intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy

Chia sẻ: Tomjerry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà chua 4402 trong nhà lưới tại khu công nghệ cao Nhật Huy. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây cà chua 4402, mở rộng diện tích trồng, đưa vào thực tiễn sản xuất cho người nông dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ THỦY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÀ CHUA 4402 TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ THỦY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÀ CHUA 4402 TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K47 - KN Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Quá trình thực tập nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó mỗi sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn kiến thức về lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, chủ trang trại nơi thực tập, gia đình và bạn bè. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: ThS. Nguyễn Mạnh Thắng đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo của mình. Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Lò Thị Thủy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới – năm 2013....................... 8 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới........................................... 9 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 ..................................................................................... 10 Bảng 4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy giai đoạn 2016-2018 ....................................................................... 24 Bảng 4.1. Tổng chi phí sản xuất cà chua vụ Đông – Xuân 2018-2019 .......... 32 Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng của cà chua 4402 qua các tháng trong năm 2018-2019 trên 1000m2 ................................................................. 33 Bảng 4.3. Thu nhập từ cà chua qua các tháng trong năm 2018-2019 trên 1000m2..................................................................................................... 34 Bảng 4.4 Kết quả sản xuất của cà chua trong năm 2018-2019 trên 1000m2 .. 35 Bảng 4.5 Hiệu quả sản xuất của cà chua trong năm 2018-2019 trên 1000m2 35
  5. iii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ KT & PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn FAO Food and Agriculture Organization BVTV Bảo vệ thực vật GDP Gross Domestic Product HQKT Hiệu quả kinh tế
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 4 2.1.1. Các khái niệm có liên quan ..................................................................... 4 2.1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam ............................ 8 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cà chua sau thu hoạch ................. 11 2.2.1. Yếu tố sinh học...................................................................................... 11 2.2.2. Yếu tố vật lý môi trường ....................................................................... 12 2.2.3. Yếu tố con người ................................................................................... 14 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây cà chua 4402 ..... 14 2.3.1. Quy trình trồng và chăm sóc ................................................................. 14 2.3.2. Khả năng phân tích, dự đoán, tìm kiếm thị trường ............................... 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
  7. v 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17 3.1.2. Giới hạn về phạm vi, thời gian, không gian .......................................... 17 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 17 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 3.3.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 18 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 19 3.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 19 3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 22 4.1. Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy. ................................................................................................................. 22 4.1.1. Mục tiêu đầu tư ..................................................................................... 22 4.1.2. Quy mô đầu tư ....................................................................................... 22 07 vụ. ............................................................................................................... 23 4.1.3. Địa điểm sản xuất nông nghiệp ............................................................. 23 4.2. Thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy .......................................................................................... 24 4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy..... 24 4.2.2. Tình hình phát triển cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy .......................................................................................... 26 4.2.3. Thực trạng phát triển tiêu thụ cà chua 4402.......................................... 26 4.3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy .......................................................................... 27 4.3.1. Chi phí sản xuất sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy ................................................................................. 27 4.3.2. hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây cà chua năm 2019 .............................. 33
  8. vi 4.4. Các khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới ........ 36 4.4.1. Nhà xưởng ............................................................................................. 36 4.4.2. Kỹ thuật ................................................................................................. 36 4.4.3. Thị trường đầu ra................................................................................... 37 4.5. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình cà chua 4402 ................................................................................................................. 37 4.5.1. Nhà xưởng ............................................................................................. 37 4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật ..................................................................... 37 4.5.3. Giải pháp về thị trường: ........................................................................ 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cà chua được trồng rộng rãi và phát triển trên toàn thế giới, đây là loại rau ăn quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn của mỗi gia đình. Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà (Solanaceae). Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ, cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin C và A. Cà chua là loại cây ăn trái rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến không chỉ vì nguồn dinh dưỡng đặc biệt mà nó còn là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến. Về mặt dinh dưỡng: trung bình 100g cà chua tươi chín sẽ đáp ứng được 13% về nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6 và vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B1 và B2. Chất bổ dưỡng như: Đạm, đường, chất béo, và cung cấp ít năng lượng không gây béo. Khoáng vi lượng: Canxi, sắt, photpho, lưu huỳnh, iot, coban, các axít hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tùy môi trường trồng mà cà chua còn có đồng và molibden. Chính nhờ các yếu tố trên, cà chua được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp điều trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa, làm đẹp da, chữa dạ dày cồn cào, miệng đắng, hỗ trợ chữa viêm gan mãn tính, chữa đái tháo đường, giúp giảm cân, chống chảy máu chân răng…. Cà chua được chế biến khá đơn giản như : ăn tươi, nấu xốt cà chua, ép lấy nước, bột nhuyễn tương, mứt đóng hộp …. Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra từng ngày thì sự tác động của nó đến nông nghiệp ngày càng rõ rệt. Trên thế giới ở những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển diện tích nhà có mái che lớn như Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Israel, Canada, Australia..đã hạn chế được phần nào tác động từ biến đổi khí hậu
  10. 2 Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu thêm vào đó việc sản xuất cà chua của bà con nông dân chủ yếu là ở ngoài đồng ruộng nên còn gặp nhiều khó khăn như vào mùa mưa cây cà chua dễ bị ngập úng, khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển, cây dễ mắc các bệnh như héo rũ, bệnh xoăn lá,… Khiến cho năng suất và chất lượng quả cũng như hiệu quả kinh tế không được cao. Chính vì thế để đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế hiện nay là sản xuất cà chua an toàn, năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất là vấn đề cấp thiết. Trồng cà chua trong nhà có mái che tránh được phần nào tác động từ tự nhiên đồng thời có thể kiểm soát, chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ cây để cây đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là một biện pháp, một tiến bộ khoa học trên thế giới để giải quyết những khó khăn đó. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá về sinh trưởng, phát triển, năng suất của cà chua trong nhà có mái che. Đồng thời kết hợp trồng giống mới đem lại năng suất cao và có sức sinh trưởng vô hạn cũng là vấn đề hết sức cấp thiết. Trước tình hình đó, đươc sự cho phép của Khoa KT & PTNT_Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đề tài:‘‘Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy” 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà chua 4402 trong nhà lưới tại khu công nghệ cao Nhật Huy. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây cà chua 4402, mở rộng diện tích trồng, đưa vào thực tiễn sản xuất cho người nông dân.
  11. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư của trang trại công nghệ cao Nhật Huy. - Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Tìm hiểu và phân tích được các khó khăn trở ngại trong sản xuất cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Góp phần thu thập giữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. Là cơ sở khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sản xuất cho người dân. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà chua 4402, từ đó giúp cho người sản xuất có cơ sở để tiếp tục mở rộng sản xuất cây cà chua 4402 và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà chua 4402, đồng thời cũng là cơ sở để các nông dân có thể áp dụng mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới vào thực tiễn sản xuất.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Nhãn Đình Giao: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước[7]. Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
  13. 5 Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm khác về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau: - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.samuelson và Wiliam. D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả thì các điểm tựa lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu qủa sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một số loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”[7] - Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầu công tác quản lý, tổ chức[7]. - Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà bảng qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu qủa kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có lợi nhất[7].
  14. 6 2.1.1.2. Cà chua 4402 Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, là một loại rau quả thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ, cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin C và A. Cây cà chua thuộc họ cà ( Solanaceae ), có nguồn gốc từ Nam. Bằng chứng di truyền cho thấy cà chua được tiến hóa từ loài cây nhỏ quả màu xanh phổ biến ở vùng cao nguyên Peru. Một loài có tên Solanum lycopersicum được vận chuyển đến México, nơi được trồng và tiêu thụ bởi dân cư Trung Mỹ. Loại cà chua được thuần hóa đầu tiên có thể là trái cây màu vàng, tương tự như cà chua anh đào, được trồng bởi người Aztec miền Trung México. Từ cà chua bắt nguồn từ tomatl trong tiếng Nahuatl, có nghĩa trái cây sưng.[1][4] Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5 – 6 cm. Hầu hết các giống được trồng đều cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả màu vàng, cam, hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều màu và có sọc.[3][6] Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau. Giống cà chua 4402 có nguồn gốc từ Israel. Quả có màu đỏ khi chín, được sử dụng chủ yếu cho chế biến thực phẩm. Cây có chiều cao trung bình 640cm, cây cho năng suất cao khoảng 16,66 tấn/1000m2/vụ, trong vụ Đông – Xuân năm 2016-2017 tại Israel. Được người tiêu dùng ưa chuộng.[10] 2.1.1.3. Nhà lưới Nhà lưới nông nghiệp là một dạng nhà có cấu tạo kết cấu bằng khung và bao xung quanh bằng các loại lưới, được dùng để sản xuất trồng trọt ở bên trong. Một số nhà lưới chủ yếu là: Nhà lưới kín và nhà lưới hở. Nhà lưới kín: Là nhà mà toàn bộ mái, xung quanh, cửa ra vào đều được
  15. 7 bao phủ bởi lưới. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt, mái nhà được thiết kế theo kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên; có độ cao từ 2,0-3,9 m. Diện tích mỗi nhà có thể từ 500-2000m2, tùy vào điều kiện canh tác. Nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại và đẻ trứng, giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, tăng độ an toàn cho nông sản, tăng thời vụ sản xuất, giảm xói mòn đất, giảm cường độ ánh sáng, trồng được rau trái vụ. Do thông gió kém, nếu không có thiết bị thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn bên ngoài từ 1-2oC sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.[2] Hình 2.1: Nhà lưới kín Nhà lưới hở: Là nhà lưới chỉ được che phủ chủ yếu trên mái hoặc một phần xung quanh. Nhà thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên; Khung nhà có thể làm bằng cột bê tông, khung sắt, khung gỗ, cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Sử dụng nhà lưới hở giúp giảm ánh sáng trực, hạn chế mưa xối trực tiếp, hạn chế sâu bệnh hại. Tuy nhiên, không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng.[2]
  16. 8 Hình 2.1: Nhà lưới hở 2.1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 2.1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới Khoảng 150 triệu tấn cà chua đã được sản xuất ra trên thế giới trong năm 2013. Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Ấn Độ và Mỹ. Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), những quốc gia sản xuất cà chua trên thế giới là: Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới – năm 2013. Diện tích Năng suất Sản lượng Tỷ lệ Nước (nghìn ha) (tấn/ha) (triệu tấn) (%) Ấn Độ 865,00 19,5 16,826 11 Trung Quốc 871,23 48,1 41,879 28 Mỹ 159,20 81,0 12,902 9 Thổ Nhĩ Kỳ 304,00 33,1 10,052 7 Ai Cập 216,38 39,5 8,544 6 Ý 118,82 50,7 6,024 4 Iran 146,98 35,8 5,256 3 Tây Ban Nha 58,30 74,0 4,312 3 Các nước khác 1.842,5 113,8 44,714 29 Tổng cộng 4.582.43 495,5 150,513 100 Nguồn:FAO(2013)
  17. 9 Nhìn vào số liệu bảng 2.1 ta thấy Trung Quốc là nước đứng đầu về diện tích sản xuất cũng như sản lượng tạo ra trong năm. Trong năm 2013, Trung Quốc đạt 41,879 triệu tấn chiếm 28% tổng sản lượng cà chua trên thế giới, Ấn Độ đạt 16,826 triệu tấn (11%), Mỹ 12,902 triệu tấn (9%), Thổ Nhĩ Kỳ đạt 10,052 triệu tấn (7%),... Về năng suất. Mỹ là nước có năng suất cà chua cao nhất đạt 81,0 tấn/ha, gấp 1,68 lần năng suất cà chua so với Trung Quốc, 4,15 lần so với Ấn Độ và cao gấp nhiều lần so với các nước khác (FAO, 2013). Cũng theo FAO tình hình sản xuất cà chua trên thế giới qua các năm được thống kê như sau: Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới. Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 2008 4.249.825 33,20 141.091.621 2009 4.511.990 34,20 154.330.454 2010 4.495.583 33,79 151.894.515 2011 4.681.973 33,80 159.231.067 2012 4.925.579 32,85 161.791.707 2013 4.941.703 33,13 163.719.357 2014 5.023.810 33,99 170.750.767 ( Nguồn:FAODatabaseStatic 2014) Số liệu bảng 2.2 cho thấy trong 7 năm (từ năm 2008 đến 2014) diện tích cà chua thế giới tăng 1,18 lần (từ 4.249.825 ha lên 5.023.810 ha), năng suất tăng 1,02 lần (từ 33,20 tấn /ha đến 33,99 tấn /ha). Do vậy sản lượng cà chua trên thế giới tăng dần qua các năm. Ngoài ra theo FAO trong năm 2014 châu Á được xếp là châu lục có diện tích trồng cà chua lớn nhất với 2.836.260 ha, tiếp đến là châu Phi (1.214.227 ha), diện tích thấp nhất là châu Úc (4.162 ha). Về năng suất, châu Úc đạt năng suất cao nhất thế giới (61,26 tấn/ha), tiếp đến là châu Mỹ (57,13
  18. 10 tấn/ha), châu Phi có năng suất cà chua thấp nhất (15,86 tấn/ha). Mặc dù năng suất không cao nhưng do có diện tích trồng cà chua lớn nhất nên châu Á luôn đạt sản lượng cao nhất thế giới (101.638.892 tấn), tiếp đến là châu Mỹ (26.869.984 tấn) (FAO,2014). 2.1.2.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích sản xuất cà chua cả nước năm 2013 đạt 25,48 nghìn ha, tăng 16,9% so với năm 2010 (21,79 nghìn ha), năng suất đạt 25,26 tạ/ha, sản lượng đạt 550,18 nghìn tấn. Với sản lượng trên, tương đương bình quân đầu người khoảng 6,1kg quả/năm. Hiện nay có khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có khoảng 15 giống sinh trưởng bán hữu hạn và vô hạn, chiếm 13,04%. 10 giống được gieo trồng với diện tích lớn với 6.259 ha chiếm 55% diện tích trồng cà chua của cả nước ( Theo điều tra của TS Phạm Đồng Quảng, Phạm Văn Niên và cs).[9] Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 1 2008 24,85 21,55 435,18 2 2009 20,54 24,07 494,33 3 2010 21,79 25,26 550,18 4 2011 23,08 25,55 589,83 5 2012 23,92 25,79 616,89 (theo Vụ nông nghiệp – Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2008 - 2012)
  19. 11 Qua bảng số liệu cho ta thấy, từ năm 2008-2012 diện tích trồng cà chua ở Việt Nam không ổn định, năng suất và sản lượng cà chua đều tăng qua các năm. Diện tích cà chua năm 2012 (23,92 nghìn ha) giảm 0,96 lần (0,93 nghìn ha) so với năm 2008 (24,85), nhưng năng suất và sản lượng năm 2012 đều tăng lên nhiều so với năm 2008, năng suất tăng 1,2 lần (từ 21,55 - 25,79 tạ/ha), sản lượng tăng 1,41 lần (từ 435,18 - 616,89 nghìn tấn). Điều này cho thấy việc diện tích giảm nhưng năng suất và sản lượng lại tăng lên có thể là do áp dụng giống cà chua hoặc quy trình kĩ thuật sản xuất mới phù hợp hơn. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cà chua sau thu hoạch 2.2.1. Yếu tố sinh học - Sự thoát hơi nước (mất nước): Do đặc điểm cấu trúc quả, độ chín, độ già, độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh sáng… đều là các yếu tố gây ra sự mất nước cho cà chua sau thu hoạch. - Sự hô hấp: hô hấp là quá trình oxi hóa khử phức tạp, trải qua các hàng loạt các phản ứng sinh hóa kế tiếp nhau dưới sự xúc tác của hệ thống enzyme đặc hiệu, quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Đặc trưng bởi sự phân giải liên tục cơ chất hô hấp dưới tác động của hệ thống enzyme oxi hóa khử để hình thành các chất khử là NADH, FADH2, ĐAPH và giải phóng CO2. + Giai đoạn 2: Tiến hành oxi hóa khử từ hydro liên kết với chất khử. Đây là quá trình vận chuyển điện tử và H+ từ NADH, FADH2 đến O2 không khí nhờ chuỗi vận chuyển điện tử. Giai đoạn này giải phóng năng lượng bằng ATP và tạo nước. Trong hô hấp thường xảy ra 2 loại hô hấp là: hô hấp hảo khí và hô hấp yếm khí. Hô hấp hảo khí: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q
  20. 12 Hô hấp yếm khí: C6H12O6 + O2 → CO2 + nhiệt + Ethanol + axit Khi nhiệt độ càng cao thì quá trình hô hấp của cà chua càng tăng dẫn đến các quá trình sinh hóa xảy ra trong cà chua càng mạnh. Ngoài ra ẩm độ cũng ảnh hưởng mạnh đến quá trình thoát hơi nước của cà chua. Ẩm độ không khí càng cao thì quá trình thoát hơi nước của cà chua càng chậm do đó cà chua sẽ giữ được tươi lâu hơn, song cũng là môi trường cho côn trùng và nấm bệnh phát triển làm hư hỏng cà chua. - Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh: Cà chua sau thu hạch dễ nhiễm các bệnh: + Bệnh thối hồng do nấm Fusarium Solani: quả cà chua bị bệnh trở nên mềm, thâm, sũng ướt. Ngoài vỏ có 1 lớp lông tơ từ màu trắng chuyển sang màu hồng. + Bệnh nấm do Phytophotora infestans: trên quả xuất hiện những đốm nâu lớn rồi lăn ra khắp quả. Thịt quả trở nên rắn và không ăn được. Khi trời ẩm ngoài vỏ xuất hiện lông tơ màu trắng của bộ phận mang bào tử nấm. + Bệnh thối do vi khuẩn: Bacterium caratovorum, lactobacillus lycopersici và nấm Fuarium Solani gây ra. + Thối núm quả: do vi khuẩn Lactobacterium lycopersici, trên núm quả xuất hiện vết màu nâu rồi lan dần khắp vùng núm. Những mô quả vùng bị thâm ở phía ngoài làm quả rắn lại. + Bệnh than cà chua do vi khuẩn Colletotrium lycoperisici, sau ở giữa vết có màu nâu và vết lớn dần lan ra khắp quả. Bề mặt vết bệnh được phủ một lớp đen mượt. Qủa bị bệnh trở nên mềm và thối. 2.2.2. Yếu tố vật lý môi trường Cà chua sau thu hoạch còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố vật lý môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, không khí, khí quyển (thành phần và nồng độ chất khí).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1