Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI
lượt xem 18
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI" là phân tích thực trạng thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI WASFI NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên: Thạc sĩ Thái Thu Hương - Họ và tên: Đinh Thị Chinh - Bộ môn: Quản Lý Kinh Tế - Lớp: K54F3 HÀ NỘI, 2022
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................2 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................3 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.........................................................................................3 2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................................4 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ....................................................................................................6 Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu............................................7 1.1. Bản chất về thị trường và phát triển thị trường ..................................................................7 1.1.1. Khái niệm về thị trường.................................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm của thị trường ................................................................................................8 1.1.3. Những cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường ...........................................................8 1.2. Thực phẩm thiết yếu ........................................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm thực phẩm thiết yếu .................................................................................. 10 1.2.2. Đặc điểm thực phẩm thiết yếu.................................................................................... 10 1.2.3. Thương mại thực phẩm thiết yếu............................................................................... 10 1.3. Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường ............................... 11 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường ..................................................................... 11 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường .......................................................... 12 a, Nhân tố vĩ mô ........................................................................................................................ 12 b, nhân tố vi mô ......................................................................................................................... 13 Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI ............................................................................................ 16 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty ........................................................................... 16 2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................................................ 16 2.1.2. Tình hình thị trường của công ty ..................................................................................... 17 2.1.3. Tình hình đối tác và bạn hàng của công ty ..................................................................... 19 2.2. Thực trạng phát triển thị trường của công ty .............................................................................. 19 2.2.1. thực trạng phát triển thị trường theo chiều rộng ........................................................... 19 2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường theo chiều sâu ............................................................ 21 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của công ty .............................. 21
- 2.3.1. Những nhân tố vĩ mô ......................................................................................................... 21 2.3.2. Những nhân tố vi mô ......................................................................................................... 24 Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI ......................................................................... 29 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI29 3.1.1. Quan điểm .......................................................................................................................... 29 3.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................................................ 29 3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI................ 30 3.3. Giải pháp .................................................................................................................................. 30 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................................. 30 3.3.2. Giải pháp đối với công ty .................................................................................................. 31 a, Phát triển thị trường theo chiều rộng ..................................................................................... 31 b, Phát triển thị trường theo chiều sâu....................................................................................... 32 c, Một số giải pháp khác............................................................................................................ 34 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 37
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty WASFI Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI trong gia đoạn 2016-2020 Bảng 3 Doanh thu sản phẩm theo thị trường giai đoạn 2016-2020 Bảng 4 Phân tích tình hình biến động quy mô nguồn vốn Bảng 5 Bảng phân loại lao động Bảng 6 Doanh thu đối thủ cạnh tranh Biểu đồ 1 Thị phần kinh doanh của công ty WASFI giai đoạn 2016-2020 Biểu đồ 2 Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016-2020 Biểu đồ 3 Cơ cấu lao động theo giới tính 1
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và viết khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự giúp của Nhà trường, thầy cô khoa Kinh tế - Luật nói chung và bộ môn Quản lý kinh tế nói riêng đã giúp em có được những kiến thức chuyên ngành, là nền tảng vững chắc để vận dụng vào đề tài khóa luận này. Đồng thời, em cũng nhận được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. Bên cạnh đó, em còn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình của gia đình, bạn bè, người thân, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình. Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế - Luật và đặc biệt là tới cô giáo, Thạc sĩ Thái Thu Hương, người trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận này. Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, tìm hiểu và viết khóa luận của mình. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân là những nguồn cổ vũ, động viên quan trọng đối với em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 20/12/2021 Sinh viên thực hiện Đinh Thị Chinh 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhâp kinh tế với khu vực và thế giới thời gian qua Việt Nam đã tận dụng thành công nhiều cơ hội và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Thị trường càng mở cửa thì áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ ở các thị trường xuất khẩu của quốc gia mà ngay cả thị trường nội địa cũng gây ra nhiều khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Tất cả các ngành hàng, mặt hàng đều hoạt động sôi nổi, cạnh tranh nhau tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, tạo ra sản phẩm khác biệt, có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các chiến lược phát triển quảng cáo sáng tạo, khuyến mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo khiến cho các chiến lược này bị mất tác dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chính sách phát triển thị trường thật sự đồng bộ, hiệu quả, đem lại những tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh. Ngành thực phẩm cụ thể hơn là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu là một lĩnh vực kinh doanh khá sôi nổi và quan trọng hiện nay. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng, nhiều công ty, doanh nghiệp đã không đảm bảo được số lượng hàng hóa, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, không đủ cung cấp cho người dân. Cầu về hàng hóa tăng, dẫn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI-Là một công ty cung cấp mặt hàng thực phẩm thiết yếu khu vực miền Bắc.Trước đó công ty cung cấp chủ yếu cho khu vực Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh, nhu cầu về mặt hàng trên thị trường ngày càng tăng. Với tình hình thực tế đó, việc tăng cường phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu là một vấn đề cấp thiết đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. Để làm tốt được việc này, công ty cần tăng quy mô kinh doanh, tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI” với mong muốn đề tài có thể đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của quý Công ty 3
- 2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a, Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yêu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. b, Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty. c, Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. - Phân tích tình hình phát triển thị trường của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI giai đoạn 2016-2020. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI trong giai đoạn 2016-2020 - Về không gian: Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung về tình hình phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. Từ đó đề xuất ra giải pháp phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho các năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập dữ liệu Là phương pháp thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, giúp người nghiên cứu có đầy đủ thông tin về vấn đề đang nghiên cứu để phân tích, đưa ra những đánh giá về vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, toàn diện và xác thực. Các dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn tài liệu sau: - Nguồn bên trong doanh nghiệp: các tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI, các báo cáo, số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty… được sử dụng trong chương 2 để phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty 4
- - Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: tài liệu chuyên ngành; tài liệu tham khảo; giáo trình, bài giảng của trường đại học Thương mại; các số liệu đã được công bố, số liệu từ niên giám thống kê, các công trình nghiên cứu có liên quan; các văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách… của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Các thông tin từ nguồn ngoài doanh nghiệp được sử dụng để hệ thống lại lý luận về phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường… được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để hệ thống lại lý luận về phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thết yếu, phân tích tác động của các nhân tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. b) Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp chỉ số: chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc %, được tính bằng cách so sánh hai mức độ của một chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp này để tính các chỉ số về tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tỉ trọng doanh thu theo mặt hàng… trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI ở chương 2. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp dùng để so sánh, đối chiếu các dữ liệu đã thu thập được, các chỉ số tính toán được để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau hoặc các mặt hàng khác nhau của Công ty. Đề tài sử dụng phương pháp này trong chương 2 để so sánh, đối chiếu các số liệu và chỉ số của Công ty về doanh thu, lợi nhuận, tỷ trọng doanh thu các vùng... trong các năm liên tiếp của giai đoạn nghiên cứu để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tiêu thụ các thiết bị phụ tùng máy móc của Công ty. c) Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp này được hiểu là phương pháp phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau để rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát làm nổi bật những nội dung chính của vấn đề nghiên cứu. Sau khi thu thập số liệu thì đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu thành nhóm số liệu nhằm làm cho quá trình nghiên cứu, phân tích dễ dàng hơn. Phương pháp này sử dụng trong chương 2 để hệ thống hóa các dữ liệu minh họa cho những nội dung chính của đề tài, nhằm đánh giá thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ. Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. 5
- 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI 6
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu 1.1. Bản chất về thị trường và phát triển thị trường 1.1.1. Khái niệm về thị trường Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. Theo khái niệm và các nhà kinh doanh thường dùng thì thị trường chứa tổng cung, tổng cầu về một hàng hóa hay một nhóm hàng hóa nào đó. Trên thị trường luôn luôn diễn ra các hoạt động mua, bán và các quan hệ hàng hóa, tiền tệ. Có thể nói chung quan điểm nhất là: Thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định. Hành vi cơ bản của thị trường là hành vi mua. Thông qua hoạt động mua bán hàng hóa (sản phẩm vật chất và dịch vụ) người mua tìm được sản phẩm đang cần và người mua bán được sản phẩm mình đang có với giá thỏa thuận. Hành vi đó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và tạo ra những mối quan hệ trong nền kinh tế. Quan hệ giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, quan hệ giữa người tiêu dùng với nhau. Thị trường có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa. Một nền kinh tế hàng hóa có thể phát triển mạnh mẽ khi có đủ các dạng thị trường, thị trường tiêu dùng, thị trường tiền tệ, thị trường người lao động… Tái xuất hàng hóa gồm có sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Thị trường nằm trong khâu lưu thông. Như vậy, thị trường là một khâu tất yếu của hoạt động sản xuất. Thị trường chỉ mất đi khi hàng hóa không còn. Thị trường là một chiếc “cầu nối” của người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, nó còn thể hiện các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do đó thị trường còn được coi là môi trường kinh doanh. Thị trường là khách quan, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh không có khả năng làm thay đổi thị trường mà ngược lại họ tiếp cận và thích ứng với thị trường. Thị 7
- trường là tấm gương để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình. Trong quản lý kinh tế, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa. Nó là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế hàng hóa. 1.1.2. Đặc điểm của thị trường Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại riêng biệt, có đặc điểm riêng nhất định của từng loại, nhưng tóm lại chúng đều có những đặc điểm chung của thị trường như sau: - Có các chủ thể tham gia thị trường: Thứ nhất, người sản xuất là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…Thứ hai, người tiêu dùng là những người mua hàng, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Thứ ba, các chủ thể trung gian trong thị trường làm tăng kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau, như thương nhân, những doanh nhân kinh doanh các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Ngoài ra còn các trung gian như: môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ…Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trong phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Thứ tư, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tất của thị trường. - Là nơi diễn ra quá trình trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất và người tiêu dùng. Bất kể trên một loại thị trường nào thì quá trình mua bán đều được diễn ra, từ đó thị trường có cơ hội phát triển hơn. 1.1.3. Những cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường ❖ Khái niệm phát triển thị trường Có rất nhiều cách để định nghĩa phát triển thị trường, dưới đấy là một cách định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất: Phát triển thị trường là tổng hợp các hình thức, biện pháp, phương hướng, đường lối mà doanh nghiệp áp dụng để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thị trên thị trường đạt mức tối đa. Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, công ty…ngoài việc đưa ra sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới những công ty doanh nghiệp còn chú trọng đến việc phát triển và đáp ứng tốt thị trường ở hiện tại, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng và mở rộng thị phần và phát triển thị trường ngày một rộng lớn hơn. 8
- ❖ Phương thức phát triển thị trường Hiện nay các doanh nghiệp, công ty đang đi theo hai cách để phát triển thị trường đó chính là phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu, cả hai cách này đều được đánh giá là có khả năng phát triển, nhưng với mỗi công ty sẽ lựa chọn cho mình một cách và phương hướng khác nhau. - Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm vi thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới. Phương thức này được doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp: Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện tại; Thị trường sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp có xu hướng bão hòa; Rào cản về chính trị luật pháp (quan hệ quốc tế) quá lớn đối với doanh nghiệp trên thị trường hiện tại; Doanh nghiệp có đủ điều kiện năng lực để mở rộng thêm thị trường mới để tăng doanh thu lợi nhuận hoặc không có khả năng tăng thêm thị phần của mình trên thị trường đang kinh doanh. - Phát triển thị trường theo chiều sâu: Tức là doanh nghiệp cố găng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. Hướng phát triển này thường chịu anh hưởng bởi sự cạnh tranh, rào cản về sức mua, địa lý…do vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thị trường, qui mô, cơ cấu mặt hàng và sự cạnh tranh, tiềm lực của doanh nghiệp để đảm bảo cho sự thành công của hoạt động phát triển thị trường. Phat triển thị trường theo chiều sâu thường được các doanh nghiệp sử dụng khi: doanh nghiệp có khả năng và điều kiện cạnh tranh tại thị trường này; Thị trường hiện tại lớn và ổn định có xu hướng điều kiện môi trường tốt cho sản phẩm của doanh nghiệp; Sản phẩm doanh nghiệp có uy tín trên thị trường và đang được ưa chuộng. ❖ Vai trò của phát triển thị trường Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh thường đưa ra khá nhiều mục tiêu để theo đuổi. Tuy nhiên vào từng thời điểm khác nhau hay vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mà mục tiêu của doanh nghiệp được đặt vị trí khác nhau. Ba mục tiêu cơ bản lâu dài của doanh nghiệp vẫn là: lợi nhuận, thế lực, an toàn. Các mục tiêu này đều được đó đạc, đánh giá và thực hiện trên thị trường thông qua khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường đó. Do vậy, phát triển thị trường là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh. Ngoài ra, thị trường còn là tấm gương phản chiếu hiệu quả kinh doanh, phản ánh việc thực hiện các chính sách, chiến lược kinh doanh có đạt hiệu quả hay không. Vì vậy, thông qua việc phát triển thị trường doanh nghiệp có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh, phát huy tiềm năng, hiệu quả đạt được và điều chỉnh những thiếu sót. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường rất khắc nghiệt, nó đào thải tất cả các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển của thị trường. Và một trong cách hữu hiệu nhất để tránh sự tụt hậu trong cạnh tranh đó là phát triển thị trường. Phát triển thị trường vừa 9
- đảm bảo giữ được thị phần, tăng doanh số, tăng lợi nhuận, vừa củng cố được uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Nói chung, phát triển là quy luật của mọi hiện tượng, kinh tế, xã hội. Chỉ có phát triển thì doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc phù hợp xu hướng chung của nền kinh tế. Phát triển thị trường chính là mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2. Thực phẩm thiết yếu 1.2.1. Khái niệm thực phẩm thiết yếu Thực phẩm thiết yếu là các loại lương thực, thực phẩm (chủ yếu là lương thực) được con người dùng làm thức ăn thường xuyên và với số lượng lớn, mang tính ổn định, lâu dài và bản thân các loại thực phẩm này cấu tạo thành một thành phần không thể thiếu của chế độ ăn uống và là các món chính trong bữa ăn hàng ngày. Đây là một trong những mặt hàng nhu yếu phẩm của xã hội, cũng như những mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược trong nền kinh tế của các quốc gia và cũng là những mặt hàng dễ tăng giá và có tác động rất lớn đến đời sống con người 1.2.2. Đặc điểm thực phẩm thiết yếu Những loại thực phẩm thiết yếu này cung cấp một tỷ lệ cao năng lượng và dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người cũng nhưng các loài gia súc, gia cầm, vật nuôi. Hầu hết con người tồn tại dựa trên một chế độ ăn uống có một hoặc nhiều thực phẩm thiết yếu. Thực phẩm thiết yếu có thể thay đổi theo quan điểm tùy nơi nhưng là loại thực phẩm có sẵn, cung cấp một hoặc nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sự sống còn và sức khỏe của con người là: carbohydrate, protein, và chất béo. Các thực phẩm thiết yếu có thể kể đến là ngũ cốc, củ, đậu, hoặc hạt... là các loại lương thực chủ yếu của một xã hội cụ thể có thể được tiêu thụ thường xuyên mỗi ngày, hoặc mỗi bữa ăn. Nhiều nền văn minh sớm gắn với văn minh nông nghiệp và lương thực là chủ yếu bởi vì ngoài việc cung cấp cần thiết dinh dưỡng, các loại lượng thực thường có thể được lưu trữ trong một thời gian dài. Mặc dù bổ dưỡng nhưng thực phẩm thiết yếu thường không tự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vì vậy cần phải được bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm khác như rau, thịt, cá... để tránh suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin. 1.2.3. Thương mại thực phẩm thiết yếu Do mặt hàng thực phẩm có những tính chất, đặc điểm riêng nên hoạt động thương mại thực phẩm thiết yếu ngoài các đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung, chúng còn có một số đặc điểm sau: ❖ Thứ nhất hệ thống phân phối thực phẩm thiết yếu thường phải đáp ứng được yêu cầu bảo quản thực phẩm. Khi chúng ta vào một siêu thị bán hàng thực phẩm đặc 10
- biệt là thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh thì các siêu thị này luôn có hệ thống máy lạnh, hệ thống sục khí trong bể nước để đảm bảo đuợc chất lượng thực phẩm. ❖ Thứ hai là mức lưu độ chuyển hàng hoá thực phẩm là nhanh, thời gian ngưng đọng hàng là tương đối ngắn. Do hàng thực phẩm có thời gian sử dụng tốt nhất ngắn nên các chủ cửa hàng luôn cố gắng đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá. ❖ Thứ ba là xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng. Rõ dàng là khi chúng ta đi mua thực phẩm, mặc dù thực phẩm được bảo quản tốt nhưng đứng trước cửa hàng là một đống rác, hoặc ruồi muỗi đậu đầy cánh cửa thì chúng ta cũng không muốn mua. Như vậy hoạt động mua bán, phân phối thực phẩm thiết yếu không chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm mà còn cần chú ý đến môi trường cung quanh để đảm bảo thực phẩm được sạch sẽ đến tay các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. 1.3. Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường ❖ Sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sản lượng và giá bán sản phẩm qua các năm. Thông qua chỉ tiêu doanh thu từng năm, ta có thể biết được kết quả kinh doanh là tăng hay giảm, có chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để xét xem việc kinh doanh sản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến chi phí để sản xuất ra sản phẩm, từ đó biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại được. Doanh thu nhiều hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp ra quyết định mở rộng phát triển thị trường sản phẩm đó. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá họat động phát triển thị trường của một doanh nghiệp. D=P*Q Trong đó:D: doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp. P: giá của sản phẩm Q: lượng sản phẩm bán ra. ❖ Tỷ suất lợi nhuận Một trong các chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp là: 𝐿ợ𝑖 nhuận 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, kinh doanh có lãi trên thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn đạt tỷ suất lợi nhuận cao, khi đó doanh nghiệp sẽ thể hiện khả năng kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. 11
- 𝐿ợ𝑖 nhuận 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 phí = 𝐶ℎ𝑖 phí Đây là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí bỏ ra. Đây là chỉ tiêu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và thực hiện nâng cao tiêu chí này. Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí doanh nghiệp cần tăng lợi nhuận hoặc giảm chi phí tổng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kết hợp hài hòa giữa lợi nhuận và chi phí. Tuy nhiên giải pháp quan trọng nhất là giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh, đó cũng là xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại. ❖ Hệ thống kênh phân phối Kênh phân phối là tập hợp hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng (người tiêu dùng). Hệ thống kênh phân phối tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn muốn mua hàng hóa, dịch vụ một cách thuận tiện nhất, ngắn thời gian nhất cho nên các doanh nghiệp cần có hệ thống kênh phân phối đáp ứng được yêu cầu về không gian, thời gian của khách hàng. Kênh phân phối còn là dòng vận động hàng hóa, dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải bỏ chi phí cho quá trình vận động này cho nên phải thiết kế hệ thống phân phối hợp lý nhất để tiết kiệm chi phí về tiền bạc và cả thời gian hàng hóa vận động đến người tiêu dùng, tăng nhanh vòng quay của vốn nhờ vậy có thể tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lựa chọn dạng kênh phân phối phù hợp với tính chất hàng hóa, quy mô doanh nghiệp, địa lý, nhóm khách hàng trọng điểm, lực lượng người trung gian và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu cụ thể trước khi đưa ra lựa chọn dạng kênh phân phối. Trong kênh phân phối có nhiều nhà phân phối khác nhau, doanh nghiệp phải cần đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho các nhà phân phối để phân phối hoạt động theo mục tiêu dung. Để làm được như vậy doanh nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ, đưa ra các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng, hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm… để các nhà phân phối có thể hoàn thành được mục tiêu bán hàng. 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường a, Nhân tố vĩ mô - Yếu tố thuộc môi trường kinh tế: Thương mại thực phẩm thiết yếu là một ngành nghề lĩnh vực kinh doanh trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tăng thu nhập của người dân dẫn đến các nhu cầu mới phát sinh, đồng thời cầu có khả năng thanh toán cũng tăng lên. Trong các nhu cầu đó có nhu cầu về mặt hàng thực phẩm thiết yếu, nhu cầu được hưởng thụ những mặt hàng chất lượng cao và dịch vụ tiện ích. 12
- Trong nền kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận. Các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chính sách về thuế, về lãi suất … giúp cho doanh nghiệp có thể huy động tối đa được nguồn vốn cần thiết để phát triển hệ thống. Nền kinh tế bao gồm rất nhiều ngành nghề, các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Thị trường thực phẩm thiết yếu muốn phát triển thì cần có các sản phẩm chất lượng, điều đó được giải quyết bởi việc sản xuất trong nước và nhập khẩu. Do đó ngành sản xuất nông nghiệp và kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có vị trí hết sức quan trọng…Như vậy môi trường kinh tế vĩ mô có tác động ảnh hưởng lớn tới việc phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Nhà nước cần có những chính sách hợp lý để đảm bảo nền kinh tế vĩ mô phát triển nhanh và ổn định từ đó thúc đẩy thị trường thực phẩm thiết yếu phát triển. - Yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật: Mỗi nền kinh tế nói chung, mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường chính trị, pháp luật. Môi trường chính trị, pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Ngược lại, môi trường chính trị, pháp luật bất ổn sẽ cản trở việc phát triển kinh tế. Chính trị bất ổn, luật pháp thường xuyên thay đổi khiến cho mức độ rủi do tăng cao, các nhà đầu tư không dám bỏ vốn ra. Do đó, sự ổn định về chính trị khiến cho tình hình đất nước ít bị xáo trộn. Các chính sách, chiến lược hay kế hoạch được ban hành sẽ ổn định hơn, ít bị thay đổi. Thị trường sẽ ít rủi do hơn, các nhà đầu tư sẽ yên tâm đầu tư và hệ thống phân phối sẽ phát triển. Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình. Nhờ sự ổn định về chính trị, luật pháp và những chính sách hợp lý, Việt Nam đã huy động được hàng chục tỉ đôla đầu tư nước ngoài trong đó có cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các nhà đầu tư trong nước cũng yên tâm đầu tư vốn xây dựng các nhà máy xí nghiệp, các trung tâm thương mại… - Yếu tố thuộc môi trường văn hóa xã hội: Khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở bất kì đâu doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới yếu tố văn hoá xã hội của khu vực đó. Văn hoá, phong tục truyền thống, trình độ dân trí, lứa tuổi, thị hiếu, tâm lý, tâm linh… sẽ quyết định tới hành vi của người tiêu dùng. Ở Indonêxia trên 90% dân số theo đạo Hồi. Được biết, những người theo đạo Hồi có đặc điểm là không ăn thịt lợn vì thế thịt lợn và các loại thực phẩm chế biến từ thịt lợn gần như không thể bán được tại đây. Do đó hoạt động thương mại thực phẩm thiết yếu tại Indonexia thì nên có các loại thực phẩm thay thế thịt lợn. b, nhân tố vi mô - Nguồn lực của doanh nghiệp: Đây được coi là yếu tố quan trọng đối với việc phát triển thương mại của công ty. Những nguồn lực cơ bản của công ty phải kể đến bao 13
- gồm: nguồn lực về vốn, lao động, công nghệ, trình độ quản lý. Nếu công ty có nguồn lực mạnh thì sẽ giúp hoạt động phát triển thương mại được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Một số nguồn lực chính như: Nguồn lực tài chính: là số vốn mà công ty có và huy động được để phát triển thương mại. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo cho việc mở rộng quy mô, việc lưu thông trên thị trường sẽ diễn ra dễ dàng hơn, hoặc dùng vốn để nâng cao bồi dưỡng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất có tốt thì quá trình lưu thông nhanh chóng hơn. Ngược lại nếu vốn kém công ty sẽ gặp khó khăn trong mở rộng quy mô. Đặc biệt đối với sản phẩm thiết bị phụ tùng máy móc đa dạng gồm rất nhiều loại, thay đổi liên tục cần nguồn vốn tương đối lớn thì cần phải có đủ năng lực tài chính để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên: Con người là nhân tố quan trọng và quyết định mọi hoạt động của công ty. Chính đội ngũ nhân viên đề ra và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại. Như vậy doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có trình độ cao, kinh nghiệm tốt để có thể hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra. Do đó mà đào tạo nguồn lực chất lượng cao là công việc mà bất cứ công ty nào cũng phải làm. Quản lý chất lượng sản phẩm: quản lý chất lượng là khâu không thể thiếu trong quá trình mua bán hay lưu thông hàng hóa đối với các công ty, doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là trong tình hình kinh tế cạnh tranh như ngày nay, một công ty muốn sản phẩm mình được khách hàng chấp nhận thì phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo các thông số kỹ thuật cam kết với khách hàng. Công nghệ: Ngày nay công nghệ thực sự trở thành nguồn lực của sản xuất kinh doanh. Công nghệ càng hiện đại thì con người càng dễ dàng tiếp cận với những thứ mới dễ dàng hơn, càng phát triển hơn nữa trong kinh tế - xã hội. Con người dùng công nghệ để sản xuất và phát triển, dùng công nghệ để sản xuất ra công nghệ, tìm kiếm khách hàng, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn, thực hiện các giao dịch mua bán dễ dàng hơn, thuận tiện hơn…Có thể nói khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thị trường thực phẩm nói chung và phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu nói riêng. - Chiến lược ngành hàng, của công ty: Để doanh nghiệp phát triển tốt, có lối kinh doanh đúng đắn thì cần phải có chiến lược về ngành hàng tốt để dẫn dắt công ty đi đúng hướng, thu lại lợi nhuận cao và đem lại kết quả kinh doanh tốt. Từ các chiến lược, kế hoạch đã định sẵn, công ty có thể xác định và lựa chọn đúng thời cơ cũng như khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. - Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và đào thải các doanh nghiệp yếu kém. Mức 14
- độ cạnh tranh biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh cùng sản phẩm hoặc sản phẩm có thể thay thế trong cùng một thị trường. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường cho mình. Quy luật cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cơ cấu sản phẩm hợp lý để có thể tạo ra vũ khí cạnh tranh hiệu quả xác định vị trí của mình trên thương trường. 15
- Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thực phẩm thiết yếu, công ty cũng đã gặp phải không ít những khó khăn và thách thức trong vấn đề phát triển thương mại và khai thác thị trường. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực và cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng sự hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám đốc, hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm thiết yếu cũng có những chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả khả quan kể từ khi đi vào hoạt động. Hiện nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực - thực phẩm thiết yếu như: rau, củ quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống siêu thị chủ lực của thành phố với số lượng khá nhiều, giá cả được niêm yếu rõ ràng, đầy đủ và ổn định. Bảng 1: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty WASFI Đơn vị: VND Chỉ tiêu 1. Vốn lưu động 2. Vốn cố định 3.Tổng vốn Năm 2016 3.142.313.424 1.000.042.264 4.142.355.688 Năm 2017 3.334.979.068 1.315.914.048 4.650.893.116 Năm 2018 3.606.007.110 1.084.012.386 4.690.019.496 Năm 2019 3.488.197.210 852.110.724 4.340.307.934 Năm 2020 3.316.143.963 620.209.061 3.936.353.024 2017/2016 6,1 31,5 12,2 2018/2017 8,1 -17,6 0,8 2019/2018 -3,2 -21,3 -7,4 2020/2019 -4,9 -27,2 -9,3 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán) Qua bảng 1 có thể thấy vốn kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI đang bị giảm sút trong giai đoạn 2016-2020. Vốn lưu động của công ty giai đoạn 2016-2018 có sự tăng nhẹ, năm 2017 so với năm 2018 tang 6,1%, năm 2018 so với 2017 tăng 8,1%, tuy nhiên, vào năm 2019 so với năm 2018 giảm 3,2%; và năm 2020 so với năm 2019 giảm 4,9%. Vốn cố định của công ty cũng biến động khá nhiều, năm 2017 so với 2016 tăng 31,5%, nhưng năm 2018 so với năm 2017 lại giảm 17,6%, năm 2019 so với năm 2018 giảm 21,3%; năm 2020 so với năm 2019 giảm 27,2%. Qua đó tổng vốn 16
- của công ty cũng tăng giảm theo k nhỏ, giai đoạn 2016-2018 tăng lần lượt là 12,2% và 0,8%; năm 2019 so với năm 2018 giảm 7,4%; năm 2020 so với năm 2019 giảm 9,3%. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại WASFI trong gia đoạn 2016-2020 Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch lợi nhuận năm sau so với năm trước Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tương Tuyệt đối đối (%) 2016 5.809,256 736,152 5.073,104 2017 6.094,787 703,203 5.554,996 481,892 9,49 2018 6.455,862 740,173 5.856,162 301,166 5,42 2019 5.655,028 517,803 5.100,154 -765,008 -12,91 2020 2.510,510 454,532 2.055,99 -3.044,164 -59,69 (Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế toán) Dựa vào bảng 2 phía trên có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn 2016-2018, công ty có mức lợi nhuận khá cao, năm 2017 so với 2016 tăng 281,892 triệu đồng tương ứng tăng 9,49%; năm 2018 so vói 2017 tăng 301,166 triệu đồng tương ứng tăng 5,42%. Với phương châm là bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã thực hiện công việc kinh doanh với những nỗ lực lớn và kết quả kinh doanh cũng như tình hình vốn qua giai đoạn 2016- 2018 đã chứng minh điều đó. Hoạt động kinh doanh của công ty có những bước chuyển đáng chú ý vào khoảng 2018- 2019. Theo bảng số liệu, năm 2019 so với 2018 lợi nhuận giảm 12,91%; năm 2020 so với 2019 lợi nhuận giảm 59,69%. Vào năm 2020, hoạt động kinh doanh của công ty được coi là gặp biến động lớn nhất từ trước đến nay. Đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của dịch bệnh bùng nổ, gây trì trệ các hoạt động kinh tế của cả nước. 2.1.2. Tình hình thị trường của công ty Được biết, công ty hoạt động xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường rộng lớn, tuy nhiên cũng gặp không ít cạnh tranh khi hoạt động tại thị trường này. Giai đoạn 2016-2018, công ty liên tục xuất các lô hàng thưc phẩm sang Trung Quốc theo các đường biên giới Lào Cai, Quảng Ninh… 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 252 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 253 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
44 p | 47 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 58 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
46 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 50 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
97 p | 32 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Sông Hậu - Cần Thơ
106 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả xuất khẩu bưởi của Công ty The Fruit Republic Cần Thơ
94 p | 38 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
89 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta
52 p | 55 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cà Mau
98 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
105 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
82 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn