intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp

Chia sẻ: Elysale2510 Elysale2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống thí nghiệm; Lựa chọn giống mướp đắng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao phù hợp điều kiện nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ========&&&======= KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG MƢỚP ĐẮNG VỤ THU ĐÔNG 2017 TẠI VƢỜN ƢƠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGÀNH: KHUYẾN NÔNG MÃ SỐ : 308 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Thị Cúc Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Dung Mã sinh viên : 1453080896 Lớp : K59- Khuyến nông Khóa học : 2014 - 2018 Hà Nội, 2018
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình. Hoàn thành khóa luận này trƣớc tiên tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Bùi Thị Cúc đã giảng dạy, hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn các bạn cùng thí nghiệm đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình làm khóa luận và cảm ơn tập thể lớp K59-KN đã luôn bên cạnh tôi suốt 4 năm đại học. Vì thời gian có hạn, cùng với trình độ và khả năng bản thân còn nhiều hạn chế, nên những sai sót trong khóa luận là không tránh khỏi. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè cùng đồng nghiệp để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thùy Dung i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MƢỚP ĐẮNG ....................................... 3 2.1.1 Giá trị dinh dƣỡng và hóa học của mƣớp đắng ........................................ 3 2.1.2 Nguồn gốc và phân bố của mƣớp đắng.................................................... 5 2.1.3 Phân loại ................................................................................................... 6 2.1.4 Đặc điểm thực vật .................................................................................... 8 2.1.5 Yêu cầu sinh thái ...................................................................................... 9 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MƢỚP ĐẮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................................................................................ 11 2.2.1 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng trên thế giới ..................................... 11 2.2.2 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng ở Việt Nam ...................................... 13 PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 14 3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 14 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 14 3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 14 3.3.1 Tài liệu thứ cấp....................................................................................... 14 3.3.2 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 15 ii
  4. 3.3.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm......................................... 15 3.4 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................. 17 3.4.1 Đặc điểm hình thái ................................................................................. 17 3.4.2 Các giai đoạn sinh trƣởng chủ yếu của mƣớp đắng ............................... 17 3.4.3 Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển............................................................ 17 3.4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ......................................... 18 3.5 PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................. 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 19 4.1 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC NGHIÊN CỨU VỤ THU ĐÔNG 2017 ................................................................................................................. 19 4.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG MƢỚP ĐẮNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 20 4.2.1 Hình thái thân, lá, hoa ............................................................................ 20 4.2.2 Hình thái quả .......................................................................................... 21 4.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA CÁC GIỐNG MƢỚP ĐẮNG THÍ NGHIỆM ......................................................................................................... 22 4.3.1 Thời gian sinh trƣởng của các giống mƣớp đắng .................................. 22 4.3.2 Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng nghiên cứu........................... 25 4.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT ........... 29 4.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất .............................................................. 30 4.4.2 Năng suất của các giống mƣớp đắng thí nghiệm ................................... 31 4.4 LỰA CHỌN GIỐNG MƢỚP ĐẮNG TRIỂN VỌNG ............................. 32 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 35 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 35 5.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37 iii
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Đ/c Đối chứng G Gam N, P, K Phân đạm, lân, kali NSCT Năng suất cá thể NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu TB Trung bình iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng của 100 g phần ăn đƣợc của mƣớp đắng . 4 Bảng 3.1: Tên và nguồn gốc các giống tham gia thí nghiệm.......................... 14 Bảng 3.2 Liều lƣợng và phƣơng pháp bón...................................................... 16 Bảng 4.1 Đặc điểm khí hậu tại điểm nghiên cứu ............................................ 19 Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái lá, hoa của các giống mƣớp đắng nghiên cứu.. 20 Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái quả của các giống mƣớp đắng nghiên cứu....... 21 Bảng 4.4: Thời gian sinh trƣởng của các giống mƣớp đắng thí nghiệm ........ 23 Bảng 4.5 Động thái ra lá của các giống mƣớp đắng thí nghiệm ..................... 26 Bảng 4.6 Động thái phân cành của các giống mƣớp đắng thí nghiệm ........... 28 Bảng 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................. 29 Bảng 4.8 Một số đặc điểm của giống mƣớp triển vọng .................................. 33 v
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................... 15 Hình 4.1 Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm ......................... 26 Hình 4.2 Động thái phân cành của các giống tham gia thí nghiệm ................ 28 Hình 4.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống mƣớp đắng ...29 vi
  8. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dƣỡng và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong đời sống ngƣời dân. Đặc biệt khi lƣơng thực và các loại thức ăn giàu chất đạm đã đƣợc đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, nhƣ một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dƣỡng và kéo dài tuổi thọ. Ngành sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hằng năm, hai năm là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cây mƣớp đắng (Momordica charantia L.) còn có một số tên gọi khác nhƣ khổ qua, mƣớp mủ, chua hao, má hói khôm... là một trong các cây rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có giá trị dinh dƣỡng (giàu chất sắt và vitamin C). Từ quả mƣớp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhƣ: xào, nộm, nhồi thịt…, quả mƣớp đắng cũng là một món ăn trong bữa ăn bình dân đến bữa tiệc ở những khách sạn sang trọng. Nó là một trong những ngũ vị đƣợc con ngƣời ƣa thích: đắng – cay – chua – chát – ngọt (Vũ Văn Chuyên, 1971). Quả mƣớp đắng rất quý vì nó vừa là rau ăn vừa là vị thuốc có vị đắng, tính mát. Khi quả xanh, mƣớp đắng có tính chất tiêu đờm, sáng mắt, nhuận tràng, bổ thận, lợi tiểu, giảm đau nhức xƣơng. Khi chín, quả mƣớp đắng có tác dụng bổ máu giải nhiệt giảm ho, trị giun, sát trùng, hạ đƣờng huyết. Khi dùng để tắm cho trẻ em, mƣớp đắng có thể chữa đƣợc mụn nhọt, rôm sẩy và trị chốc đầu. Ở Trung Quốc, ngƣời ta dùng mƣớp đắng để trị bệnh đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng. Hạt mƣớp đắng có tác dụng bổ dƣơng. Lá, hoa và rễ cũng đƣợc dùng để chữa lỵ (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Mƣớp đắng dễ trồng, không kén đất, là cây ƣa sáng, ƣa ẩm, sợ úng, ít sâu bệnh và đặc biệt quả mƣớp đắng có hình dạng ngộ nghĩnh, bóng đẹp nên nó còn đƣợc trồng làm cảnh, bóng mát kết hợp lấy quả ăn trong gia đình. Nó có thể trồng trên diện tích lớn để cung cấp cho thị trƣờng thực phẩm và mỹ phẩm. Mƣớp đắng canh tác đƣợc quanh năm ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, đƣợc con ngƣời ƣa thích. Mƣớp đắng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong những năm gần đây, thị trƣờng tiêu thụ rau xanh trong nƣớc và thế giới ổn định, kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện 1
  9. thuận lợi cho ngành rau phát triển. Tuy ngành trồng rau trong đó có mƣớp đắng có nhiều khởi sắc nhƣng trên thực tế vẫn chƣa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất mƣớp đắng không theo kịp, nhƣng nguyên nhân chính là vấn đề về giống. Điều này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng của mƣớp đắng. Các giống đang sử dụng hiện nay chủ yếu là giống địa phƣơng tuy có khả năng thích nghi cao, chống chịu sâu bệnh tốt nhƣng năng suất thấp. Ngoài ra, các giống nhập từ các công ty giống nƣớc ngoài là các giống có năng suất cao nhƣng không ổn định nên dễ gây rủi ro cho ngƣời sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá đƣợc đặc điểm hình thái, khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của các giống thí nghiệm - Lựa chọn giống mƣớp đắng có khả năng sinh trƣởng, phát triển tốt và cho năng suất cao phù hợp điều kiện nghiên cứu 1.3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng: Ba giống mƣớp đắng - Thời vụ: Vụ thu đông năm 2017 - Địa điểm nghiên cứu: Tại Vƣờn ƣơm trƣờng Đại học Lâm nghiệp. - Điều kiện nghiên cứu: Trồng trong nhà lƣới có mái che 2
  10. PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MƢỚP ĐẮNG 2.1.1 Giá trị dinh dƣỡng và hóa học của mƣớp đắng Mƣớp đắng là một loại rau ăn quả, vỏ quả có những nếp nhăn đặc thù, thịt quả vừa có vị ngọt vừa có vị đắng đặc biệt. Dinh dƣỡng trong mƣớp đắng rất phong phú. Mƣớp đắng không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao mà còn là một dƣợc liệu quý. Trong nhiều thập niên vừa qua nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện và chứng minh trong quả mƣớp đắng có nhiều loại hợp chất có tác dụng sinh học, nổi bật là tác dụng hạ đƣờng huyết (Viện dƣợc liệu, 1993). Mƣớp đắng chứa lƣợng vitamin C cao nhất trong các cây họ bầu bí, ngoài ra còn chứa rất nhiều hợp chất có thể tham gia vào thành phần của thuốc chữa bệnh ung thƣ và bệnh AIDS. Jorge và cộng sự (1994) đã phân tích quả mƣớp đắng và thấy lƣợng chất có trong 100 g phần ăn đƣợc là Vtamin : 0,18mg, : 0,2mg, C: 13mg, PP: 3,72 mẫu giống, E: 18,7 mẫu giống, -caroten: 0,56mg (Viện công nghệ hóa học). Hợp chất saponin trong vị đắng của mƣớp đắng là vị thuốc có chứa chất Charantin (nhƣ dạng insulin) và Alkaloid. Trong mƣớp đắng ngƣời ta tìm ra rất nhiều dƣỡng chất có lợi cho cơ thể nhƣ: Alkaloids, Charantin, Cryptoxanthin, Cucurbitins, Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acids, Gentisic acid, Goyaglycosides, Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Momorcharasides, Momorcharins, Momordenol, Momordicilin, Momordicins, Momordicinin, Momordicosides, Momordin, Oleanolic, Oleic acid, Oxalic acid, Peptides, Petroselinic acid, Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các sinh tố A, C, Folic acid (Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2008). Mƣớp đắng là một trong những cây rau ăn quả có giá trị dinh dƣỡng cao, phần ăn đƣợc của mƣớp đắng chiếm khoảng 95%. Trong đó, lá mƣớp đắng cũng giàu dinh dƣỡng, đƣợc ghi nhận nhƣ là một nguồn canxi (1%), magie (4%), kali (7%), photpho (5%) và sắt (3%). Quả và lá là nguồn tuyệt 3
  11. vời của vitamin B; Thiamine (vit.B1) 4%, Riboflavin (vit.B2) 4%, Niacin (vit.B3) 2%, 3% vit.B6, Folate (vit.B9) 13% (mƣớp đắng.com). Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dƣỡng trong 100g quả mƣớp đắng nhƣ sau: - Phần ăn đƣợc 84% - Nƣớc 93,8 % - Protein 0,9% - Chất béo 0,1% - Carbohydrate 0,2% - Vitamin A: 0,04 mg; vitamin B: 0,05 mg; vitamin B2: 0,03 mg; vitamin C: 50 mg - Niacin: 0,4 mg; canxi: 22 mg; kali: 260 mg; Magie: 16 mg; sắt: 0,9 mg Thành phần dinh dƣỡng của mƣớp đắng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và tổng hợp tại bảng 2.1 (Viện dƣợc liệu, 1993). Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng của 100 g phần ăn đƣợc của mƣớp đắng STT Thành phần dinh dƣỡng Khối lƣợng 1 Nƣớc 83-92 mg 2 Protein 1,52-2 g 3 Lipit 0,2-1 g 4 Carbonhydrat 4-10,5 5 Chất xơ 0,8-1,7 6 Năng lƣợng 105-250 KJ 7 Ca 20-23 mg 8 Fe 1,8-2 mg 9 P 38-70 mg 10 Vitamin C 88-96 mg 11 Complex B Một lƣợng nhỏ 12 Niaxin 0,5 mg (Nguồn: Viện dƣợc liệu, 1993) 4
  12. Hạt mƣớp đắng chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic, oleic. Hạt cũng chứa nucleosid pyrimidin vicine. Thành phần protein trong hạt dao động trong khoảng từ 16,9% đến 19,7% và protein trong cùi dao động từ 6,6% đến 9,5%. Thành phần protein trong dung dịch nƣớc chiết xuất từ cùi dao động từ 5,7% đến 10,3% và thành phần protein trong dung dịch nƣớc chiết xuất từ hạt dao động từ 19% đến 22%. Trong khi cùi có một thành phần độ ẩm tƣơng đối, xấp xỉ 94%, hạt có thành phần độ ẩm khác nhau phụ thuộc vào độ chín. Quả mƣớp đắng có rất nhiều cách chế biến món ăn nhƣng nhìn chung món xào là chính, ngoài ra còn có thể hầm, nấu canh, ăn sống, muối dƣa chua, dƣa mặn hoặc sấy khô. Khi đời sống ngày càng đƣợc cải thiện, mƣớp đắng đang dần đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích bởi giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ giá trị dƣợc liệu của nó (mƣớp đắng.com) Thành phần protein trong mƣớp đắng có công năng miễn dịch cao, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể coi thực phẩm này có thể dùng để điều trị bệnh ung thƣ. Các nhà khoa học Mỹ còn cho rằng có thể chiết xuất từ trong mƣớp đắng ra đƣợc 3 loại protein tiêu diệt đƣợc virus gây bệnh ADIS. 2.1.2 Nguồn gốc và phân bố của mƣớp đắng Các nhà phân loại thực vật học cho rằng mƣớp đắng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, các nƣớc Đông Nam Á. Ngoài ra còn có thể từ vùng châu Phi và châu Mỹ. Mƣớp đắng là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nƣớc Châu Á khác nhƣ Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc, Châu Phi, Tây Á, Mỹ La Tinh, và vùng Caribê (Vũ Văn Chuyên, 1971; AVRDC, 1998). Loại cây này đƣợc coi là đã đƣợc thuần hóa ở châu Á nhƣ ở Bắc Ấn Độ hoặc Nam Trung Quốc bởi vì ở những vùng giáp ranh ngƣời ta đã tìm thấy quần thể hoang dại hay quần thể tự nhiên của mƣớp đắng. Sau này mƣớp đắng đƣợc giới thiệu sang Tân thế giới (Nam Mỹ) thông qua việc buôn bán nô lệ và do sự phân tán hạt mƣớp đắng của các loài chim, 5
  13. sau đó phát triển rộng rãi trên khắp các lục địa (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007). Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Braxil đến Đông Nam nƣớc Mỹ mƣớp đắng cũng rất phát triển. Ngày nay, mƣớp đắng đã đƣợc phân bố khắp mọi miền của vùng nhiệt đới, cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt, mƣớp đắng là cây rau phổ biến ở Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê (Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh, 2008). 2.1.3 Phân loại Mƣớp đắng (Momordiaca charantin L) thuộc: Giới (regnum): Plantae. Ngành (division): Magnoliophyta. Lớp (class): Magnoliopsida. Bộ (ordo): Cucurtitales. Họ (familia): Cucurbitaceae. Chi (genus): Momordica (mƣớp đắng.com). Chi mƣớp đắng Momordica thuộc họ Cucurbitaceae có khoảng 45 loài đã biết, chủ yếu tập trung ở châu Phi, một số loài ở châu Mỹ, châu Á chỉ có 5- 7 loài. Theo Phạm Hoàng Hộ (1991) và Nguyễn Hữu Hiến (1994), chi Momordica L. ở Việt Nam có 3 loài là: Momordica Charantia L, Momordica Cochinchinensis (Louor) Speng L, Momordica subangulata Blume L. Trong các tài liệu nghiên cứu trên và các tiêu bản thu thập ở các địa phƣơng trong nƣớc của Viện Dƣợc liệu, các tác giả thống nhất cây mƣớp đắng trồng ở Việt Nam đều thuộc loài Momordica charantia L, họ Cucurbitaceae (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Loài mƣớp đắng (Momordica charantia L.) nhiễm sắc thể 2n = 22, đƣợc biết đến nhƣ là một cây trồng đã đƣợc thuần hóa từ lâu. Theo M.E.C Rcycn, B.H Gildemach và C.J. Jansen, 1993 thì loại cây này tồn tại hai quần thể hoang dại và trồng trọt. Dạng trồng trọt đã trở nên khá phong phú, đây là dạng cây có hoa đơn tính cùng gốc (monoecious) và là cây hàng năm. Căn cứ vào kích thƣớc màu sắc bên ngoài của quả để chia các dạng trồng trọt thành 2 nhóm chính.  Nhóm thứ nhất: Var. Minima Williams et Ng: quả màu xanh, đƣờng kính
  14. - Quả trung bình: Chiều dài quả 8-12 cm - Quả ngắn: Chiều dài quả 6-7,5 cm  Nhóm thứ hai: Var. maxima Williams et Ng: quả màu trắng hay xanh; đƣờng kính >5 cm; kích thƣớc hạt 14,8-8,0 mm. Nhóm này chia thành 2 loại: - Quả trung bình: màu trắng dài 12-17 cm - Quả dài : màu xanh hay trắng dài 20 hay hơn 20 cm (Gagnepain, 1912) Ở Ấn Độ, căn cứ vào sự khác biệt của quả, nơi trồng, thời vụ trồng ngƣời ta cũng chia quần thể mƣớp đắng trồng ở vùng Nam Ấn Độ thành 9 giống. Trong khi đó vùng Bắc Ấn độ lại chỉ có 2 giống trồng vào mùa khô và mùa mƣa. Tại Philippin hiện có 4 giống mƣớp đắng trồng phổ biến đều thuộc loại quả to, năng suất cao. Chi Momordica L. thuộc họ Cucurbitaceae có khoảng 45 loài đã biết. Đa số là cây trồng tập trung chủ yếu ở châu Phi, một số loài ở châu Mỹ, châu Á chỉ có khoảng 5-7 loài (Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963). Ở Đông Dƣơng theo F. Gagnepain (1921), chi Momordica L. chỉ có 6 loài, song thực tế có ghi 5 loài, còn loài Momordica macrophylla Gage chi có ở Xieng-Mai thuộc Thái Lan chứ không phải Đông Dƣơng (Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963). Đầu năm 1975, M. Keraudren-Aymonin công bố ở cả Campuchia, Lào và Việt Nam chỉ có 4 loài (Backer, C. A and Bakhuizen, R. C, Van Den Brink, 1963). Điều đáng chú ý là trong các tài liệu trên, các tác giả đều thống nhất xác định mƣớp đắng trồng ở Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc khác trong khu vực là loài Momordica charantia L (Võ Văn Chi, 1997; Phạm Hoàng Hộ, 1991; Vũ Văn Chuyên, 1971). Một trong những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt mƣớp đắng với các loài khác cùng chi là lá bắc của mƣớp đắng đính ở phía gốc hoặc sát gốc cuống hoa, còn ở các loài khác thì ngƣợc lại (Phạm Hoàng Hộ, 1991; Vũ Văn Chuyên, 1971). 7
  15. Loài Momordica charantia L là một cây trồng đã đƣợc thuần hóa từ lâu lại thƣờng xuyên có sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc lai tạo giống mới, dẫn đến sự khác biệt nhất định về màu sắc, kích thƣớc của quả (nhƣng hình dạng và cấu trúc không thay đổi). Các dấu hiệu đó chỉ là biểu hiện giữa các giống (Cultival) mƣớp đắng đƣợc trồng trọt khác nhau, trong cùng một loài M. charantia L mà thôi. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả định loài các mẫu mƣớp đắng ở Việt Nam. 2.1.4 Đặc điểm thực vật Rễ: Cũng giống nhƣ các cây trong họ bầu bí, rễ mƣớp đắng phát triển rộng nhƣng ăn nông. Ở giai đoạn nảy mầm của hạt cây phát triển ngay một rễ cái (rễ cọc), rễ đó ăn sâu trong đất ở độ sâu 90 hoặc 120 tới 180 cm. Các rễ con rất nhiều ra sau, phát triển nhanh theo chiều ngang và lan rộng trong đất, tuy nhiên các nhánh này không ăn sâu quá 60 cm. Thân: Mƣớp đắng thuộc dạng cây thân leo, khả năng sinh trƣởng rất mạnh, thân phát triển dài tới 4m, mảnh không có lông hoặc ít lông. Khả năng sinh cành nhánh của mƣớp đắng rất mạnh. Khi thân trên bị lụi đi, các mầm mới từ gốc lâu năm phát triển thành thân. Lá: lá mƣớp đắng mọc so le, cuống lá dài 3-5 cm, lá hình tim có xẻ thùy, xẻ thùy nông hay sâu phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên lá có lông, nhất là mặt dƣới. Các tua cuốn không phân nhánh, vƣơn dài tới 20 cm. Hoa: Hoa mƣớp đắng luôn ở dạng đơn tính cùng gốc (monoecious) nghĩa là trên cây có hoa đực và hoa cái, rất hiếm có cây lƣỡng tính. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đƣờng kính hoa: 1,5-2,0 cm. Hoa đực có cuống dài 3-8 cm, có lông; lá bắc hình thận, mép hơi có hình thùy nông, đính ở khoảng 1/3 về phía gốc cuống hoa, lá bắc hình ô van, mặt ngoài có lông; 5 cánh hoa hình thìa ,rời, mỏng, có 5-7 gân mờ, 3 nhị rời, bao phấn màu vàng đậm thƣờng thƣờng dính nhau và vặn hình chữ “S”. Hoa cái có cuống dài 4-10 cm, có lông; lá bắc xẻ thùy, đính sát gốc cuống hoa; dài và cánh hoa giống nhƣ ở hoa đực; nhụy ngắn, đầu nhụy gồm 3 khối màu vàng đậm, dính nhau ở dƣới tạo thành hình nón tù. Bầu hình thoi dài, có nhiều gai nhỏ, kích thƣớc bầu (1,5-3,0) x (8-20,0) mm. 8
  16. Quả: Quả mƣớp đắng có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng, xanh nhạt tới xanh đậm, có nhiều hàng gờ phân bố dọc theo chiều dài quả, các u vấu phân bố rải rác trên khắp bề mặt vỏ quả. Quả có các hình thoi, hình trụ, hình cầu nhọn hai đầu hoặc hình quả lê. Có một số giống thƣơng mại có quả dài tới 25 cm, nhƣng có giống hoang dại quả chỉ dài khoảng 5 cm. Khi chín quả chuyển sang màu vàng, da cam và nứt ra, thƣờng quả mƣớp đắng chín từ đuôi quả và để lộ ra màu đỏ chói. Hạt: Hạt mƣớp đắng có nhiều hình dạng hạt hình răng ngựa hay hơi giống hình con rùa, dẹt, thắt lại đột ngột ở hai đầu. Vỏ hạt cứng, màu nâu vàng hay nâu nhạt, có nếp sần nhỏ và các nếp nhăn ở cả 2 mặt, vùng giữa hạt nhẵn xung quanh là những răng tù. Kích thƣớc hạt cũng thay đổi theo từng giống (4-8) mm x (6-13) mm x (1,5-2,5) mm. Khối lƣợng 100 hạt của mƣớp đắng khoảng 60-170 gam (Lê Thị Tình, 2008) 2.1.5 Yêu cầu sinh thái 2.1.5.1 Nhiệt độ Mƣớp đắng có thể trồng quanh năm ở vùng nhiệt đới, ở những vùng cận nhiệt đới nó có thể trồng hai vụ trong năm, trong khi đó ở những vùng có khí hậu ôn hòa mƣớp đắng chỉ có thể trồng đƣợc vụ hè (Vũ Văn Chuyên, 1971). Cũng nhƣ các cây trong họ bầu bí, mƣớp đắng rất mẫn cảm với sƣơng giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dƣới 0 . Vì mƣớp đắng là cây trồng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên sinh trƣởng tốt trong điều kiện khí hậu ấm áp, nhiệt độ thích hợp 24 -27 . Biên độ nhiệt dao động ngày đêm (28- 35) /(20-25) là nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trƣởng sinh thực, nhiệt độ ban đêm 16 sẽ ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng của cây. Ở nhiệt độ 5 hầu hết các giống ngừng sinh trƣởng. Ở điều kiện nhiệt độ cao dẫn đến quả ngắn, dị hình, nhiệt độ trên 40 có thể làm thân bị héo. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là (30-32) , nhiệt độ cho năng suất cao nhất dao động trong khoảng (20-30) trong thời kỳ hình thành quả. Khi nhiệt độ > 30 cây không đậu quả đƣợc (Lê Thị Tình, 2008). 9
  17. Khung nhiệt độ tốt nhất cho mƣớp đắng sinh trƣởng và phát triển là từ 25 đến 30 . 2.1.5.2 Ánh sáng Mƣớp đắng cũng nhƣ một số cây trong họ bầu bí là cây ƣa ánh sáng ngày ngắn và trung. Khi ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trƣởng phát triển kém, cây ra hoa cái muộn và dễ bị rụng, năng suất thấp, chất lƣợng giảm, hƣơng vị kém. Mƣớp đắng yêu cầu cƣờng độ ánh sáng mạnh để sinh trƣởng, phát triển và tạo năng suất cao. Do vậy mƣớp đắng không nên trồng với mật độ cao, cây thiếu ánh sáng, sinh trƣởng chậm và sâu bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trƣởng, biện pháp kỹ thuật nhƣ tỉa lá gốc, các nhánh mọc sát đất để tạo độ thông thoáng cho giàn mƣớp đắng là rất cần thiết (Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh, 2008). 2.1.5.3 Đất và dinh dưỡng Mƣớp đắng có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau, nhƣng có thể cho sinh trƣởng phát triển tốt nhất, cho năng suất cao khi đƣợc trồng trên những chân đất thịt nhẹ, giàu dinh dƣỡng, có tầng canh tác dày, thoát nƣớc tốt. Yêu cầu đất có độ pH trung bình 6,0-6,7 là thích hợp nhất cho sinh trƣởng phát triển của mƣớp đắng. Mƣớp đắng cũng có khả năng simh trƣởng đƣợc trên đất kiềm có độ pH tới 8,0 (Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007). Mƣớp đắng đòi hỏi lƣợng dinh dƣỡng cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ để sinh trƣởng phát triển tốt. Tùy thuộc từng loại đất sẽ có chế độ dinh dƣỡng thích hợp khuyến cáo dùng trong mƣớp đắng. Trên thực tế vẫn chƣa có nghiên cứu về chế độ dinh dƣỡng, phân bón cho mƣớp đắng. Tuy nhiên khi trồng mƣớp đắng trên những chân đất giàu dinh dƣỡng và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục thì yêu cầu về dinh dƣỡng của mƣớp đắng theo khuyến cáo sử dụng phân bón với tỷ lệ N:P:K = 100:50:50 kg/ha. Tại trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC), chế độ dinh dƣỡng cho mƣớp đắng đƣợc khuyến cáo đối với đất pha cát là 184 kg N, 112 kg và 124 kg O cho 1 ha gieo trồng. Đối với những chân đất sét 10
  18. hoặc đất có thành phần cơ giới nặng, khuyến cáo bón lót toàn bộ lƣợng phân lân và 1/3 lƣợng đạm và kali. Bổ sung FYM 20-25 tấn/ha nhƣ liều lƣợng cơ bản cùng với một một nửa liều lƣợng N (35 kg) và một lƣợng đầy đủ (25 kg) và O (25 kg). Phần còn lại của liều lƣợng N (35 kg) có thể đƣợc bón trong một số liều chia tách với khoảng thời gian 2 tuần mỗi lần. 2.1.5.4 Ẩm độ Mƣớp đắng có khả năng chịu hạn tốt, nhƣng là cây rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng. Khi ruộng mƣớp đắng bị ngập 4 ngày, cây sẽ bị thay đổi hình thái học của cây. Để đảm bảo cho cây sinh trƣởng phát triển tốt luôn phải cung cấp đủ ẩm cho cây. Mƣớp đắng là cây ƣa ẩm, cây sinh trƣởng tốt trong điều kiện ẩm độ 70- 80%. Thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao 80-90% vì ở giai đoạn này hàm lƣợng nƣớc trong thân lá, quả mƣớp đắng lên đến trên 90%. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển bệnh nhƣ sƣơng mai, đốm lá, thối vi khuẩn gây hại trên mƣớp đắng (Trần Khắc Thi, Ngô Thị Hạnh, 2008). 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MƢỚP ĐẮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng trên thế giới Ở nƣớc ngoài, mƣớp đắng cũng đƣợc trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Mỹ La tinh, châu Phi, các nƣớc trung đông và vùng Caribe. Rất nhiều nghiên cứu nhằm tăng năng suất, chất lƣợng và khả năng chống chịu bệnh của mƣớp đắng. Hƣớng chung trong chọn tạo giống mƣớp đắng trên thế giới là chọn tạo các giống có chất lƣợng vƣợt trội (quả ít đắng), tỷ lệ hoa cái/hoa đực cao, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Các giống mƣớp đắng hoang dại là nguồn gen quý phục vụ cho việc chọn giống chống chịu các bệnh trên lá và sâu đục quả. Ở các nƣớc Đông Nam Á, công tác chọn tạo giống mƣớp đắng lai rất đƣợc quan tâm bởi vậy mà số giống F1 thƣơng mại đƣợc sản xuất nhiều gấp đôi so với các giống thuần đã đƣợc công nhận. 11
  19. Kết quả nghiên cứu của Bela Berenyi, Crilla Kleinhcincz (Hungary) cho thấy sự phát triển hoa và quả của mƣớp đắng không bị phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày do đó có thể sản xuất mƣớp đắng ở trong nhà kính hoặc nhà lƣới (Bela Berenyi, Crilla Kleinhcincz) Ở Ấn Độ, đã chọn tạo thành công một số tổ hợp lai mƣớp đắng ƣu thế lai cao giữa dòng mƣớp đắng đơn tính cái (DBGY-01) với 8 dòng thuần khác, kết quả cho thấy tổ hợp lai DBGY-201 x Pusa Vishes có khả năng ƣu thế cao theo chiều hƣớng mong muốn nhƣ tỷ lệ giới tính, ngày thu quả đầu, trọng lƣợng quả, chiều dài và chiều rộng quả, năng suất. Còn tổ hợp giữa DBGY 201 X Priya cho ƣu thế cao về chiều dài quả, trọng lƣợng quả và năng suất quả (Lê Thị Tình, 2008). Hiện nay, Đài loan đã áp dụng thành công phƣơng pháp ghép mƣớp đắng lên gốc mƣớp ta để tăng khả năng chịu bệnh Furarium, ngập úng và tăng năng suất của mƣớp đắng. Ở Trung quốc đã nghiên cứu thành công phƣơng pháp ghép cho cây mƣớp đắng trên gốc bí đỏ. Phƣơng pháp ghép đƣợc tiến hành nhƣ sau: Để tránh sâu bệnh lây nhiễm bệnh từ giá thể cần xử lý giá thể bằng , hạt mƣớp đắng trƣớc khi gieo phải xử lý 3 sôi 2 lạnh và ủ đến khi nứt nanh rồi đem gieo. Thời gian ghép tốt nhất là sau khi cây gieo đƣợc 17-20 ngày, khi đó lá cách mặt đất 5-6 cm, đƣờng kính cây đƣợc 2,0-2,5 mm. dùng phƣơng pháp xiên, chọn cây giống khỏe cắt xiên với độ dài 0,5-0,6 cm, sâu 0,3-0,4 cm ở gốc cây cắt sâu vào 2/3 cây, ghép hai miệng vào nhau sau đó dùng nẹp bó lại. Sau khi ghép 9-10 ngày chỗ ghép đã liền. Sau khi ghép đảm bảo đủ độ ẩm và nhiệt độ cho cây để cho cây đạt tỷ lệ cao (Kasetsart University) Cũng ở Trung Quốc, do cây mƣớp đắng là cây ƣa nóng không ƣa lạnh, vì thế để hạn chế những thất thu khi trồng mƣớp đắng trong điều kiện thời tiết lạnh ngƣời ta đã tiến hành ghép cây mƣớp đắng lên cây bí đỏ. Ở giai đây chọn giống mƣớp đắng Lam Sơn Đại Bạch. Trƣớc khi gieo phải xử lý hạt giống mƣớp đắng và hạt giống bí đỏ, ngâm trong nƣớc ấm (6-8) tiếng, nhiệt độ nẩy mầm (25-30) . Bí đỏ gieo chậm hơn mƣớp đắng (1-2) ngày, khi hạt bí đỏ nứt nanh thì đem gieo. Khi xuất hiện lá mầm bí đỏ, mƣớp đắng ra một lá thật thì tiến hành ghép. Dùng phƣơng pháp ghép sát nhau, sau khi ghép phải che đậy, giữ độ ẩm > 95%, che đậy 3 ngày, những ngày râm không cần che đậy, buổi 12
  20. trƣa khi trời nắng cần phải che lại. Sau ghép 10 ngày cây sống mang đi trồng (vegnet.com). 2.2.2 Tình hình nghiên cứu mƣớp đắng ở Việt Nam Ở Việt Nam, mƣớp đắng đƣợc trồng phổ biến ở các tình phía Nam. Trong những năm gần đây mƣớp đắng cũng đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nhƣ: Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hòa Bình…. Rất nhiều nghiên cứu trong y dƣợc về tác dụng chữa bệnh của mƣớp đắng nhƣ tác dụng hạ đƣờng huyết… Đây là kết luận của chƣơng trình: “Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của trái và hạt mƣớp đắng” do Viện Công Nghệ Hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiến hành. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh thì viện này cũng nghiên cứu thành công quy trình công nghệ chiết xuất dịch quả mƣớp đắng để sử dụng trong y học. Do vậy ngày nay cây mƣớp đắng ở Việt Nam ngày càng đƣợc phát triển mạnh (Viện dƣợc liệu, 1993). Đề tài “Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu trong công nghệ tế bào để nghiên cứu quá trình phát sinh hình thái của một số thực vật, bảo quản các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam và nhân nhanh một số giống cây trồng” các tác giả đã đƣa ra quy trình nhân nhanh cây gấc và cây mƣớp đắng bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô. Mƣớp đắng đã đƣợc đƣa ra sản xuất và đạt kết quả sau: đƣợc (4-6) quả/cây, trọng lƣợng của quả chín kỹ thuật (18-22 ngày tuổi) đạt (250-300) g, mỗi quả cứ từ (20-40) hạt, các chỉ tiêu này giống nhƣ trồng cây bằng hạt (Gia Dũng, nông nghiệp Việt Nam). Vị trí của mƣớp đắng ngày càng cần đƣợc ƣu tiên. Hƣớng đi chủ yếu là áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng năng suất. Tại trạm bảo vệ thực vật Thuận An (Bình Dƣơng) đã triển khai thành công dự án trồng cây mƣớp đắng dùng plastic phủ luống và căng lƣới ni lông làm giàn cho cây leo. Phƣơng pháp này nâng cao hiệu suất quang hợp, hấp thu chất dinh dƣỡng của cây, hạn chế đƣợc sâu bệnh, cỏ dại và điều hòa đƣợc độ ẩm trong đất, dinh dƣỡng không bị rửa trôi. Năng suất cây trồng theo phƣơng pháp này tăng từ 20% đến 30% so với cây trồng không phủ bạt (Viện dƣợc liệu, 1993). 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2