Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc
lượt xem 13
download
Bài khóa luận "Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc" đã hệ thống hoá những lý thuyết liên quan cùng với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, những nhân tố tác động đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BỘ MẶC NHÀ NỮ CỦA CÔNG TY TNHH MINH HƯƠNG P.N.D TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC” NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng - Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Vi - Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K54F5 HÀ NỘI, 2022
- TÓM LƯỢC Hiện nay, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành thời trang nói chung, ngành thời trang mặc nhà nữ nói riêng cũng đang tăng trưởng khá nhanh. Các thương hiệu thời trang mặc nhà liên tục phát triển, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường, từ đồ bộ mặc nhà, dép đi trong nhà, áo choàng đến khăn tắm …Sự phát triển của các sản phẩm thời trang này ngày càng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng trong nước. Điều này dẫn đến một thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu thời trang mặc nhà trong và ngoài nước. Nhận thức rõ được tiềm năng thị trường này, Công ty TNHH Minh Hương P.N.D xác định sản phẩm bộ mặc nhà nữ chiếm tỷ trọng lớn nhất (95%) trong các sản phẩm mà tổng Công ty cung cấp ra thị trường. Và trong thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thành công mà công ty đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ trên thị trường miền Bắc, cụ thể là chưa tối thiểu hóa chi phí, chưa khai thác triệt để tiềm năng thị trường. Điều này dẫn đến tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận biến động. Do đó, em nhận thấy công tác nghiên cứu đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng nên em thực hiện đề tài: “Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc” để Công ty có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Đề tài chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm mặc nhà nữ của công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018-6/2021. Bài khóa luận đã hệ thống hoá những lý thuyết liên quan cùng với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, những nhân tố tác động đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm. Trên cơ sở lý thuyết và vận dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, thực hiện phân tích-đánh giá, khóa luận khái quát thực trạng phát triển thương mại sản phẩm mặc nhà nữ của Công ty theo nhiều chiều; đánh giá được những thành công, hạn chế và chỉ ra các nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho Minh Hương phát triển hoạt động thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ.
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc”, em đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, đồng thời được phía Nhà trường và Công ty tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Phượng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Kinh Doanh của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế và thời gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều nên trong bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hà Vi
- MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận ............................................................1 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ......................................................2 3.Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................3 4.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................4 5.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp .......................................................................................5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BỘ MẶC NHÀ NỮ ............................................................................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ..............................................................................................................................6 1.1.1 Khái niệm bộ mặc nhà nữ ..............................................................................6 1.1.2 Khái niệm thương mại ...................................................................................6 1.1.3 Khái niệm Phát triển thương mại ...................................................................7 1.1.4 Khái niệm Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ..........................7 1.2. Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ......................7 1.2.1 Sản phẩm bộ mặc nhà nữ ...............................................................................7 1.2.2 Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ......................8 1.2.3 Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ .........................9 1.3.1 Các nguyên tắc chính phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ......10 1.3.2 Nội dung phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ..........................12 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ .......12 1.3.4 Các chính sách phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ .................15 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ....17 1.3.6 Bài học kinh nghiệm cho phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ .20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BỘ MẶC NHÀ NỮ CỦA CÔNG TY TNHH MINH HƯƠNG P.N.D TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC ....................................................................................................................22 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc .......................................................................................................................................22 2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trong giai đoạn 2018-6/2021 .................................................................................22 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc ......................23 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc ...................................................27 2.2.1. Thực trạng phát triển thương mại về quy mô .............................................28 2.2.2. Thực trạng phát triển thương mại về chất lượng ........................................31
- 2.2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động thương mại ................................................33 2.3. Đánh giá về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc...............................................34 2.3.1. Thành công..................................................................................................35 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................36 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BỘ MẶC NHÀ NỮ CỦA CÔNG TY TNHH MINH HƯƠNG P.N.D TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 2021-2025 ......................................38 3.1. Xu hướng, quan điểm, định hướng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2021-2025 .......................................................................................................................................38 3.1.1. Xu hướng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2021-2025 .............................................................................38 3.1.2. Quan điểm phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2021-2025 ........38 3.1.3. Định hướng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2021-2025 ........39 3.2. Các giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2021-2025.............................40 3.3. Một số kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ ........................44 3.3.1 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước ................................................44 3.3.2 Một số kiến nghị với hiệp hội dệt may ..................................................44 3.4. Những vấn đề cần đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................46
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-6/2021 ...........22 Bảng 2. 2 Cơ cấu lao động của công ty TNHH Minh Hương P.N.D ............................24 Bảng 2. 3: Bảng số liệu giá bán của Sunfly và một số thương hiệu năm 2021 .............25 Bảng 2. 4: Sản lượng, tổng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh sản phẩm bộ mặc nhà nữ của công ty trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018-6/2021 ..................................28 Bảng 2. 5: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty TNHH Minh Hương P.N.D giai đoạn 2018-6/2021 ...................................................................................................31 Bảng 2. 6: Phương thức phân phối của công ty TNHH Minh Hương P.N.D từ 2018- 6/2021 trên thị trường miền Bắc....................................................................................32 Bảng 2. 7: Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty .........33 Bảng 2. 8: Hiệu quả sử dụng vốn và lao động của công ty giai đoạn 2018-6/2021 ......34
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Thị phần kinh doanh của công ty tại miền Bắc năm 2018 ......................30 Biểu đồ 2. 2: Thị phần kinh doanh của công ty tại miền Bắc năm 2019 ......................30 Biểu đồ 2. 3: Thị phần kinh doanh của công ty tại miền Bắc năm 2020 ......................30 Biểu đồ 2. 4: Tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu của sản phẩm bộ mặc nhà nữ giai đoạn 2018-6/2021 ...................................................................................................31
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Những năm gần đây, thế giới đã và đang có những thay đổi lớn với nhiều sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, phức tạp, khó lường,...đặc biệt là những biến động trong nền kinh tế. Nó vừa mang đến cho các quốc gia những thời cơ, vận hội và hy vọng vừa đặt ra nguy cơ, thách thức, đặc biệt với những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nó tác động đến mọi chủ thể trong nền kinh tế của nước ta trong đó có ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thời trang mặc nhà dành cho nữ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đẩy mạnh hoạt động phát triển thương mại sản phẩm với nhiều chính sách, định hướng phù hợp. Chính vì vậy, phát triển thương mại là vấn đề mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang mặc nhà nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh nói chung cần chú trọng đầu tư để tồn tại và phát triển. Thị trường thời trang mặc nhà nữ trong những năm này phát triển rất nhanh chóng và được nhận định là một thị trường đầy tiềm năng. Những trang phục mặc nhà khá phổ biến và ngày càng quan trọng với nhiều người, đặc biệt là đối với phái nữ. Sau một ngày làm việc bận rộn và mệt mỏi trong những đồ bộ công sở thì bộ mặc nhà với đặc trưng thoải mái và dễ chịu vốn có sẽ là lựa chọn không thể thiếu của nhiều người. Hơn nữa đồ bộ thường có “công năng” phù hợp với nhiều hình thức hoạt động của chị em khi ở nhà. Hiểu và nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp không chỉ tập trung phát triển về số lượng, quy mô mà ngày càng chú trọng đến mẫu mã, chất lượng. Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối đồ bộ mặc nhà cho nữ giới, Công ty TNHH Minh Hương P.N.D với thương hiệu thời trang mặc nhà cao cấp Sunfly đã đạt được sự thành công nhất định trên thị trường này với hơn 80 showroom và đại lý trên khắp cả nước, đặc biệt tập trung phát triển ở thị trường miền Bắc. Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trên thị trường miền Bắc có sự biến động mạnh trong giai đoạn 2018-6/2021. Công ty có sự tăng trưởng nhiều ở giai đoạn 2018-2019 với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là 2,46% tương đương tăng 1104 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận của công ty có sự gia tăng. Tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 mà lợi nhuận và doanh thu của Công ty có sự giảm nhẹ tại năm 2020 và nửa đầu năm 2021, song hiệu quả sử dụng vốn và lao động theo đó giảm nhẹ. Bên cạnh đó, quá trình mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa khai thác triệt để tiềm năng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ trên thị trường này theo chiều sâu trong khi đây là thị trường phát triển chính của doanh nghiệp, chưa tiếp cận triệt để khách hàng và chưa tối thiểu hoá chi phí. Điều này sẽ 1
- dẫn đến tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận biến động, thậm chí tạo cơ hội cho hàng ngoại nhập gây biến động nền kinh tế trong nước. Do vậy, nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc là rất cần thiết. Nếu không doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển trên thị trường này cũng như có nguy cơ đình trệ kém phát triển khiến cho doanh nghiệp lùi lại phía sau các đối thủ trên thị trường này. Xuất phát từ tính cấp thiết của lý luận và thực tiễn trên, em lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Đề tài về phát triển thương mại sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp được nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, để sát với yêu cầu khóa luận em xin đưa ra một số tài liệu được sử dụng và tham khảo trong quá trình hoàn thiện khóa luận: • Nilan SIPASEUTH (2009), Giải pháp phát triển thương mại về sản phẩm may mặc trên thị trường Hà Nội của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ, khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế-Luật - Đại học Thương Mại. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích thống kê, đề tài đã đưa ra được một số nguyên nhân, hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động kinh doanh sản phẩm may mặc trên thị trường Hà Nội. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2010-2020. • Đỗ Thị Thu Hương (2018), Phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket của công ty TNHH may Bình Minh-ATC trên thị trường Miền Bắc, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại. Đề tài đã hệ thống lý luận về phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket của công ty và phân tích được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng này trên thị trường Miền Bắc qua các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. Từ đó đánh giá được những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thương mại mặt hàng áo Jacket của công ty đến năm 2020. • Phạm Thị Linh (2019), Phát triển thương mại sản phẩm thời trang thể thao thương hiệu XTEP của Công ty TNHH đầu tư thương mại Good Family Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp - Đại học Thương Mại. Đề tài tập trung vào lý thuyết phát triển thương mại sản phẩm và phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thời trang thể thao thương hiệu Xtep của Công ty. Từ đó đưa ra những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển thương mại bằng 2
- phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích thống kê. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2025. • Phạm Thị Ngân (2020), Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thời trang của công ty cổ phần Trường Hà trên thị trường nội địa, khóa luận tốt nghiệp- Đại học Thương Mại. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh và phương pháp chỉ số để nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thời trang của công ty từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp tương đối sát thực tế với các sản phẩm thời trang của công ty trong năm năm tới. • Trần Thị Uyên (2020), Phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty cổ phần sản xuất và đầu tư thương mại Sunstex trên thị trường miền Bắc, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế-luật - Đại học Thương Mại. Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu và tiến hành phân tích số liệu, phương pháp so sánh và phương pháp chỉ số nhằm làm rõ thực trạng phát triển thương mại mặt hàng may mặc của công ty theo chiều rộng và chiều sâu. Qua đó, khóa luận rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng may mặc của công ty trong giai đoạn 2020-2025 với một số kiến nghị. Ngoài các đề tài được nêu trên, trong quá trình hoàn thiện khóa luận em còn tham khảo các bài báo, bài viết có liên quan đến đề tài. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đều đi đúng hướng nghiên cứu, giải quyết được các vấn đề liên quan đến phát triển thương mại, những tiêu chí tác động. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên không có công trình nghiên cứu nào liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh bộ mặc nhà và các nghiên cứu trên có thời gian, đối tượng, quy mô nghiên cứu khác nhau do đó có tính ứng dụng khác nhau. Trên cơ sở kế thừa những lý luận của các công trình trước, khóa luận nghiên cứu về hoạt động phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc. Đề tài được tiến hành nghiên cứu độc lập và luôn có tính cập nhật, thời sự, không trùng với các đề tài trước. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D. - Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc. 3
- - Nhiệm vụ nghiên cứu • Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ. • Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018-6/2021. Từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế còn tồn đọng. • Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2021-2025. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Khoá luận tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc, cụ thể là: phát triển về quy mô, về chất lượng và hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm của công ty. - Phạm vi không gian: Khoá luận tập trung nghiên cứu trên thị trường miền Bắc. - Phạm vi thời gian: Khoá luận nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018-6/2021 và đề xuất một số giải pháp phát triển giai đoạn 2021- 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm bài khóa luận em sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào vấn đề lý thuyết hoặc thực tiễn như sau: a) Phương pháp thu thập dữ liệu Là phương pháp thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, giúp người nghiên cứu có đầy đủ thông tin về vấn đề đó để phân tích, đưa ra những đánh giá về vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, toàn diện và xác thực. Dữ liệu thu thập được của đề tài này là dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu sau: Trong doanh nghiệp: các tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D như: báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán,…được sử dụng trong chương 2 để phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty. Ngoài doanh nghiệp: Dữ liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn như là tài liệu chuyên ngành; giáo trình, bài giảng của Trường Đại học Thương mại; các công trình nghiên cứu có liên quan; các văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách của cơ quan quản 4
- lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Dữ liệu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh,…trong chương 1 và chương 2. b) Phương pháp xử lý dữ liệu Từ dữ liệu đã thu thập được, tiến hành tính toán doanh thu, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Minh Hương P.N.D. Từ đó thấy được tình hình phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà thông qua quy mô, doanh thu lợi nhuận các năm nhằm tìm ra sự khác biệt và xu hướng phát triển của nó. Sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu các dữ liệu, các chỉ số tính toán được để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau của Công ty. Đề tài sử dụng phương pháp này trong chương 2 để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình kinh doanh của Công ty. c) Phương pháp phân tích và đánh giá Dữ liệu đã thu thập được tiến hành phân tích tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại của công ty qua đó chỉ ra những ưu nhược điểm trong quá quá trình phát triển và đề xuất các giải pháp phù hợp. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 và Chương 3 của đề tài. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo; khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của Công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền Bắc. Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của công ty TNHH Minh Hương P.N.D trên thị trường miền bắc giai đoạn 2021- 2025 5
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BỘ MẶC NHÀ NỮ 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ 1.1.1 Khái niệm bộ mặc nhà nữ Ý niệm về trang phục mặc nhà nữ đã xuất hiện trong từ điển thời trang của Tây Phương từ thời Rococo (1650–1800). Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa về bộ mặc nhà và một trong số đó có một khái niệm tương đối đầy đủ được đưa ra trong bài What‘s the difference between sleepwear and loungewear?(Fashionmommy ‘s Blog, 2021): Bộ mặc nhà nữ (Women’s Loungewear) là cụm từ chỉ những trang phục mặc ở nhà được thiết kế theo kiểu dáng cao cấp gồm hai phần rộng vừa phải được làm từ các chất liệu mềm mại, thoải mái với các màu sắc đơn giản. Bộ mặc nhà nữ hiện đại cũng pha lẫn những dáng dấp của trang phục thể thao như các kiểu quần thụng, áo nỉ. 1.1.2 Khái niệm thương mại Thương mại (Commerce): là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. (PGS, TS Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Đại học Thương Mại) Khái niệm về thương mại cần được hiểu theo hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp (Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân): Theo chiều rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo Luật thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo chiều hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Với cách tiếp cận này, thì các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hoá; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu thầu hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hoá; hội chợ triển lãm thương mại; dịch vụ phát triển kinh doanh... 6
- 1.1.3 Khái niệm Phát triển thương mại Phát triển thương mại: là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường. (TS Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Đại học Thương Mại) 1.1.4 Khái niệm Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ: là sự nỗ lực phát triển cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm bộ mặc nhà nữ trên thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi về sản phẩm bộ mặc nhà trên thị trường. 1.2. Một số lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ 1.2.1 Sản phẩm bộ mặc nhà nữ a) Nguồn gốc Khái niệm trang phục mặc nhà bắt đầu xuất hiện trong từ điển thời trang Tây Phương từ năm 1650 – 1800. Khởi sinh cho kiểu trang phục này là loại váy Negligée thời vua Louis XIV (1643 – 1715). Váy Negligée có chất liệu mỏng, nhẹ và chỉ được mặc khi phụ nữ làm các công việc nội trợ, trang điểm hay làm tóc vào buổi sáng. Sau đó, dần dà đồ mặc nhà đã được “công khai hoá” khi mặc ra đường. Tới thế kỷ 18, trang phục mặc nhà thay đổi thành kiểu áo choàng mặc ngoài lấy cảm hứng từ chiếc Kimono của Nhật Bản. Nó rộng rãi, thoải mái, không bị bó vào eo, vạt áo dài chấm đất đầy thanh nhã. Lúc bấy giờ, chỉ có phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu mới có thể sắm cho mình những bộ cánh lộng lẫy chỉ để mặc ở nhà. Sang thế kỷ 19, áo choàng mặc ngoài đã bắt đầu trở nên phổ biến hơn rồi dần dà xuất hiện kiểu trang phục mặc nhà là đồ bộ gồm áo dài tay và ống quần thụng có dây thít còn được gọi là Pyjama. Từ những năm 1870, pyjama trở thành một kiểu trang phục mặc nhà cho nam giới Ăng-lê. Tuy pyjama được nam giới ưa chuộng nhưng phải đến những năm 1920 và 1930, nó mới trở thành một trang phục mặc nhà dành cho nữ giới. Và ở thế kỷ 20 đồ mặc nhà ra đường đã trở thành trào lưu. Bởi ngoài yếu tố thời trang thì người mặc còn muốn nhấn mạnh đến sự bình đẳng của nữ quyền, sự giải phóng cơ thể. 7
- Sang tới thế kỷ 21, trang phục mặc nhà không còn chỉ để mặc ở nhà, đặc biệt những bộ mặc nhà nữ. Con người đã quen với việc diện loại trang phục này đi ra đường, đi chợ, đi thể dục,… Những trang phục này dần trở thành một xu hướng thời trang và có chỗ đứng nhất định trong guồng quay của giới sành mốt. b) Đặc điểm Bộ mặc nhà nữ luôn đặt sự đơn giản lên hàng đầu. Không chỉ màu sắc, mà kiểu dáng, chất liệu đơn giản, thoải mái của bộ mặc nhà nữ cũng nên được chú trọng. Do đó, hầu hết các trang phục mới của nhà thiết kế đều mang xu hướng hiện đại, trẻ trung với gam màu nhẹ nhàng. Những bộ mặc nhà nữ thường có hai bộ phận quần và áo được thiết kế màu sắc tương đồng và ăn khớp với nhau. Tay áo hay quần có thể ngắn, lửng hoặc dài với các chất đũi, lanh, lụa, nhung, linen, da cá,.. c) Công dụng của bộ mặc nhà nữ Nếu như khoảng 4–5 năm về trước, xu hướng thời trang đường phố được phái nữ ưa chuộng thì những năm gần đây phải nhường chỗ cho thời trang mặc nhà bởi công năng mà bộ mặc nhà nữ đem lại : • Bộ mặc nhà nữ giúp cho chị em tự tin và thoải mái, dễ chịu hơn khi ở nhà. • Bộ mặc nhà nữ giúp phái đẹp luôn gọn gàng và thanh lịch khi ở nhà. • Loại sản phẩm này không chỉ mang đến sự thoải mái cho giấc ngủ mà còn thoải mái vận động, làm việc nhà cũng như vô cùng lịch sự để tiếp khách hay ra ngoài mua đồ. • Bộ mặc nhà nữ không còn bị gói gọn trong khuôn khổ đồ bộ mặc ở nhà, giờ đây, phái đẹp có thể sử dụng chúng để xuống phố. Nhiều nhà mốt cũng đã liên tục ra mắt các bộ đồ lấy cảm hứng từ loungewear, pyjamas và nhận được rất nhiều sự quan tâm, yêu thích từ giới mộ điệu. Xét từ nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng, chất liệu cho đến thiết kế phom dáng, bộ mặc nhà nữ gần như đáp ứng được mọi yêu cầu của người dùng. Quan trọng hơn hết chính là yếu tố thẩm mỹ thời trang cũng được các nhà thiết kế (NTK) chăm chút kỹ lưỡng hơn rất nhiều để chúng trở thành một phần thiết yếu của nền thời trang. 1.2.2 Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ 8
- Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ là chu trình dựa trên 3 nội dung sau: Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ theo hướng gia tăng về quy mô. Đó là quá trình phát triển về số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự mở rộng thị trường và mạng lưới kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm bộ mặc nhà nữ. Tuy nhiên, phát triển thương mại theo hướng gia tăng quy mô không những đơn giản chỉ là sự gia tăng về số lượng mà nó còn phải phát triển đúng quy hoạch, hệ thống lại quy mô thương mại sản phẩm để phù hợp với lợi thế so sánh của ngành thời trang bộ mặc nhà nữ cao cấp. Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ theo hướng gia tăng về chất lượng. Đó được biểu hiện ở việc tăng chất lượng sản phẩm và chất lượng hoạt động thương mại. Chất lượng sản phẩm bộ mặc nhà nữ thể hiện ở việc sản phẩm có đảm bảo yêu cầu thị trường hay không (chất lượng vải, đường may, phong cách,…). Còn chất lượng hoạt động thương mại biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu, sản lượng tiêu thụ của sản phẩm bộ mặc nhà nữ cao hay thấp, có ổn định hay không và xu hướng phát triển của nó thế nào. Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ về tạo ra hiệu quả trong hoạt động thương mại. Tính hiệu quả trong hoạt động thương mại chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp,…cụ thể là sử dụng vốn hiệu quả không gây lãng phí và khai thác tối đa năng suất lao động của công nhân là yếu tố quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ. Để đánh giá được năng lực làm việc, sử dụng vốn hiệu quả hay không cần dựa trên nhiều yếu tố được phản ánh qua tổng doanh thu, vốn và sản lượng sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 1.2.3 Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ Đối với người tiêu dùng Mục đích của phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ là giúp người tiêu dùng cuối cùng mua được những sản phẩm có chất lượng tốt và đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn. Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện qua các nhân tố như số lượng, chất lượng đảm bảo và nâng cao, mẫu mã sản phẩm được đa dạng hóa, giá cả phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân,…Lợi ích của người tiêu dùng đóng vai trò quyết định để đánh giá phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ có hiệu quả hay không. 9
- Đối với doanh nghiệp Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ thường là quá trình thu hút, huy động các nguồn lực cho sản xuất đồng thời tìm ra thị trường, tổ chức lưu thông hàng hóa có hiệu quả các sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất. Nhờ đó doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh mới trên thị trường cũng như nâng cao được lợi thế cạnh tranh góp phần vào phát triển bền vững của doanh nghiệp. Phát triển thương mại sản phẩm còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực, kỹ năng và chất lượng của lực lượng lao động đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng. Đối với nền kinh tế Nhờ sự sáng tạo không có hồi kết của những thương hiệu nổi tiếng, bộ mặc nhà nữ được lăng xê mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong thời đại này với những phong cách thời trang cực tinh tế và thời thượng. Đi cùng những thiết kế ngày càng chất lượng là các hoạt động phát triển thương mại ngày càng mạnh mẽ đã giúp cho sản phẩm bộ mặc nhà nữ ngày càng có vị thế nhất định trên thị trường thời trang, nhờ đó mà đem đến cho nền kinh tế nhiều lợi ích lớn. Khi thời trang là một ngành luôn phát triển không ngừng thì phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ của các doanh nghiệp trong nước giúp hạn chế kim ngạch nhập khẩu sản phẩm bộ mặc nhà nữ, kích thích cung bộ mặc nhà nữ trong nước, đồng thời cán cân thương mại tăng do việc hạn chế nhập khẩu. Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ giúp ổn định kinh tế vĩ mô của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Bên cạnh đó mở ra các khu công nhiệp sản xuất may mặc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương ổn định an sinh xã hội và tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc gia, giúp tận dụng tốt nguồn nhân lực, tài nguyên của quốc gia. 1.3. Nội dung và các nguyên lý phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ 1.3.1 Các nguyên tắc chính phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ Dựa vào quyết định, chính sách, pháp luật của nhà nước Như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc cũng chịu sự tác động từ các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước cụ thể như: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như các chế độ chính sách lương, lao động với công nhân viên trong doanh nghiệp tuân theo Bộ luật Doanh nghiệp (2014), Luật Thương mại (2015),…Vì vậy, các doanh nghiệp cần 10
- có sự nhìn nhận, nắm bắt tình hình, thông tin nhạy bén để tận dụng cơ hội, điều kiện cũng như những tác động hạn chế khi Nhà nước đưa ra các chính sách, nghị quyết,.... Dựa vào Quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường, cung cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cung biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu thể hiện lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại nhiều mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa tiêu thụ được nhiều (cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cũng tác động kích thích cầu. Cung lớn hơn cầu sẽ làm cho giá giảm và ngược lại. Cung cầu cân bằng sẽ làm giá cả sản phẩm ổn định. Như vậy nếu nắm bắt được quan hệ cung- cầu về sản phẩm sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Dựa trên Quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, doanh nghiệp tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa phải quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy muốn bán được hàng hóa có lãi, doanh nghiệp phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Sự vận động của giá cả trên thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Dựa trên Quy luật cạnh tranh. Trong kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Thực tế sự canh tranh luôn diễn ra trên thị trường bộ mặc nhà nữ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước về giá cả, chất lượng cũng như dịch vụ thương mại. Cạnh tranh giữa những người bán trong trường hợp cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giảm giá. Cạnh tranh giữa những người mua trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng sản phẩm tăng lên. Cạnh tranh giữa người mua và người 11
- bán trong trường hợp cung cân bằng với cầu sẽ dẫn đến giá cả ổn định. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường, nó là tất yếu của nền kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh. 1.3.2 Nội dung phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ Phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi. Phát triển thương mại sản phẩm thường phát triển theo hai hướng là: phát triển thương mại theo chiều rộng và phát triển thương mại theo chiều sâu, tùy vào đặc điểm của mỗi công ty, mỗi sản phẩm mà sẽ lựa chọn phương hướng khác nhau. Riêng với phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ sẽ phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu Đối với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm bộ mặc nhà nữ đã có nhiều sự cạnh tranh thì việc chỉ phát triển thương mại theo chiều rộng sẽ không mang đến những kết quả cao trong việc phát triển thương mại mà thay vào đó doanh nghiệp cần phải đào sâu khai thác vào thị trường khách hàng hiện có của doanh nghiệp, giữ chân khách hàng, nghiên cứu và mang đến những khách hàng tiềm năng, những khách hàng thường xuyên mua những sản phẩm của doanh nghiệp; tăng mức tiêu thụ bằng sản phẩm mới, phù hợp thị trường hiện tại; đây được gọi là phát triển thị trường theo chiều sâu. 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ a) Tiêu chí đánh giá về quy mô Sản lượng tiêu thụ Đối với doanh nghiệp, sản lượng tiêu thụ (Q) là lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ càng lớn chứng tỏ sản phẩm ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường, quy mô thương mại của doanh nghiệp đó càng lớn và doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến thị trường mặt hàng kinh doanh. Để đo lường sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ, đề tài sử dụng hai chỉ tiêu sau: +) Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ: = Q1 – Q0 Trong đó: Q 1 là số lượng bán kỳ thực hiện, Q 0 là số lượng bán kỳ gốc, là tăng trưởng sản lượng tiêu thụ 12
- Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cho biết sự gia tăng tuyệt đối của sản lượng bán ra kỳ thực hiện so với kỳ gốc. Nếu tăng trưởng dương tức thương mại sản phẩm bộ mặc nhà nữ phát triển về số lượng, quy mô. +) Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ: g = x 100% Trong đó: g là tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ, Q 1 là sản lượng bán kỳ thực hiện, Q 0 là sản lượng bán kỳ gốc. Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ cho biết sự tăng tương đối sản lượng bán ra kỳ thực hiện so với kỳ gốc. Doanh thu tiêu thụ Đối với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm bộ mặc nhà nữ, doanh thu tiêu thụ là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường. TR = ) Trong đó TR là tổng doanh thu P i là giá bán sản phẩm bộ mặc nhà nữ trên thị trường Q i là số lượng sản phẩm bộ mặc nhà nữ bán ra Để đo lường sự tăng lên của doanh thu tiêu thụ, đề tài sử dụng hai chỉ tiêu sau: +) Mức tăng tuyệt đối doanh thu : = TR 1 – TR 0 Trong đó là mức tăng doanh thu tiêu thụ kỳ thực hiện so với kỳ gốc TR 1 là tổng doanh thu tiêu thụ kỳ thực hiện TR 0 là tổng doanh thu tiêu thụ kỳ gốc Mức tăng tuyệt đối doanh thu cho biết doanh thu tiêu thụ kỳ thực hiện so với kỳ gốc tăng bao nhiêu. +) Tốc độ tăng doanh thu: g= x 100% Thị phần của doanh nghiệp Thị phần là chỉ số thể hiện quy mô của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh như thế nào trên thị trường. Một điều tất yếu là doanh nghiệp phát triển thương mại tốt đồng nghĩa với việc có năng lực cạnh tranh cao thì tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa, doanh thu lớn và điều tất yếu là thị phần tăng: Thị phần tuyệt đối = 100% x 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 255 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 254 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
44 p | 47 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 59 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
46 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 54 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
97 p | 36 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Sông Hậu - Cần Thơ
106 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả xuất khẩu bưởi của Công ty The Fruit Republic Cần Thơ
94 p | 38 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
89 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta
52 p | 56 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cà Mau
98 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
105 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
82 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn