intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Một số dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và ứng dụng trong Mỹ phẩm có hoạt tính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

42
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và ứng dụng trong Mỹ phẩm có hoạt tính" nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Tổng quan các kiến thức về mụn trứng cá (Acne Vulgaris) và điều trị mụn trứng cá; tổng hợp một số loại dược liệu được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm có khả năng điều trị mụn trứng cá; đưa ra các vấn đề phát triển sản phẩm Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Một số dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và ứng dụng trong Mỹ phẩm có hoạt tính

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ THU HIỀN MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, CHỐNG VIÊM VÀ ỨNG DỤNG TRONG MỸ PHẨM CÓ HOẠT TÍNH Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: TRẦN THỊ THU HIỀN MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, CHỐNG VIÊM VÀ ỨNG DỤNG TRONG MỸ PHẨM CÓ HOẠT TÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2017Y Người hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN THANH HẢI Hà Nội - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn tôi là GS.TS Nguyễn Thanh Hải, người thầy đã tận tâm hướng dẫn và dạy bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Thầy đã cho tôi rất nhiều ý tưởng làm khóa luận cũng như định hướng sau này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Y – Dược, ĐHQGNH. Các thầy cô đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập ở mái trường này. Tôi cũng xin cảm ơn các phòng ban trong Trường đại học Y – Dược, phòng công tác sinh viên, phòng đào tạo, Đại học Y – Dược, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Xin kính chúc các thầy cô, gia đình và toàn thể các bạn sức khỏe và hạnh phúc. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2022 Sinh viên Trần Thị Thu Hiền
  4. CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT ALA : Axit Aminolevulinic AR : Androgen Receptor CAM : Complementary And Alternative Medicines CRH : Corticotropin-Releasing Hormone DNA : Axit Deoxyribonucleic EC : Epicatechin ECG : Epicatechin-3-Gallate EGC : Epigallocatechin EGCG : Epigallocatechin-3-Gallate IL-1α : Interleukin 1α IL-6 : Interleukin 6 IL-8 : Interleukin 8 MAL : Axit Methyl-Aminolevulinic NF – kappa B : Nuclear Factor Kappa Light Chain Enhandcer Of Activated B. PABA : Axit Para-Aminobenzoic PDT : Photo Dynamic Therapy POMC : Proopiomelanocortin TauBr : Taurine Bromamine TauCl : Taurine Chloramine
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC GIẢI PHẪU DA .............................................................3 1.1. CẤU TRÚC GIẢI PHẪU CỦA DA .......................................................................................3 1.1.1. Lớp biểu bì. ......................................................................................................................3 1.1.2. Lớp chân bì (lớp hạ bì) ...................................................................................................4 1.1.3. Lớp mô dưới da ...............................................................................................................5 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ MỤN TRỨNG CÁ VÀ SINH LÝ BỆNH MỤN TRỨNG CÁ ..........6 2.1. MỤN TRỨNG CÁ ........................................................................................................................6 2.1.1. Đại cương về mụn trứng cá ..................................................................................................6 2.1.2. Các nguyên nhân hình thành mụn.......................................................................................6 2.2. SINH LÝ TUYẾN BÃ NHỜN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN ........................................9 2.2.1. Sinh lý tuyến bã nhờn .....................................................................................................9 2.2.2. Quá trình viêm và hình thành nhân mụn .................................................................. 11 Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ ................................................. 13 3.1. BÔI NGOÀI DA/ THUỐC DÙNG TẠI CHỖ ........................................................................ 13 3.1.1. Retinoids ............................................................................................................................. 14 3.1.2. Thuốc kháng sinh ............................................................................................................... 15 3.1.3. Các phương pháp dùng ngoài da khác ............................................................................. 16 3.2. THUỐC DÙNG TOÀN THÂN ................................................................................................ 19 3.2.1. Retinoids ............................................................................................................................. 19 3.2.2. Thuốc kháng sinh ............................................................................................................... 20 3.2.3. Hormone ............................................................................................................................. 21 3.2.4. Các phương pháp điều trị khác ........................................................................................ 21 3.3. ĐIỀU TRỊ BỔ SUNG VÀ THAY THẾ (COMPLEMENTARY AND ALTERNATIVE MEDICINES – CAM) ...................................................................................................................... 22 3.3.1. Các loại thực vật có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm. .............................................. 23 3.3.2. Khoáng chất:....................................................................................................................... 23 3.3.3. Peptide kháng khuẩn: ........................................................................................................ 23 3.3.4. Resveratrol .......................................................................................................................... 24 3.3.5. Taurine Bromamine (TauBr): .......................................................................................... 25
  6. 3.4. SỬ DỤNG TÁC NHÂN VẬT LÝ ............................................................................................ 25 3.4.1. Lấy nhân mụn: ................................................................................................................... 25 3.4.2. Liệu pháp Cryoslush .......................................................................................................... 26 3.4.3. Phương pháp áp lạnh ......................................................................................................... 26 3.4.4. Điện phân ............................................................................................................................ 26 3.4.5. Corticosteroid tiêm vào vùng tổn thương mụn................................................................ 26 3.4.6. Phương phát điều trị bằng quang học .............................................................................. 27 3.5. CÁC LIỆU PHÁP KẾT HỢP .................................................................................................. 27 Chương 4: CÁC DƯỢC LIỆU KHÁNG KHUẨN CHỐNG VIÊM VÀ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ MỤN CỦA CHÚNG............................................................................................................................. 29 BÀN LUẬN ........................................................................................................................................... 40 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................................. 43
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH STT TÊN HÌNH TRANG Hình 2.1 Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá 8 Hình 2.2 Cơ chế bệnh sinh mụn trứng cá 12 Hình 3.1 Các phương pháp điều trị mụn trứng cá 13
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 4.1 Một số thử nghiệm lâm sàng cho kết quả 36 - 39 dương tính
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về chăm sóc sắc đẹp thì ngày càng cao. Do nhu cầu lớn, và con người ngày nay thì coi trọng tính thẩm mỹ nên Mỹ phẩm vẫn đang là một ngành được đánh giá cao về mặt doanh thu. Các sản phẩm mỹ phẩm thì ngày càng nhiều và đa dạng, trong đó những sản phẩm có khả năng điều trị mụn thì rất cần thiết. Mụn trứng cá (Acne Vulgaris) vẫn là một loại bệnh cần được điều trị, đặc trưng bởi phản ứng viêm, hình thành nên các nốt mụn đỏ, sần mọc ở mặt, cổ, lưng,... tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nhưng sau quá trình điều trị thì mụn sẽ để lại thâm hoặc sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mụn thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì kéo dài đến tuổi trưởng thành, và luôn có một tỷ lệ mắc nhất định. Mụn trứng cá là một bệnh đa nguyên nhân. Điều trị mụn có rất nhiều cách, tác động vật lý, tác động hóa học, tác động bằng tia lase,… và phổ biết nhất thì vẫn tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng Mỹ Phẩm. Mỹ phẩm điều trị mụn có nguồn gốc hóa học thì được chứng minh là có nhiều tác dụng phụ, trong khi đó xu hướng hiện nay thì người ta thích dùng các sản phẩm tự nhiên, lành tính, an toàn. Vì vậy, các loại Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thì ngày càng được ưa chuộng, cùng với đó là rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu các loại thực vật có khả năng kháng khuẩn, chống viêm để có thể ứng dụng chúng trong các sản phẩm trị mụn nhọt. Trên thế giới các nước có ngành công nghiệp Mỹ phẩm đang phát triển cũng đang rất quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhiều loại thực vật để sản xuất Mỹ phẩm. Những loại mỹ phẩm hoạt tính có nguồn gốc thiên nhiên đang là điểm nhấn trong kế hoạch makerting của nhiều nhãn hàng. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thực vật rất lớn, để khai thác được nguồn tài nguyên quý giá này để tìm kiếm các chất có khả năng kháng khuẩn chống viêm và cách sử dụng các cây thuốc này như thế nào để có thể tạo ra những sản phẩm Mỹ Phẩm vẫn là một bài toán lớn. Vì vậy khóa luận “ Một số dược liệu 1
  10. có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và ứng dụng trong Mỹ phẩm có hoạt tính” được thực hiện với mục đích: 1. Tổng quan các kiến thức về mụn trứng cá (Acne Vulgaris) và điều trị mụn trứng cá. 2. Tổng hợp một số loại dược liệu được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm có khả năng điều trị mụn trứng cá. 3. Đưa ra các vấn đề phát triển sản phẩm Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt Nam. 2
  11. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC GIẢI PHẪU DA 1.1. CẤU TRÚC GIẢI PHẪU CỦA DA Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Chức năng của da là bảo vệ cơ thể cùng các cơ quan bên trong khỏi những tác nhân vật lý, hóa học, sinh học bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước từ cơ thể, điều hòa thân nhiệt[1, 2]. Da thì liên tục với lớp màng niêm mạc (mũi,miệng…). Da được cấu tạo gồm 3 lớp, lớp biểu bì, hạ bì (chân bì) và mô dưới da. Độ dày của các lớp khác nhau này thì khác nhau ở từng vùng da trên cơ thể. ví dụ: ở mí mắt thì có lớp biểu bì mỏng nhất (khoảng 0,1mm), trong khi lòng bàn tay, bàn chân có lớp biểu bì dày nhất (đo được khoảng 1,5mm). Lớp hạ bì dày nhất ở lưng: dày gấp 30 – 40 lần lớn biểu bì[1]. 1.1.1. Lớp biểu bì. Lớp ngoài cùng là lớp biểu bì có các tế bào keratinocyte có chức năng tổng hợp keratin, một loại protein dài, giống sợi chỉ với chức năng bảo vệ cơ thể. Lớp biểu bì là một lớp biểu mô lát tầng sừng hóa, được cấu tạo chủ yếu từ 2 loại tế bào là keratinocytes và dendritic cell (tế bào tua gai – trình diện kháng nguyên). Còn lại là số lượng nhỏ các tế bào khác gồm melanocytes, Langerhans cells, Merkel cell. Lớp biểu bì còn chia thành 4 lớp nhỏ hơn là lớp tế bào đáy (stratum germinativum), lớp vảy (stratum spinosum), lớp tế bào hạt (stratum granulosum), lớp sừng (stratum corneum). Ba lớp dưới là 3 lớp tế bào sống, có nhân còn được gọi là stratum malpighii và rete malpighii (Murphy). Biểu bì là lớp liên tục đổi mới và phát triển thêm các cấu trúc phụ khác: móng tay, tuyến mồ hôi, tuyến tiết bã nhờn. các tế bào đáy tăng sinh liên tục để liên tục thay thế lớp biểu bì bên ngoài. Biểu bì là một lớp mô động, các tế bào biểu bì liên tục chuyển động không đồng bộ.[1] 3
  12. 1.1.2. Lớp chân bì (lớp hạ bì) Lớp hạ bì được tạo thành từ những loại protein cấu trúc sợi được gọi là collagen. Lớp hạ bì là một lớp tích hợp rất lớn có các dạng sợi và các mô liên kết giúp đáp ứng các kích thích bởi thần kinh và hệ mạch máu, các cấu trúc phụ có nguồn gốc từ biểu bì, nguyên bào sợi, đại thực bào, tế bào mast. Các tế bào có nguồn gốc từ máu khác như: tế bào lympho, tế bào plasma, và các tế bào leukocytes khác, đều đi vào lớp hạ bì để đáp ứng với các khích thích. Lớp hạ bì cung cấp độ mềm dẻo, độ đàn hồi, độ bền của da. Nó bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương cơ học, thấm nước, hỗ trợ điều hòa thân nhiệt và bao gồm các kích thích liên quan đến cảm giác. Lớp biểu bì và lớp hạ bì tương tác với nhau để duy trì đặc tính của cả 2 mô. Hai vùng này cũng hợp tác để phát triển trong quá trình phát triển hình thái của phần tiếp giáp da – biểu bì và phần phụ của biểu bì, hợp tác trong việc sửa chữa, tái tạo da khi vết thương được chữa lành. Lớp hạ bì không trải qua một trình tự biệt hóa rõ ràng song song với sự biệt hóa biểu bì, nhưng cấu trúc và tổ chức của các thành phần mô liên kết có thể dự đoán được một cách phụ thuộc vào độ sâu. Các thành phần nền, bao gồm collagen và mô liên kết đàn hồi, cũng thay đổi tùy theo độ sâu và trải qua quá trình thay đổi và tái tạo ở da bình thường, trong các quá trình bệnh lý và phản ứng với các kích thích bên ngoài.[1] Các thành phần của lớp hạ bì có nguồn gốc từ trung bì ngoại trừ các dây thần kinh, giống như tế bào melanin, có nguồn gốc từ mào thần kinh. Cho đến tuần thứ sáu của thai kỳ, lớp bì chỉ là một tập hợp các tế bào hình đuôi gai chứa đầy axit-mucopolysaccharid, là tiền thân của nguyên bào sợi. Vào tuần thứ 12, các nguyên bào sợi đang tích cực tổng hợp các sợi lưới, sợi đàn hồi và collagen. Mạng lưới mạch máu phát triển và các tế bào mỡ đã xuất hiện bên dưới lớp hạ bì vào tuần thứ 24. Lớp hạ bì của trẻ sơ sinh bao gồm các bó collagen nhỏ, trong khi lớp hạ bì của người lớn chứa các bó collagen dày hơn. Nhiều nguyên bào sợi có trong lớp hạ bì của trẻ sơ sinh, nhưng một số ít tồn tại ở tuổi trưởng thành. Thành phần chính của lớp hạ bì là collagen, một họ protein dạng sợi với ít nhất 15 loại khác biệt về mặt di truyền trong da người. Một loại protein cấu trúc chính cho toàn bộ 4
  13. cơ thể, collagen được tìm thấy trong gân, dây chằng, lớp lót của xương và lớp hạ bì. Collagen là một chất chống lực tác động lên da . Mặt khác, sợi đàn hồi đóng vai trò duy trì độ đàn hồi nhưng lại làm rất ít để chống lại sự biến dạng và rách da. Các sợi collagen bị phân giải bởi các enzym phân giải protein được gọi là spare collagenases và được thay thế bằng các sợi mới. Collagen chiếm 70% trọng lượng khô của da. Nguyên bào sợi kết hợp phân tử procollagen, một chuỗi polypeptit hình xoắn . Sau đó, tế bào hình thành các nguyên bào sợi và chúng tập hợp thành các sợi collagen. Các axit amin glysine, hydroxyproline và hydroxylysine làm giàu collagen. Các collagens dạng sợi được tìm thấy trong da bao gồm nhóm chính và là protein phong phú nhất trong cơ thể. Thành phần chính của lớp hạ bì là collagen loại I. Các sợi collagen định vị lỏng lẻo được tìm thấy ở lớp hạ bì nhú và lớp da, trong khi các bó collagen lớn được ghi nhận ở lớp hạ bì dạng lưới. Collagen loại IV được tìm thấy trong vùng màng đáy.[1] 1.1.3. Lớp mô dưới da Lớp mô dưới da có những tế bào lipocytes sản xuất những tế bào mỡ. Về mặt phôi học, vào cuối tháng thứ năm, các tế bào mỡ bắt đầu phát triển trong mô dưới da. Các tiểu thùy của tế bào mỡ hoặc tế bào mỡ này được ngăn cách bởi vách ngăn dạng sợi được tạo thành từ các mạch máu lớn và collagen. Lớp da này có độ dày khác nhau tùy thuộc vào vị trí da. Được coi là một cơ quan nội tiết, mô dưới da cung cấp cho cơ thể áp lực nổi trên bề mặt chất lỏng và có chức năng như một kho năng lượng. Quá trình chuyển đổi hormone diễn ra trong panniculus, chuyển đổi androstenedione thành estrone nhờ aromatase. Các tế bào mỡ sản xuất leptin, một loại hormone điều chỉnh trọng lượng cơ thể thông qua hoạt động của vùng dưới đồi.[1] 5
  14. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ MỤN TRỨNG CÁ VÀ SINH LÝ BỆNH MỤN TRỨNG CÁ 2.1. MỤN TRỨNG CÁ 2.1.1. Đại cương về mụn trứng cá Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.[3] Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc , nang... khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực. Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.[3] Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lỗi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.[3] 2.1.2. Các nguyên nhân hình thành mụn Mụn trứng cá được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, được liệt kê dưới đây: - Sự sừng hóa bất thường: Sự thay đổi hình thái sớm ở trong tuyến bã nhờn là sự bất thường. Các tế bào sừng hóa ở đoạn trên trong đống nang trở nên kết dính, thay vì trải qua quá trình phân hủy và thay thế bình thường thì chúng lại gây tắc và hình thành nhân mụn trong nang nhờn.[4] - Bã nhờn: các sản phẩm bài tiết giàu lipid của các tuyến bã nhờn có vai trò trung tâm trong quá trình sinh bệnh của mụn trứng cá, cung cấp môi trường cho sự tăng sinh vi khuẩn Propionibacterium Acnes. Bã nhờn gây ra mụn, mức độ tiết bã nhờn ở người trưởng thành là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của bệnh, giảm sản xuất bã nhờn thì có lợi cho điều trị mụn. Mức độ nghiêm trọng của mụn thường tương đương với mức độ sản xuất bã nhờn.[4] - Hormon: Mụn trứng cá không phải là bệnh rối loạn hormone như thiếu hụt, dư thừa hay mất cân bằng. Tuy nhiên mức độ lưu thông bình thường của hormone androgen từ tuyến thượng thận hoặc tuyến sinh dụng trước khi bắt đầu dậy thì lại có ý nghĩa trong quá trình sinh mụn.[4] 6
  15. - Vi khuẩn: mụn không phải là một bệnh nhiễm trùng, nhưng vi khuẩn có liên quan trực tiếp là P. Acne. Propionibacterium là một loại vi khuẩn kị khí sinh ra do androgen kích thích các tuyến bã nhờn. Vi khuẩn này thường không tìm thấy trên da ở giai đoạn trước dậy thì. Người Ấn Độ thường bị mụn trứng cá có số lượng vi khuẩn P. Acnes cao hơn. Các sản phẩm chuyển hóa của của vi khuẩn giúp hình thành nhân mụn và làm vỡ chúng dẫn đến các tổn thương viêm.[4] - Di truyền: các tác nhân di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định kích thước và hoạt động của tuyến bã nhờn. Nếu bố mẹ có bị trứng cá nặng thì con của họ có nguy cơ bị mụn trứng cá rất cao bao gồm cả mức độ và độ nghiêm trọng. Mụn trứng cá mang tất cả dấu hiệu của một bệnh đa gen.[4] - Cơ địa của làn da: Các yếu tố gây ra mụn nằm ở chính làn da. Các đặc điểm sinh lý và hình thái của cơ quan đích, nang bã nhờn là những yếu tố quyết định quan trọng nhất của bệnh. Da có mụn dễ thẩm thấu hơn da không có mụn, đơn vị lông mao lớn hơn, các chất có thể xâm nhập qua làn da dễ dàng hơn thông qua các màng che nang. Các phản ứng nang lông có ảnh hưởng lớn hơn ở bệnh nhân mụn trứng cá. Biểu mô nang hoạt động mạnh hơn với các tác nhân vật lý cũng như hóa học.[4] 7
  16. Androgen Sebocyte Keratinocyte Tăng tiết bã nhờn Sừng hóa nang lông Thay đổi mô nang Sự xâm chiếm của vi khuẩn Propionibacterium Acne Gây viêm mụn Hình 2.1: Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Trứng cá Bộ Y Tế chỉ ra bao gồm: - Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13 đến 19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20 – 30 hoặc muộn hơn, thậm chí tới tuổi 50 – 90. - Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1, nhưng bệnh ở nam thường nặng hơn ở nữ. - Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden, cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50 % có tiền sử gia đình. - Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng mắc bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen. - Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều làm tăng khả năng bị bệnh. - Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá. 8
  17. - Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như sô - cô - la, đường, bơ, cà phê,… - Các bệnh nội tiết: một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang,.. làm tăng trứng cá. - Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosterone), lithium,… - Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẫm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá. 2.2. SINH LÝ TUYẾN BÃ NHỜN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN 2.2.1. Sinh lý tuyến bã nhờn Tuyến bã nhờn không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của da, cung cấp 90% chất béo trên bề mặt của da. Sản xuất bã nhờn là chức năng quan trọng nhất của tuyến bã nhờn ở người. Tuyến bã nhờn sản xuất squalene và một số acid béo. Sản xuất bã nhờn giúp cân bằng nội môi của da, duy trì pH da, làm mềm, giữ ẩm cho da bảo vệ da dưới tác động của môi trường và vi khuẩn. Tuy nhiên tuyến bã nhờn cũng là trung tâm trong vấn đề phát sinh mụn trứng cá. Việc quan tâm đến quá trình sinh lý, giải phẫu của tuyến bã nhờn là cơ sở để hiểu cơ chế bệnh sinh viêm mụn trứng cá. Tuyến bã thuộc loại tuyến ngoại tiết kiểu túi, đường bài xuất ngắn mở vào cổ nang lông, cũng có những tuyến bã độc lập với đường bài xuất mở trực tiếp ra trên bề mặt da hay còn gọi là tuyến Meibomian (ở môi nhỏ, ở mi mắt, ở bộ phận sinh dục). các tế bào sebocytes không biệt hóa nằm ở lớp ngoài cùng của tuyến, sau đó trở nên biệt hóa và chứa các sản phẩm lipid rồi đổ về lòng túi. Tại trung tâm, các tế bào sebocytes trưởng thành trải qua quá trình apoptosis, thoái hóa và hình thành vùng hoại tử. Các chất bên trong kết hợp với nhau tạo thành bã nhờn, sau đó được đổ vào nang lông và đổ lên bề mặt da. Quá trình tổng hợp và thải lipid mất khoảng 1 tuần. Các tuyến bã nhờn nằm ở trung bì và hầu như luôn luôn phát triển cùng với nang lông, với một lối ra đổ vào ống nang lông. Đơn vị lông mao (pilosebaceous unit) chính là nang lông và tuyến bã nhờn kèm theo. 9
  18. Sự phát triển phôi thai của tuyến bã nằm trong quá trình phát triển của tế bào ngoại bì vào trung bì. Vào tuần thứ 13 đến 15 của bào thai, tuyến bã nhờn có thể được hình thành rõ ràng. Ở tuần thứ 17, các giọt lipid có thể nhìn thấy ở trung tâm của tuyến. Ống bài tiết chung đang phát triển, sẽ đóng vai trò là đầu mối gắn kết cho acini tuyến bã nhờn, bắt đầu như một cấu trúc giống như mối liên kết rắn. Các tế bào chứa đầy chất nhờn bao gồm liên kết cuối cùng bị vỡ và tạo thành một kênh trở thành ống tiết chất nhờn đầu tiên. Sự mở ống dẫn của tuyến bã vào nang lông là ranh giới giải phẫu quan trọng; giữa lỗ này và cơ pili cung là vùng phình ra của nang lông. Điều thú vị là bã nhờn là sản phẩm tuyến đầu tiên được tạo ra bởi cơ thể. Hoạt động của tuyến bã nhờn tăng lên vài giờ sau khi sinh và đạt đỉnh điểm trong tuần đầu tiên của cuộc đời, giảm cho đến đỉnh điểm tiếp theo trong giai đoạn tuyến bã (khoảng 9 tuổi) cho đến khoảng 18 tuổi. Số lượng ước tính của các tuyến bã nhờn thường không đổi trong suốt cuộc đời, nhưng kích thước của chúng có xu hướng tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên[5]. Tuyến bã nhờn đóng góp phần lớn các chất béo trên bề mặt da thông qua sản phẩm chính của nó là bã nhờn, giúp giữ ẩm và ngăn ngừa sự khô da. Bởi vì các tuyến bã nhờn đi vào ống tóc, bã nhờn chủ yếu thoát ra bề mặt da thông qua một hoạt động thấm hút liên quan đến sợi lông hay tóc. Ngoài các mảnh vụn tế bào và lipid, bã nhờn còn chứa các chất chống vi khuẩn, axit béo tự do và matrix metalloproteinase. Những yếu tố này kết hợp với sự hình thành của lớp màng lipid ở da giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài[6, 7]. Tuyến bã nhờn cũng là một vị trí quan trọng để phát tín hiệu và kích thích sản xuất androgen. Tất cả các enzym cần thiết để chuyển đổi cholesterol thành steroid hoặc tiền chất tuyến thượng thận, chẳng hạn như dehydroepiandrosterone, đều được tìm thấy trong da. Tuyến bã nhờn cũng có thể vô hiệu hóa nội tiết tố androgen thông qua hydroxysteroid dehydrogenase, một loại enzym có mặt ngay từ tuần thứ 16 của cuộc sống thai nhi. Dạng đồng phân type 1 của 5-alpha- reductase, dùng để chuyển đổi testosterone thành dạng mạnh nhất, cũng được sản 10
  19. xuất nhiều trong các tuyến bã nhờn, đặc biệt là các tuyến bã nhờn trên mặt và da đầu[8]. Tuyến bã nhờn cũng chịu sự kiểm soát của hormone. Androgen điều chỉnh chức năng tuyến bã nhờn thông qua liên kết với các nuclear androgen receptors (AR). ARs hiện diện trong nhiều thành phần da, với đặc điểm là tuyến bã nhờn, nơi nội tiết tố androgen kích thích tăng sinh tế bào và tạo mỡ.[8] Hormone giải phóng corticotropin (CRH - Corticotropin-releasing hormone) kích thích các thụ thể tế bào da tại chỗ thông qua các phương pháp paracrine, dẫn đến tăng nồng độ proopiomelanocortin (POMC) và giảm tổng hợp IL-8 trong tế bào huyết thanh cũng như kích thích sản xuất cortisol. Kết hợp với nhau, những tác động này có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, chống lại dòng thác tín hiệu căng thẳng và giúp hạn chế tổn thương mô quá mức[8]. 2.2.2. Quá trình viêm và hình thành nhân mụn Các mức độ tổn thương ở vị trí viêm Độ 1: Comedones hay còn gọi là nhân mụn. Chúng có hai loại, mở và đóng. Các mụn trứng cá mở là do sự bịt kín của lỗ tiết chất nhờn bởi bã nhờn trên bề mặt da. Nhân mụn đóng lại là do chất sừng và bã nhờn bịt kín lỗ tiết chất nhờn bên dưới bề mặt da. Độ 2: Tổn thương viêm, biểu hiện dưới dạng sẩn nhỏ, ban đỏ. Độ 3: Mụn mủ. Độ 4: Nhiều mụn mủ liên kết lại với nhau tạo thành nốt sần, u nang. Mụn có thể để lại nhiều vết sẹo khác nhau sau khi lành, có thể là sẹo lõm hoặc sẹo phì đại và sẹo lồi. 11
  20. Hình 2.2: Cơ chế bệnh sinh mụn trứng cá[9] 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2