intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về quản lý chất thải y tế, Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

47
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khóa luận làm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất thải y tế, nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý chất thải y tế và đánh giá thực trạng pháp luật quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó khóa luận đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về quản lý chất thải y tế, Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Phạm Thị Trang PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI HẢI ĐĂNG HÀ NỘI, 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, mọi tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, bài viết, thời gian, địa điểm công bố. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên Phạm Thị Trang 2
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế, Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội”, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, TS. Mai Hải Đăng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Cuối cùng em xin được kính chúc Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên Phạm Thị Trang 3
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 7 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận 11 7. Kết cấu của khóa luận 12 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 13 1.1. Một số khái niệm 13 1.1.1. Chất thải y tế 13 1.1.2. Quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý chất thải y tế 16 1.2. Phân loại chất thải y tế 18 1.2.1. Theo WHO 18 1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam 20 1.3. Nguồn phát sinh chất thải y tế 22 1.4. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng 23 1.4.1. Đối với môi trường 23 1.4.2. Đối với sức khỏe con người 24 1.5. Sự cần thiết của pháp luật về quản lý chất thải y tế 26 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 28 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải y tế 28 2.1.1. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế. 28 4
  5. 2.1.2. Quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, tái chế chất thải y tế. 31 2.1.3. Quy định về vận chuyển, xử lý chất thải y tế. 38 2.1.4. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quản lý chất thải y tế 42 2.2. Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 45 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 60 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật 60 3.2. Một số kiến nghị 62 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói rằng vấn đề môi trường hiện nay là một trong những vấn đề được đặt ra hàng đầu thu hút sự quan tâm của các quốc gia và cộng đồng trên thế giới và phần lớn các vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng giống như Trái Đất cần phải chuyển động không ngừng thì con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Vì thế tất cả chúng ta cần hiểu con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển nhưng cần giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Trong thế giới phẳng hiện nay, với vị trí là nước nằm ở khu vực Châu Á – một trong những khu vực trung tâm của thế giới, Việt Nam đã được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các nước láng giềng và trong khu vực suốt thời gian qua; đồng thời cũng nhìn thấy được những bài học to lớn về môi trường của những nước đi trước. Những năm gần đây, cùng với sự hội nhập chung thế giới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam tại các thành phố, các khu đô thị đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Tính đến nay, có rất nhiều loại chất thải khác nhau phát sinh từ các hoạt động của con người mà xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng cũng như mức độ nguy hại, bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng,… và một trong những loại chất thải nguy hiểm hơn cả là chất thải y tế. Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nêu lên các nhiệm vụ chung cần phải làm trong giai đoạn phát triển kinh tế quan trọng đưa đất nước đổi mới. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết chính là “phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu tới môi trường” và phải “…Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu khoa học…”. 6
  7. Với tính chất phức tạp, khả năng lây nhiễm cao và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng nên việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương trực tiếp. Các chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là chất độc hại trong chất thải y tế, các loại hóa chất, chất phóng xạ,… vì vậy các nhân viên tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng cao nhất. Những người làm việc trong cơ sở y tế cho đến cộng đồng cũng có thể lây nhiễm mầm bệnh từ chất thải y tế do sự sai sót trong khâu quản lý. Hà Nội là nơi có mạng lưới hệ thống y tế tập trung gồm nhiều bệnh viện trung ương lớn cũng như rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Bởi thế, đi cùng với quy mô, số lượng bệnh nhân, chất lượng khám chữa bệnh cũng là khối lượng chất thải y tế lớn được thải ra thường xuyên, là nguồn chất thải vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường. Do đó việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Về mặt pháp luật, các quy định về trách nhiệm quản lý của các bộ ngành, các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, trong nhiều năm hệ thống pháp luật vẫn chưa đủ mức răn đe, biện pháp áp dụng của pháp luật chưa triệt để, nghiêm minh. Hà Nội là trung tâm chính trị văn hóa xã hội của cả nước, được coi là tấm gương đi đầu của cả nước trên các “mặt trận” thế nhưng việc áp dụng hệ thống pháp luật, quản lý bằng pháp luật đối với vấn đề ô nhiễm chất thải y tế còn nhiều bất cập khi thực hiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu liên quan đế hệ thống pháp luật quản lý chất thải nói chung, pháp luật quản lý chất thải y tế nói riêng, là lĩnh vực tương đối mới so với các lĩnh vực pháp luật khác. 7
  8. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân về đề tài chất thải y tế dưới lĩnh vực khoa học môi trường và bảo vệ môi trường được xem xét trên các khía cạnh khác nhau như ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường và cộng đồng, quản lý chất thải rắn nguy hại tại các bệnh viện,… Về cấp Bộ, có đề tài “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp” của PGS.TS Đinh Hữu Dung được thực hiện từ năm 2001- 2003, cơ quan chủ trì đề tài là Trường Đại học Y Hà Nội, cấp quản lý đề tài là Bộ Y tế đã nghiên cứu các chỉ điểm đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường, sự nguy hại của chất thải y tế đến tình hình sức khỏe, bệnh tật và tử vong; các công nghệ xử lý chất thải y tế. Dựa trên các kết quả điều tra thực tế, tác giả đã bàn luận đến các thực trạng ô nhiễm của chất thải y tế lên môi trường và quản lý chất thải y tế hiện nay, tình hình tiếp xúc chất thải bệnh viện đối với dân cư của vùng tiếp giáp, tình hình sức khỏe của người dân tiếp giáp bệnh viện, từ đó đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải y tế. Một số công trình nghiên cứu khác dưới dạng Luận văn thạc sỹ hay các bài nghiên cứu trên tạp chí cũng đã nghiên cứu về quản lý chất thải y tế như: - Tác giả Nguyễn Ngọc Quý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà Nội” năm 2012 đã tổng quan về chất thải y tế và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế nguy hại đến môi trường và cộng đồng tại Việt Nam. Tác giả cũng nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Tiếp đó tác giả Đinh Viết Cường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với: “Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế cho các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh” năm 2014 đã phân tích, nghiên cứu và đánh giá tình hình phát sinh (khối lượng và thành phần), thu 8
  9. gom, xử lý và thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Hà Nội. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất xây dựng và quản lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Dưới góc độ pháp lý, các công trình nghiên cứu phần lớn tập trung nghiên cứu về các vấn đề pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại như: - Tác giả Lưu Việt Hùng, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam” năm 2009 đã nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các khái niệm, yếu tố tác động đối với hoạt động quản lý chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về việc quản lý chất thải rắn từ đó tìm ra những sai sót, vướng mắc, các vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật, dẫn đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật. Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. - Hay năm 2011 tác giả Bùi Đức Nhật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về phí và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng; nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống của pháp luật Việt Nam về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Từ đó đưa ra các yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và các giải pháp để hoàn thiện các quy định này. - Tác giả Lê Phương Linh, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội” năm 2012 phân tích, nghiên cứu, đánh giá những quan điểm lý luận chung về chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; từ đó xem xét, đánh giá một số quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội, tìm ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này; đề xuất các giải pháp nhằm 9
  10. nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại Hà Nội và trên cả nước hiện nay và trong thời gian sắp tới. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, bài phân tích, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành về quản lý chất thải y tế như bài viết “Quản lý chất thải từ các bệnh viện ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng trong tương lai” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thái đăng trên trang thông tin của Tổng cục môi trường; bài phỏng vấn đối với Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế Trần Đắc Phu về “Thực trạng và một số giải pháp quản lý chất thải của ngành y tế” đăng trên trang web của Tổng cục môi trường,… Các công trình nghiên cứu trên dù đứng dưới nhiều góc độ nhiều khía cạnh khác nhau để phân tích và nghiên cứu nhưng đối với các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế vẫn cần tiếp tục phải nghiên cứu và hoàn thiện theo hướng rõ ràng, cụ thể thống nhất và trong phạm vi khóa luận này sẽ nghiên cứu cụ thể trên địa bàn Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích của khóa luận làm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất thải y tế, nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý chất thải y tế và đánh giá thực trạng pháp luật quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó khóa luận đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để đạt được những mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu thực trạng, đánh giá những quan điểm lý luận chung về chất thải y tế và pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. - Nghiên cứu, đánh giá một số quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải y tế và phân tích số liệu, nghiên cứu thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội để tìm ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế tại Hà Nội và trong cả nước hiện nay và trong thời gian sắp tới. 10
  11. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của khóa luận bao gồm: - Các quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý chất thải y tế - Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn Hà Nội Về phạm vi nghiên cứu, Pháp luật Quản lý chất thải y tế được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên để phù hợp với tên gọi của đề tài và chuyên ngành nghiên cứu thì khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại ở các khía cạnh sau: Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý chất thải y tế và pháp luật quản lý chất thải y tế; thực trạng và giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế tại Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được các mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, trong khóa luận tác giả đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ sở lý luận và các quy định nội dung của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình khảo sát thực tiễn thông qua số liệu báo cáo của các cơ quan nhà nước khác và số liệu từ các báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau. - Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại ở Việt Nam hiện nay với hệ thống pháp luật quản lý chất thải y tế nguy hại trong các giai đoạn trước đây. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng để khái quát hóa các vấn đề lý luận cũng như các nhận định và bình luận về các nội dung của những quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải y tế nguy hại của Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận Những kết quả nghiên cứu của khóa luận là: 11
  12. - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải y tế trên địa bàn Hà Nội. - Đề xuất một số phương hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. - Kết quả của đề tài dùng làm nguồn tài liệu tham khảo, học tập trong công tác nghiên cứu và giảng dạy khoa học luật môi trường trong các trường chuyên luật và các trường giảng dạy pháp luật môi trường. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý chất thải y tế. Chương II: Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải y tế, thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Chương III: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải. 12
  13. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chất thải y tế Trên thế giới cũng như ở tại Việt Nam, việc định nghĩa “Thế nào là chất thải y tế?” hay “Chất thải y tế là gì?” đã được các nhà khoa học, các nhà lập pháp khi nghiên cứu đều nhằm vào mục đích chính là đảm bảo một khái niệm rõ ràng, cụ thể nhất để mọi thành viên trong xã hội có thể hình dung chính xác về các loại chất thải y tế, phân biệt với các loại chất thải khác, nhận biết những đặc tính của chất thải y tế, từ đó ý thức được sự nguy hiểm của chất thải y tế. Theo WHO, chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc y tế, cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, ví dụ như việc thực hiện các quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc máu, tiêm isulin,…)1. Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn chất thải y tế với các loại chất thải khác, cụ thể các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm phải hoạt động về y tế thì mới được coi là chất thải y tế nên vào năm 2013 WHO đã chỉnh sửa lại khái niệm: Chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc y tế, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm liên quan đến các hoạt động y tế. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, kể cả các chất thải phát sinh trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (như lọc máu, tự dùng isulin, chăm sóc hồi phục…”)2. 1 WHO (1999), Safe management of wastes from health-care activities, Geneva: “Health-care waste includes all the waste generated by health-care establishments, research facilities, and laboratories. In addition, it includes the waste originating from “minor” or “scattered” sources— such as that produced in the course of health care undertaken in the home (dialysis,insulin injections, etc.).” 2 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland: “The term health-care waste includes all the waste generated within health-care 13
  14. Ở Việt Nam vấn đề tiếp cận chất thải y tế đã được quan tâm từ khá sớm, năm 1999 trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã ban hành riêng bộ quy chế áp dụng cho việc quản lý chất thải y tế. Theo đó chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở cả ba dạng là dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu hủy chất thải y tế)3. Nhìn chung khái niệm trên tương đối đầy đủ, chính xác và tương thích với khái niệm về chất thải y tế của WHO tại thời điểm đó. Cho tới năm 2007, khi ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế mới thay thế năm 1999, khái niệm chất thải y tế đã được thay đổi: chất thải y tế là chất thải ở thể rắn, thể lỏng, thể khí và được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường 4. Cơ sở y tế được quy định bao gồm các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng; cơ sở đào tạo cán bộ y tế; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm y tế. Tuy khái niệm về chất thải y tế đã được chỉ ra tại các văn bản quy chế nhưng đến năm 2009 thì khái niệm về chất thải y tế mới được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất, chất thải phóng xạ được thải ra trong quá trình khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh5. facilities, research centres and laboratories related to medical procedures. In addition, it includes the same types of waste originating from minor and scattered sources, including waste produced in the course of health care undertaken in the home (e.g. homedialysis, self-administration of insulin, recuperative care)” 3 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, Điều 1 khoản 2. 4 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, khoản 1 Điều 3 5 Quốc hội (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 1. 14
  15. Và cho tới thời điểm gần đây nhất, trong lần ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế thay thế các quy chế quản lý chất thải y tế trước đó đã một lần nữa thay đổi về khái niệm chất thải y tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chất thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế 6. Riêng chất thải y tế phóng xạ đã được tách ra quy định riêng với tên gọi “chất thải sinh học y tế” nằm trong “chất thải phóng xạ sinh học” được định nghĩa là các chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức độ lớn hơn mức thanh lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác7. Nhìn chung, tại lần sửa đổi bổ sung khái niệm này, khái niệm chất thải y tế trong pháp luật Việt Nam đã có sự thay đổi khác biệt so với các lần quy định trước, nhấn mạnh sự có mặt của nước thải y tế và quy định chi tiết riêng đối với việc quản lý các chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động y tế, nay gọi chung là “chất thải sinh học y tế”. Mặc dù trong chất thải y tế gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế nhưng tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chỉ chiếm phần nhỏ trong số chất thải y tế. Theo WHO, trong chất thải y tế thì có khoảng 75 – 90% lượng chất thải là chất thải y thế không nguy hại hoặc chất thải y tế thông thường, được phát sinh chủ yếu từ các khu vực hành chính, nhà bếp, dịch vụ dọn dẹp tại các cơ sở y tế và cũng có thể chất thải phát sinh trong việc bảo trì, tu sửa vật chất của cơ sở y tế. Do đó chỉ có khoảng 10 – 25% lượng chất thải y tế là chất thải y tế nguy hại có khả năng gây ra các tác hại tới sức khỏe và môi 6 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3 khoản 1 7 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3. 15
  16. trường8. Tuy nhiên không thể chủ quan đối với việc chất thải y tế chủ yếu là chất thải y tế không nguy hại được, bởi nếu không được quản lý tốt, các chất thải loại này cũng có thể là chất thải nguy hại do có nguy cơ lây nhiễm từ sự phát thải của các nguồn bệnh hoặc các chất bài tiết của bệnh nhân gây bệnh. Vì vậy, chất thải y tế là loại chất thải cần phải được quan tâm, quản lý và xử lý một cách triệt để. 1.1.2. Quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý chất thải y tế Ở phần trên tác giả đã đề cập đến khái niệm về chất thải y tế, và để hiểu rõ hơn về vấn đề pháp luật quản lý chất thải y tế, trong mục này tác giả sẽ đề cập tới khái niệm về “quản lý chất thải y tế”, tổng hợp và đưa ra khái niệm chung “pháp luật về quản lý chất thải y tế”. Quản lý chất thải y tế đảm bảo môi trường tại các cơ sở y tế và môi trường xung quanh là vấn đề đã được đặt ra tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường9. Tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng đưa ra các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế bao gồm: đối với nước thải y tế phải thực hiện thu gom, xử lý đúng quy chuẩn môi trường; đối với các chất thải rắn y tế cần phân loại trực tiếp tại nguồn, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn; các chất thải có mang mầm bệnh lây nhiễm, khí thải phải được xử lý loại bỏ mầm bệnh đạt đúng quy chuẩn kỹ thuật; các cơ sở y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn bức xạ hạt nhân; chuẩn bị các trang thiết bị 8 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland: “Between 75% and 90% of the waste produced by health-care providers is comparable to domestic waste and usually called “non-hazardous” or “general health-care waste”. It comes mostly from the administrative, kitchen and housekeeping functions at health-care facilities and may also include packaging waste and waste generated during maintenance of health- care buildings (Figure 2.1). The remaining 10–25% of health-care waste is regarded as “hazardous” and may pose a variety of environmental and health risks (see Chapter 3)” 9 Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 2. 16
  17. phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường do chất thải y tế 10. Vì vậy, quản lý chất thải y tế chính là các hoạt động trong quá trình giảm thiểu, phân định, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. 11 Quá trình giảm thiểu, phân định chất thải y tế là các hoạt động như giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng; hoạt động quản lý, kiểm soát chặt chẽ các quá trình thực hành và phân loại chính xác chất thải nhằm mục đích hạn chế tốt đa sự phát sinh của chất thải y tế. Thu gom chất thải là quá trình tập hợp chất thải từ nơi phát sinh và vận chuyển các chất thải y tế về khu vực lưu giữ, xử lý ban đầu chất thải y tế (là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao) trong khuôn viên cơ sở y tế. Khi đó quá trình vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở từ nơi lưu giữ trong cơ sở y tế cho đến nơi lưu giữ, xử lý tiêu hủy chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế 12, sử dụng các công nghệ cao nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe của con người và môi trường. Quản lý chất thải y tế là hoạt động quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Quản lý có chặt chẽ, nghiêm túc thì mới hạn chế được những tác động xấu của chất thải y tế gây ra. Cũng vì thế mà đối với pháp luật trên thế giới hay pháp luật Việt Nam cũng đều có những văn bản riêng quy định về việc quản lý chất thải y tế. Đến nay chưa có khái niệm cụ thể nào về “pháp luật quản lý chất thải y tế” là gì, nhưng dựa trên 10 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 72 11 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3 khoản 3. 12 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3, khoản 5 - khoản 6. 17
  18. việc phân tích và tổng hợp các thông tin trong phạm vi hiểu biết của mình, tác giả xin phép đưa ra định nghĩa như sau: “Pháp luật về quản lý chất thải y tế là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về các hoạt động quản lý chất thải bao gồm quá trình giảm thiểu, phân định, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện nhằm hạn chế những tác động xấu của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe con người, đảm bảo cho con người được hưởng quyền sống trong môi trường trong lành”. 1.2. Phân loại chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều thành phần phức tạp nên được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại và cách giải thích về chất thải y tế khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại: một cách phân loại theo WHO và một cách theo pháp luật Việt Nam. 1.2.1. Theo WHO13 Theo WHO đã phân chia chất thải y tế thành hai loại chính: Chất thải y tế thông thường (Non-hazardous or general health-care waste) là các chất thải không được tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm, hóa chất độc hại hoặc các chất phóng xạ và các vật sắc nhọn không gây nguy hiểm. Hơn một nửa trong số tất cả các chất thải không nguy hại từ các bệnh viện là giấy, các tông và nhựa, trong khi phần còn lại bao gồm thực phẩm không sử dụng, kim loại, thủy tinh, vải, nhựa và gỗ; chiếm khoảng 75 – 90% lượng chất thải y tế. Chất thải y tế nguy hại (Hazardous health-care waste) bao gồm 6 nhóm là chất thải vật sắc nhọn, chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh phẩm, chất thải dược phẩm, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, từng loại đặc tính của chất thải nguy hại được ghi nhận như sau: 13 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland, 2.1 – 2.8. 18
  19. Chất thải vật sắc nhọn (Sharps waste): Đây là loại chất thải có nguy cơ gây thương tổn thương cho da như đứt, thủng (ví dụ: kim tiêm, dao mổ, tuýp thủy tinh vỡ, …). Cho dù chất thải này có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng vẫn được coi như loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm và nguy hại cao. Vì vậy chất thải vật sắc nhọn cần phải được quan tâm và chú ý khi phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và môi trường. Chất thải lây nhiễm (Infectious waste): Là chất thải có chứa các mầm bệnh như: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm với số lượng đủ lớn để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm. Nhóm chất thải này bao gồm: Chất thải từ các phòng xét nghiệm; phòng mổ, chất thải từ khám nghiệm tử thi, xác động vật đã bị nhiễm bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao; chất thải từ các bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khu cách ly. Chất thải bệnh phẩm (Pathological waste): Là chất thải có chứa các mô, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể hoặc các dịch cơ thể như máu, dịch cơ thể và các chất thải khác từ phẫu thuật và khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng, bào thai con người và xác động vật bị nhiễm bệnh. Chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn nhưng theo khuyến cáo những chất thải này nên được coi là chất thải lây nhiễm. Chất thải dược phẩm (Pharmaceutical waste): Bao gồm các loại thuốc quá hạn, thuốc không sử dụng, đổ, vỡ, các loại thuốc đặc trị, vắc xin, huyết thanh mà không còn cần thiết. Nhóm chất thải cũng gồm cả các dụng cụ, găng tay, chai lọ chứa đựng chúng. Chất thải hóa học (Chemical waste): Chất thải này có thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí được sinh ra trong quá trình chuẩn đoán, điều trị, tẩy rửa, khử trùng, thí nghiệm của bệnh viên,… chất thải này có các đặc tính chủ yếu là ăn mòn, gây nổ, gây độc tế bào. Chất thải phóng xạ (Radioactive waste): Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, khí phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Các tia như tia X, tia gamma, gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc với gen. 19
  20. 1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam 14 Trong khái niệm về chất thải y tế được nêu ra tại khoản 1 điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã đưa ra cách phân loại chất thải y tế bao gồm: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất và chất thải y tế phóng xạ. Tuy nhiên dựa vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân chia thành các nhóm chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường và ngoài ra còn có thêm chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế, cụ thể như sau: - Chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học, bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh15; Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. - Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm các loại chất thải: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc 14 Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, chương II, mục 1, điều 4 15 Chính phủ (2010), Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, Hà Nội, điều 3 khoản 1 điểm c. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2