Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 16
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản dưa lưới, mở rộng diện tích trồng, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– TÔ THU HUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT DƯA LƯỚI TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– TÔ THU HUYỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT DƯA LƯỚI TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TRANG TRẠI CÔNG NGHỆ CAO NHẬT HUY, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K47 - KN Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt này, trước hết em xin chân thành gửi lời cám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện thành công đề tài. - Thầy giáo: ThS. NGUYỄN MẠNH THẮNG, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp. - Ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các thầy cô khoa Kinh tế và PTNT đã tận tình dạy em trong suốt thời gian học, trang bị cho em những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu để có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai. - Công ty công nghệ cao Nhật Huy. - Cám ơn các anh, chị đã tạo cho em có cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo, cũng như đã giúp đỡ và bố trí công việc cho em trong thời gian thực tập tại cơ quan. - Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia sẻ, động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô trong khoa giúp đỡ, góp ý đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2019 Sinh viên Tô Thu Huyền
- ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT HQKT Hiệu quả kinh tế KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định BQC Bình quân chung
- iii MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung: ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 1.4. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở lí luận củađề tài ................................................................................ 4 2.1.1. Các khái niệm có liên quan ..................................................................... 4 2.1.2 Dưa lưới.................................................................................................. 11 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất dưa lưới trong nhà lưới hiện nay ....... 12 2.2.1. Nhà lưới ................................................................................................. 12 2.2.2. Giá thể trồng .......................................................................................... 12 2.2.3 Giống ...................................................................................................... 12 2.2.4 Hệ thống tưới nhỏ giọt ........................................................................... 13 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa lưới ..... 13 2.3.1. Nhóm yếu tố về kỹ thuật ....................................................................... 13 2.3.1.1. Tiêu chuẩn hạt giống .......................................................................... 13 2.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội................................................................. 17 2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ ............................................................................. 17 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất cây dưa lưới....................................... 17 2.4. Tình hình sản xuất dưa lưới tại Việt Nam và rút bài học kinh nghiệm ... 18 2.4.1Tình hình sản xuất dưa lưới tại Việt Nam............................................... 18
- iv 2.4.2 Một số mô hình sản xuất thành công ..................................................... 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22 3.1.2. Thời gian, không gian ........................................................................... 22 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.3.1. Phương pháp thu tập bảng tin ............................................................... 23 3.3.1.1. Thu thập bảng tin thứ cấp................................................................... 23 3.3.2 Phương pháp tổng hợp và so sánh ......................................................... 23 Từ số liệu bảng tin thu thập được, ta tiến hành tổng hợp chúng lại sau đó đem so sánh rồi đem phân tích các chỉ tiêu có được trong quá trình so sánh, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá rút ra kết luận .......................................................... 23 3.3.3 Phương pháp thống kê mô tả.................................................................. 23 3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 24 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 24 3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất dưa lưới ................................ 24 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa lưới ............... 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26 4.1. Thực trạng sản xuất dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy ......................................................................................................... 26 4.1.1 khái quát chung về tình hình sản xuất các loại nông sản của trang trại Nhật huy .......................................................................................................... 26 4.1.2 Khái quát diện tích, năng suất cây dưa lưới tại trang trại công ghệ cao Nhật Huy ......................................................................................................... 26 Năm ................................................................................................................. 31 4.1.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy ................................................................................. 33
- v 4.2 Đánh giá kết qủa kinh tế sản xuất của dưa lưới và một số loại cây trồng khác trong trang trại .................................................................................................. 34 4.2.1. Kết quả kinh tế từ sản xuất cây dưa lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. ........................................................................................................ 34 4.2.2 phân loại và giá bán dưa lưới của trang trại ........................................... 38 4.2.3 hiệu quả kinh tế cây dưa lưới và cây trồng khác tại trang trại .............. 40 4.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại trại công nghệ cao Nhật Huy .............................................. 43 4.3.1 Thuận lợi ................................................................................................ 43 4.3.2 Khó khăn ................................................................................................ 44 4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất dưa lưới trong nhà lưới .... 44 4.4.1 Gỉai pháp về kỹ thuật: ............................................................................ 44 5.3 Giải pháp về thị trường ............................................................................. 46 PHẦN 5. KẾT LUẬN ..................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48
- 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới và tại Việt Nam không chỉ quan trọng về mặt kinh tế mà còn là vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. Đặc biệt những loại rau ăn quả mang lại giá trị kinh tế to lớn và thúc đẩy các hướng nghiên cứu mà dưa lưới là một trong số đó. Dưa lưới là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương, … Ở nước ta, hiện có nhiều loại dưa lưới. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt, thì những năm gần đây, Công ty Giống cây trồng Nông Hữu đã đưa vào sản xuất một số giống lai F1 nhập nội cho năng suất cao (35 tấn/ha), thơm ngon, độ đường (Brix) cao từ 15-18 độ, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một số bệnh nứt dây và thối vi khuẩn. Chu Phấn và Taki là hai giống đã được khảo nghiệm và đánh giá phù hợp với điều kiện nhà màng. Taki có độ Brix cao, có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn. Một số giống dưa lưới được lai tạo phổ biến như Dưa Vân là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hòa Pháp lai tạo và sản xuất; dưa lưới Hami (Cucumis melo var. saccharinus) có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc…
- 2 Tuy nhiên để nắm rõ về hiệu quả kinh tế của cây trồng này tôi tiến hành thực hiện đề tài ‘’ Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên’’ Góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản dưa lưới, mở rộng diện tích trồng, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng sản xuất dưa lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy - Đánh giá hiệu qủa kinh tế sản xuất của dưa lưới. -Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất dưa lưới trong nhà lưới. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dưa lưới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Có những cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất cây dưa lưới trong nhà lưới - Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- 3 - Góp phần thu thập giữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa lưới trong nhà lưới, từ đó giúp cho người nông dân có cơ sở để quết định có nên mở rộng theo hướng sản xuất này hay không và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dưa lưới đem lại cho người dân 1.4. Bố cục của khóa luận - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Tổng quan tài liệu - Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Phần 5: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất của cây dưa lưới trong nhà lưới
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận củađề tài 2.1.1. Các khái niệm có liên quan -Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định +Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. (Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân). +Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”. +Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
- 5 Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. - Các khái niệm về hiệu quả kinh tế +Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau: + Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầu công tác quản lý, tổ chức + Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà bảng qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu qủa kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có lợi nhất - Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau: + Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh ở những điều kiện cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối
- 6 quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp, hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Mức chi phí cho một kết quả có chấp nhận được không? Song hiệu quả kinh tế và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường...do đó, khi đánh giá hiệu quả cần xem xét các yếu tố đó để có thể đưa ra kết luận phù hợp. + Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học, kĩ thuật...) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Trong sản xuất kinh doanh luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới hiểu được hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận được không?. + Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hàng hóa các yếu tố đầu vào(chi phí) và các yếu tố đầu ra(sản phẩm) của từng sản phẩm dịch vụ, công nghệ trong điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn: + Đối với yếu tố đầu vào Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định
- 7 Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối. Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Bảng tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác. + Đối với yếu tố đầu ra Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm. Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà còn bảng qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn. -Bản chất của hiệu quả kinh tế Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặt biệt là vùng kinh tế tự cung cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấ công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả. -Phân loại hiệu quả kinh tế Do HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa với các phạm trù và các quy luật kinh tế. Kết quả một
- 8 hoạt động kinh tế không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị mà đồng thời nó tạo ra nhiều kết quả có ảnh hưởng chung và liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của con người. Để rút ra các nhận xét cụ thể chúng ta cần thiết phải phân định rõ các quan hệ về hiệu quả và hiệu quả kinh tế - Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT. + Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp không phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nông dân có quy mô sản xuất khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận
- 9 lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các yếu tố nguồn lực. + Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất. Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền là rất quan trọng. Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia , Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất. - Năng suất và sản lượng Theo từ điển Oxford ‘’năng suất là tính hiệu quả hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh với khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó’’ Ví dụ: tấn/ha; tạ/ha Sản lượng hay đầu ra (output) là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra bằng cách kết hợp các đầu vào, nhân tố để thuận tiện cho việc phân tích trong bảng cân đối liên ngành.
- 10 - Lợi nhuận Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Theo PGS.TS.Phí Mạnh Hồng. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất - Khái niện về giá trị sản xuất (GO = gross output) Khái niệm: Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm Ý nghĩa: +Là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- 11 +Được dùng để tính GO của từng địa phương và cả nước, GDP, GNI, NNI,... của vùng hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 2.1.2 Dưa lưới Dưa lưới hay còn gọi là Cantaloup có tên khoa học là Cucumis Melo thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ hoặc Ba Tư cổ đại. Dưa lưới thường có hình tròn (đối với giống Nhật và các nước Châu Âu) hoặc dài, da màu xanh, khi chín thì ngả vàng và có các đường gân trắng đan xen. Thịt quả dưa lưới màu vàng da cam hoặc nghiêng vàng đỏ như đu đủ trông rất hấp dẫn, ăn giòn, mát và thơm ngọt. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1.5 kg đến 3.5 kg. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt. Dưa lưới sinh trưởng khỏe, khả năng phân nhánh nhiều và thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch tùy theo giống dưa từ 55 -80 ngày. Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Ý, Thái Lan…Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương, Bình Thuận tuy nhiên chất lượng đặc biệt là độ ngọt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng. Các giống dưa lưới hiện đang trồng tại Việt Nam là: Taki Nhật Bản, Taka Nhật Bản, Dưa Hoàng Kim, Dưa lưới AB, Giống Thái… Đặc tính giống dưa lưới Taki: + Cây sinh trưởng tương đối mạnh, cung cấp sự hình thành hoa cái ổn định, đậu quả tốt. Trọng lượng trái từ 1,5 kg đến 2 kg. + Dưa lưới taki có hình dánh đồng nhất, tròn đều. Lưới dày đặc và đồng đều, lưới lên đều, kể cả mùa mưa ít nắng. + Hàm lượng đường cao, độ ngọt (Brix) từ 14 -16. Thịt màu cam đậm, nhiều nước
- 12 + Ngày chín rơi vào khoảng 57 -60 ngày trồng. Ăn ngon nhất vào khoảng 3-5 ngày sau khi thu hoạch (bảo quản trong điều kiện mát mẻ) . Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới. Chất dinh dưỡng Khoáng (mg) Vitamin (mg) Năng lượng 34 kcal photpho 15 A 169 Đường 7,86 g magie 12 C 36,7 Cacbohydrat 8,16 g Canxi 9 B3 0,73 Protein 1,84 g Sắt 0,21 B9 21 Chất béo 0,19 g Kẽm 0,18 K 2,5 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất dưa lưới trong nhà lưới hiện nay 2.2.1. Nhà lưới Nhà lưới được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) không nên dùng lỗ quá thưa hay quá dày. 2.2.2. Giá thể trồng Là xơ dừa qua xử lí phải đảm bảo độ sạch ( không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại) độ thông thoáng không ép chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây Giá thể phải được trộn đều bằng máy trộn chuyên dụng để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng được hòa đều với mụn xơ dừa. Giá thể trước khi trồng cần được phân tích các thành phần dinh dưỡng, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. 2.2.3 Giống Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của dưa. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng dưa lưới ở thời kỳ thu
- 13 Chọn giống thích hợp với địa phương, có tính thích nghi rộng, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại Tùy theo điều kiện khí hậu nhà lưới mà chọn loại giống phù hợp. 2.2.4 Hệ thống tưới nhỏ giọt Trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có: nguồn nước, bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ, đầu tưới nhỏ giọt. Sử dụng loại cây cắm nhỏ giọt được kết nối với chiều dài dây tưới là 60cm, đường kính 4mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường ống là Ø 16 (16mm). Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi túi PE cắm 1 cây cắm tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng túi PE. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây dưa lưới 2.3.1. Nhóm yếu tố về kỹ thuật 2.3.1.1. Tiêu chuẩn hạt giống Có thể lấy hạt từ trái hoặc hạt đóng gói, làm sạch hạt loại bỏ những hạt lép để tránh tình trạng cây mọc không đồng điều hoặc không mọc, nếu sử dụng hạt giống khỏe mạnh không sâu hại thì chất lượng cây con sẽ cao hơn. 2.3.1.2 Thời vụ trồng Có thể trồng nhiều vụ trong năm tuy nhiên cần lựa chọn thời vụ thích hợp để trồng sao cho phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây -Vụ xuân trồng tháng 2 đến tháng 3 thu hoạch tháng 4-5 -Vụ thu đông trồng từ tháng 8 đến tháng 9 thu hoach tháng 11-12 xen giữa hai vụ có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 9 2.3.1.3 chọn giá thể trồng Giá thể trồng dưa lưới là xơ dừa qua xử lí phải đảm bảo độ sạch ( không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 418 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 413 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 501 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 391 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn