Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội
lượt xem 10
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu là nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội. Với nhiệm vụ ghiên cứu đặc điểm người dùng tin, nhu cầu tin, nguồn lực thông tin và thực trạng công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm. Từ đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị làm tăng hiệu quả công tác xử lý tài liệu của Trung tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp “Công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Khóa luận này được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin trong quá trình tôi thực tập tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Ths. Bùi Thanh Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ chúng tôi trong suốt 4 năm học tập tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và các cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành Khóa luận. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè – những người luôn bên tôi, động viên và khuyến khích để tôi có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và có được kết quả đạt được như ngày hôm nay. Trong quá trình thực hiện Khóa luận do thời gian và trình độ có hạn nên Khóa luận còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các bạn để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Cao Thị Hằng K50 Thông tin – Thư viện
- MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Muc đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3 6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 3 NỘI DUNG ............................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI LIỆU .......................................................................................................... 4 1.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội .................................................................................................................. 4 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm ................................ 4 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm ............................................... 5 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm ............................... 6 1.1.4. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm ..................... 7 1.1.5. Vốn tài liệu của Trung tâm ................................................................ 10 1.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật.................................................................... 13 1.2. Lý luận chung về xử lý tài liệu ................................................................. 14 1.2.1. Khái niệm xử lý tài liệu ...................................................................... 14 1.2.2. Mục đích của việc xử lý tài liệu trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện ................................................................................................................ 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI... 17
- 2.1. Quy trình xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động –Xã hội ....................................................................................... 17 2.2. Công tác mô tả thƣ mục tại Trung tâm ..................................................... 17 2.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác mô tả thƣ mục ......... 19 2.2.2. Áp dụng quy tắc mô tả ISBD .............................................................. 20 2.2.3. Áp dụng khổ mẫu MARC 21 vào quy trình biên mục ........................ 24 2.3. Công tác phân loại tài liệu.......................................................................... 29 2.4. Công tác định từ khóa cho tài liệu ............................................................ 35 2.5. Công tác làm tóm tắt /chú giải cho tài liệu .............................................. 39 2.6. Sản phẩm thông tin của công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm .................. 41 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI ................................ 46 3.1. Một số nhận xét chung .............................................................................. 46 3.1.1. Những ƣu điểm của công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm ................. 46 3.1.2. Những hạn chế của công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm .................. 48 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm ..................................................................................................................... 51 3.2.1. Chuẩ n hóa công tác xƣ̉ lý tài liê ̣u........................................................ 51 3.2.2. Xây dƣ̣ng công cụ kiểm soát tính thống nhất nghiệp vụ xử lý tài liệu ... 53 3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đào tạo cán bộ xử lý tài liệu ........ 55 3.2.4. Tăng cƣờng cơ sở vật chất trang thiết bị ............................................ 57 3.2.5 Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo ngƣời dùng tin .................................... 58 3.2.6 Đa dạng hóa các sản phẩm thông tin ................................................... 59 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 61 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 67
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xử lý tài liệu đƣợc xem là khâu quan trọng nhất của dây chuyền thông tin tƣ liệu, từ đây sau quá trình xử lý, tài liệu đƣợc đƣa ra phục vụ ngƣời dùng tin. Mỗi cơ quan thông tin - thƣ viện hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt sứ mệnh của mình và đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dùng tin hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng xử lý tài liệu. Nâng cao chất lƣợng của công tác xử lý tài liệu là một vấn đề then chốt mà bất cứ cơ quan thông tin - thƣ viện nào cũng cần quan tâm để từng bƣớc tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của cơ quan mình, đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dùng tin. Là một Thƣ viện nằm trong hệ thống các Thƣ viện trƣờng Đại học, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động – Xã hội là nơi lƣu trữ và cung cấp các thông tin văn hóa, khoa học, kỹ thuật phục vụ công tác giảng dậy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên trong toàn trƣờng. Để đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của bạn đọc, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động – Xã hội đã đặc biệt quan tâm tới công tác xử lý tài liệu, từng bƣớc chuẩn hóa các khâu nghiệp vụ trong quá trình xử lý, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm. Trong những năm gần đây sự ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan thông tin thƣ viện đã tạo ra những thay đổi, những bƣớc phát triển mới, đặt ra cho công tác xử lý tài liệu của Trung tâm những yêu cầu mới. Bên cạnh đó nhu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quan TT-TV ngày càng cao nên việc hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lƣợng của công tác xử lý tài liệu trở thành vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội” làm đề tài khóa luận của mình. Cao Thị Hằng 1 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 2. Muc đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài liệu của Trung tâm. Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ chính mà đề tài cần giải quyết là: - Tìm hiểu khái quát về quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. - Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin, nhu cầu tin và nguồn lực thông tin của Trung tâm. - Nghiên cứu thực trạng công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm. - Đƣa ra những nhận xét và kiến nghị làm tăng hiệu quả công tác xử lý tài liệu của Trung tâm. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay đã có một số tác giả quan tâm, nghiên cứu về Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội nhƣng nhìn chung họ chỉ chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu các khía cạnh nhƣ: Bộ máy tra cứu tin, phát triển nguồn lực thông tin, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm… Tuy nhiên, đề tài về tìm hiểu công tác xử lý tài liệu tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội thì chƣa có tác giả nào nghiên cứu. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác xử lý tài liệu. - Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay. Cao Thị Hằng 2 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: - Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu - Phƣơng pháp quan sát, điều tra thực tế. 6. Đóng góp của đề tài Về lý luận: Góp phần làm rõ hơn bản chất công tác xử lý tài liệu qua việc nghiên cứu thực trạng công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm. Về thực tiễn: Khóa luận đƣa ra các nhận xét và giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm. Cao Thị Hằng 3 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội, tiền thân là trƣờng Trung học tiền lƣơng thuộc Bộ Lao động, đƣợc thành lập từ năm 1961. Năm 1991 trƣờng hợp nhất với trƣờng Quản lý cán bộ thƣơng binh xã hội lấy tên là trƣờng Cán bộ Lao động – Xã hội. Tháng 1 năm 1997 trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành Trƣờng Cao đẳng Lao động – Xã hội. Năm 2005, trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Trong 46 năm phấn đấu và trƣởng thành, trƣờng đã đào tạo đƣợc gần 40 000 cán bộ lao động – xã hội, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực tri thức cần thiết để góp phần cùng cả nƣớc xây dựng đất nƣớc giàu đẹp, văn minh. Song song với sự hình thành và phát triển của trƣờng, do yêu cầu của việc lƣu giữ tài liệu, phục vụ nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên trong trƣờng, tổ thƣ viện cũng đƣợc hình thành với tên gọi là tổ thƣ viện tƣ liệu. Hoạt động của tổ đƣợc duy trì trong suốt 43 năm kể từ khi thành lập. Đến tháng 3/2005, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện của trƣờng đƣợc thành lập trên cơ sở của tổ thƣ viện tƣ liệu. Trong suốt bốn năm qua, Trung tâm đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của mình trong việc phục vụ nhu cầu thông tin của bạn đọc là sinh viên và cán bộ trong trƣờng. Cao Thị Hằng 4 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Trong thời gian tới, đƣợc sự phê duyệt của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Nhà trƣờng sẽ triển khai xây dựng và lắp đặt thƣ viện điện tử với kinh phí 6,9 tỷ đồng cùng với hệ thống phần mền, thiết bị hiện đại, góp phần đắc lực cho công tác giáo dục-đào tạo toàn diện của Nhà trƣờng. Hiện nay quy mô đào tạo của Trƣờng đã đƣợc mở rộng hơn hiện tại Trƣờng có 02 cơ sở đào tạo mới ở thành phố Sơn Tây và Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Chức năng Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động – Xã hội là trung tâm thông tin, văn hóa, khoa học kỹ thuật có chức năng thu thập, lƣu trữ, xử lý, tổ chức, xây dựng và quản lý vốn tài liệu phục vụ công tác học tập, giảng dậy và nghiên cứu khoa học của học sinh – sinh viên, cán bộ, giảng viên trong toàn trƣờng. Nhiệm vụ - Tham mƣu giúp Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch phát triển vốn tài liệu văn hóa, khoa học kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trƣờng, đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản vốn tài liệu đó. - Tăng cƣờng công tác tìm kiếm, khai thác và cập nhật những thông tin khoa học, sách và các tài liệu mới. Định kỳ ra thông tin thƣ mục và giới thiệu sách, tạp chí và thông tin khoa học mới cho bạn đọc. - Xây dựng kế hoạch tu bổ, bảo quản giáo trình, tài liệu. - Tổ chức phục vụ cho cán bộ, giảng viên, học sinh – sinh viên của trƣờng khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả các tài liệu do Trung tâm quản lý. - Xây dựng quy chế làm việc của thƣ viện, nội quy phòng mƣợn, phòng đọc, làm thẻ thƣ viện cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên trong trƣờng. - Xây dựng mối quan hệ tốt với thƣ viện các trƣờng đại học để trao đổi và chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi quy định của nhà trƣờng và nhà nƣớc. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm. Cao Thị Hằng 5 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm Theo Quyết định số 334/QĐ – ĐHLĐ – XH ngày 11/05/2007 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Lao Động Xã hội Hà Nội về việc thành lập tổ chuyên môn Trung tâm và bổ nhiệm cán bộ. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm 11 cán bộ. Trong đó 01 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 2 tổ chuyên môn (Tổ xử lý nghiệp vụ và tổ phục vụ bạn đọc). BAN GIÁM ĐỐC Tổ nghiệp vụ Tổ phục vụ Phòng xử lý nghiệp vụ Phòng đọc báo tạp chí Phòng bán giáo trình Phòng bổ sung Phòng làm thẻ Phòng đọc lớn Phòng tra cứu Phòng mƣợn Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội Giám đốc Trung tâm: là ngƣời phụ trách chung, chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về toàn bộ công tác thông tin thƣ viện, trực tiếp lãnh đạo một số công việc cụ thể. Xây dựng chủ trƣơng, kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện, phân công kiểm tra, đánh giá cán bộ. Phó giám đốc: là ngƣời giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc khi đƣợc ủy quyền, đƣợc phân công đảm nhiệm một số công tác trong Trung tâm. Cao Thị Hằng 6 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Các cán bộ đƣợc bố trí vào các phòng ban của Trung tâm nhƣ sau: - Các phòng thuộc bộ phận nghiệp vụ Phòng xử lý - bổ sung – biên mục (02 cán bộ) - Các phòng thuộc bộ phận phục vụ Phòng đọc lớn (03 cán bộ) Phòng đọc báo – tạp chí (học sinh, sinh viên tự phục vụ) Phòng mƣợn (02 cán bộ) Phòng bán (02 cán bộ) Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ: + 02 cán bộ có trình độ thạc sỹ. + 05 cán bộ có trình độ cử nhân. Trong đó có 04 cử nhân thông tin thƣ viện. + Số còn lại có trình độ Cao đẳng, Trung cấp. Hầu hết các cán bộ có trình độ tin học cơ bản, một số cán bộ trẻ đã sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm Smilib cũng nhƣ kỹ năng khai thác thông tin trên Internet. Trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn. 1.1.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm Ngƣời dùng tin là đối tƣợng phục vụ chính của bấ t kỳ cơ quan thông tin – thƣ viện nào vì vậy nghiên cứu ngƣời dùng tin và đặc điểm nhu cầu tin của họ là một trong những hoạt động chủ yếu của cơ quan thông tin – thƣ viện. Thông qua đó, thƣ viện sẽ điều chỉnh những nội dung hoạt động của mình cho phù hợp với ngƣời dùng tin của thƣ viện để nâng cao khả năng đáp ứng cũng nhƣ thoả mãn nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin. Có thể chia ngƣời dùng tin của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội ra làm 3 nhóm nhƣ sau: Cao Thị Hằng 7 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp - Nhóm1: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhóm ngƣời dùng tin này bao gồm: Ban giám hiệu; Cán bộ lãnh đạo; Trƣởng phó các khoa, các phòng ban, các trung tâm, trạm chức năng trong nhà trƣờng. Họ là ngƣời dùng tin và là chủ thể thông tin ở Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội. Các cán bộ lãnh đạo vừa thực hiện chức năng quản lý công tác, vừa thực hiện các chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng. Chính vì vậy, thông tin cho nhóm này mang tính tổng kết, dự báo. Thông tin có diện rộng, khái quát trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, kinh tế, kỹ thuật, các văn bản tài liệu của Đảng, Nhà nƣớc và của nhiều ngành. Khi ra quyết định quản lý, điều hành quản lý giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trƣờng Đại học Lao động – Xã hội, họ chính là ngƣời cung cấp thông tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần khai thác triệt để nguồn thông tin này nhằm tăng cƣờng nguồn thông tin cho công tác thông tin – thƣ viện Nhu cầu thông tin của nhóm này rất đa dạng và phong phú. Do cƣờng độ lao động của nhóm này cao nên thông tin cung cấp cho họ càng phải cô đọng, súc tích. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm đối tƣợng này thƣờng là các thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, ấn phẩm thông tin, bản tin… Phƣơng pháp phục vụ dành cho nhóm đối tƣợng này cần phải đa dạng, linh hoạt theo những yêu cầu, tình huống cụ thể của từng giai đoạn. - Nhóm 2: Nhóm cán bộ giảng dạy Đây là nhóm ngƣời dùng tin có trình độ chuyên môn cao, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Họ vừa là những ngƣời dùng tin thƣờng xuyên, vừa là những ngƣời cung cấp thông tin qua các bài giảng, các công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố, các đề xuất, các dự án, các hội nghi, hội thảo… Thông tin cho nhóm này là những thông tin có tính chất Cao Thị Hằng 8 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp chuyên sâu, có tính lý luận và thực tiễn, tính thời sự và liên quan đến các ngành khoa học giáo dục, kinh tế xã hội, các vấn đề xã hội. Hình thức phục vụ thƣờng là các thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc về các ngành mà họ quan tâm. Với chủ trƣơng đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học ở các cấp học, những tài liệu có nội dung liên quan đến các ngành giảng dạy, phƣơng pháp sƣ phạm, công nghệ dạy học… là những tài liệu có tính chất quan trọng tới nhóm ngƣời dùng tin này bởi thông qua sự truyền đạt giảng dạy của họ, lớp nhóm ngƣời dùng tin là học sinh – sinh viên sẽ đƣợc tiếp nhận một cách trực tiếp những nội dung thông tin, phục vụ cho nhu cầu học tập nghiên cứu của mình. - Nhóm 3: Nhóm học sinh – sinh viên Đây là nhóm ngƣời dùng tin chiếm tỷ lệ đông đảo nhất của Trung tâm. Họ là các sinh viên chính quy, tại chức, học viên sau đại học...của Trƣờng. Với nhóm ngƣời dùng tin này do yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập nghiên cứu, vì thế mà họ rất cần tài liệu, thông tin để sử dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Họ vừa có nhu cầu về giáo trình các môn học đại cƣơng, chuyên ngành nhƣ: Triết học, chủ nghĩa xã hội, kinh tế xã hội, kinh tế chính trị… họ lại vừa có nhu cầu về tài liệu tham khảo, các loại báo, tạp chí ở nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với chƣơng trình học cụ thể của từng năm học, từng cấp học. Ngoài ra các tài liệu phục vụ cho việc giải trí cũng chiếm một phần nhu cầu tin của họ. Có thể nói đặc điểm nhu cầu của ngƣời dùng tin là học sinh – sinh viên của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội khá rộng. Trong quá trình đào tạo của trƣờng nhu cầu tin của học sinh – sinh viên có thể đƣợc chia thành 2 giai đoạn: Cao Thị Hằng 9 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Giai đoạn 1: Sinh viên học các môn học cơ bản nhƣ: Triết học, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Ngoại ngữ… nhu cầu đọc của nhóm sinh viên này chủ yếu là các loại giáo trình cơ bản, cơ sở, các tài liệu tham khảo chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn sinh viên đã đƣợc vào học theo đúng chuyên ngành nên đặc điểm nhu cầu tin của nhóm đối tƣợng này đã có sự thay đổi. Nhu cầu tin của họ mang tính chuyên sâu ngoài sách giáo khoa, giáo trình họ cần thêm nhiều tài liệu tham khảo để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu để hiểu sâu đƣợc vấn đề. 1.1.5. Vốn tài liệu của Trung tâm Hiện nay Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội có một kho sách tƣơng đối lớn (trên 10 vạn bản) với đầy đủ các môn loại tri thức phục vụ các nội dung và chƣơng trình đào tạo của trƣờng. Tài liệu bổ sung vào thƣ viện bao gồm: sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu liên quan đến các ngành đào tạo của nhà trƣờng nhƣ: Công tác xã hội, Quản lý lao động, Kế toán, Bảo hiểm, các sách tham khảo nhƣ văn học, lịch sử, văn hoá, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, thể dục thể thao, tin học, ngoại ngữ, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin… Vốn tài liệu của Trung tâm đƣợc chia nhƣ sau: Sách, giáo trình và bài giảng Đây là phƣơng tiện học tập và giảng dạy không thể thiếu đƣợc của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên. Hiện tại, trong kho của thƣ viện trƣờng có thể phân chia nguồn tài liệu sách, giáo trình và bài giảng theo lĩnh vực đào tạo nhƣ sau: Cao Thị Hằng 10 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Tên tài liệu Số lƣợng /bản Tỷ lệ % 1 Kinh tế - kế toán 31.322 25.0 2 Quản trị nhân lực 32.446 30.0 3 Công tác quần chúng 29.126 23.0 4 Bảo hiểm xã hội 5.268 5.0 5 Mác Lênin - Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 13.154 9.0 6 Chính trị xã hội và các lĩnh vực khác 9.230 8.0 Bảng 1: Thành phần vốn tài liệu là sách, giáo trình và bài giảng theo lĩnh vực đào tạo Bên cạnh mảng sách giáo trình làm chủ đạo thì tài liệu tham khảo của thƣ viện là hết sức cần thiết, nó giúp cho học sinh, sinh viên tự bổ sung kiến thức, mở rộng những vấn đề cơ bản trong bài giảng và những vấn đề giáo viên trong trƣờng nghiên cứu khoa học. Hiện nay, tổng số đầu sách, tài liệu tham khảo của nhà trƣờng có khoảng 23.100 bản. Báo và tạp chí. Báo, tạp chí cũng là một mảng quan trọng nhằm giúp bạn đọc cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức, tra cứu làm đề tài, báo cáo hay tiểu luận. Từ năm 2002 trở lại đây, do thƣ viện đƣợc chủ động trong việc đặt bổ sung, nên số lƣợng báo, tạp chí đã tăng lên nhiều lần, chủng loại phong phú bám sát những đề tài nội dung chuyên ngành đào tạo của trƣờng, với hơn 100 loại báo, tạp chí nhƣ: báo Thanh niên, Tiền phong, Lao động việc làm… tạp chí nhƣ: tin học, chứng khoán, tài chính...Điều này đã đáp ứng một phần nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thông tin, cũng nhƣ giải trí của đông đảo cán bộ giáo viên, học sinh, Cao Thị Hằng 11 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay mỗi đầu báo chỉ có một bản, nên một số đầu báo mang tính xã hội cao và đƣợc nhiều ngƣời tìm đọc thƣờng khó đến đƣợc với đông đảo bạn đọc. Khó khăn hơn nữa là cả thƣ viện chƣa có một tạp chí nào xuất bản bằng tiếng nƣớc ngoài, một phần do khó khăn về kinh phí, đồng thời số lƣợng bạn đọc có khả năng đọc nghiên cứu bằng tiếng nƣớc ngoài còn hạn chế. Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học Đối với các liệu tài liệu này thì từ trƣớc năm 2001 hầu nhƣ chƣa đƣợc chuyển về thƣ viện để bảo quản và phục vụ độc giả. Bắt đầu từ năm 2002, thƣ viện mới tiếp nhận các đề tài, báo cáo khoa học và luận văn tốt nghiệp… từ phòng Khoa học đối ngoại (nay là phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế), Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã xử lý, lƣu trữ để phục vụ độc giả trong trƣờng. Tính đến thời điểm này, số lƣợng đề tài khoa học là 145 bản, báo cáo khoa học là 160 bản, báo cáo thực tập của học sinh, sinh viên là 310 bản. Nếu nhìn vào số lƣợng này ta thấy số lƣợng tài liệu là quá ít và chƣa tƣơng xứng với một trƣờng đại học có gần 400 cán bộ, giảng viên và hơn 7100 sinh viên hệ chính quy. Tài liệu điện tử Trong những năm qua Trung tâm đã chú trọng xây dựng và phát triển nguồn tài liệu điện tử, làm cơ sở để tiến tới xây dựng thƣ viện điện tử. Tài liệu điện tử của Trung tâm bao gồm: CSDL về sách, giáo trình, tài liệu tham khảo 5373 biểu ghi CSDL các văn bản pháp luật đang tiến hành xây dựng Cao Thị Hằng 12 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 1.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật Với định hƣớng phát triển hoạt động thông tin - thƣ viện, trong những năm gần đây, nhà trƣờng đã có sự quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện. Tổng diện tích của Trung tâm hiện có khoảng 1000 m2, đƣợc bố trí tại tầng 6 nhƣ sau: + 01 phòng đọc lớn, diện tích 400 m2 với trên 250 chỗ ngồi. Đây đƣợc coi là phòng đọc tổng hợp, vì nó bao gồm cả đọc giáo trình, tài liệu tham khảo và báo, tạp chí. + 01 phòng mƣợn, diện tích 150 m2, đƣợc trang bị toàn bộ hệ thống giá mới bằng sắt, với sức chứa trên 100.000 bản sách. + 01 phòng kho, diện tích 80 m2, đây là kho chứa toàn bộ kho giáo trình, bài giảng do trƣờng in ấn. + 01 phòng xử lý nghiệp vụ và phòng phó giám đốc, diện tích 25 m2. Các phòng phục vụ và phòng làm việc đƣợc trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ, quạt trần, bàn ghế, ánh sáng, giá kệ khá hiện đại và khang trang. Hệ thống mạng nội bộ (LAN), đƣợc xây dựng năm 2005 với tổng số máy tính hiện có là 06 máy. Trong đó 04 máy phục vụ cho quá trình xử lý thông tin và 02 máy phục vụ cho tra cứu. Các máy tính đƣợc trang bị đồng bộ và tốc độ khá cao (Internet Pentium800MHz với 256Mb RAM chạy trên hệ điều hành Window 2000 Server), trang bị trong các năm từ 2004 đến 2006. Năm 2006 Trung tâm Thông tin – Thƣ viện đã đƣợc nối mạng Internet cùng với nhà trƣờng. Ngoài ra Trung tâm còn đƣợc trang bị thêm một số thiết bị khác nhƣ: 01 máy in laser, 01 máy photocopy với màn hình cảm ứng khá hiện đại, tháng 4/2004 nhà trƣờng trang bị cho Trung tâm phần mềm “Hệ thống quản trị thƣ viện tích hợp – SmilibV4” do công ty CMC cung cấp. Cao Thị Hằng 13 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Lý luận chung về xử lý tài liệu 1.2.1. Khái niệm xử lý tài liệu Một cơ quan không thể đƣợc gọi là thƣ viện nếu thiếu tài liệu. Đã có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về tài liệu thƣ viện đƣợc các nhà thƣ viện học đƣa ra nhƣng tất cả đều thống nhất trên quan điểm: “Tài liệu là vật mang tin, trên đó ghi cố định thông tin và đƣợc xem nhƣ một đối tƣợng xử lý trong quá trình xử lý thông tin và tƣ liệu” [1]. Ngƣời dùng tin chỉ có thể tiếp cận đƣợc tới nguồn tài liệu trong thƣ viện khi tài liệu đó đã qua quá trình xử lý nghiệp vụ. Các tài liệu sau khi bổ sung về, chƣa qua quá trình xử lý, vẫn nằm im trong kho là những “tài liệu chết”, không thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình là cung cấp tri thức, thông tin cho ngƣời dùng tin. Vậy xử lý tài liệu là gì? Theo thông tin học thì: Xử lý tài liệu là hoạt động biến đổi và trình bày thông tin dƣới các hình thức nhằm đáp ứng tối đa hoạt động thông tin. Và nhằm những mục đích: - Khắc phục sự bùng nổ thông tin bằng cách quản lý các nguồn tin. - Gia tăng giá trị nội dung các thông tin giúp ngƣời dùng tin định hƣớng thông tin cho hoạt động của mình hoặc ở mức độ cao hơn, nó thực hiện chức năng tƣ vấn, hỗ trợ ra quyết định lãnh đạo. Ngay trong nội hàm của khái niệm tài liệu thƣ viện đã cho thấy rằng tài liệu chính là đối tƣợng của quá trình xử lý thông tin và tƣ liệu. Xử lý tài liệu là một chu trình tập hợp các quá trình, thao tác nhằm biến đổi thông tin thu thập đƣợc thành dạng thể hiện mới bằng cách mô tả lại những đặc trƣng cơ bản của tài liệu và phân tích nội dung của chúng giúp ngƣời dùng tin có thể truy cập, tra cứu và sử dụng tài liệu một cách dễ dàng. Cao Thị Hằng 14 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Mục đích của việc xử lý tài liệu trong hoạt động Thông tin – Thư viện Một điều dễ thấy là việc tổ chức tài liệu theo bất kỳ một hình thức nào thì tất cả các tài liệu trong kho vẫn phải đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định để vừa có thể tạo điều kiện sử dụng tối đa vốn tài liệu, lại vừa đảm bảo cho việc quản lý tốt những tài liệu này, hơn nữa còn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thƣ viện lấy sách phục vụ bạn đọc. Để việc sắp xếp tài liệu đƣợc hợp lý và khoa học thì chúng ta phải căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết nhƣ: ký hiệu phân loại, tên sách, khổ sách, số đăng ký cá biệt…Những dấu hiệu đó chỉ có đƣợc khi tài liệu đƣợc tiến hành xử lý toàn diện về cả nội dung lẫn hình thức. Hoạt động của hầu hết các trung tâm thông tin – thƣ viện đều gồm hai khâu chính đó là: công tác kỹ thuật nghiệp vụ (xử lý tài liệu) và công tác quản trị nghiệp vụ. Trong đó, kỹ thuật nghiệp vụ là khâu quan trọng mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của cơ quan thông tin – thƣ viện. Hoạt động đó là một chuỗi các quá trình từ chọn lọc, bổ sung tài liệu, xử lý tài liệu, lƣu trữ tài liệu đến khâu tìm và phổ biến thông tin. Chuỗi các quá trình này không thể thiếu bất kỳ một khâu nào. Trong chuỗi đó xử lý tài liệu là một mắt xích quan trọng, là công đoạn giữa của dây chuyền thông tin tƣ liệu. Kho TL TL Chọn XL Yêu cấp lọc, bổ hình Thủ tục tìm tin cầu Dữ liệu 1 sung thức, TT TT mới TL nội dung Các chỉ dẫn thƣ mục, mục lục Dây chuyền thông tin tƣ liệu Cao Thị Hằng 15 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp Dây chuyền thông tin tƣ liệu bao gồm rất nhiều quá trình tạo thành một vòng khép kín trong hoạt động của các cơ quan thông tin - thƣ viện từ khi tài liệu đƣợc bổ sung vào thƣ viện cho đến khi chúng đƣợc đƣa ra phục vụ nhu cầu của ngƣời dùng tin. Trong đó xử lý tài liệu là công đoạn đƣợc thực hiện thứ hai sau khi tài liệu đƣợc bổ sung về thƣ viện. Tài liệu sau khi qua quá trình xử lý mới tiếp tục thực hiện các công đoạn khác của dây chuyền thông tin tƣ liệu. Nếu tài liệu sau khi đƣợc bổ sung mà không qua giai đoạn xử lý sẽ không thể thực hiện tiếp các giai đoạn khác và không thể đƣa ra phục vụ ngƣời dùng tin. Xử lý tài liệu có ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi hoạt động chung của mọi loại hình thƣ viện. Xử lý tài liệu là quá trình thực hiện hàng loạt các thao tác nhằm rút ra những thông tin đặc trƣng cả về nội dung và hình thức của tài liệu (nhƣ mô tả, phân loại, định chủ đề…) Để làm đƣợc điều đó chúng ta phải hiểu rõ mục đích của việc xử lý tài liệu. Xử lý tài liệu giúp chúng ta nhận dạng tài liệu một cách dễ dàng để từ đó có thể tránh đƣợc những sai lầm, thiếu sót trong các câu tiếp theo. Việc xử lý tài liệu còn giúp cho việc tìm tin đạt kết quả nhanh chóng. Một tài liệu muốn có đƣợc thông tin chính xác, khoa học thì đòi hỏi khi xử lý tài liệu ngƣời cán bộ cần xử lý chính xác. Mục đích quan trọng của việc xử lý tài liệu là thông qua việc xử lý chúng ta có thể tìm đƣợc tài liệu trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức, làm tăng giá trị nội dung các thông tin, giúp ngƣời dùng tin định hƣớng thông tin cho các mục đích hoạt động của mình, giúp cán bộ tìm tin có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngƣời dùng tin về số lƣợng, chất lƣợng thông tin (cả về hình thức và nội dung) mà vẫn tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin, góp phần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú, tạo ra khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin nếu có sự thống nhất trong quy trình xử lý tài liệu giữa các thƣ viện. Cao Thị Hằng 16 K50 Thông tin – Thư viện
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 2.1. Quy trình xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động –Xã hội Tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động – Xã hội, tài liệu sau khi đƣợc bổ sung về sẽ đƣợc chuyển lên phòng nghiệp vụ. Trƣớc tiên, tài liệu sẽ đƣợc xử lý kỹ thuật, gồm: đăng ký, đóng dấu. Sau đó, thực hiện từ khâu xử lý hình thức đến xử lý nội dung. - Xử lý hình thức: là quá trình lựa chọn những chi tiết đặc trƣng của tài liệu, trình bày chúng theo những quy tắc nhất định, giúp ngƣời dùng tin có khái niệm về tài liệu trƣớc khi tiếp xúc với tài liệu đó. Trung tâm sử dụng quy tắc mô tả quốc tế ISBD (International Standard Book Description) và tiến hành biên mục theo MARC21 ( Machine Readable Cataloguing) đối với tài liệu thƣ viện. - Xử lý nội dung tài liệu: là quá trình phân tích nội dung tài liệu để tiến hành các công đoạn: phân loại tài liệu, định từ khóa, định chủ đề cho tài liệu, tóm tắt và chú giải tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của ngƣời dùng tin. Công đoạn xử lý nội dung tại Trung tâm mới chỉ dừng lại ở mức: phân loại tài liệu, định từ khóa, làm chú giải / tóm tắt cho tài liệu. 2.2. Công tác mô tả thƣ mục tại Trung tâm Mô tả thƣ mục vừa là một công đoạn vừa là một sản phẩm. Với tƣ cách là một sản phẩm, ngƣời ta gọi đó là một chỉ dẫn thƣ mục hay một tra cứu thƣ mục. Nó bao gồm một tập hợp các chỉ dẫn nhằm cung cấp cho ta một mô tả duy nhất và chính xác của tài liệu và đƣợc xem nhƣ một vật mang tin. Cao Thị Hằng 17 K50 Thông tin – Thư viện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Hà Nội – Thực trạng và giải pháp
63 p | 68 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội phục vụ phương thức đào tạo theo tín chỉ
69 p | 64 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Công tác bảo quản số trên thế giới và xu hướng tiếp cận thông tin số tại Việt Nam hiện nay
79 p | 42 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Hiện trạng tổ chức quản lí và khai thác tài liệu điện tử tại thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội
80 p | 48 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội
72 p | 45 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Kế hoạch biên soạn Thư mục Nguyễn Văn Đạo và thực tiễn triển khai tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
53 p | 44 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Những ưu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
88 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn