viết “Use of Social Media in Marketing Library Resources and Services” (Vol 16, No 2 (2021)) trên tạp chí Thư viện Đại học Dares Salaam đã tìm hiểu việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong tiếp thị tài nguyên thư viện và dịch vụ tại MUHAS và SUA… Tình hình nghiên cứu về truyền thông marketing thư viện ở trong nước: Trong thực tế, có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động truyền thông marketing của thư viện. Tiêu biểu như các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành về các nghiên cứu Marketing trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện của các tác giả như: Nguyễn Thị Liên [4], Nguyễn Hữu Nghĩa [6,7], Vũ Quỳnh Nhung [8]… Tác giả Bùi Thanh Thủy [10] trong bài viết nghiên cứu về hoạt động truyền thông marketing tại TTTTTV Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cập đến sử dụng các công cụ truyền thông marketing hiện tại và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ truyền thông đó. Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa đã tập trung vào việc nghiên cứu việc sử dụng các công cụ truyền thông đặc biệt là các công cụ truyền thông internet phù hợp trong bối cảnh ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thông tin thư viện. Các công trình này đã đóng góp giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của việc ứng dụng các công cụ truyền thông marketing trong lĩnh vực thông tin – thư viện. Các nghiên cứu về TTTTTV của Trường Đại học Luật Hà Nội: 3
  15. Nghiên cứu về hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung và TTTTTV của Trường nói riêng cũng có nhiều công trình của các nhà khoa học, học viên, sinh viên: - Luận văn của tác giả Nông Thu Trang [12] nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài nghiên cứu ứng dụng các công cụ truyền thông vào hoạt động tuyển sinh của nhà trường. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Thanh [9] nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing thông tin thư viện, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Đại học Luật Hà Nội. - Khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Ngà [5] nghiên cứu về chính sách phát triển và tổ chức nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường Đại học Luật Hà Nội giai đoạn 2008-2014,… Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về TTTTTV Trường Đại học Luật. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội. Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này có tính kế thừa nhưng không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông marketing, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông marketing thông tin thư viện. Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội. 4
  16. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông marketing thư viện. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: 2022-2023. + Phạm vi không gian: TTTTTV của Trường Đại học Luật Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương chính sách của nhà nước Việt Nam về hoạt động Thông tin - Thư viện, công nghệ thông tin như: Luật Thư viện ban hành năm 2019, Nghị định 93/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2020… Phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu từ các nguồn như website của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội… Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với bạn đọc nhằm thu được thông tin phản ánh đánh giá của bạn đọc về hiệu quả hoạt động các hình thức truyền thông marketing: Sử dụng 300 phiếu khảo sát đối với bạn đọc thường xuyên tại Trung tâm Thông tin Thư viện. Phương pháp quan sát đối với bạn đọc, nhân lực thông tin. 6. Giả thuyết nghiên cứu Trong thời gian qua hoạt động truyền thông marketing tại TTTTTTV Trường Đại học Luật Hà Nội còn nhiều hạn chế nhất định do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông marketing nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing của TTTTTV tại Trường Đại học Luật Hà Nội. 5
  17. 7. Đóng góp mới của khóa luận Khóa luận đã nghiên cứu cơ sở lý luận chung về hoạt động truyền thông marketing trong thư viện để làm rõ bản chất của hoạt động truyền thông marketing. Khóa luận đã tìm hiểu thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng truyền thông marketing tại TTTTTV của Trường Đại học Luật Hà Nội. Giải pháp mà đề tài đề xuất có thể được sử dụng với mục đích tham khảo áp dụng đối với hoạt động của các thư viện trong hệ thống thư viện đại học. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận có kết cấu 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về truyền thông marketing trong hoạt động Thông tin - Thư viện Chương 2. Thực trạng hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội 6
  18. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm truyền thông marketing Truyền thông (Communication) là: “Quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung bao gồm hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị” [20] Có thể hiểu đơn giản truyền thông là một lĩnh vực rộng bao gồm rất nhiều mảng việc và ngành nghề chuyên môn bao gồm các hoạt động chính như: báo chí, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, sáng tạo nội dung, sản xuất ấn/sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Mục tiêu cuối cùng của hàng loạt các quá trình như vậy là thay đổi thái độ của khách hàng, tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Truyền thông có vai trò thay đổi thái độ của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ còn marketing sẽ thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng. Truyền thông marketing (Marketing Communication) “Là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ”. [17] Truyền thông marketing là những kỹ thuật mà công ty hoặc cá nhân kinh doanh sử dụng để truyền tải thông điệp quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của họ. Các chuyên gia về truyền thông tiếp thị thiết kế các loại hình truyền thông thuyết phục khác nhau và gửi đến đối tượng mục tiêu. Truyền thông marketing sẽ tạo ra và duy trì sở thích của khách hàng đối với sản phẩm, và rút ngắn quá trình bán hàng. 7
  19. Trong thực tế có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để thu hút đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như vị trí địa lý của đối tượng mục tiêu, mức độ phổ biến của sản phẩm… Các công cụ truyền thông tiêu biểu có thể kể đến như: tờ rơi quảng cáo, tài liệu quảng cáo, email, quảng cáo, trang web, triển lãm, bán hàng cá nhân, thông cáo báo chí. Như vậy qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về khái niệm truyền thông marketing tác giả có thể đưa ra khái niệm về truyền thông marketing: Là một hoạt động có mục đích nhằm thông tin cho mọi người biết về sản phẩm, hình ảnh và đặc điểm của sản phẩm mà cá nhân, tổ chức đang có nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2. Khái niệm truyền thông marketing trong hoạt động Thông tin - Thư viện Các nội dung nghiên cứu trước, tác giả đã nghiên cứu khái niệm truyền thông và truyền thông marketing có sự đối chiếu so sánh với các quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của tác giả, truyền thông marketing trong hoạt động thông tin thư viện là một hoạt động có mục đích của các cơ quan thông tin thư viện nhằm thông tin cho NDT biết về các hoạt động của cơ quan TT-TV và các sản phẩm, dịch vụ TT- TV. Ngoài ra truyền thông marketing hướng tới quảng bá hình ảnh của thư viện đến với cộng đồng. 1.2. Vai trò của truyền thông marketing trong hoạt động Thông tin - Thư viện 1.2.1. Đối với cơ quan Thông tin - Thư viện Thứ nhất, giúp phát triển sản phẩm dịch vụ thông tin phù hợp với NDT Thư viện là cơ quan thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc cung cấp các loại tài liệu, học liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho các hoạt động học tập cũng như nghiên cứu của sinh viên. Đối với việc truyền thông marketing các sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ giúp cho thư viện quảng cáo được những sản phẩm, dịch vụ của cơ quan thông tin đến với người sử dụng. Đối với cơ quan TT- TV, truyền thông marketing không chỉ đóng một vai trò vô cùng quan trọng mà còn giúp phát triển thị trường và mở rộng thị trường. 8
  20. Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin là vấn đề vô cùng quan trọng trong truyền thông marketing của mỗi cơ quan hoạt động Thông tin - Thư viện. Nhu cầu tin của NDT ngày càng đa dạng và phong phú. Để thu hút sinh viên thư viện thì cần phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng được nhu cầu tin của bạn đọc về chất lượng, số lượng, hình dạng cũng như đặc trưng thông tin. Đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin hiện đại, tiện ích… Thứ hai, giúp quảng bá hoạt động của cơ quan thông tin thư viện và sản phẩm dịch vụ của thư viện. Truyền thông marketing là một cách để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện đến bạn đọc, đặc biệt là sinh viên, học viên và giảng viên. Thông qua các chiến dịch truyền thông cũng giúp thư viện hiểu rõ hơn nhu cầu của NDT và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Thứ ba, giúp thư viện tiết kiệm thời gian, chi phí marketing. Trong hoạt động truyền thông marketing, việc sử dụng các công cụ truyền thông marketing hiện đại giúp cơ quan TT-TV tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với công cụ truyền thống. Nhờ có các phương thức hoàn toàn miễn phí nhưng hiệu quả cao, cùng với sức mạnh lan truyền thông tin qua mạng, thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện được đem đến cho người dùng tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Ngoài ra, mỗi cơ quan TT-TV có khả năng tính toán và đánh giá hiệu quả tạo ra với số tiền đầu tư nhờ những phương thức nghiên cứu và đánh giá hữu ích. 1.2.2. Đối với người dùng tin NDT là một phần không thể thiếu đối với cơ quan thông tin, họ là một phần cấu thành nên một cơ quan TT-TV. Chính vì vậy, việc truyền thông marketing của cơ quan TT-TV đối với người dùng tin cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp NDT nắm bắt được thông tin của sản phẩm và dịch vụ tại cơ quan thông tin đó một cách nhanh chóng và từ đó sẽ biết được ở cơ quan TT-TV đó có đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của NDT hay không. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2