Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 26
download
Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa" được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép, góp phần phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PTNT TRẦN THỊ TRANG ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HÀ YÊN, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Hà Nội, 2015 2
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PTNT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HÀ YÊN, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ TRANG Msv : 563335 Lớp : QLKT Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Người hướng dẫn : TS. HỒ NGỌC NINH
- Hà Nội, 2015 ii
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng, số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào khác và để bảo vệ một học vị nào. Em xin cam đoan tất cả các trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015 TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Trần Thị Trang i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó: Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học TS. Hồ Ngọc Ninh, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban, ngành: UBND và người dân xã Hà Yên,huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu khóa luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đã dành cho em! TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Trần Thị Trang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... II MỤC LỤC......................................................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................................ VII DANH MỤC CÁC HỘP, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ........................................................................ IX TÓM TẮT ĐỀ TÀI............................................................................................................................. X PHẦN I.............................................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1 1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 2 1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG.................................................................................................................. 2 1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ.................................................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3 1.4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 3 1.4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................................... 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................................................... 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................................ 5 2.1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.................................................................................................. 5 2.1.2 LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ..................................................................................... 8 2.1.3 LÝ LUẬN VỀ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP........................................................................... 12 2.1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP.........15 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................................. 19 2.2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NƯỚC MẮM CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY................19 2.2.2 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮN TÉP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 21 2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN............................................................... 24 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 25 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................................... 25 3.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XÃ......................................................................... 25 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ HÀ YÊN................................................................... 26 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 41 iii
- 3.2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.................................................................................. 41 3.2.2 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................... 42 3.2.3PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.................................................................................. 42 3.2.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI........................................................................ 43 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................................................... 45 4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HÀ YÊN...................................................................................................................... 45 4.1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẮM TÉP CỦA XÃ HÀ YÊN TRONG 3 NĂM VỪA QUA................45 4.1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ KHẢO SÁT............................................................... 51 4.1.3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM MẮM TÉP CỦA XÃ HÀ YÊN......................................... 66 4.1.4 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN CỦA NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP TẠI XÃ HÀ YÊN..................................................................................................................................... 71 4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP................................................................................................................................................. 91 4.2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ ................................................................................ 91 4.2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ SẢN XUẤT............................................................................. 97 4.2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT...................................................... 97 4.2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ KĨ THUẬT CỦA CHỦ HỘ.................................................... 98 4.2.5 ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG ..................................................................................... 101 4.2.6 ẢNH HƯỞNG CỦA KINH NGHIỆM CHẾ BIẾN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP...................................................................................................................................... 103 4.2.7 ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH....................................................................... 111 4.2.8 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................................................ 111 4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HÀ YÊN,HUYỆN HÀ TRUNG,TỈNH THANH HÓA................................. 113 4.3.1 ĐỊNH HƯỚNG...................................................................................................................... 113 4.3.2 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................................... 113 4.3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP CỦA CÁC HỘ................................................................................................................................ 114 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 119 5.1 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 119 5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 121 - ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG: ............................................................................................................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 124 TÀI LIỆU INTERNET..................................................................................................................... 124 PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 126 iv
- v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là BQ Bình quân BQC Bình quân chung DN Doanh nghiệp GT Giá tiền HQ Hiệu quả HQKT Hiệu quả kinh tế LĐ Lao động LĐBQ Lao động bình quân NN Nông nghiệp NKBQ Nhân khẩu bình quân TB Trung bình THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Thu nhập hỗn hợp UBND Uỷ ban nhân dân vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Yên qua 3 năm 2012 – 2014 ..................................................................................... 29 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Hà Yên qua 3 năm 2012 – 2014 .................................................................................. 33 Bảng 3.3: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Hà Yên năm 2014 ............. 36 Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hà Yên giai đoạn 2012 – 2014 .................................................................................. 40 Bảng 4.1: Tình hình chế biến mắm tép của xã qua 3 năm 20122014 . 45 Bảng 4.2 : Tình hình chung về các hộ điều tra ..................................... 52 Bảng 4.3: Mức độ đầu tư công cụ dụng dụ phục vụ đánh bắt của các nhóm hộ điều tra ................................................................ 57 Bảng 4.4: Cơ sở vật chất ,dụng cụ chế biến của các hộ chế biến mắm tép phân theo quy mô chế biến ................................. 60 Bảng 4.5 : Chi phí chế biến mắm tép của các hộ theo quy mô sản xuất 65 ............................................................................................. Bảng 4.6: Công tác kiểm tra chất lượng mắm tép của các hộ chế biến 67 ............................................................................................. Bảng 4.7: Sản lượng đánh bắt của các hộ điều tra năm 2014 ............. 71 Bảng 4.8: Kết quả và hiệu quả khâu đánh bắt của nhóm hộ điều tra 73 Bảng 4.9: Kết quả chế biến mắm của các nhóm hộ điều tra .............. 76 Bảng 4.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm của các nhóm hộ theo quy mô ........................................................ 80 vii
- Bảng 4.11 : Cơ sở vật chất ,dụng cụ chế biến của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu ...................................... 84 Bảng 4.12 : Chi phí chế biến mắm tép của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu .................................................. 87 Bảng 4.13 : So sánh kết quả chế biến mắm của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu ............................................. 88 Về HQKT của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu( nhóm hộ chỉ chế biến): ............................................. 89 Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm của nhóm hộ tự đánh bắt ......................................................... 90 và nhóm hộ mua nguyên liệu ................................................................. 90 Bảng 4.15 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo mức đầu tư ................................................................. 94 Bảng 4.16 : Hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo mức đầu tư ......................................................................................... 95 Bảng 4.17 :Mức độ tham khảo thông tin về kĩ thuật chế biến mắm của chủ hộ ........................................................................ 100 Bảng 4.18 : Một số khó khăn của các hộ chế biến mắm tép ............. 104 Bảng 4.19 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo kinh nghiệm chế biến .............................................. 106 Bảng 4.20 : Hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo kinh nghiệm chế biến .............................................................. 109 viii
- DANH MỤC CÁC HỘP, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH Thứ tự Nội dung Trang Hộp 1: Dân làng tôi chủ yếu sống bằng nghề làm mắm tép....................................... 46 Hình 4. 1 : Hộ dân Phạm Thị Nghìn đang đánh bắt tép......................................................... 47 Hình 4.2: Hộ dân Đinh Thị Son và Trần Thị Tươi đang đãi tép............................................. 48 Hình 4.3: Chủ hộ Hà Thị Liên đang chế biến mắm tép.......................................................... 49 Sơ đồ 4.1: Quy trình muối mắp tép........................................................................................ 50 Hình 4.4: Sản phẩm mắm tép Hà Yên................................................................................... 67 ......................................................................................................................................... 67 Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên năm 2014............................. 69 Đồ thị 4.1 : Năng suất chế biến của nhóm hộ quy mô lớn,quy mô trug bình và quy mô nhỏ 77 Đồ thị 4.2: Giá bán mắm tép bình quân qua các năm.......................................................... 102 ix
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI Những hạn chế, yếu kém của nghề chế biến mắm trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía Nhà nước. Để phát triển nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên cần có phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu và tiềm năng, cần phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của địa bàn. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép, góp phần phát triển bền vững trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể là : Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép. Đánh giá thực thực tr ạng sản xu ất, ch ế bi ến và hiệu quả kinh tế nghề chế bi ến m ắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép tại xã trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn hộ chế biến mắm tép và các cán bộ địa phương bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và xử lý số liệu. Thu thập số liệu đã công bố qua liên hệ với các phòng ban của xã và internet, sách, báo… về tình hình đất đai, lao động, tình hình sản xuất chế biến mắm tép trên địa bàn xã để làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu. Thu thập số liệu mới x
- sử dụng phương pháp quan sát và điều tra, phỏng vấn nhanh. Sử dụng phần mềm SPSS và excel để xử lý số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phục vụ sản xuất , hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT Ở phần kết quả nghiên cứu đã tập trung làm rõ được 4 nội dung chính sau: Về thực trạng sản xuất và chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên: Trong những năm gần đây số hộ đánh bắt tép và số hộ chế biến tép có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với việc mở rộng về quy mô chế biến thì sản lượng chế biến mắm của các hộ trên địa bàn cũng có xu hướng tăng. Mặc dù giá cả các yếu tố đầu vào liên tục thay đổi nhưng giá bán của mắm tép cũng tăng theo giá các yếu tố đầu vào nên mối quan tâm duy nhất của các hộ chế biến là vấn đề về tiêu thụ. Nếu sản phẩm mắm tép Hà Yên tìm được một chỗ đứng vững trên thì trường thì nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Về đánh giá HQKT: Theo điều tra và phân tổ các nhóm hộ theo các tiêu chí khác nhau cho thấy: + Phân tổ theo quy mô chế biến: HQKT của các nhóm hộ phân theo quy mô chế biến là khác nhau. Mặc dù ở nhóm hộ quy mô lớn có mức độ đầu tư cho chế biến cao hơn các nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nhỏ nhưng HQKT mang lại của nhóm hộ quy mô lớn lại cao hơn của nhóm hộ còn lại. Có sự khác nhau như vậy do các hộ quy mô lớn thường chế biến theo đơn hàng và hộ đầu tư chi phí cho nguyên liệu cao hơn nên sản lượng mắm đạt được của họ cao hơn. Mặt khác, nhóm hộ này tận dụng được công lao động nên số công lao động của hộ ít hơn các nhóm hộ khác. xi
- + Phân tổ theo hình thức tổ chức: Trong nghiên cứu đã có sự phân tổ để so sánh HQKT đạt được của nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến. Từ đó cho thấy, nhóm hộ chỉ tập chung cho chế biến sẽ mang lại HQKT cao hơn nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến vì nhóm hộ chế biến thường mua 100% nguyên liệu nên họ có sự chọn lựa cho nguyên liệu chế biến của mình. Ngược lại nhóm hộ vừa chế biến vừa đánh bắt thì nguyên liệu chế biến của họ là sản phẩm họ đánh bắt được nên dù có những mẻ tép không ngon thì họ vẫn mang về chế biến nên năng suất mắm đạt được là không cao. Tép nguyên liệu không ngon nên mắm sẽ không đỏ, không ngon làm cho giá bán của nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ chỉ chế biến. + Phân tổ theo mức độ đầu tư: Các nhóm hộ đầu tư cho công cụ dụng cụ và nguyên liệu cao thì đạt được HQKT cao hơn các nhóm hộ còn lại vì như đã phân tích thì nguyên liệu chính cho chế biến là tép. Nếu tép nguyên liệu ngon sẽ cho ra sản phẩm năng suất cao, ngon hơn và giá bán sẽ cao hơn. Mặt khác, các hộ đầu tư công cụ dụng cụ chế biến lớn sẽ giúp quá trình chế biến diễn ra liên tục, dụng cụ tốt giúp quá trình lên men mắm tốt hơn và mắm sẽ ngon hơn. Chính vì thế nên những hộ đầu tư cho chế biến cao sẽ mang lại HQKT cao hơn. Về các yếu tố ảnh hưởng: Đề tài đã nghiên cứu một số các yếu tố ảnh hưởng đến nghề chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên gồm : Ảnh hưởng của mức đầu tư; Ảnh hưởng của quy mô sản xuất; Ảnh hưởng của hình thức tổ chức chế biến; Ảnh hưởng của trình độ của chủ hộ; Ảnh hưởng kinh nghiệm chế biến của chủ hộ; Ảnh hưởng thị trường; Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên; Ảnh hưởng của cơ chế chính sách. Từ các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến HQKT nghề chế biến mắm tép, đề tài đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp gồm: Giải pháp về quy xii
- mô sản xuất; giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật; giải pháp về tiếp cận yếu tố đầu vào vốn và nguyên liệu; giải pháp về thị trường tiêu thụ; giải pháp về môi trường. Nghề chế biến mắm tép đã và đang phát triển theo chiều hướng tốt trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tình Thanh Hóa. Tuy nhiên, để nâng cao HQKT nghề chế biến mắm tép thì cần có sự góp sức của cả chính quyền địa phương và người dân nơi đây, có vậy thì nghề chế biến mắm tép sẽ có chỗ đứng nhất định trên thị trường, người sản xuất đạt được hiệu quả cao, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn. xiii
- PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Nước ta xuất phát điểm là một nướ c nông nghiệp lạc hậu kém phát triển với đa số người dân sống ở nông thôn, gắn bó với nông nghiệp . Vì vậy, muốn kinh tế nước nhà đi lên các nhà hoạch định chính sách phải đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Những năm gần đây, sản xuất ở nông thôn đã có những bước biến chuyển mạnh mẽ từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang n ền s ản xu ất hàng hoá đem lại hiệu quả cao cho ng ười nông dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung đó thì sản xuất tại nông thôn đang phải đứng trước những khó khăn lớn khi hàng hóa của chúng ta chịu sự cạnh tranh gay g ắt với những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp của các nước khác. Vì vậy, để cạnh tranh cần phải tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và phát triển các mặt hàng mang tính truyền thống của mỗi một địa phương. Đất nước khởi sắc từng ngày nhưng có những nét xưa, những món ăn truyền thống vẫn còn đọng lại trong lòng của người dân Việt, và trong đó có món mắm tép, món ăn đã được dâng lên tiến vua. Nhưng chẳng phải nơi đâu cũng làm được món ăn dân dã mang đậm bản sắc quê hương này. Một trong số ít nơi chế biến được không thế không nhắc tới quê hương Hà Yên, Hà Trung, Thanh Hóa. Ở Hà Yên, nghề chế biến mắm tép là một trong những nghề truyền thống có từ xa xưa của người dân nơi đây. Trải qua bao thăng trầm bởi biến cố chiến tranh và kinh tế thị trường chi phối, đến nay nó vẫn là nghề 1
- truyền thống không bị mai một. Hà Yên lại được thiên nhiên ưu đãi cho phát triển thủy sản nước ngọt đặc biệt mà không phải vùng, miền nào cũng có là tép riu. Bao đời nay người dân nơi đây đúc rút thành những kinh nghiệm quý để chế biến thành món mắm tép có chất lượng và có thương hiệu, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, món mắm tép quê hương mới chỉ đư ợc chế biến để phục vụ cho địa bàn xã, người dân Việt vẫn chưa được thưởng thức nhiều về món ăn đồng quê này bởi lẽ người dân Hà Yên chưa phát triển chế biến sản xuất mắp tép với quy mô rộng để xuất bán đi các tỉnh thành. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình chế biến mắm tép của địa phương, đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT nghề chế biến mắm tép là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả chế biến mắm tép để giúp các hộ sản xuất có hiệu quả hơn. Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép. Đánh giá thực thực tr ạng s ản xu ất, ch ế bi ến và hiệu quả kinh tế nghề chế biến m ắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, 2
- tỉnh Thanh Hóa . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại xã Hà Yên trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng phát triển nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên đang diễn ra như thế nào? Hiệu quả kinh tế mang lại cho các hộ từ nghề chế biến mắm tép này ra sao và đang đạt được ở mức độ nào? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ? Giải pháp nào giúp các hộ nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân ở địa phương? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép của xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng khảo sát gồm các hộ gia đình chế biến mắm tép và một số cán bộ chính quyền địa phương của xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế của các hộ chế biến mắm tép ở xã Hà Yên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghề chế biến mắm tép của các hộ dân trong thời gian tới. * Phạm vi về thời gian nghiên cứu. Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 3 năm gần nhất giai đoạn 20122014. Các số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 487 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 413 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 575 | 90
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 478 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 409 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 489 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 382 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng nước cấp nuôi trồng thủy sản tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
108 p | 176 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 179 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 145 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 153 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
125 p | 98 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 110 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 147 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn