intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel

Chia sẻ: Tomjerry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

59
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu mô hình tổ chức, kế hoạch tổ chức kinh doanh của trang trại 10; Tìm hiểu các ứng dụng khoa học công nghệ được sử dụng tại trang trại; Biết cách làm các công việc tại trang trại; Đề xuất ý tưởng khởi nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG ĐÌNH THẨM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: “XÂY DỰNG ĐỀ ÁN KHỞI NGHIỆP ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI NHỎ GIỌT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU KHI HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI ISRAEL” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG ĐÌNH THẨM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: “XÂY DỰNG ĐỀ ÁN KHỞI NGHIỆP ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI NHỎ GIỌT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU KHI HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI ISRAEL” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 -2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN TÂM Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: "Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tâm Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Người cam đoan Lương Đình Thẩm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: "Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel” Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tâm - Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế (ITC) đã tạo cơ hội và điều kiện để em đi thực tập tại Israel. Đặc biệt, em xin cảm ơn đến giáo viên tại trung tâm AICAT và Bà Hanni (Giám đốc AICAT) đã cung cấp kiến thức và hỗ trợ nghiên cứu cho đề tài. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ông chủ của trang trại số 10 - ông Yogev Klein, công nhân lao động đã giúp đỡ em hoàn thành công việc và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019 Sinh viên Lương Đình Thẩm
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu ...............................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................2 1.3. Phương pháp thực hiện.........................................................................................2 1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..............................................................2 1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................3 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ............................................................3 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại .....................................4 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ................................................................................4 1.4.1. Thời gian thực tập .............................................................................................4 1.4.2. Địa điểm ............................................................................................................4 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP ..............................................5 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập ............................................................................5 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập .......................................................................6 2.3 Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình học tập....................................13 2.3.1. Phân tích mô hình tổ chức của trang trại.........................................................13 2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở ..........................15 2.3.3. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại ..................................18
  6. iv 2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập ......................................................................................................................22 2.3.5. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập ...............................29 2.3.6. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại .....................................................35 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ...................................................................37 3.1Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP .................................................................................37 3.1.1 Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án ....................................................................37 3.1.2. Hàng..................................................................................................................37 3.1.3. Hoạt động chính ..............................................................................................38 3.1.4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): ............39 3.1.5. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro ........................................................................................................................40 3.1.6. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ................................41 3.1.7. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện ...........................42 3.2 Khái toán vốn đầu tư ..........................................................................................42 3.2.1 Vốn cố định ....................................................................................................42 3.2.2. Vốn chi phí sản xuất thường xuyên (1 năm) ...................................................43 3.2.3. Tổng vốn đầu tư: .............................................................................................44 3.3.Doanh thu và hiệu quả của dự án khởi nghiệp ....................................................44 3.3.1 Doanh thu của dự án.......................................................................................44 3.3.2 Hiệu quả kinh tế của dự án .............................................................................45 PHẦN 4. KẾT LUẬN ..............................................................................................46 4.1. Kết luận thực tập tại trang trại 10.......................................................................46 4.2. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp ......................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng ớt của TT 10 (2018 – 2019) .......................................... 18 Bảng 2.2: Doanh thu của TT 10 (2018 – 2019) .............................................. 18 Bảng 2.3: Chi phí sản xuất hàng năm của TT 10 (2018 – 2019) .................... 19 Bảng 2.4: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của TT 10 .................................... 20 Bảng 2.5: hiệu quả kinh tế trồng trọt ớt ngọt của tt 10 (2018 - 2019) ............ 21 Bảng 2.6: Chế độ tưới tiêu của TT 10 ............................................................. 25 Bảng 2.7: Bảng so sánh điểm khác biệt giữa hai sản phẩm ớt ngọt của TT 10 ....34 Bảng 3.1: Vốn xây lắp cơ bản của dự án ........................................................ 42 Bảng 3.2: Vốn trang thiết bị của dự án ........................................................... 42 Bảng 3.3: Vốn chi phí sản xuất thường xuyên của dự án ............................... 43 Bảng 3.4: Doanh thu hàng năm của dự án ...................................................... 44 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của dự án (Cho một năm: 1 vụ ớt gió, cà chua bi thu hoạch cả năm, rau luân canh cả năm) ....................................... 45
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 2.1 Sơ đồ mô hình tổ chức TT 10 ..................................................................13 HÌNH 2.2 Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của TT 10 .............................................30 HÌNH 2.3 Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của TT 10 ..........................35 HÌNH 2.4. Biểu đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm của TT 10 ....................................35
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 6 CNTT Công nghệ thông tin 3 SXKD Sản xuất kinh doanh 4 TSCĐ Tài sản cố định 5 TT Trang Trại
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Nằm ở khu vực Trung Đông với diện tích hơn 20.000 km2,với dân số năm 2019 là: 9.037.520. Israel có một ngành nông nghiệp phát triển ở trình độ cao và là một quốc gia khởi nghiệp. Bất chấp điều kiện địa lý với hơn một nửa diện tích đất là sa mạc khô hạn, điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước nhưng Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm. Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu trái cây, rau, củ, quả, 60% nông sản tươi xuất khẩu. Tại Việt Nam nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, trong đó ngành trồng trọt chiếm 75% giá trị sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Chính vì vậy việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của Israel quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là vô cùng cấp thiết Do đó em đã tiến hành thực hiện đề tài "Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel” tại trang trại 10 Moshav Ein yahav, Arava, Israel. Một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Để tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất, cách thức và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà họ áp dụng trong nông nghiệp
  11. 2 để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính trên thế giới. 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu mô hình tổ chức, kế hoạch tổ chức kinh doanh của trang trại 10 - Tìm hiểu các ứng dụng khoa học công nghệ được sử dụng tại trang trại - Biết cách làm các công việc tại trang trại - Đề xuất ý tưởng khởi nghiệp 1.2.2. Yêu cầu a) Về chuyên môn nghiệp vụ Là sinh viên năm thứ 4 của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, chuyên ngành Khuyến nông thuộc Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, được học những kiến thức về nông nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường và thực tập tại trang trại 10 moshav Ein yahav, Arava, Israel. b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Về thái độ + Hăng hái nhiệt tình trong công việc, không sợ vất vả, khó khăn + Vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết với mọi người + Tuân thủ các quy định của trang trại nơi thực tập - Về ý thức trách nhiệm + Nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc + Hoàn thành tốt công việc được giao + Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ công việc và mọi người xung quanh + Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của trang trại và tài sản chung nơi ở 1.3. Phương pháp thực hiện 1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu  Thu thập số liệu thứ cấp  Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng.
  12. 3  Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các trang web, sách, báo, tạp chí…  Thu thập số liệu sơ cấp:  Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng sản xuất của trang trại.  Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ trại và quản lý để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó khăn gặp phải của trang trại.  Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại. 1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được biểu diễn qua các bảng biểu. - Những thông tin, số liệu thu thập được em tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài. 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + GO giá trị sản xuất (Gross Output): Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm) + VA giá trị gia tăng (Value Added) VA= GO-IC
  13. 4 Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost). IC= Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác… Hay VA=V+C+M Trong đó: V là chi phí lao động sống. C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu hao tài sản cố định). M là giá trị thặng dư. Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại + Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần). + VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu). 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian thực tập Từ ngày 27/07/2018 đến 18/06/2019 1.4.2. Địa điểm Tại Trang trại số 10, moshav Ein yahav, Israel.
  14. 5 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập  Tên cơ sở thực tập: Farm 10  Địa chỉ: Trang trại 10, moshav Ein Yahav, Arava, Israel  Điện thoại: 0524260200  Email: kleinyogev@gmail.com  Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trang trại số 10 Ein Yahav là một trang trại trồng trọt với sản phẩm chính là ớt ngọt. Trang trại thực hiện các hoạt động từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản sản phẩm và đưa đến nhà phân phối sản phẩm  Bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động của trang trại 10 gồm có: - Điều hành trang trại: 01 chủ trang trại - Các phòng, nhân viên, lao động:  Trợ lý văn phòng: 01 người  Chuyên gia nông nghiệp: 01 người  Quản lý: 01 người  Công nhân: 08 người  Sinh viên: 04 người (4 sinh viên Việt Nam)
  15. 6 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi STT Nội dung và kết quả đạt được được Chuẩn bị cho vụ trồng ( tháng 7): Rèn luyện khả năng chịu đựng của bản Cắt bỏ nilong và dọn nilong lên xe chở, thân, biết cách phân loại rác thải, ứng 1 dọn dẹp rác từ vụ trước chưa hoàn dụng máy móc trong sản xuất nông thành. nghiệp, giảm thiểu sức lao động. Trồng cây con (tháng 8-9/2018 và Biết được cách thức chọn, trồng cây giữa tháng 6/2019): con, các kỹ thuật trồng cây con, xử lý 2 Kiểm tra hệ thống tưới, tình trạng của sâu bệnh hại, sử dụng tiến bộ KHKT bộ rễ, sâu bệnh hại, trồng cây. trong sản xuất nông nghiệp. Chăm sóc (Tháng 8 đến tháng 11): Nắm được các kỹ thuật chăm sóc cây Cắm cọc, căng dây, buộc dây, phun trồng, phòng trừ sâu bệnh hại. 3 hoocmon, tiến hành rắc thiên địch, Biết cách sử dụng các sinh vật thiên phun thuốc bảo vệ cây trồng, xử lý cỏ địch, hoocmon, hạn chế sử dụng chất dại, kéo lưới đen và phủ nilong mái. hóa học. Thu hái chế biến (Tháng 9 tháng 5): Cách thu hái, xử lý, chế biến,đóng gói. Thu hái, vận chuyển ớt đến nhà máy, Biết cách tổ chức quản lý công việc. 4 cắt tỉa cuống, loại bỏ quả không đạt Ứng dụng máy móc trong chế biến, chất lượng, xếp ớt lên kệ gỗ. phân loại, giảm thiểu sức lao động. Dọn dẹp trang trại (15 - 3 đến tháng Rèn luyện khả năng chịu đựng, cách 6): thức sử dụng, ứng dụng máy móc trong 5 Mở lưới, mở nilong, cắt dây, tháo ống công việc.Nắm được cách thức tổ chức nước, nhổ cọc sắt, dọn rác, phủ nilong công việc hiệu quả. ủ đất,thay lưới mới. Hỗ trợ kĩ thuật viên xây, lắp ráp bể Biết cách xây, lắp ráp, thiết kế 1 bể chứa nước: chứa nước bằng kim loại hoàn chỉnh. 6 Đổ sàn của bể chứa theo khuôn, căng Nắm được cách tổ chức quản lý công bạt trải đáy của bể chứa, căng dây, phủ việc hiệu quả. bạt che mái của bể chứa nước.
  16. 7  Nội dung chi tiết công việc: Công việc 1: Tháo nẹp nilong trên mái Thời gian: 28/07/2018 – 20/08/2018 - Dụng cụ: kìm, đinh, búa. - Cách làm: Tiến hành gẩy hết kẹp ghim nhỏ sau đó gỡ kẹp ghim lớn. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng thích ứng vượt qua khó khăn của bản thân, biết cách sử dụng các vật dụng hộ trợ để giảm sức lao động trong sản xuất. Công việc 2:: Cắm cột sắt chống đổ cho ớt Thời gian:28/07/2018 – 25/08/2018 - Dụng cụ: Cột sắt, dây thừng, dao cắt,búa - Cách làm: Gỡ bỏ những cột sắt được cột lại từ mùa vụ trước, tiến hành cắm, cột sắt sẽ được cắm theo từng hàng ớt và các hàng cột sắt được cắm ngang hàng nhau. Khoảng cách giữa 2 cột sắt trong một hàng ớt khoảng 10 m. Để kéo dây thừng theo hàng ngang của cột sắt. Công việc này nhằm mục đích làm khung cho việc kéo dây giữ cho cây ớt không bị đổ trong vụ mùa. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng chịu đựng của bản thân,biết cách cắm cột sắt và kéo dây thừng đúng khoảng cách và kỹ thuật Công việc 3: Cắt nilong Thời gian: 29/07/2018 – 20/08/2018 - Dụng cụ: Dao cắt - Cách làm: Sử dụng dao cắt, cắt bỏ nilong ủ đất,cắt thành từng luống nhỏ, sau đó lấy dây treo lên cho nilong khô, tiếp theo khi nilong khô tháo xuống và cuận nilong lại cho gọn thành từng đống rồi tập trung dọn lên xe chở ra bãi rác. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng chịu đựng gian khó của bản thân, cẩn thận trong công việc, phân loại rác, đoàn kết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc được giao. Công việc 4: Kiểm tra ống dẫn nước - Thời gian: 02/08/2018 – 22/08/2018
  17. 8 - Dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao,kìm, ống nước thay thế,khớp nối, dây thép, dao cắt. - Cách làm: Đi bộ dọc theo luống ớt kiểm tra hệ thống ống dẫn nước. Nếu bị rò rỉ nước thì phải sửa chữa, nếu không có nước kiểm tra xem bị tắc hay không nếu có khắc phục ngay. Loại bỏ những cỏ dại còn xót lại. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện tính tỉ mỉ cẩn trọng trong công việc. Công việc 5: Trồng cây con - Thời gian: 04/08 /2018– 8/09/2018 - Dụng cụ: Cây chọc lỗ để trồng cây. - Cách làm: Sử dụng cây chọc (Cây gỗ có đầu chọc có đường kính khoảng 4 cm sâu 5 cm) tiến hành chọc lỗ. Khoảng cách lỗ 40cm, chọc lỗ ngay dưới vị trí lỗ nhỏ giọt chọc phía trong ống - Kiểm tra cây giống (Loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn) - Tiến hành trồng cây, đặt cây vào đúng vị trí chọc lỗ dựng thẳng chú ý lấp kín gốc rễ ớt. - Bài học kinh nghiệm: Biết được cách chọc lỗ, khoảng cách trồng giữa các cây. Nắm được cách thức lựa chọn, quy trình trồng cây con. Công việc 6: Cắm cột sắt 2 đầu luống - Thời gian: 10/08 /2018– 05/09/2018 - Dụng cụ: Búa, dụng cụ đóng cột chuyên dụng, cột sắt ngắn (khoảng 40-50 cm), cột sắt dài cao khoang 2.4 m, dao cắt, máy cắt. - Cách làm: Căng dây dọc 2 đầu luống ớt, tháo bỏ các cọc đã cột gọn ở cột từ mùa vụ trước, sau đó đóng cột định vị cột sắt thẳng hàng theo dây đã căng trước đó, cột nào đã hỏng thì tiến hành cắt và thay thế mới, sau đó cắm cột dài vào cột ngắn đã đóng trước đó và buộc cố định trên phía trên - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện tính cẩn thẩn trong công việc, làm việc khoa học, hoàn thành công việc được giao. Công việc 7: Căng dây - Thời gian: 10/08/2018 – 30/11/2018
  18. 9 - Dụng cụ: Dây chuyên dụng cho nông nghiệp 1 người 8 cuận, dao cắt, cây căng dây cao 1m5 (2 cây mỗi cây có 8 lỗ được khoan thẳng hàng) - Cách làm: Khi cây trồng cao hơn 25 cm công nhân tiến hành kéo và căng dây, công việc này nhằm mục đích giữ cho cây không bị nghiêng đổ. Kéo mỗi hàng ớt 16 dây 8 dây mặt ngoài cây ớt 8 dây mặt trong của cây, buộc chặt 2 đầu dây vào cột sắt. Công việc này sẽ được tiến hành liên tục đến khi cây phát triển hết chiều cao nhất định khoảng 2 mét. - Bài học kinh nghiệm: Biết cách căng dây và tránh làm rối dây giữ cho cây không bị đổ, rèn luyện tính tỉ mỉ và kiên nhẫn. Công việc 8: Kéo lưới đen - Thời gian: Khi mà ánh nắng quá nhiều nhiệt độ tăng cao. - Dụng cụ: Dao cắt, dây buộc, thang dài. - Cách làm: Tiến hành cắt dây thành từng đoạn dài 60 cm, leo lên mái kéo lưới đen lên phủ toàn bộ nhà trồng sau đó dùng dây buộc cố định lưới lại khoảng cách các điểm buộc từ 10 đến 15 m. - Bài học kinh nghiệm: Nắm được các kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hạn chế tác động trực tiếp của ánh nắng lên cây trồng bằng cách sử dụng lưới đen. Công việc 9: Phun hoocmon & thuốc bảo vệ thực vật Thời gian: Từ sau khi phun hoocmon lần 1 cho đến khi được 10 lần phun mỗi fram, trường hợp farm bị bệnh có thể phun nhiều hơn. Dụng cụ: Bình phun thuốc có gắn máy, các loại hoocmon, xăng, găng tay, mặt nạ, kính mắt. - Cách làm: pha theo tỉ lệ đã được hướng dẫn, nổ máy hướng bình phun ra ngoài mở van thuốc 5 giây trước khi phun trực tiếp vào cây ớt tránh nồng độ ban đầu quá đặc ảnh hưởng đến cây trồng, phun vào ngọn ớt trung bình mỗi tuần phun 1 lần. - Bài học kinh nghiệm: Nắm được kĩ thuật phun thuốc đúng quy trình, kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Công việc 10: Rắc thiên địch - Thời gian: 02/09/2018 – 29/11/2018
  19. 10 - Dụng cụ: Thiên địch (gồm nhiều loại ong,nhện,bọ đỏ) - Cách làm: Sử dụng thiên địch rắc trên bề mặt lá ớt rắc đều toàn bộ farm. - Bài học kinh nghiệm: Nắm được các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Biết cách sử dụng các sinh vật thiên địch và các biện pháp sinh học khác trong chăm sóc cây trồng, hạn chế sử dụng chất hóa học Công việc 11: Thu hái ớt - Thời gian: 20/09/2018 – 10/05/2019 - Dụng cụ: Xe đẩy, thùng giấy, kéo cắt, điện thoại scan. - Cách làm: Tiến hành thu hái ớt, sử dụng kéo cắt hoặc tay bẻ những quả đã chín và chuyển màu >80%. Sau khi cắt, ớt được bỏ vào thùng giấy (Có hình hộp chữ nhật cao khoảng 40 cm, rộng 40cm, dài 60cm) và đặt trên xe đẩy (Cấu trúc đơn giản, có 4 bánh xe thuận tiện cho việc đi lại, có thanh tay cầm thuận tiện kéo hoặc đẩy xe). Sau khi xe đẩy đầy (2 hộp) thì đẩy ra khỏi hàng ớt, tập trung về xe chuyên chở, lấy điện thoại sử dụng phần mềm pickapp scan tem đã dán ở thùng trước đó (mỗi thùng 4 tem 4 mặt). Cắt ớt liên tục cho đến khi đủ đơn hàng của trang trại (hoặc cả ngày tùy theo từng nùa). Sau đó xe chuyên chở sẽ chở về nhà máy rửa và phân loại và đóng gói. - Bài học kinh nghiệm: Biết cách thức thu hái ớt, tính cẩn thận trong việc thu hái vì ớt dễ bị dập hỏng. Công việc 12: Sơ chế, phân loại, đóng gói ớt tại nhà máy - Thời gian: 20/09/2018 – 10/ 05/2019 - Dụng cụ: Kéo, xe nâng, kệ gỗ, máy dán tem, và 1 vài máy móc chuyên dụng khác - Cách làm: 1 lao động sẽ nhấc các hộp ớt trên xe chở đổ vào băng chuyền sau đó băng chuyền sẽ đưa ớt lên qua hệ thống rửa. Sau khi ớt được rửa sạch sẽ chạy lên băng chuyền phân loại, ớt sẽ được phân loại theo cân nặng và size. và đến các ngăn, mỗi ngăn có 1 công nhân ở đó công nhân sẽ loại bỏ những quả ớt không đạt tiêu chuẩn (quả bị sâu bệnh, dị hình, dập nát do vận chuyển, màu khác thường, quả quá nhỏ), cắt tỉa cuống, xếp ớt vào hộp. Lao động và sinh viên sẽ
  20. 11 xếp hộp ớt lên kệ gỗ cuấn nilong cả kệ và dán tem đơn hàng rồi vận chuyển đến kho của nhà phân phối. - Bài học kinh nghiệm: Biết được các công việc trong xử lý, sơ chế và đóng gói sản phẩm ớt của trang trại. Biết cách tổ chức quản lý công việc. Ứng dụng máy móc, công nghệ hiện đại trong sơ chế, phân loại, giảm thiểu sức lao động thủ công. Công việc 13: Dọn dẹp trang trại - Thời gian: 15/03/2019– 18/06/2019 - Dụng cụ: Dao cắt, búa, cuốc, dây buộc, thang, xe chở rác. - Cách làm: Tiến hành thu ống dẫn nước và buộc gọn lên các cột trụ của nhà kính. Tháo cột sắt và dây nối (Cột sắt được buộc chặt cột trụ của farm tiếp tục sử dụng cho năm sau). Nâng lưới lên, hạ lưới đen, nếu phủ nilong thì cắt nilong, và tháo kẹp ghim, thu dọn dây căng giữa các hàng ớt. Tiến hành mở lưới trần nhà (Hỗ trợ của đầu kéo). Phân loại từng loại rác như: Ống dẫn nước, dây nhựa, rác nông nghiệp… Sau khi dọn sạch rác tiến hành băm thân cây ớt bằng máy và làm đất lên luống và tiến hành dọn rác lại một lần nữa. Mỗi loại rác sẽ được mang ra từng khu bãi rác riêng để xử lý (Đây là quy định của moshav, phân chia thành từng khu bãi rác riêng biệt để thuận tiện cho việc xử lý và tái chế. Nếu trang trại nào không phân loại rác trước khi vận chuyển ra khu rác sẽ bị phạt tiền) - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện được khả năng chịu đựng gian khó của bản thân, biết được cách thức sử dụng, ứng dụng máy móc trong công việc để tăng năng suất lao động. Nắm được cách thức tổ chức công việc, quy trình làm việc hiệu quả. Công việc 14: Chuẩn bị đất cho vụ sau - Thời gian: 23/03/2019 – 18/06/2019 (tùy vào năng xuất, giá cả và thời gian hết vụ của từng farm) - Dụng cụ: Cuốc, dao, kìm, dây thép nhỏ, dụng cụ vặn ống nước. - Cách làm: Lắp đặt, kiểm tra hệ thống ống dẫn nước (Ống nước có thể bị thủng do quá trình thu dọn và bảo quản không tốt, cần phải kiểm tra sự hỏng hóc của hệ thống nhằm kiểm tra sự lưu thông, hạn chế sự rò rỉ nước, tiết kiệm nước). Kéo nilong phủ kín mặt đất để ủ đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2