Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế nông lâm: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
lượt xem 1
download
Mục tiêu của đề tài "Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương" gồm: Khảo sát sự thay đổi về đời sống của những hộ dân trồng cao su sau khi bị thu hồi đất hoàn toàn; so sánh đời sống của những hộ trồng cao su sau khi họ bị thu hồi đất hoàn toàn với đời sống của những hộ đang trồng cây cao su hiện tại; phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu, trình độ dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy được mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của việc thu hồi đất đối với những hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế nông lâm: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ --- --- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐOÀN VĂN TRUNG LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008
- Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” do Đoàn Văn Trung, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày . Thái Anh Hòa Người hướng dẫn, ____________________________ Ký tên, ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo _____________________________ ______________________________ Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
- LỜI CẢM TẠ Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để bước vào cuộc sống. Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn ghi nhớ: Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, để được bước vào cánh cửa đại học là biết bao mồ hôi và công sức mà ba mẹ đã vất vả chăm lo cho con. Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm theo học tại trường. Cảm ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp để em được hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn các anh, chị, cô, chú ở Phòng Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Phòng Tài Nguyên Môi Trường, UBND Xã Phú Chánh, UBND xã Tân Hiệp, UBND xã Vĩnh Tân, UBND xã Vĩnh Tân. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến anh Thái, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc tiếp xúc với bà con nông dân. Cảm ơn các các hộ nông dân đã dành thời gian cung cấp những số liệu bổ ích góp phần vào sự thành công của đề tài. Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!
- NỘI DUNG TÓM TẮT ĐOÀN VĂN TRUNG. Tháng 7 năm 2007. “Ảnh hưởng của việu thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su in Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” ĐOÀN VĂN TRUNG. July 2007. “The influence of land revoking on the life of rubber farmers in Tân Uyên district, Bình Dương province” Đời sống, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất là một vấn đề nóng bỏng và tốn nhiều giấy mực của các chuyên gia kinh tế nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết thỏa đáng. Những hộ dân trồng cao su là một trong những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đời sống của những hộ trồng cao su trong những năm qua đã có nhiều cải thiện đáng kể nhưng khi bị thu hồi đất thì những hộ này lâm vào tình trạng thiếu việc làm và thu nhập giảm hơn trước rất nhiều, do đó đời sống nông hộ gặp rất nhiều khó khăn. Đề tài được thực hện trên cơ sở phân tích số liệu điều tra ngẫu nhiên của 40 hộ trồng cao su bị thu hồi đất và 30 hộ đang trồng cao su hiện tại, từ đó so sánh thu nhập, việc làm cũng như đời sống của hai đối tượng điều tra nhằm thấy được ảnh hưởng trực tiếp của việc thu hồi đất đối với đời sống những đối tượng trồng cao su. Thu nhập trung bình hiện tại của các hộ bị thu hồi đất chỉ gần bằng ¼ thu nhập bình quân của các hộ đang trồng cao su hiện tại. Rõ ràng thu nhập của hộ bị thu hồi đất thấp hơn rất nhiều so với hộ không bị thu hồi đất. Các cấp quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ việc làm cho những hộ bị thu hồi đất góp phần tăng nguồn thu nhập của đối tượng này. Bên cạnh đó, các cấp quản lý Nhà nước cũng cần xem xét lại chính sách thu hồi đất đối với đối tượng là những hộ trồng cao su đã thật sự hợp lý chưa?
- MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt viii Bảng mục các bảng ix Mục các hình xi CHƯƠNG I 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.2. Ý nghĩa 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG II 4 TỔNG QUAN 4 2.1. Vị trí địa lý kinh tế 5 2.2. Điều kiện tự nhiên 5 2.2.1. Đất đai tự nhiên 5 2.2.2. Nguồn nước 6 2.2.3. Thời tiết khí hậu 8 2.2.4. Đánh giá lợi thế và hạn chế. 8 2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 9 2.3.1. Dân số. 9 V
- 2.3.2. Lao động và việc làm. 10 2.3. Tình hình phát triển kinh tế 11 2.3.1. Tăng trưởng kinh tế. 11 2.3.2. Cơ cấu kinh tế. 11 2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. 12 2.4.1. Công nghiệp-TTCN. 12 2.4.2. Thương mại và dịch vụ. 13 2.4.3. Nông nghiệp. 14 2.5. Thực trạng kết cấu hạ tầng 16 2.5.1. Giao thông 16 2.5.2. Thủy lợi 17 2.5.3. Hệ thống điện 18 2.6. Giáo dục-Y tế 19 2.6.1. Giáo dục. 19 2.6.2. Y tế. 20 2.7. Văn hóa-TDTT 20 2.8. Quy hoạch đất đai để phát triển công nghiệp 21 2.8.1. Quan điểm phát triển 21 2.8.2. Phương hướng phát triển công nghiệp huyện Tân Uyên 22 CHƯƠNG III 23 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Mô hình nghiên cứu 23 3.2. Cơ sở lý luận 24 3.2.1. Các khái niệm liên quan. 24 3.2.2. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. 25 3.2.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất 25 3.3. Cơ sở pháp lý 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 VI
- 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 27 3.4.3. Phương pháp luận 28 3.4.4. Phương pháp phân tích 28 3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu: 29 CHƯƠNG IV 30 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Khái quát về đời sống các hộ trồng cao su được điều tra 30 4.2. Tình hinh thu hồi đất của các hộ điều tra. 31 4.3. Nguồn thu nhập từ đền bù 32 4.4. Vấn đề sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù. 34 4.5. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống những hộ mất đất, mất cao su 37 4.5.1. Lao động và việc làm của những hộ điều tra. 37 4.5.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều tra 42 4.5.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của các hộ điều tra. 44 4.5.4. Tình hình du lịch,vui chơi giải trí khi Tết, Lễ của các hộ gia đình được điều tra. 46 4.6. Thu hồi đất trồng cao su ảnh hưởng tới điều kiện sống và sinh hoạt. 47 4.6.1. Điều kiện về nhà ở 47 4.6.2. Điều kiện về đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại trong gia đình 50 4.6.3. Giáo dục - Y tế - Môi trường 51 4.7. Ý kiến của hộ bị thu hồi đất 53 4.8. Đề xuất giải pháp chính sách 54 4.8.1. Các giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa 54 4.8.2. Hướng dẫn cách chi tiêu tiền đền bù 56 CHƯƠNG V 56 VII
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Kiến nghị 56 VIII
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía Nam TP HCML: Thành Phố Hồ Chí Minh VLXD: Vật liệu xây dựng CN&XD: Công nghiệp và xây dựng GO: Tổng giá trị sản phẩm QD: Quốc doanh NQD: Ngoài quốc doanh KT-XH: Kinh tế xã hội VĐTNN: Vốn đầu tư nước ngoài BCH: Ban chấp hành CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TDTT: Thể dục thể thao DT: Diện tích XDCB: Xây dựng cơ bản NĐ – CP : Nghị định TT – BTNMT : Thường trực Bộ Tài nguyên – Môi trường TTg : Thủ tướng UBND : Uỷ ban nhân dân BQ: Bình quân IX
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2. 1: Hiện Trạng Dân Số Huyện 10 Bảng 2. 2: Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế 10 Bảng 2. 3: GDP Huyện Thời Kỳ 2003-2007 11 Bảng 2. 4: Cơ Cấu Kinh Tế Theo GDP 11 Bảng 2. 5: Tốc Độ Tăng GO Công Nghiệp 12 Bảng 2. 6: Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Thành Phần 12 Bảng 2. 7: Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa 13 Bảng 2. 8: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Huyện 14 Bảng 2. 9: Cơ Cấu Nông Nghiệp Của Huyện 15 Bảng 2. 10:Diện Tích Trồng Trọt 15 Bảng 2. 11:Số Lượng Vật Nuôi 16 Bảng 2. 12: Công Trình Thủy Lợi Của Huyện 17 Bảng 2. 13: Số Cán Bộ Ngành Y Của Huyện 20 Bảng 4. 1: Số Năm Cạo Mũ Của Các Hộ Điều Tra 30 Bảng 4. 2: Tình Hình Thu Hồi Đất Cua Các Hộ Điều Tra 31 Bảng 4. 3: Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra 32 Bảng 4. 4: Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra 35 Bảng 4. 5: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Và Những Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Được Điều Tra. 38 Bảng 4. 6: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra 42 Bảng 4. 7: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra 44 Bảng 4. 8: Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ưu Tiên Hàng Đầu 45 X
- Bảng 4. 9: Tình Hình Du Lịch, Giải Trí Của Các Hộ Điều Tra Khi Có Dịp Tết, Lễ. 47 Bảng 4. 10: Điều Tra Về Tình Hình Nhà Ở Của Các Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Và Các Hộ Bị Thu Hồi Đất. 48 Bảng 4. 11: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại 50 Bảng 4. 12: Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường 51 XI
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 23 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thu nhập từ đền bù của các hộ điều tra 44 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện vấn đề sử dụng tiền đền bù các hộ điều tra 47 Hình 4.3: Tình hình lao động của các hộ điều tra bị thu hồi đất và của các hộ không bị thu hồi đất 52 XII
- CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới, hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến trình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; là thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Ở nước ta, trong những năm qua trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và văn minh. Việc thu hồi đất nông nghiệp nói chung và thu hồi đất trồng cao su nói riêng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp và diện tích cây cao su ngày càng bị thu hẹp, kèm theo đó là sự thay đổi về chổ ở và điều kiện sống hiện tại. Cây cao su là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Trong những năm gần đây cây cao su đã làm cho đời sống của nhiều hộ
- nông dân thay đổi đáng kể, thu nhập của người dân trồng cao su được cải thiện hơn, cuộc sống trở nên sung túc hơn, no đủ hơn. Nhiều địa phương còn xem cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo. Hơn thế nữa, hàng năm cây cao su còn giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở nông thôn… Với những gì mà cây cao su đem lại cho nền kinh tế thì việc thu hồi đất của những hộ dân sống dựa vào cây trồng này đã thực sự hợp lý chưa? Các chính sách đền bù, tái định cư có bảo đảm được việc làm, thu nhập và đời sống của những người dân trồng cao su bị thu hồi đất thực sự tốt hơn không? Tân Uyên là huyện nằm trong khu vực đinh hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị của TP HCM. Trong những năm gần đây để đáp ứng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhiều diện tích đất ở và đất nông nghiệp đã bị thu hồi phục vụ cho công cuộc phát triển của huyện nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Những hộ dân vốn sống dựa vào cây cao su khi bị mất đất có lẻ là đối tượng chịu tác động lớn nhất khi mà họ không còn nguồn thu nhập từ cây cao su, đời sống của những hộ này sẽ bị ảnh hưởng không ít. Trước tình hình trên tôi tiến hành nghiêm cứu để tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát sự thay đổi về đời sống của những hộ dân trồng cao su sau khi bị thu hồi đất hoàn toàn. So sánh đời sống của những hộ trồng cao su sau khi họ bị thu hồi đất hoàn toàn với đời sống của những hộ đang trồng cây cao su hiện tại. Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu, trình độ dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy được mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của việc thu hồi đất đối với những hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn. Đề suất một số giải pháp liên quan đến việc thu hồi đất đối với những hộ này. 1.2.2. Ý nghĩa Kết quả nghiêm cứu sẽ góp phần tìm hiểu và phân tích những tác động trực tiếp của việc thu hồi đất trên địa bàn huyện lên các hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn trong 2
- thời gian qua nhằm đánh giá chính xác hơn đời sống hiện tại của các hộ dân khi không còn cây cao su. Từ đó đưa ra giải pháp ổn định đời sống của những hộ này. Đồng thời trong quá trình phân tích, đánh giá phát hiện ra những mặt mạnh cũng như điểm yếu trong công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cư, vấn đề việc làm cho những hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn. Đưa ra một số kiến nghị để ổn định đời sống của những hộ này sao khi bị giải tỏa sao cho phù hợp với định hướng phát triển của Huyện trong thời gian tới. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu là huyện Tân Uyên, tập trung nghiên cứu ở 4 xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Vĩnh Tân và Bình Mỹ. Trong đó, xã Phú Chánh và Tân Hiệp là 2 xã đa số người dân trồng cây cao su nhưng bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp. Tuy nhiên, việc thu hồi đất hoàn toàn ở 2 xã trên đã có nhiều hộ chuyển đi nơi khác lập nghiệp vì vậy đề tài chỉ giới hạn điều tra những hộ dân đang sinh sống tại các khu dân cư và một số hộ được Nhà nước cấp đất ở tại chổ. Vĩnh Tân và Bình Mỹ là 2 xã có nhiều hộ dân sống bằng việc trồng cao su nhưng chưa bị thu hồi đất. Về thời gian đề tài được thực hiện từ ngày 01/04/2008 đến ngày 01/07/2008. 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm năm chương cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát về việc lựa chọn đề tài, trình bày những mục tiêu và ý nghĩa của đề tài. Ngoài ra phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng. Chương 2: Giới thiệu những vấn đề tổng quan có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, đồng thời khái quát về tình hình tổng quan về địa bàn đang nghiên cứu. Chương 3: Nêu lên các cơ sở được sử dụng để tiến hành thực hiện đề tài như: các khái niệm, các quan điểm. Các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và cụ thể. Chương 4: Từ những số liệu, thông tin thu thập được, đề tài đã khảo sát được sự thay đổi đời sống của những hộ trồng cao su bị thu hồi đất hoàn toàn và vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề tái định cư đối với những người họ này, từ đó đề xuất một số giải pháp 3
- chính sách liên quan đến việc thu hồi đất nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất. Chương 5: Sử dụng các kết quả của chương 4 đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu trên, sau đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến nghiên cứu này. 4
- CHƯƠNG II TỔNG QUAN 2.1. Vị trí địa lý kinh tế Huyện Tân Uyên có tổng diện tích tự nhiên 613,44 km2 , nằm phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, với vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo Phía Đông có ranh giới chung với tỉnh Đồng Nai là sông Đồng Nai, một con sông lớn thứ 3 của Việt Nam, có lưu lượng 5 triệu m3. Phía Tây giáp huyện Bến Cát Phía Nam và Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An và xã Tân Hạnh thuộc Thành Phố Biên Hòa. (các huyện Thuận An, Dĩ An là nơi tập trung các khu công nghiệp Nam Bình Dương). Đây là điều kiện khá tốt để huyện Tân Uyên phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp chất lượng cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, đồng thời phát triển nông nghiệp sinh thái phục vụ du lịch ven sông Đồng Nai, khai thác lợi thế thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các nông sản hàng hóa ( rau quả, thịt, cá…), đây là một lợi thế mới cần tập trung khai thác phát triển kinh tế-xã hội, đem lại hiệu quả cao hơn. 2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.1. Đất đai tự nhiên Ngoài ao hồ thủy lợi và sông suối, đất Tân Uyên được chia thành bốn nhóm: Nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất phù sa.
- Nhóm đất xám: 24.483,37 ha. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất ( chiếm 39,91% DTTN). Nhìn chung, nhóm đất xám có địa hình bằng có tới 89,4% diện tích (21.895,31 ha) ở độ dốc cấp 1; chỉ có 10,6% diện tích (2.588,06) có độ dốc cấp 2; đây là điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng các biện pháp cơ giới hóa trong nông nghiệp. Nhóm đất này hiện đang được dùng để trồng cao su, điều, cây ăn quả, các loại cây hoa màu và các cây hàng năm khác, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao do đặc điểm của chất xám là nghèo dưỡng chất, thành phần cơ giới thô, khả năng giữ nước và phân kém, muốn đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao cần đẩy mạnh thâm canh bón phân và tưới nước đầy đủ. Nhóm đất đỏ vàng: 23.887,43 ha ( chiếm 38,92% DTTN). Đất đỏ vàng ở huyện Tân Uyên có địa hình tương đối phức tạp (có tới bốn cấp độ dốc): độ dốc cấp 1 có 11.404,62 ha (chiếm 47,76% diện tích nhóm đất đỏ vàng), độ dốc cấp 2 có 4.347,42 ha (chiếm 18,2% diện tích nhóm đất đỏ vàng), độ dốc cấp 3 có 5.353,72 ha (chiếm 22,42% diện tích nhóm đất đỏ vàng), phần diện tích còn lại là độ dốc cấp 4. Nhóm đất dốc tụ: 5.901 ha ( chiếm 9.62% DTTN) nằm trên địa hình trũng và thấp cục bộ, đặc điểm của nhóm này là thường bị úng ngập trong mùa mưa, rất khó đa dạng hóa cây trồng và càng không nên trồng các loại cây lâu năm. Nhóm đất phù sa: 4.908,88 ha ( chiếm 8% DTTN ). Toàn bộ diện tích nhóm đất này nằm trên địa hình trung bình và thấp, phân bố chủ yếu ở ven sông và một phần ven các suối, đây là loại đất thủy thần tốt nhất, cho phép thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên do phân bố dọc sông, suối nên trong mùa lũ thường bị ngập úng thiệt hại lớn đến sản xuất và đới sống nhân dân trong vùng. Cuối cùng là nhóm sông, suối, ao, hồ: Chiếm diện tích 2.173 ha trong đó chủ yếu là diện tích sông Đồng Nai, Sông Bé, diện tích các hồ đầm, kênh mương, ngoài tác dụng cung cấp nước tới giao thông thủy lợi, tạo cảnh quan du lịch… Còn có thể tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn lợi kinh tế cao. 2.2.2. Nguồn nước 6
- Nguồn nước mặt: Sông Bé và sông Đồng Nai là hai con sông chính chảy qua lảnh thổ huyện Tân Uyên với các đặc điểm như sau: Sông Bé: là sông phụ lưu lớn nằm bên trái sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi Tân Nguyên, nơi có độ cao 650-900m, tổng chiều dài 359km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua địa phận huyện Tân Uyên với chiều dài 100 km2 rồi đổ vào sông Đồng Nai ở địa phận xã An Lạc. Phần thượng nguồn thuộc tỉnh Bình Phước, tại Thác Mơ đã xây dựng công trình thủy điện với dung tích hồ chứa 1,47 tỉ m3, công suất phát điện là 150.000 KW,lưu lượng xã vào mùa khô dưới tua bin 60m3/s sẽ góp phần điều tiết dòng chảy mùa khô. Ngoài ra, trong tương lai sẽ có hồ Phước Hòa dự kiến cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, có một phần thuộc huyện Tân Uyên. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy Lang Biang của Nam Trường Sơn ở độ cao khoảng 2000m chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đông Nai, Bình Phước, Bình Dương, TPHCM và đỗ ra cửa biển Vũng Tàu. Đoạn sông Đồng Nai thuộc địa phận Tân Uyên dài 58 km. Nguồn nước mặt ở Tân Uyên còn được cung cấp bởi hệ thống sông suối nhỏ như sông Vũng Cẩm, suối Cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh Lai… Tuy nhiên, các suối này chỉ có nước trong mùa mưa, mùa khô lưu lượng nhỏ bởi với lượng mưa trung bình 1.600-1.700mm/năm phân bố không đều lại không có nguồn sinh thủy, lòng suối thấp. Để khai thác nguồn nước này ngành thủy lợi đã xây dựng một số hồ đập song mang lại hiệu quả không cao. Tóm lại, nguồn nước mặt ở Tân Uyên được đánh giá là khá dồi dào cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đồng điều nên mức đô khai thác phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt bị hạn chế, đặc biệt đối với nông nghiệp do địa hình dốc, mặt rộng cao hơn so với mặt nước sông vào mùa khô nên gặp không ít khó khăn cho khai thác nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm: huyện Tân Uyên được đánh giá là khu vực có nguồn nươc ngầm trung bình đến nghèo. Các giếng có lưu lượng 0,05-0,6 l/s. Tuy nhiên, bề dày tầng chứa nước từ 10-12m, chất lượng nước tốt, tổng khoáng hóa M=0,05-0,1 g/l (nước siêu nhạt), có thể khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. 7
- 2.2.3. Thời tiết khí hậu Khí hậu, thời tiết mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5-11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.700mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Độ ẩm không khí trung bình từ 79-80%. Số giờ nắng trong năm khoảng 2500- 2800 giờ. Được xem là khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC (tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1), chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông- Bắc, nhiều nắng bình quân (7,8 giờ/ngày). Điểm hạn chế về khí hậu thời tiết ở huyện Tân Uyên là mưa lớn, phân bố theo mùa; mưa tập trung, cường độ lớn thường trùng với thời điểm xả lũ từ hồ Trị An và triều cường của sông Đồng Nai làm cho các vùng đất trũng ven sông bị ngập lụt, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã ven sông, đến mùa khô, lượng mưa không đáng kể làm cho phần đất cao xa nguồn nước bị khô hạn, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Tóm lại, Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. 2.2.4. Đánh giá lợi thế và hạn chế. Lợi thế: -Về vị trí địa lý huyện Tân Uyên có lợi thế so sánh cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. - Nằm trong khu vực Nam Bình Dương, vùng KTTĐPN và vùng TPHCM - Tân Uyên có nhiều mỏ nguyên liệu caolin, sét chịu lửa, sét vật VLXD, đá xây dựng, cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh, than bùn và nằm gần dầu khí Bà Rịa -Vũng Tàu, bốc xít Đồng Nai. - Tân Uyên có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều nơi. Địa 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: thực trạng và phương hướng phát triển
92 p | 396 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
75 p | 278 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
77 p | 22 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
96 p | 21 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày
54 p | 53 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hộ sáng chế về dược phẩm tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 72 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Địa lí: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế xã hội thế giới lớp 11 THPT
67 p | 57 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông
76 p | 20 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải Hà Anh
71 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH QTB
59 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại theo Luật thương mại 2005
78 p | 23 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
87 p | 14 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần giao nhận, kho vận, ngoại thương Hải Phòng
109 p | 70 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty TNHH Isaura Kim Yến
102 p | 24 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV DV – TM Thiết kế đồ họa In bao bì và sản xuất Lí Tưởng
68 p | 13 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sacred Earth Việt Nam tại Bình Dương giai đoạn 2016-2018
98 p | 8 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn