Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
lượt xem 49
download
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch, vai trò tham gia của người dân với loại hình du lịch cộng đồng, nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch để thấy được mức độ tham gia, khó khăn cũng như mong muốn của người dân khi tham vào hoạt động du lịch Cộng đồng tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và chưa phát triển. Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia. Du lịch được xem như là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn về sự phát triển kinh tế nói chung, nhất là sự phát triển du lịch với mức tăng trưởng nhanh đồng thời du lịch cũng gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá, xã hội như sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, phá vỡ một số không gian văn hoá ở nhiều quốc gia, trên quy mô toàn cầu. Do vậy, phát triển du lịch theo xu hướng bền vững đang trở thành nhu cầu, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là một trong những loại hình du lịch đang được ưu tiên phát triển tại nhiều quốc gia. Có thể nói đây là loại hình du lịch mang tính bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và cung cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mục đích cốt lõi của du lịch cộng đồng là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, trong cụm dân cư được tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng. Điều quan trọng hơn của du lịch cộng đồng là du lịch dựa vào dân, dân tự làm tức là dân tham gia chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án phát triển du lịch của địa phương. SVTH: Lê Thị Huệ 1
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh Nhưng trên thực tế, qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình du lịch cồng đồng tại nhiều địa phương cho thấy cộng đồng dân cư địa phương chưa có cơ hội để thực hiện hết vai trò của mình trong hoạt động du lịch, sức mạnh cộng đồng vẫn còn yếu, người dân hiếm hoi mới nhận được lợi ích trong hoạt động du lịch. Một chuyên gia phát triển du lịch của JICA, ông Ando Katsuhiro cũng đã nhận xét rằng: " Ở Việt Nam các công ty lữ hành đỗ dồn vào khai thác du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá ở các vùng nông thôn nhưng người dân bản địa hầu như không được hưởng lợi gì". Phước Tích là một trong hai ngôi làng cổ nhất Việt Nam và được công nhận là di sản quốc gia năm 2009. Nằm bên dòng sông Ô Lâu hiền hoà, Phước Tích ẩn mình với vẻ đẹp hoang sơ, nguyên vẹn với kiến trúc, cảnh quan, nếp sống sinh hoạt đặc trưng, tiêu biểu của làng quê Việt Nam từ ngôi nhà rường, lễ hội, làng nghề truyền thống cho đến cây cổ thụ, cảnh quan thiên nhiên... Phước Tích có nhiều tiềm năng để khai thác loại hình du lịch cộng đồng. Cùng với Đường Lâm( Hà Nội), Đông Hiệp Hoà ( Tiền Giang), Phước Tích là ngôi làng thứ 3 nằm trong dự án lớn" Hỗ trợ phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam qua du lịch di sản" của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản( JICA) đã hợp tác với sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ thực trạng chung về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch đã nêu trên và tiềm năng của Làng Cổ Phước Tích đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: " Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế ". Thông qua nghiên cứu đề tài tôi mong muốn có được sự hiểu biết đầy đủ về mức độ tham gia của cộng đồng dân cư địa phương ở làng cổ Phước Tích và sự đóng góp của họ trong hoạt động DLCĐ. Từ sự hiểu biết này, thứ nhất, tôi muốn có thể chuyển tải những nguyện vọng từ phía người dân để các nhà quản lý điều chỉnh kịp thời cũng như việc chia sẻ lợi ích kinh tế hợp lý vì mục tiêu ban đầu của DLCĐ là mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho người dân địa phương hướng SVTH: Lê Thị Huệ 2
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh đến sự phát triển bền vững. Thứ hai, thông qua việc xác định những khó khăn, mong muốn của người tham gia cũng như chưa tham gia từ đó đề ra những giải pháp giúp phát huy vai trò, nâng cao mưc độ tham gia của người dân trong hoạt động du lịch. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch, vai trò tham gia của người dân với loại hình du lịch cộng đồng. - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch để thấy được mức độ tham gia, khó khăn cũng như mong muốn của người dân khi tham vào hoạt động du lịch Cộng đồng tại địa phương. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia vào hoạt động du lịch và lợi ích kinh tế cho người dân để đảm bảo thực hiện được lợi ích chính của mô hình du lịch Cộng đồng. Câu hỏi nghiên cứu. - Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định, khả năng tham gia của người dân? - Những giải pháp để thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực hoạt động của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch tại Phước Tích? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu về mức độ tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của người dân địa phương ở làng cổ Phước Tích để từ đó đưa ra giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào HĐĐL. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp từ 2010-2012, thời gian nghiên cứu từ 2/2013-4/2013. SVTH: Lê Thị Huệ 3
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh - Phạm vi không gian: Tất cả người dân hiện đang sinh sống tại Làng Cổ Phước Tích. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, Phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0. Tham khảo tài liệu, sách, báo... 5. Kết cấu đề tài. Phần I: Phần Mở Đầu Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong HĐĐL cộng đồng. Chương II: Thực trạng tham gia của người dân địa phương trong hoạt động DLCĐ tại Phước Tích. Chương III: Các giải pháp để thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực hoạt động của Cộng đồng địa phương trong HĐ DL tại Phước Tích. Phần III: Kết luận. SVTH: Lê Thị Huệ 4
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh III. KẾT LUẬN. Ngôi làng là của chính người dân, việc bảo tồn làng di sản, khai thác du lịch thành công hay thất bại chính do người dân quyết định. Chính vì vậy, việc thực hiện các dự án bảo tồn hay khai thác du lịch phải gắn liền với quyền lợi của tất cả những người dân hiện sống trong làng chứ không phải nhắm vào một bộ phận. Cho họ thấy được lợi ích khi tham gia vào xây dựng du lịch làng quê sẽ khơi gợi sự nhiệt tình trong họ và từ đó việc lôi kéo, kêu gọi con cháu trở về gìn giữ nếp nhà hay tiếp tục nghề gốm mới đạt được những kết quả khả quan. Qua việc thực hiện đề tài: " Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích-Thừa Thiên Huế". Kết quả cho thấy, Phước Tích xây dựng được mô hình du lịch cộng đồng đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng dân cư, du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vì vậy, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã nổ lực làm tốt công tác vận động người dân tham gia du lịch, liên kết với nhiều công ty lữ hành đưa du khách về tiêu thụ những sản phẩm du lịch tạo nên làn sóng du lịch cộng đồng tại nơi làng cổ bình yên này. Người dân ở làng quê này luôn chứa đầy nhiệt huyết đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại Phước Tích còn yếu. Người dân được chia sẽ lợi ích từ các công ty lữ hành nhưng đây chưa phải là lợi ích tối đa mà họ đáng được nhận. Các công ty lữ hành, nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng và dựa vào cộng đồng. Cộng đồng chỉ được tham gia, ảnh hưởng ít vào quá trình cung cấp sản phẩm cho du lịch và họ nhận được lợi ích dưới hình thức tiền công không đủ để trang trải một phần trong cuộc sống. Trong khi đó, những giá trị văn hoá mà đầu tư tư nhân đang khai thác chính là tài sản của người dân làng cổ. Một hiện trạng đang khiến chính quyền địa phương và bao nhà đầu tư du lịch ở Phước Tích phải đâu đầu mà vẫn chưa có chính sách hợp lý để giải quyết đó là SVTH: Lê Thị Huệ 71
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh lớp trẻ lần lượt xa quê vì đời sống kinh tế bỏ lại ở ngôi làng cổ này những cụ già đã trên 55 tuổi sống chủ yếu nhờ trợ cấp từ con cháu. Để giải quyết những khó khăn trên cần phải có sự chung sức, chung lòng, tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp - cộng đồng - chính quyền, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cộng đồng tiến tới việc làm chủ di sản, thực sự được trao quyền. Hình thức khai thác du lịch cộng đồng dựa hoàn toàn vào cộng đồng được coi là tiềm năng nhất và đạt được sự thoả mãn của đôi bên hợp tác. Luận văn với bố cục ba chương đã giải quyết được những vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch, vai trò tham gia của người dân với loại hình du lịch cộng đồng. Thứ hai, phân tích được tiềm năng và thực trạng khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại Phước Tích qua ba năm (2010-2012). Thứ ba, luận văn đi sâu nghiên cứu và đánh giá được thực trạng mức độ tham gia của người dân vào HĐDL, mức độ khó khăn, sự tác động của những yếu tố đến khả năng tham gia, lợi ích từ du lịch thông qua những ý kiến khách quan từ người dân sinh sống trong làng cổ. Thứ tư, hình thành những quan điểm và đưa ra giải pháp nhằm giải góp phần giải quyết những hạn chế trong hoạt động du lịch tại địa phương và nâng cao năng lực tham gia vào hoạt động du lịch và lợi ích kinh tế cho người dân để đảm bảo thực hiện được lợi ích chính của mô hình du lịch Cộng đồng. Với kết quả đạt được, luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quá trình xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng cũng như việc tiến tới trao quyền cho người dân. Do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả và sự hạn chế trong việc cung cấp số liệu của du lịch địa phương, đề tài còn gặp phải một số hạn chế sau: - HĐDL tại Phước Tích chỉ mới bắt đầu được quản lý trong hai năm gần đây khi có sự đầu tư, quan tâm phát triển từ dự án của JICA hỗ trợ thành lập ban quản lý SVTH: Lê Thị Huệ 72
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Thị Hồng Minh du lịch của địa phương. Vì vậy, rất khó khăn trong việc thu thập số liệu về tình hình phát triển du lịch của địa phương. Số liệu thu thập được chỉ là con số ước tính của ban quản lý, không có số liệu kế toán cụ thể và giấy tờ xác minh. - Sự khó khăn trong việc tiếp cận, phỏng vấn người dân. - Chính sự khó khăn, hạn chế về việc tiếp cận thông tin, số liệu thống kê, thời gian và không gian vì vậy các giải pháp đề xuất vẫn phần nhiều mang tính chủ quan theo cách nhìn nhận của tác giả. Nếu có điều kiện hơn về thời gian, vật chất, tài chính, được sự hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương cũng như ban quản lý du lịch và người dân làng cổ tác giả đề tài mong muốn sẽ mở rộng đề tài và nghiên cứu sâu hơn về lợi ích nhận được của người dân khi tham gia vào du lịch hiện tại so với kỳ vọng trước đây về lợi ích từ du lịch khi họ chưa tham gia để thấy được khoảng cách giữa sự kỳ vọng và thực tế từ đó có những giải pháp rút ngắn khoảng cách nay để phát triển du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm. Ở vị trí thuận lợi bên dòng sông Ô Lâu hiền hoà từ thuở khai thiên lập địa tổ tiên các dòng họ đến Phước Tích lập làng, đã mang sẵn trong mình một ý thức tạo dựng trên quê hương mới, một làng quê như nơi các cụ ra đi và ý thức đó truyền thống đó được lưu giữ như một nguyên tắc bất di bất dịch từ thế hệ này đến thế hệ khác, để đến hôm nay khi trở lại Phước Tích chúng ta vẫn cảm nhận được một không gian truyền thống, đan xen hài hoà giữa các công trình kiến trúc nhà ở, đình chùa… và một cảnh quan thiên nhiên làng Việt cổ được bố cục chặt chẽ, hợp lý với hàng chè tàu bao bọc xung quanh làng. Với tiềm năng, vẻ đẹp đó kết hợp với sự hỗ trợ của các bên liên quan trong phát triển du lịch, Phước Tích sẽ là điểm sáng trong mô hình du lịch cộng đồng của Tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Lê Thị Huệ 73
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 419 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 579 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 417 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 502 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 173 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 150 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn