Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương
lượt xem 19
download
Khóa luận "Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương" nhằm hệ thống hóa lý luận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và làm rõ lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ Điểm: 8.5 Đ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. LÊ THỊ VIỆT NGA NGUYỄN THỊ DIỄM Lớp: K54E4 Mã sinh viên :18D130218
- Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: ‘Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương’ là bài nghiên cứu độc lập của em dưới sự hướng dẫn của giáo viên TS. Lê Thị Việt Nga. Em xin cam kết bài khóa luận sử dụng văn phong của mình, là sản phẩm em nghiên cứu được trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại phòng kinh doanh của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương trụ sở chính tại Hà Nội. Ngoài ra, trong bài viết em có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được chú thích nguồn và ghi chú rõ ràng. Các số liệu, kết quả được trình bày trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực, chính xác. Nếu có vấn đề xảy ra, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 10 tháng 12 năm 2021 Người cam đoan i
- LỜI CẢM ƠN Formatted: Centered, Level 1 Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô TS. Lê Thị Việt Nga- Giảng viên bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc Tế - Trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp ‘Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương’ Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương ( VNT logistic) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, vận dụng những kiến thức đã học mà phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời biết được những nhược điểm mà khắc phục, sửa đổi để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp, em còn nhiều sai sót, rất mong được cô giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt hơn. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm hơn. Cuối cùng em chúc Cô Việt Nga dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình và cũng như các Cô, Chú, Anh, Chị trong công ty VNT logistics luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Thị Diễm ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................... 1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 1.7. Kết cấu khóa luận..................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN ................................................................................ 6 2.1. Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ................. 6 2.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ................ 6 2.1.2 Đặc điểm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ....................... 7 2.1.3. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ................... 8 2.2. Năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu .... 8 2.2.1. Khái niệm năng lực cung ứng dịch vụ .................................................. 8 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ................................................................................................. 9 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ....................................................................................... 13 2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp..................................................... 13 2.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................... 15 iii
- CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VNT LOGISTICS. .................................... 18 3.1. Giới thiệu về Công ty giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT logistics) 18 3.1.1. Giới thiệu về công ty............................................................................. 18 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................. 18 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................ 20 3.1.4. Cơ cấu tổ chức công ty ......................................................................... 21 3.2. Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ hàng hóa của VNT logistics 23 3.2.1. Hoạt động vận tải của công ty .............................................................. 24 3.2.2. Dịch vụ đại lý hải quan của công ty .................................................... 24 3.2.3. Hoạt động kho bãi, vận chuyển nội địa và các dịch vụ khác ............. 25 3.2.4. Kết quả hoạt động các dịch vụ của công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 26 3.3. Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VNT logistics .................................................................... 27 3.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ............... 27 3.3.2. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ ........................................ 27 3.3.3. Thực trạng trình độ nhân viên và năng lực lãnh đạo và quản lý ...... 28 3.3.4. Thực trạng mạng lưới vận chuyển và khả năng kết nối của công ty 30 3.3.5. Năng lực tài chính................................................................................ 31 3.3.6. Năng lực marketing dịch vụ ................................................................ 32 3.4. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VNT logistics ......................................... 33 3.4.1. Thành công ........................................................................................... 33 3.4.2. Tồn tại ................................................................................................... 34 3.4.3. Nguyên nhân tồn tại ............................................................................. 35 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG ........................................................................................ 37 iv
- 4.1. Phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty CP giao nhận vận tải Ngoại Thương...................................... 37 4.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường giao nhận vận tải...................... 37 4.1.2. Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn mới ......... 38 4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu....................................................................................................... 39 4.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................. 39 4.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất công ty ..................................................... 40 4.2.3. Giải pháp mở rộng thị trường và chăm sóc khách hàng ................... 42 4.2.4. Một số giải pháp khác ........................................................................... 43 4.3. Một số kiến nghị với Nhà nước, Cục Hải quan ................................... 44 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ....................................................................... 44 4.3.2. Kiến nghị với cơ quan Hải quan .......................................................... 45 4.3.3. Kiến nghị với cơ quan Luật ................................................................. 46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3.1: Doanh thu theo từng loại hình dịch vụ của công ty VNT logistics 23 Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty VNT logistics trong 3 năm từ 2018 đến 2020 (đơn vị: tỷ đồng) .............................................................................. 26 Bảng 3.3 : Cơ cấu nhân sự của công ty VNT Logistics .................................. 28 Bảng 3.4: Nguồn lực tài chính của công ty VNT Logistics 2018-2020 ......... 32 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt CP Cổ phần XNK Xuất nhập khẩu TTS Thực tập sinh SV Sinh viên TTHC Thủ tục hành chính KTCN Kiểm tra chuyên ngành Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia ASEAN Asian Nations Đông Nam Á EU European Union Liên minh châu Âu Tổ chức Thương mại Thế WTO World Trade Organization giới International Federation of Liên đoàn các hiệp hội FIATA Freight Forwarders Giao nhận hàng hóa Quốc Associations tế CFS Container Freight Station fee Phí áp dụng cho hàng lẻ vii
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập kinh tế diễn ra liên tục và sôi động như hiện nay thì hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng như một trong những hoạt động kinh tế chủ yếu. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần rất lớn vào sự nghiệp của đất nước. Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc đất nước ta tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định Thương mại cũng như trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao nhận hàng hóa giữa nước ta và các nước bạn. Tuy nhiên, đó không chỉ là lợi thế mà còn là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa những doanh nghiệp trong nước và cả những doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Chính vì vậy, để cạnh tranh với các công ty trong cùng lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp cần đầu tư, nâng cao năng lực để vượt qua đối thủ cạnh tranh cũng như khẳng định vị thế của doanh nghiệp. Trong thời gian tìm hiểu hoạt động Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT logistics), em nhận thấy đây là một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải với 24 năm hoạt động. Mặc dù doanh nghiệp đã trải qua hơn 20 năm hoạt động với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn vốn dồi dào, đào tạo được đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm với chất lượng cao cũng như chiến lược kinh doanh và mạng lưới vận chuyển rộng khắp nhưng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ. Vì vậy, để giảm tối đa những rủi ro về thời gian cũng như tài chính em tin rằng việc nghiên cứu về đề tài ‘Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương’ là vô cùng cần thiết. Qua đó có thể thấy được năng lực hiện 1
- tại của công ty và có những giải pháp khách quan nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Với đề tài: ‘Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương’ em muốn tập trung nghiên cứu những nhân tố thực trạng gây nên hạn chế về khả năng cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty. Từ việc nghiên cứu thực trạng, sau đó đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô, vi mô phù hợp với doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tương tự của năm trước về đề tài nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tương tự như: Đề tài 1: ‘ Năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ phần tiếp vận Intercargo’ – Luận văn tốt nghiệp - Phan Thị Hà Giang, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, năm 2018. Đề tài 2: Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container tại công ty Cổ phần dịch vụ Logistics Đại Cồ Việt tại Hà Nội” – Luận văn tốt nghiệp - Phạm Thị Mai, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, năm 2017. Đề tài 3: ‘Năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH thương mại vận chuyển Toàn Cầu’- Luận văn tốt nghiệp – Lương Nhật Quyên, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, năm 2018. Đề tài 4: ‘Nâng cao năng lực cung ứng giao hàng xuất khẩu tại công ty TNHH An Lợi’- Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Trần Minh Anh, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, năm 2019. Đề tài 5: ‘Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics của công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam’- Dương Thị Hậu, Luận văn Thạc Sĩ Trường Đại học Thương Mại, năm 2018. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu năm trước đã đánh giá tổng quan 2
- năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty mình, các đề tài cũng đã nêu ra những tiêu chí đánh giá và những nhân tố tạo nên năng lực cung ứng của công ty. Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng của vấn đề từ đó nêu ra những giải pháp phù hợp với hiện trạng của công ty cũng như các đề xuất, kiến nghị đối với các công ty cũng như Nhà nước để quản trị tốt quy trình này. Tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu đều có một đối tượng khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, nên trong quá trình thực tập, em thấy đây là một đề tài phù hợp và chưa có bài nghiên cứu nào về đề tài này tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và làm rõ lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương. Bằng cách phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của Công ty để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương. Phạm vi thời gian: Hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương từ năm 2018- 2020. Và tầm nhìn dài dạn đến năm 2025. 3
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương có mạng lưới hoạt động rộng khắp từ các khu vực Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, em tập trung vào việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu đến từ các quốc gia khu vực Châu Á. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: + Dữ liệu được thu thập từ các đề tài luận văn đều thuộc lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, Logistics. + Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh và các thủ tục chứng từ của công ty Cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương trong giai đoạn 2018-2020. + Dữ liệu thông qua việc tìm kiếm thông tin trên internet bao gồm các trang web đăng tải các chuyên đề luận văn như: tailieu.vn, luanvan.net,….;thư viện trường Đại học Thương mại. + Các bài viết có liên quan được đăng trên báo, tạp chí. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại phòng kinh doanh của công ty. 1.6.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực trạng về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty VNT logistics thông qua các tài liệu nội bộ mà công ty cung cấp từ năm 2018 đến nay. - Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian phân tích nhằm đánh giá sự hợp lý và không hợp lý của các dữ liệu này. 4
- - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty VNT logistics, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty. 1.7. Kết cấu khóa luận Ngoài các phần như mục lục, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục viết tắt, khóa luận được kết cấu theo 4 chương chính sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 2 : Một số vấn đề lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các công ty giao nhận Chương 3 : Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ hàng hóa của công ty VNT Logistics Chương 4: Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của công ty VNT logistics 5
- CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN 2.1. Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 2.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Dịch vụ Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái sản xuất xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành. Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Trong thương mại quốc tế, hàng hóa cần được vận chuyển đến nhiều khu vực, lãnh thổ khác nhau, từ nước người vận chuyển đến nước người mua. Do đó vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của buôn bán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu được trong quá trình lưu thông hàng hóa. Theo hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế (FIATA) thì “dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gam hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu khỏ, đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch vụ phân phối hàng hóa thậm chí cả các dịch vụ tư vẫn hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước này sang nước khác đều coi là giao nhận hàng hóa quốc tế”. 6
- Như vậy, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có thể hiểu là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải bằng đường hàng không nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 2.1.2 Đặc điểm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế có 4 đặc điểm chính sau: Thứ nhất, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế không tạo ra sản phẩm vật chất mà chỉ tác động làm cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động. Thứ hai, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thụ động do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu, nước thứ ba... Thứ ba, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ. Thứ tư, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận. Hiện nay, Cùng với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông, sự vận động của hàng hóa ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Giờ đây, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển đơn lẻ nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với nhà sản xuất và các trung gian thương mại đảm nhận thêm các khâu như: gom hàng, xếp hàng, lắp ráp, đóng gói, cung cấp dịch vụ kho hàng, lưu trữ hàng hóa, xử lý thông tin… Như vậy, hoạt động vận tải giao nhận thuần túy đã dần trở thành hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật lý và là một bộ phận trong chuỗi mắt xích “cung - cầu”. 7
- 2.1.3. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Dịch vụ giao nhận giúp hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng. Bên cạnh đó hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của họ góp phần giảm giá hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho cảng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội,…. - Đối với nền kinh tế: Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đối chắc chắn và ổn định nếu biết khéo léo tổ chức và điều hành trên cơ sở tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có. Trong xu thế quốc tế hóa đời sống hiện nay thì hoạt động giao nhận càng có vai trò quan trọng. . Để cho quá trình vận chuyển được hoàn thành bằng việc hàng hóa tới tay người mua, cần thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan tới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng ở dọc đường… tất cả những công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận. Như vậy, nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế. 2.2. Năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 2.2.1. Khái niệm năng lực cung ứng dịch vụ Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận ( Điều 3, khoản 9, Luật thương mại 2005). Năng lực cung ứng của doanh nghiệp là mức độ sử dụng các nguồn lực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong đó : 8
- Năng lực của một tổ chức được hiểu là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó hoặc là mức độ sử dụng khả năng và nguồn lực sẵn có của tổ chức đó để thực thi các hoạt động chủ yếu. Năng lực là những thuộc tính, khả năng, quy trình tổ chức, kiến thức và kỹ năng cho phép một công ty đạt được hiệu suất cao và duy trì lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh (Morash et al., 1995 & 1996). Trong khi đó, cung ứng là “cung cấp những thứ cần thiết để đáp ứng nhu cầu, thường là của hành khách hoặc của sản xuất”. Trong hoạt động kinh doanh, cung ứng là một trong các hoạt động cơ bản, nhằm tạo yếu tố đầu vào đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dung. Vì thế cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm đặc biệt hoặc các dịch vụ tùy biến, được thiết kế để tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng, đồng thời liên tục cải tiến. Dựa trên các quan điểm trên ta có: Năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận là khả năng cung cấp các dịch vụ giao nhận như giao nhận đường biển, giao nhận đường hàng không, dịch vụ logistics, giao nhận nội địa, đại lý tàu biển, tổng đại lý bản cước, đại lý bản vẻ máy bay... để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Là sự tích hợp khả năng và nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp về dịch vụ giao nhận nhằm mang lại cho khách hàng sự cần thiết, đồng thời đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thể của công ty giao nhận khi đứng ra làm ủy thác tổ chức việc vận chuyển hàng hóa từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng. 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 2.2.2.1. Năng lực về cơ sở vật chất Để phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, các công ty cần đảm bảo hệ thống kho bãi rộng, kho đủ điều kiện bảo quản hàng hóa tốt về số lượng và chất lượng. Cũng như việc chú trọng phát triển đa dạng các loại hình kho bãi để đáp ứng nhu cầu xuất - nhập khẩu đa dạng của khách hàng. 9
- Thêm vào đó là số lượng đầu xe vận chuyển và các loại xe chuyên dụng, trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại để liên lạc như hệ thống mạng máy tính kết nối internet, các phương tiện viễn thông quốc tế, các phương tiện dùng trong quản lý hiện trường... Chỉ khi có đủ điều kiện về phương tiện giao nhận vận tải, các thiết bị thông tin hiện đại... mới có thể cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Cơ sở hạ tầng cũng là một nhân tố tác động đến dịch vụ giao nhận. Do trong quá trình chuyển tải, xé lẻ hàng hoá dễ bị đổ vỡ, bị xước và khi đó tất nhiên là thời gian sẽ bị kéo dài. Nếu thời gian kéo dài quá hạn giao hàng cũng như hàng hoá bị hư hỏng, người vận chuyển sẽ bị phạt bồi thường và dẫn đến chi phí vận chuyển tăng, khi đó việc kinh doanh sẽ không có lãi thậm chí là lỗ. Vì vậy nếu cơ sở hạ tầng được đảm bảo, nâng cấp thường xuyên sẽ góp phần nâng hiệu quả dịch vụ giao nhận. 2.2.2.2. Năng lực về ứng dụng khoa học công nghệ Các trang thiết bị điện tử tiên tiến, hiện đại là cần thiết để đáp ứng được tốc độ phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa cũng như có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên trong quá trình xử lý, giải quyết công việc. Với công nghệ tiên tiến giúp đơn giản hóa các quy trình thủ tục nội bộ, các công ty sử dụng một chương trình hoặc hệ thống là một quy trình quản lý nội bộ, điều này biến một quá trình phức tạp thành một nhiệm vụ đơn giản. Việc áp dụng công nghệ hiện đại với trình độ cao rút ngắn thời gian sản xuất dịch vụ của doanh nghiệp. Có thể kể đến như : ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động giao nhận hàng hóa từ hoạt động theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến việc sử dụng các thiết bị vận hành tự động trong kho hàng, hay ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, loại bỏ những bước thừa thãi, tiết kiệm thời gian trong quá trình lưu kho, bốc xếp, chuyển tài hàng hóa. Đồng thời áp dụng vào lĩnh vực marketing, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tài hàng hóa hay bảo hiểm, thanh toán. 10
- Ví dụ như thông qua phần mềm công nghệ trí tuệ nhân tạo 4.0. Các công ty có thể thường xuyên thông báo cho khách hàng về tình trạng giao - nhận hàng của công ty. Khách hàng có thể giảm thời gian chờ đợi và chú tâm làm những việc cần thiết hơn vì họ đã biết được thông tin liên lạc về việc vận chuyển hàng hóa. 2.2.2.3. Năng lực của nhân viên và năng lực lãnh đạo của quản lý Đội ngũ nhân viên cũng như yếu tố con người trong bất kỳ tổ chức, công ty nào cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói đây là yếu tố mang tính thành bại cho tổ chức. Đối với lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thì đòi hỏi mỗi cán bộ nhân viên phải có trình độ cao về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp, có kiến thức sâu rộng và có sự nhạy bén trong công việc. Khách hàng chỉ uỷ thác giao nhận toàn quyền cho công ty khi họ thấy sự tin tưởng vào khả năng hoạt động của công ty. Để có được những phẩm chất trên yêu cầu cán bộ nhân viên phải không ngừng học hỏi về nghiệp vụ cũng như tự mình rèn luyện để hoàn thiện bản thân, bên cạnh đó các công tác quản lý nhân lực giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Để tối ưu hóa, quy trình cung ứng dịch vụ phải được tổ chức rõ rang để cán bộ nhân viên có thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, không gây chồng lấn công việc cho nhau . Việc này đồng thời cũng giúp các cấp kiểm soát tiến độ và tình hình làm việc của cấp dưới. Nếu không, với một bộ máy với quy trình cồng kềnh, phức tạp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động giao nhận . Do thời gian chờ đợi kể từ khi trình lên cấp trên đợi phê duyệt hay công văn từ cấp trên gửi xuống phải thông qua từng cấp khiến lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh cũng như giải quyết vấn đề không kịp thời. 2.2.2.4. Mạng lưới vận chuyển và khả năng kết nối Để tối đa hóa cả chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa đến các quốc gia khác nhau đòi hỏi mạng lưới vận tải hàng hóa của công ty phải phủ rộng khắp các quốc gia, vì thế không thể không đầu tư trên diện rộng , cùng với đó 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 278 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 250 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 253 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
44 p | 43 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 57 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
46 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 46 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
97 p | 31 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Sông Hậu - Cần Thơ
106 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 22 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả xuất khẩu bưởi của Công ty The Fruit Republic Cần Thơ
94 p | 35 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
89 p | 22 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta
52 p | 52 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cà Mau
98 p | 21 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
105 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
82 p | 14 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn