Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Phân tích rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác những rủi ro trong sản xuất chè của hộ nông dân xã Phúc Xuân, qua đó đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn mà người dân gặp phải, đảm bảo thu nhập ổn định cho người trồng chè.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Phân tích rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- VI THỊ DIỄM THƯƠNG Tên đề tài: “PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- VI THỊ DIỄM THƯƠNG Tên đề tài: “PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : Khuyến nông K47 Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Minh Hà Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực tập tại cơ sở, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ của UBND xã Phúc Xuân. Đến nay em đã hoàn thành chương trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu, toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt cô giáo hướng dẫn ThS. Bùi Thị Minh Hà đã luôn động viên giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và cung cấp cho em những thông tin số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập để em có cơ sở hoàn thành đề tài này. Dù đã cố gắng rất nhiều, xong khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 SINH VIÊN Vi Thị Diễm Thương
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 ........ 12 Bảng 2.2. Cơ cấu xuất khẩu chè Việt Nam qua ba năm ( 2015-2017) ........... 14 Bảng 4.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng chè xã Phúc Xuân (2016-2018) ... 27 Bảng 4.2. Một số thông tin về các hộ điều tra ................................................ 28 Bảng 4.3. Cơ cấu thu nhập của các hộ nghiên cứu ......................................... 29 Bảng 4.4. Số hộ có lãi và lợi nhuận từ sản xuất chè của hộ (triệu đồng/sào/hộ/năm) ... 33 Bảng 4.5: Đánh giá của người dân về rủi ro do thiên tai trong sản xuất chè .. 34 Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về rủi ro do sâu, bệnh trong sản xuất chè ..........36 Bảng 4.7: Đánh giá của người dân về rủi ro do thị trường trong sản xuất chè .........37 Bảng 4.8. Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố cấp 1 .......................................... 40 Bảng 4.9. Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố cấp 2 .......................................... 40
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Doanh thu từ trồng chè 2016-2018 của các hộ điều tra (triệu đồng/hộ/sào/năm) ............................................................................................ 31 Hình 4.2. Chi phí sản xuất chè 2016-2018 của các hộ điều tra (triệu đồng/hộ/ sào/năm) .......................................................................................................... 32 Hình 4.3. Phân cấp các yếu tố rủi ro trong sản xuất chè ................................ 39
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BVTV : Bảo vệ thực vật ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐVT : Đơn vị tính GAP : Good Agricultural Practices là Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội NLN : Nông lâm nghiệp PNN : Phi nông nghiệp TB : Trung bình TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1 Tổng quan về rủi ro ..................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm rủi ro ...................................................................................... 4 2.1.2. Phân loại rủi ro ........................................................................................ 6 2.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất ......................................................... 8 2.2. Thực trạng sản xuất chè trên thế giới và tại Việt Nam .............................. 9 2.2.1. Thực trạng sản xuất chè trên thế giới ...................................................... 9 2.2.2. Thực trạng sản xuất chè tại Việt Nam................................................... 12 2.2.3. Thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên ........................................... 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 19 3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .................................... 19 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
- vi 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20 3.3.4. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................ 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 23 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân ........................... 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ..................................................................... 25 4.2. Thực trạng sản xuất chè tại xã Phúc Xuân ............................................... 26 4.3. Thực trạng sản xuất chè của các hộ điều tra ............................................ 28 4.3.1 Đặc điểm các hộ điều tra ........................................................................ 28 4.3.2. Vai trò của trồng chè trong kinh tế hộ .................................................. 29 4.3.3. Hiệu quả trồng chè của các hộ điều tra ................................................. 30 4.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất chè của các hộ điều tra ......................... 34 4.4.1. Rủi ro do thiên tai .................................................................................. 34 4.4.2. Rủi ro do sâu bệnh................................................................................. 35 4.4.3. Rủi do do thị trường .............................................................................. 37 4.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại rủi do dến hiệu quả sản xuất chè .....39 4.5.1. Phân cấp các loại rủi ro trong sản xuất chè ........................................... 39 4.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro ......................................................... 39 3.6. Đề xuất một số giải pháp ứng phó với rủi ro trong sản xuất chè của h ....... 41 3.6.1. Ứng phó rủi ro do thiên tai .................................................................... 41 3.6.2. Ứng phó rủi ro do dịch bệnh ................................................................. 42 3.6.3. Ứng phó rủi ro do thị trường ................................................................. 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 46 5.1. Kết luận .................................................................................................... 46 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47 5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 47 5.2.3. Đối với người dân ................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chè là cây trồng có nguồn gốc Á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây chè đã trồng được ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ bắc đến 27 vĩ độ nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 18 vĩ độ bắc đến 20 vĩ độ nam. Cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xóa đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên thích hợp trồng nhiều loại chè có giá trị kinh tế hàng hóa cao. Hiện cả nước có 130.000 ha diện tích trồng chè với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô mỗi năm. Nhiều vùng chè cho năng suất cao, chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng),... Các sản phẩm chè càng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè thảo dược,... Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy nề nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao múc sống, xóa đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc trồng chè đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng miền núi trung du. Tốc độ phát tiển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, từ đó làm giảm đi sự tách biệt giữa vùng thành thị và nông thôn.
- 2 Thái Nguyên là một tỉnh thuốc vùng trung du miền núi phía bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi và vùng đông bằng Bắc Bộ. Là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên là một trong những đặc sản nổi tiếng và rất đỗi thân quen với mỗi người dân Việt Nam. Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 21.500 ha chè, năng suất bình quân đạt 113,9 tạ/ha. Xã Phúc Xuân thuộc TP Thái Nguyên, nằm tiếp giáp với vùng chè Tân Cương Thái Nguyên. Phúc Xuân có 5 làng nghề trồng chè. Chè là cây kinh tế chủ lực của xã bởi Phúc Xuân có hơn 1.500 hộ dân thì có khoảng 80% hộ dân trồng chè, kinh doanh chè Thái Nguyên ngon. Chợ trà Phúc Xuân họp vào các ngày 1, 4, 6, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 24, 26, 29 âm lịch hàng tháng và đây là chợ chè lớn nhất Thái Nguyên. Trong những năm qua việc sản xuất chè đã có những bước phát triển, tuy nhiên so với tiềm năng của địa phương thì vẫn còn nhiều rủi ro trong việc sản xuất, kinh doanh, chế biền chè cần phải xem xét và giải quyết. Vậy những rủi ro trong ngành chè của xã Phúc Xuân là gì? Những yếu tố hay nguyên nhân nào gây nên những rủi ro trong ngành chè của địa bàn? Cần có những phương hướng và giải pháp nào nhằm phát huy những lợi thế và khắc phục những yếu kém còn tồn tại? Trước những thực tế đó đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được những mặt còn tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những tiền năng sẵn có và đề ra những biện pháp để khắc phục những tồn tại còn gặp phải, việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên” sẽ góp phần giải quyết vấn đề trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được đầy đủ, chính xác những rủi ro trong sản xuất chè của hộ nông dân xã Phúc Xuân, qua đó đưa ra một số định hướng và giải pháp
- 3 nhằm giải quyết những khó khăn mà người dân gặp phải, đảm bảo thu nhập ổn định cho người trồng chè. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế. - Tìm hiểu tình hình sản xuất chè tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây. - Xác định các yếu tố, rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất chè của nông hộ tại địa phương. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp để khác phục những tồn tại còn gặp phải. 1.3. Đóng góp của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu áp dụng các chỉ số và phương pháp mang tính hệ thống, kết hợp định tính và định lượng trong đánh giá rủi ro của hoạt động sản xuất chè. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp bổ sung và cập nhật thông tin, số liệu về hoạt động sản xuất chè tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhằm để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, đưa ra những định hướng phù hợp cho việc phát triển hoạt động sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về rủi ro 2.1.1. Khái niệm rủi ro * Quan điểm về rủi ro trên thế giới Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”. Thuật ngữ “rủi ro” là một cách đặc biệt để xác định và ý thức về mối đe dọa và khả năng mối đe dọa đó có thể xảy đến, thuật ngữ này dần dần được sử dụng nhiều trong các xã hội công nghiệp kể từ thời kỳ hiện đại, giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Theo một trường phái khác lại cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được [20]. Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi [5]. Trong nông nghiệp, rủi ro được thể hiện qua những kết quả tiêu cực xuất phát từ dự đoán không hoàn hảo, sự thay đổi của khí hậu và biến động giá. Các yếu tố này bao gồm sự thất thường của tự nhiên (ví dụ như sâu hại, dịch bệnh) hay thời tiết không nằm trong sự kiểm soát của sản xuất nông nghiệp. Rủi ro nông nghiệp cũng bao gồm các biến động bất lợi về giá đầu vào và đầu ra (World Bank, 2005). J.B Hardaker (2004) cho rằng rủi ro và không chắc chắn có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự biết không hoàn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, còn không chắc chắn là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó không biết trước.
- 5 Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó gồm 5 nhóm rủi ro sau: Rủi ro sản xuất (production risk), rủi ro giá (price or marketing risk), rủi ro thể chế (institutional risk), rủi ro do con người (individual risk) và rủi ro tài chính (financial risk). [5] Như vậy thuật ngữ “rủi ro” đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và cũng có nhiều quan điểm, cách hiểu khác biệt nhau. * Quan điểm về rủi ro trong nước Theo từ điển Tiếng Việt (1995) thì rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến. Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may [14]. Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp” [5]. Theo Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền (2014), rủi ro kinh doanh là những thay đổi của thu nhập phát sinh từ đặc tính các ngành kinh doanh trong nông nghiệp như thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, giá cả, …ảnh hưởng đến ngành kinh doanh. Theo TS. Ngô Quang Huân (2008), rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán chính xác được kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro xuất hiện bất cứ khi nào khi một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước và rủi ro có thể đo lường được nhưng rủi ro là sự biến động tiềm ẩn các kết quả. Theo TS. Bùi Thị Gia (2005), trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được.
- 6 Theo Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2014) thì theo quan điểm truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh. Theo Lữ Bá Văn (2007) thì theo quan điểm hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Rủi ro là những yếu tố không lường trước được, trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án mà cần phải chú ý và quản lý nó. Phân tích rủi ro (Risk analysis) nghĩa là xác định các rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành dự án để dự kiến trước các nguồn lực và các phương án cần thiết nhằm ứng phó khi nó xảy ra (Hoàng Mạnh Quân, 2007). Rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người sản xuất nông ngiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả, giống [4]. Trong nghiên cứu này, rủi ro là những điều xảy đến bất ngờ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng. Rủi ro có thể do yếu tố bên trong của hộ hoặc do các yếu tố ngoại cảnh tác động. Rủi ro cũng có thể ở các mức độ khác nhau dựa vào tần suất rủi ro, quy mô thiệt hại và mức độ thiệt hại. 2.1.2. Phân loại rủi ro * Rủi ro trong sản xuất: Đến từ những sự kiện không đoán trước được của thời tiết cũng như những bất định trong sản xuất nông nghiệp. Vì nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố không kiểm soát được như thời tiết, dịch bệnh, giống, …thậm chí hàng năm sử dụng đầu vào và đầu ra như nhau nhưng năng suất vẫn khác nhau.
- 7 * Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường: Xuất hiện do những thay đổi không báo trước của thị trường đầu vào cũng như đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Giá đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp thay đổi hàng năm, đặc biệt trong ngành thủy sản, giá đầu vào có thể thay đổi theo tháng, giá đầu ra bấp bênh. Trong khi đó chu kỳ sản xuất dài 3 - 5 tháng và dài hơn, do đó quyết định sản xuất phải có trước đó 3 - 5 tháng hoặc sớm hơn nữa, với thời gian đó đủ để giá nông sản có thể thay đổi. * Rủi ro thể chế: Gây ra bởi những thay đổi do luật quy định từ phía nhà nước hoặc cấp chính quyền địa phương. Ví dụ thay đổi luật quản lý chất thải thủy sản có thể ảnh hưởng tốt, nhưng thay đổi quá nhiều các điều khoản thuế thu nhập hoặc trả nợ thì có thể ngược lại. Hay chính sách cho vay vốn nhiều hay ít có thể thay đổi quy mô và số lượng hộ nuôi tôm. * Rủi ro về con người: Đến từ rủi ro mang tính cá nhân hoặc do sức khỏe bị ảnh hưởng bởi ốm đau bệnh tật, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất và tăng chi phí một cách đáng kể. * Rủi ro tài chính và tín dụng: Rủi ro về mặt tài chính liên quan đến sự an toàn và mất an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. An toàn tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng trả nợ và khả năng thanh toán. Khác với rủi ro trong kinh doanh, nguyên nhân xảy ra rủi ro trong tài chính là sử dụng vốn vay. Tăng vốn vay làm tăng tỷ số nợ trên vốn của chủ sở hữu, làm tăng cán cân tài chính, tăng cán cân tài chính có thể dẫn đến tăng rủi ro tài chính khi thu nhập giảm. Tỷ trọng vốn vay càng lớn so với tổng vốn của chủ thì thì hệ số nhân đóng góp vào rủi ro kinh doanh càng cao. Chỉ khi doanh nghiệp, trang trại tự tài trợ 100% vốn thì không có rủi ro về mặt tài chính. Tăng lãi suất vốn vay cũng dẫn đến khả năng tăng rủi ro về mặt tài chính. Với đặc trưng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, rủi ro chủ yếu tập trung vào 3 loại, gồm rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường và rủi ro dịch bệnh (Lê
- 8 Thị Hoa Sen và Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2017). Do đó nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và phân tích 3 rủi ro trên. Rủi ro thiên tai là rủi ro do các hiện tượng động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán, sương muối, …gây ra. Những rủi ro này đến bất ngờ mà ta không thể dự báo trước được. Rủi ro thị trường là rủi ro xuất hiện do những thay đổi không báo trước của thị trường đầu vào cũng như đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Giá đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp thay đổi hàng năm, đặc biệt trong ngành thủy sản, giá đầu vào có thể thay đổi theo tháng, giá đầu ra bấp bênh. Rủi ro dịch bệnh là rủi ro do các bệnh dịch xuất hiện trong quá trình sản xuất, thường lây lan nhanh trong thời gian ngắn và gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp. 2.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng, về con người tinh thần sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra [4]. Rủi ro không phải là nguy cơ xảy ra những bất lợi mà thực tế rủi ro là sự kiện bất lợi đã xảy ra và đã gây ra những thiệt hại về người và của. Rủi ro phản ánh mặt chất của những sự kiện không may xảy ra [4]. Còn tổn thất là những hậu quá xác định khi rủi ro đã xảy ra. Tổn thất phản ánh về mặt lượng của những sự kiện bất ngờ không may xảy ra, qua đó thấy được mức độ nghiêm trọng của rủi ro [4]. Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả; rủi ro là mặt chất còn tổn thất là mặt lượng. Do vậy, khi nghiên cứu về tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với con người và cuộc sống của họ. Mặt khác, khi nghiêm cứu về tổn thất mà không nghiên cứu về
- 9 rủi ro sẽ không biết thiệt hại đó có nguyên nhân từ đâu để từ đó có biện pháp phòng chống, hạn chế một cách có hiệu quả [4]. 2.2. Thực trạng sản xuất chè trên thế giới và tại Việt Nam 2.2.1. Thực trạng sản xuất chè trên thế giới Thị trường chè vốn đã lớn nhưng vẫn không ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè xanh cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng không ngừng tăng lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu Âu (nơi doanh số bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai). Nhìn chung, thị trường Châu Âu phần lớn đã bão hòa, tiêu thụ bình quân đầu người giảm trong một thập kỷ qua; hiện tiêu thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các nước nhập khẩu truyền thống ở Châu Âu, ngoại trừ Đức [11]. * Tình hình sản xuất Sản xuất chè toàn cầu (chè đen, chè xanh, chè hòa tan) tăng 4,2%/năm trong thập kỷ qua, đạt 5,13 triệu tấn trong năm 2014. Trung Quốc là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 38% tổng sản lượng chè toàn cầu, với mức sản lượng 1,95 triệu tấn năm 2014. Sản lượng chè Ấn Độ, nước sản xuất chè lớn thứ 2, tăng từ 950.176 tấn năm 2005 lên 1,21 triệu tấn năm 2014. Sản lượng chè tại 2 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới là Kenya và Sri Lanka đạt lần lượt 448.739 tấn và 339.900 tấn. Ở quy mô toàn cầu, sản lượng chè đen tăng trưởng hàng năm 2,6%/năm và chè xanh tăng trưởng 6,4%/năm, nhờ giá liên tục tăng ổn định [3]. Xuất khẩu chè toàn cầu tăng trưởng 1,6%/năm trong thập kỷ qua và đạt 1,73 triệu tấn năm 2014 nhờ tăng xuất khẩu từ Kenya, với lượng xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục vào năm 2013 và tăng trưởng hàng năm đến 3,8%/năm của xuất khẩu chè xanh, so với tăng trưởng xuất khẩu 1,2%/năm của chè đen.
- 10 Tăng trưởng xuất khẩu chè hàng năm thấp hơn tại Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka do phần lớn sản lượng chè, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, được tiêu dùng nội địa [9]. Ấn Độ có một mùa xuân cho sản xuất chè bội thu, với sản lượng 1,063 triệu tấn chè được thu hoạch tại các bang phía Bắc và 226.960 tấn chè được thu hoạch ở phía Nam. Tương tự, Bangladesh cũng báo cáo cho biết sản lượng tăng từ 72.353 tấn trong niên vụ kết thúc vào tháng 5 năm 2016 lên 84.278 tấn trong niên vụ kết thúc vào tháng 5 năm 2017. Lũ lụt nghiêm trọng tại Sri Lanka làm giảm mạnh sản xuất với mức giảm 21.000 tấn và sản lượng chè của Kenya cũng giảm 48.000 tấn, theo số liệu thống kê của Hội đồng Chè Quốc tế tại Luân Đôn. Tổng sản lượng lũy kế niên vụ tính đến tháng 5 năm 2017 đạt 2,193 triệu tấn, tương đương sản lượng niên vụ trước đó và sản lượng 2,182 triệu tấn chè trong niên vụ 2014-2015. Tổng sản lượng chè tại Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka tăng 3,5% trong năm 2016, chủ yếu nhờ sản lượng tăng tại Kenya và sản lượng chè Ấn Độ cũng tăng 2,5%; trong khi đó, sản lượng chè Sri Lanka giảm mạnh 11%. Sri Lanka tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong sản xuất chè do lũ lụt nghiêm trọng; ngược lại, Kenya lại đang trải qua hạn hán. Tại Ấn Độ, nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, sản lượng năm 2018 giảm 0,8% so với năm trước đó, chỉ đạt 1.311,63 triệu kg, khiến cho xuất khẩu của nước sản xuất chè đen lớn thứ 2 thế giới này cũng giảm 1,1%. Xuất khẩu loại orthodox bị chậm chủ yếu do sự sụt giảm xuất khẩu sang Iran bởi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran khiến cho việc thanh toán tiền giữa 2 bên trở nên khó khăn. Tại thị trường Mỹ, chè Ấn Độ đang mất dần thị phần do những quy định khắt khe hơn về dư lượng thuốc trừ sâu. Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè Ấn Độ sang Mỹ giảm 33% xuống 7,84 triệu kg
- 11 (so với cùng kỳ năm trước). Ấn Độ hàng năm xuất khẩu chè orthodox sang Iran, Saudi Arabia, Nga, Đức, Mỹ, Nhật Bản… Sản lượng chè Kenya trong 9 tháng đầu năm 2018 giảm 4% xuống mức thấp nhất kể từ 2001 do thời tiết bất lợi, hạn hán diễn ra ở nhiều nơi. Ủy ban Chè nước này ước tính sản lượng cả năm 2018 giảm khoảng 14% so với năm trước. Năm 2017, sản lượng chè nước này cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hạn hán, lũ lụt, người trồng chè ít đầu tư chăm sóc cho cây, và Chính phủ cấm sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng chè, cũng như nguồn nhân lực lao động trong ngành bị hạn chế. Sản lượng chè Kenya năm 2018 ước đạt 480 – 490 triệu kg, so với 430 triệu kg năm trước đó, nhờ thời tiết thuận lợi [5]. Sản xuất chè toàn cầu được dự báo có tốc độ tăng trưởng 3,7%/năm và đạt 4,29 triệu tấn vào năm 2024, chủ yếu nhờ tăng sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka [7]. * Tình hình tiêu thụ Tiêu thụ chè toàn cầu tăng trung bình 4,3%/năm trong thập kỷ qua lên 4,95 triệu tấn năm 2014. Trung Quốc là nước tiêu thụ chè tăng rất mạnh với tốc độ trung bình 10,6%/năm trong thập kỷ qua lên 1,67 triệu tấn năm 2014, chiếm 34% tiêu dùng chè toàn cầu. Tiếp theo là Ấn Độ, nước tiêu dùng chè lớn thứ 2 thế giới, với mức tiêu dùng năm 2014 là 1,02 triệu tấn, chiếm xấp xỉ 20% tiêu dùng chè toàn cầu. Tiêu dùng chè đen được dự đoán tăng trưởng trung bình 3,7%/năm lên 4,27 triệu tấn, tăng trưởng tiêu dùng mạnh nhất dự đoán diễn ra tại Trung Quốc, với tốc độ tiêu dùng hơn 15%/năm trong hơn 10 năm tới, theo sau là Malawi 10%/năm, 7%/năm tại Morocco và 6%/năm tại Kenya, Uganda và Zimbabwe. Tốc độ tăng dao động từ 3 – 5%/năm tại các nước sản xuất chè khác như Bangladesh (4.2%), Ấn Độ (3%), Sri Lanka (4.6%), Tanzania (3.3%) và Việt Nam (4,8%) [9]. Xuất khẩu đen chè được dự đoán đạt 1,7 triệu tấn năm 2024, các nước xuất khẩu chính được dự đoán duy trì mức xuất khẩu hiện tại, với Kenya là nước
- 12 xuất khẩu chè lớn nhất, theo sau là Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malawi, Uganda và Tanzania. Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự đoán tăng 8,9%/năm và đạt 804.300 tấn đến năm 2024. Trung Quốc được dự đoán tiếp tục áp đảo thị trường xuất khẩu, với lượng xuất khẩu đạt 481.508 tấn, theo sau là Việt Nam với 284.912 tấn, Indonesia 19.370 tấn và Nhật Bản 8.394 tấn. 2.2.2. Thực trạng sản xuất chè tại Việt Nam Theo số liệu thống kê chính thức của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas,2017) [6], trong 10 năm vừa qua thì diện tích trồng chè trong cả nước tăng lên không đáng kể từ 122,9 nghìn ha lên 140,4.nghìn ha, trong đó ghi nhận sự giảm diện tích ở giai đoạn cuối năm 2014 và năm 2015. Tuy nhiên sản lượng chè trong nước lại tăng gần gấp đôi từ 648,9 nghìn tấn năm 2006 lên mức 1.126,7 nghìn tấn năm 2016. Điều đó chứng tỏ tuy diện tích không tăng nhưng năng suất trồng chè đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do sự phát triển những giống chè mới có năng suất cao và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được triển khai tích cực. Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 Năm Tổng DT DT cho thu hoạch Sản lượng (nghìn ha) (nghìn ha) (nghìn tấn) 2006 122,9 102,1 648,9 2007 126,2 107,4 705,9 2008 125,6 108,8 746,2 2009 128,1 111,6 789,9 2010 129,9 113,2 834,6 2011 127,8 114,2 887,9 2012 128,3 114,5 909,8 2013 128,2 114,1 921,7 2014 128,0 113 905,0 2015 125,2 113,5 907,2 2016 140,4 130,8 1.126,7 (Nguồn: Vitas, 2017) [1]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến nông tại Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn
97 p | 178 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
55 p | 82 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Xây dựng đề án khởi nghiệp áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp sau khi học tập và làm việc tại Israel
63 p | 57 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa lưới trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
55 p | 47 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa chuột Hà Lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
52 p | 35 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên
66 p | 40 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp của trang trại Yoshio Takamizawa
55 p | 39 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
85 p | 33 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
73 p | 45 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Nhiên cứu rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Trìu, thàng phố Thái Nguyên
66 p | 71 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 4402 trong nhà lưới tại trang trại khu công nghệ cao Nhật Huy
50 p | 31 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bình Vinh tại Đài Loan
52 p | 55 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp của trang trại Yoshio Takamizawa
55 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bình Vinh tại Đài Loan
52 p | 39 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dưa chuột hà lan trong nhà lưới tại trang trại công nghệ cao Nhật Huy huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
52 p | 49 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Khuyến nông: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống mướp đắng vụ thu đông 2017 tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp
53 p | 67 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích rủi ro trong sản xuất chè của nông hộ tại xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
68 p | 39 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn