intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

51
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX, nghiên cứu thực trạng của KH&CN ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===o0o=== NGUYỄN THỊ NGỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI - 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ===o0o=== NGUYỄN THỊ NGỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Loan HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hồng Loan - ngƣời cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị cùng các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng nhƣ bạn bè đã góp ý, ủng hộ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng nhƣ các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Ngọc
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Thị Hồng Loan. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Ngọc
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin KH&CN: Khoa học và công nghệ LLSX: Lực lƣợng sản xuất QHSX: Quan hệ sản xuất
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT................................................................................................5 1.1. Một số lý luận chung về khoa học và công nghệ .................................... 5 1.2. Một số lý luận chung về Lực lƣợng sản xuất ........................................ 10 1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của LLSX ........ 15 1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới sự phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX .................................................... 19 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG........................................................................................................25 2.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay 25 2.2. Thực trạng phát triển KH&CN ở Việt Nam hiện nay ........................... 28 2.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................. 35 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................39 3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ ..................................... 39 3.2. Tăng cƣờng việc hoàn thiện chất lƣợng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ ............ 43 3.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ .............. 44 3.4. Nâng cao nhận thức của xã hội và các tầng lớp dân cƣ về vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất ............... 46 KẾT LUẬN ..............................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................50
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của nhân loại đã phải chứng kiến những sự thay đổi lớn về chất trong toàn bộ đời sống xã hội, trong khi đó, KH&CN đã và đang có ảnh hƣởng ngày càng quan trọng đến đời sống nhân loại, hơn thế nữa nó đã tạo ra đƣợc bƣớc ngoặt phát triển về chất của LLSX. Điều đó đã minh chứng và làm sâu sắc thêm cho luận điểm đƣợc nêu ra ngay từ những năm giữa thế kỷ XIX của C.Mác: “Khoa học - kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Từ đó cho ta thấy C.Mác đã rất đề cao vai trò của khoa học trong việc thúc đẩy sự phát triển của LLSX. KH&CN không chỉ làm thay đổi diện mạo trên hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội mà còn tác động đến sự phát triển của LLSX hiện đại. Bên cạnh đó, LLSX với vai trò nòng cốt, là nhân tố đầu tiên cho một đất nƣớc phát triển, bởi vì xét cho đến cùng, sự phát triển của xã hội loài ngƣời đều do xã hội quyết định, trong đó LLSX giữ vai trò tiên phong. Đẩy mạnh phát triển LLSX không chỉ là yêu cầu của sự phát triển một nền kinh tế thị trƣờng, mà điều quan trọng hơn hết nó có tác động trực tiếp tới sự phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực tế từ các nƣớc phát triển đã chỉ rõ: con đƣờng nhanh nhất và hiệu quả nhất để phát triển lực lƣợng sản xuất là phải dựa vào sự phát triển của KH&CN. Nhƣ vậy, những thành tựu của KH&CN cho phép ngƣời lao động đảm đƣơng đƣợc những vai trò quan trọng, những tri thức khoa học với hệ quả trực tiếp của chúng là các giải pháp về công nghệ tƣơng ứng làm nên thang bậc mới về chất trong sự phát triển của KH&CN. Vậy nên, thông qua sự tác động trực tiếp vào ngƣời lao động, KH&CN đã tạo nên đƣợc xu thế trí tuệ hoá LLSX của lịch sử nhân loại từ trƣớc cho đến nay. Từ những nhận thức cơ bản về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX nhƣ trên, tôi tự nhận thấy tính cấp thiết cần phải nghiên cứu 1
  8. vấn đề này, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến nội dung này, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: + “Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay" (Hồ Anh Dũng, Nxb Khoa học Xã hội, 2002), đề cập đến nội dung cơ bản của khái niệm LLSX, yếu tố con ngƣời trong LLSX ở Việt Nam hiện nay. + “Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Hoàng Văn Phong, Bộ trƣởng bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng tạp chí Cộng sản tháng 10/2003), nói đến vai trò KH&CN là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH. + “Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”, (Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học tháng 6/2001), bàn về mối quan hệ giữa KH&CN và đạo đức, nhấn mạnh trong điều kiện hiện nay, dựa vào KH&CN hiện đại để phát triển kinh tế theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các công trình đều nêu lên các khía cạnh khác nhau, tuy vậy chƣa có công trình nào nói về “Một số biện pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung này, với mục tiêu đƣa ra một số các biện pháp để phát huy đƣợc vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX, nghiên cứu thực trạng của KH&CN ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số biện 2
  9. pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ mục đích nghiên cứu, khóa luận có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, làm rõ một số lý luận cơ bản về KH&CN và vai trò của nó đối với sự phát triển của LLSX. Hai là, nghiên cứu thực trạng KH&CN ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là, đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này đi sâu vào tìm hiểu và đƣa ra một số biện pháp để phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam từ năm 2010 cho đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu khóa luận đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phƣơng pháp nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết nhƣ: phân tích và tổng, logic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch,... Các phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích thực tiễn nhƣ: điều tra xã hội học, thống kê toán học, so sánh,… 3
  10. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm rõ và bổ sung những khái niệm, tính chất về KH&CN, LLSX. Đề tài xoay quanh những vấn đề về thực trạng của KH&CN ở Việt Nam hiện nay vả từ đó đƣa ra đƣợc một số biện pháp phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu trong công tác tác giảng dạy, làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ và sinh viên khi tìm hiểu về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số lý luận cơ bản về KH&CN và vai trò của nó đối với sự phát triển của LLSX. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển của KH&CN ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng. Chƣơng 3: Một số biện pháp phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay. 4
  11. Chƣơng 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT 1.1. Một số lý luận chung về khoa học và công nghệ 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm Khoa học * Khoa học là gì? Khoa học đƣợc hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tƣ duy của con ngƣời đƣợc thể hiện qua các sản phẩm thông qua các sáng kiến dƣới dạng các lý thuyết, định lý, định luật và nguyên tắc. Tùy theo từng mục đích khác nhau, chúng ta có thể phân tích đƣợc khái niệm khoa học ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ khái quát của khoa học thì đƣợc hiểu ở các góc độ sau: Thứ nhất, khoa học là một hình thái ý thức xã hội Thứ hai, khoa học là một hoạt động xã hội đặc thù Thứ ba, khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội và con người Vậy nên theo quan điểm hiện nay, khoa học đƣợc coi là “một hệ thống những tri thức về tự nhiên, xã hội và tƣ duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên”,... Mỗi một bộ môn khoa học là sự tồn tại một thể thống nhất của các thành tố: chủ thể khoa học và khách thể khoa học. Bên cạnh đó còn cần phải có ngôn ngữ khoa học tức ngôn ngữ chuyên môn hóa nhƣ: ký hiệu, biểu trƣng, phƣơng trình, công thức… là phƣơng tiện ghi nhận, biểu đạt, giữ gìn tri thức tích và đƣợc truyền bá. Từ đó ta có thể hiểu một cách khái quát: “Khoa học là một hệ thống tri thức, được khái quát từ thực tiễn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, phản ánh 5
  12. dưới dạng lôgíc trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tự nhiên, của xã hội và chính bản thân con người”. * Đặc điểm của khoa học: Khoa học bao gồm: “là một số hệ thống tri thức về các quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn của xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học”. Tri thức kinh nghiệm: “đó là “những hiểu biết được tích lũy qua các hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên”. “Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong các hoạt động thực tế””. Tri thức khoa học: “là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động đều có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học”. Tri thức khoa học dựa trên các kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội và trong tự nhiên”. Ta có thể thấy, những kết quả trong thực tiễn của quá trình nghiên cứu chính là khoa học chính, trong hoạt động sản xuất thì khoa học đóng một vai trò to là lớn tác độn trực tiếp mạnh mẽ lại hoạt động sản xuất. Nhƣ vậy, khoa học có thể hoàn toàn trở thành LLSX trực tiếp mà con ngƣời có thể đƣa vào. 1.1.1.2. Khái niệm Công nghệ * Khái niệm Công nghệ Ở Việt Nam, cho đến nay thì công nghệ thƣờng đƣợc hiểu là quá trình tiến hành công đoạn sản xuất và là thiết bị để thực hiện một công việc. Cách hiểu này có xuất xứ từ Liên Xô trƣớc đây: “công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên, 6
  13. vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Định ngĩa về hai từ công nghệ đã dần trở nên rộng rãi và phổ biến khi nó đƣợc con ngƣời đón nhận theo chiều hƣớng tích cực với việc thay đổi tên gọi của các tạp chí lớn trên thế giới nhƣ “Tạp chí khoa học và kỹ thuật” đổi thành “Khoa học và công nghệ”. Cách chung nhất hiểu về công nghệ đƣợc hiểu nhƣ sau: “Công nghệ là tập hợp một hế thống kiến thức và kết quả của khoa học được ứng dụng nhằm mục đích biến các tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm. Công nghệ là chía khóa cho sự phát triển, niềm hi vọng để nâng cao mức sống xã hội”. * Đặc điểm công nghệ Mỗi khoa học và công nghệ đều bao gồm các thành phần chính: Kỹ thuật: Bao gồm các máy móc, thiết bị. “Thành phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kì công nghệ nào”. Nhờ vào các máy móc, kỹ thuật hiện đại của công nghệ mà con ngƣời đã tạo ra đƣợc những nguồn năng lƣợng khổng lồ cho các hoạt động sản xuất. Con ngƣời: “Bao gồm sự hiểu biết, có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm cuộc sống, kỹ năng do học hỏi, đƣợc hình thành trong hoạt động lao động, bên cạnh đó con ngƣời cũng có những tố chất khác nhƣ cần cù sáng tạo, biết học hỏi tìm những điều mới lạ, biết hợp tác nhịp nhàng với nhau, giúp đỡ nhau tạo ra những nền văn hóa lao động. Thông tin: Dữ liệu về phần kĩ thuật, về con ngƣời và tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị về vận hành thiết bị. 1.1.1.3. Khái niệm Khoa học và công nghệ KH&CN đƣợc hiểu là một nhân tố nằm trong lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, tuy nhiên ngƣời ta nhận thấy KH&CN là một nhân tố đặc biệt của LLSX, để nhân tố này có thể phát huy hết đƣợc vai trò của nó chỉ khi đƣợc kết hợp với con ngƣời và các yếu tố về tƣ liệu lao động. 7
  14. Thông qua KH&CN hệ thống những tri thức sẽ phần nào phản ánh rõ ràng nhất hiện thực khách quan và những giải pháp tối ƣu để cải tạo thực hiện đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm, nhanh chóng đƣợc áp dụng vào quá trình sản xuất vật chất. Nhận xét về mối quan hệ giữa KH&CN trong sản xuất, Ăngghen viết: “Kỹ thuật phụ thuộc mạnh mẽ vào tình trạng khoa học, khoa học phụ thuộc vào đòi hỏi của kỹ thuật còn mạnh hơn. Nếu xã hội có yêu cầu về kỹ thuật thì nó sẽ giúp cho khoa học tiến lên phía trước hơn mười trường đại học”. [14, tr.788]. KH&CN có rất nhiều nội dung phong phù, đƣợc thể hiện nhƣ là trụ cột chính của KH&CN: Thứ nhất, khoa học về sự sống: có hai sự đột phá đó là công nghệ gen và công nghệ tế bào, chính sự phát triển này đã đƣa ngành công nghiệp phát triển giống bƣớc sáng một trang mới giúp con ngƣời thể tạo ra những giống, những loại theo ý muốn. Trong lĩnh vực của khoa học sự sống phải kể đến một trong những ngƣời đạt giải Nobel năm 1996, Rô-bớt-cớt nói: “Nếu thế kỷ đã qua là thế kỷ của vật lý và hóa học, thì thế kỷ tới (Thế kỷ XXI) sẽ là thế kỷ của sinh học”. Thứ hai, công nghệ về vật liệu: Bên cạnh việc tái chế các vật liệu đã có sẵn. Thì sự phát triển của nguyên vật liệu mới đƣợc chú trọng hơn, tạo ra những loại vật liệu hoàn toàn mới bằng cách thay đổi tỷ lệ, cách thức pha chế, nhiệt độ từ những hỗn hợp chất đã phát hiện ra, những nguyên tố hóa học chƣa đƣợc biết đến, thậm chí có thể đó là những hỗn hợp phi vật chất. Thứ ba, khoa học về năng lƣợng: Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề rất khó khăn mà chúng ta phải đƣơng đầu. Một con số rất lớn lên đến trên 98% những nguồn năng lƣợng gây ô nhiễm hoặc tổn hại đến môi trƣờng và cả sức khỏe, lại ít có khả năng phục hồi đƣợc con ngƣời đang sử dụng. 8
  15. Thứ tư, khoa học về CNTT: Bên cạnh sự phát triển với tốc độ chóng mặt của CNTT khiến thế giới ngày càng bị giới hạn, bão hòa, khoảng cách về thời gian và không gian bị xóa nhòa. CNTT chủ yếu tạp trung vào kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng,... Sự phát triển của CNTT đƣợc đánh dấu bởi các sự kiện: "năm 1946, Ét-cơ và Mát-chơ-li cùng với các cộng sự ở trƣờng Đại học Pen-si-lơ-va-ni-a ở Mỹ đã cho ra đời chiếc máy tính điện tử cỡ lớn đầu tiên". Ở cả bốn ngành KH&CN nói trên thì đều đƣợc coi là bốn trụ cột chính của công nghệ cao. Những tri thức khoa học ngày càng đƣợc phát triển đến những trình độ cao nhất, nó không dừng lại ở đó mà đƣợc con ngƣời tích lũy và nâng cao qua các thế hệ, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và nó đƣợc gọi là công nghệ cao. Ngoài bốn ngành công nghệ trên thì nhiều nƣớc trên thế giới còn thêm vào lĩnh vực công nghệ cao nhiều ngành khác nữa. Ví dụ nhƣ: KH&CN tự động hóa và khoa học vũ trụ đều là công nghệ cao. 1.1.2. Quan hệ biện chứng giữa khoa học và công nghệ KH&CN tuy nội dung khác nhau nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể từ khi còn ở trình độ thấp, khi khoa học tác động tới kĩ thuật và sản xuất còn yếu, cho đến ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Đầu thế kỷ XX, mối quan hệ mật thiết giữa KH&CN đã tạo nên một cuộc cách mạng KH&CN hiện đại của xã hội loài ngƣời, đánh dấu quá trình KH&CN biến thành LLSX trực tiếp là điều kiện cần để đƣa LLSX lên một bƣớc phát triển mới. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là đột phá căn bản trong bản thân các lĩnh vực KH&CN cũng nhƣ mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các LLSX bị thay đổi hoàn toàn. Ở nét khái quát nhất có thể định nghĩa cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là sự biến đổi tận gốc LLSX của xã hội. 9
  16. Mối quan hệ giữa KH&CN đƣợc phát triển qua các giai đoạn khác nhau: Vào thế kỉ XVII - XVIII thì KH&CN đã phát triển theo một hƣớng riêng và đã có những mặt công nghệ đi trƣớc khoa học. Vào thế kỉ XIX thì KH&CN đã bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngƣợc lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho việc ứng dụng và nghiên cứu. Sang thế kỉ XX khoa học đã chuyển sang vị trí chủ đạo và dẫn dắt sự nhảy vọt về công nghệ. Ngƣợc lại sự đổi mới công nghệ đã tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển. KH&CN là hai khái niệm tuy chúng khác nhau, nhƣng lại có mối quan hệ biện chứng và chúng tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy mà con ngƣời luôn luôn tìm cách phát minh và ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Điều này đòi hỏi khoa học phải phát triển. Ngƣợc lại, chính sự phát triển của công nghệ làm cho những phát minh khoa học nhanh chóng đƣợc ứng dụng trong thực tiễn. Công nghệ cao giúp cho khoa học phát triển nhanh hơn và thời gian nghiên cứu khoa học sẽ đƣợc rút ngắn. 1.2. Một số lý luận chung về Lực lƣợng sản xuất 1.2.1. Khái niệm và kết cấu của Lực lượng sản xuất 1.2.1.1. Khái niệm Lực lượng sản xuất Thuật ngữ “Lực lƣợng sản xuất” lần đầu tiên đƣợc C. Mác nêu trong tác phẩm “Hệ tƣ tƣởng Đức” (1846). Nội dung của khái niệm đƣợc ông phát biểu sâu sắc thêm trong các tác phẩm: “Sự khốn cùng của triết học” (1847), “Lao động làm thuê và tƣ bản” (1849) và đặc biệt là trong bộ “Tƣ bản”, Mác đã nêu rõ nội hàm của khái niệm LLSX qua những yếu tố cấu thành, đó là “ngƣời lao động và tƣ liệu sản xuất". Các yếu tố này tác động với nhau thúc đẩy sự phát triển sản xuất, làm cho LLSX luôn thay đổi. Từ đó, LLSX đƣợc hiểu là kết quả của “năng lực thực tiễn” của con ngƣời trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội. 10
  17. LLSX là mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, nó không phải là những gì có sẵn trong tự nhiên mà nó là kết quả, sản phẩm của hoạt động đã qua con ngƣời. LLSX đã đƣợc lƣu giữ và đƣợc chuyển từ thế hệ đi trƣớc đến thế hệ đi sau. Mỗi thế hệ dựa trên những LLSX đã có thể tạo nên LLSX mới. Công cụ lao động chính là biểu hiện rõ nhất của các thời kì phất triển của LLSX. Năng suất lao động là thƣớc đo trình độ của LLSX". Vậy LLSX chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất và do các yếu tố đó là ngƣời lao động và tƣ liệu sản xuất hợp thành. Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về ngƣời lao động, ví dụ nhƣ: năng lực, kỹ năng, tri thức…, cùng với các tƣ liệu sản xuất nhƣ: đối tƣợng, lao động, công cụ lao động,… LLSX chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, từ đó tạo ra sức sản xuất làm cải tiến các đối tƣợng trong quá trình sản xuất và tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tƣợng vật chất của tự nhiên. Nhƣ vậy, LLSX đƣợc biểu hiện dựa trên mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong hoạt động sản xuất. LLSX đồng thời cũng thể hiện năng lực thực tiễn của con ngƣời đối với quá trình sản xuất và tạo ra của cải vật chất. 1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành của LLSX Ngày nay, KH&CN có vai trò ngày càng to lớn. “LLSX “bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [17,Tr.430]. Bộ phận thứ nhất của LLSX: Ngƣời lao động Nhân tố đầu tiên của LLSX chính là ngƣời lao động đây là yếu tố giữ vị trí hàng dấu và chủ yếu của LLSX”. C.Mác viết: “Một vật do bản thân tự nhiên cung cấp đã trở thành một khí quan của sự hoạt động của con ngƣời, khí quan mà con ngƣời dem chắp vào những khí quan của có thể mình và do đó kéo dài cái tầm thƣớc tự nhiên của cơ thể đó...”[15,Tr.268]. 11
  18. Những tƣ liệu sản xuất sẽ tạo ra năng suất tối ƣu nhất khi nó tác dụng với con ngƣời sử dụng và trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng KH&CN, ngày nay con ngƣời đang dần chinh phục tự nhiên một cách kỳ diệu. Vì vậy ngƣời lao động luôn phải đƣợc tăng cƣờng thêm tri thức trên mọi lĩnh vực. Bộ phận thứ hai của LLSX: Tƣ liệu sản xuất Để quá trình sản xuất có thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời đòi hỏi con ngƣời phải sử dụng tƣ liệu sản xuất. Tƣ liệu sản xuất đƣợc coi là quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất”. C.Mác nói: "Cả tư liệu lao động và đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất". Trong đó: Đối tượng lao động: Nó đƣợc tồn tại dƣới hai dạng: dạng thứ nhất là có sẵn trong tự nhiên thì ở đó con ngƣời tách nó ra khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên và dạng thứ hai thì biến thành sản phẩm nhƣ gỗ trong rừng nguyên sinh, khoáng sản. Cuối cùng thì đối tƣợng lao động thuộc dạng này gọi nó là nguyên liệu, bởi vì chúng thuộc đối trong ngành công nghiệp chế biến. Trong lao động có thể nói mọi nguyên liệu đều là đối tƣợng của lao động nhƣng điều đó không đồng nghĩa với việc mọi đối tƣợng lao động đều đƣợc gọi là nguyên liệu. Trong tƣơng lai thì nguyên liệu tự nhiên đã và đang dần cạn kiệt và dần đƣợc thay bằng những vật liệu không có trong tự nhiên, tƣơng lai sẽ sử dụng những nguyên liệu nhân tạo nhằm thay thế cho nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên thì những nguyên liệu đó cũng đều đƣợc bắt nguồn từ tự nhiên. Tư liệu lao động: công cụ lao động, các phƣơng tiện sản xuất, kết cấu hạ tầng,... Trong đó yếu tố quyết định là công cụ lao động, con ngƣời muốn chinh phục thì đây đƣợc coi là yếu tố cơ bản giúp con ngƣời thành công. Nó đƣợc coi là khâu trung gian của lao động và của đối tƣợng lao động. 12
  19. Còn về trình độ của công cụ lao động thì nó là thƣớc đo trình độ chinh phục tự nhiên của con ngƣời và đƣợc coi là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau. C.Mác đã viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”[15, Tr.269]. Về các phƣơng tiện sản xuất và kết cấu hạ tầng thì bao gồm: đƣờng xá, cầu cống và hệ thống dịch vụ,... Tuy nhiên những yếu tố này sẽ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhƣng nó vẫn ảnh hƣởng tới giá trị của sản phẩm và ảnh hƣởng đến sản xuất. Cuối cùng nó sẽ là yếu tố nội sinh của cả quá trình sản xuất và từ đó góp phần tạo ra giá trị mới. Bộ phận thứ ba của LLSX: khoa học và công nghệ Ngày này, “khoa học đã, đang và sẽ trở thành LLSX trực tiếp”. C.Mác cũng đã dự đoán khoa học sẽ trở thành LLSX trực tiếp và ông đã chỉ rõ đƣợc điều kiện để khoa học trở thành LLSX: “Những lực lƣợng tự nhiên nhƣ hơi nƣớc, nƣớc,.. đƣợc áp dụng vào quá trình sản xuất cũng không tốn kém gì cả. Nhƣng con ngƣời cần có phổi để thở, thì tƣ bản cũng cần có một sản phẩm của bàn tay con ngƣời, để có thể tiêu dùng một cách sản xuất những lực lƣợng của tự nhiên. Cần phải có một cái xe nƣớc để có thể lợi dụng đƣợc sức đẩy của nƣớc, cần phải có một loại hơi nƣớc để có thể lợi dụng đƣợc tính đàn hồi của hơi nƣớc. Đối với khoa học thì cũng giống nhƣ đối với các lực lƣợng tự nhiên”. [15, Tr.557]. còn đối với ngày nay thì những lời dự đoán thiên tài của C.Mác đã trở thành hiện thực: “Khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhƣng đến lƣợt nó lại tác động mạnh mẽ đối với hoạt động sản xuất. Sự phát triển lớn mạnh của KH&CN đã tác động to lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện cho những nƣớc chậm phát triển có thể đi tắt đón đầu, ứng dụng những thành tựu KH&CN vào sản xuất”. 13
  20. Tóm lại thì KH&CN hiện đại đƣợc coi là đặc điểm thời đại của sản xuất. Từ đó mà nó hoàn toàn có thể đƣợc gọi là lực lƣợng trực tiếp và nó quyết định LLSX hiện nay. 1.2.2. Đặc trưng của Lực lượng sản xuất Đặc trưng thứ nhất, LLSX là lực lƣợng vật chất khách quan đƣợc con ngƣời đƣa vào quá trình sản xuất của mình. Con ngƣời cũng đã tạo ra đƣợc những yếu tố của LLSX. Trong đó thì có những bộ phận đã sẵn có trong giới tự nhiên, cũng nhƣ đã có những bộ phận con ngƣời đã phải cải tạo nhiều lần và phải qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy mà con ngƣời đã không ngừng phát triển và đổi mới nó từng ngày. Đặc trưng thứ hai, trong mỗi nền sản xuất vật chất, LLSX đều thể hiện rõ mối quan hệ giữa con ngƣời với giới tự nhiên. Bằng sức mạnh, khả năng chinh phục những điều mới mẻ con ngƣời đã tìm hiểu và tích lũy đƣợc những sức mạnh của tự nhiên mang lại cho con, đều này cũng thể hiện sức mạnh hiện thực của con ngƣời, sức mạnh đã có đƣợc chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đƣợc khái quát trong khái niệm LLSX. Do đó có thể coi nó là kết quả của năng lực thực tiễn mà ở đó con ngƣời trong quá trình tác động vào tự nhiên, đã tạo ra của cải, vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Ở đó, LLSX đã nói lên năng lực thực tế của con ngƣời trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội. Đặc trưng thứ ba, lực lƣợng sản xuất sẽ quyết định đƣợc QHSX. LLSX có thể coi là yếu tố hoạt động nhất và nó là nội dung của quá trình sản xuất, còn đối với QHSX thì nó là yếu tố phụ thuộc vào LLSX và là một trong những hình thức xã hội của nền sản xuất nên nó có tính chất tƣơng đối ổn định, đồng thời cũng có xu hƣớng lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX. Từ đó, LLSX phát triển đã làm cho QHSX đƣợc hình thành, phát triển và phù hợp với nó trong mọi trƣờng hợp. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0