LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo - Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết<br />
đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.<br />
Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy, cô giáo Khoa<br />
Khoa học Xã hội, Quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều<br />
kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học của mình.<br />
Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu nặng tới gia đình, là suối nguồn niềm tin và khát<br />
vọng của em. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời<br />
gian qua.<br />
Chân thành cảm ơn!<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng<br />
chúng tôi. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, được các<br />
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình<br />
nào khác.<br />
Tác giả<br />
Trần Thị Phượng<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 5<br />
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 5<br />
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 6<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7<br />
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10<br />
5. Đóng góp của khóa luận ........................................................................................ 10<br />
6. Kết cấu của khóa luận ........................................................................................... 10<br />
NỘI DUNG ........................................................................................................................... 11<br />
Chương 1: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN<br />
TRANH .................................................................................................................................. 11<br />
1.1. Trần thuật đa tầng bậc và nghệ thuật phối kết điểm nhìn .................................. 11<br />
1.1.1. Trần thuật đa tầng bậc.................................................................................. 11<br />
1.1.2. Nghệ thuật phối kết điểm nhìn..................................................................... 14<br />
1.1.2.1. Điểm nhìn bên ngoài và khả năng khái quát hóa hiện thực ................ 14<br />
1.1.2.2. Điểm nhìn bên trong và khả năng khai phá thế giới nội tâm .............. 15<br />
1.2. Giọng điệu trần thuật phức hợp.......................................................................... 18<br />
1.2.1. Giọng buồn thương, day dứt ........................................................................ 19<br />
1.2.2. Giọng chiêm nghiệm, suy tư ........................................................................ 21<br />
Chương 2: HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG<br />
TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH .................................................................. 24<br />
2.1. Các kiểu con người đặc trưng trước, trong và sau cuộc chiến ........................... 24<br />
2.1.1. Con người với lý tưởng thời đại .................................................................. 24<br />
2.1.2. Con người với những mặc cảm tội lỗi ......................................................... 26<br />
2.1.3. Con người với những sang chấn về thể xác và tinh thần .......................... 31<br />
2.1.4. Con người bản năng, vô thức ................................................................. 37<br />
2.2. Phương thức xây dựng nhân vật......................................................................... 44<br />
2.2.1. Phác thảo ngoại hình .................................................................................... 44<br />
2.2.2. Cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ ............................................................... 46<br />
2.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 46<br />
2.2.2.2. Độc thoại nội tâm................................................................................ 48<br />
3<br />
<br />
2.3. Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động ...................................................... 51<br />
2.4. Thủ pháp dòng ý thức và khả năng khai phá thế giới nội tâm nhân vật ............ 52<br />
Chương 3: CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG<br />
TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH .................................................................. 57<br />
3.1. Không - thời gian lịch sử.................................................................................... 57<br />
3.2. Không - thời gian đời tư .................................................................................... 60<br />
3.3. Thủ pháp đồng hiện không - thời gian ............................................................... 62<br />
3.4. Không - thời gian giàu tính biểu tượng .............................................................. 64<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 71<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 73<br />
<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Là tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại, văn học luôn bắt<br />
nguồn từ hiện thực cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà<br />
văn. Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải mang giá trị nhân bản sâu sắc và đậm đà hơi<br />
thở của cuộc sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc về khả năng<br />
nắm bắt và tái hiện cuộc sống hiện thực, cả hiện thực bên trong lẫn hiện thực bên<br />
ngoài, tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây có những bước chuyển mình rất đáng<br />
ghi nhận. Các nhà văn vận dụng khéo léo các quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật để<br />
đưa lại cho nền văn học Việt Nam đương đại một diện mạo mới, một bản sắc mới. Sự<br />
thay đổi đó đã làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn.<br />
1.2. Trong dòng chảy văn học đương đại, Bảo Ninh là nhà văn xuất sắc nhất.<br />
Ông sinh ra và lớn lên giữa những ngày đất nước bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù,<br />
như bao thanh niên khác Bảo Ninh lên đường thực hiện nghĩa vụ của trai thời loạn. Lí<br />
tưởng xả thân, giấc mộng sa trường đã thôi thúc ông và bao người bạn khác cùng trang<br />
lứa bước vào cuộc chiến. Sống sót trở về, được sống trong hoà bình, có cơ hội nhìn lại<br />
cuộc chiến mà thời đại và cá nhân mình vừa đi qua, Bảo Ninh thấy rõ hơn bản chất của<br />
chiến tranh. Kết thúc cuộc chiến không chỉ là ca khúc khải hoàn, mà đằng sau nó còn<br />
là dằng dặc đau thương khắc đậm vào thực tại. Cũng như bao cựu binh khác, ra khỏi<br />
chiến tranh, Bảo Ninh cũng mang trong mình những chấn thương về thể xác và tinh<br />
thần. Chấn thương chiến tranh đeo bám dai dẳng buộc Bảo Ninh phải vắt kiệt kí ức để<br />
viết về nó như để trả một món nợ. Ông từng nói: “Trở về từ chiến trường, trong hào<br />
quang của một người lính chiến thắng, tôi đã trở thành nhà văn của nỗi buồn chiến<br />
tranh”. Văn Bảo Ninh là câu chuyện của chính cuộc đời ông, ở đó, kí ức cá nhân trở<br />
thành chất liệu. Nó khiến trang viết của ông nhuốm màu quá vãng và đượm buồn: nỗi<br />
buồn mang tên chiến tranh và nỗi buồn không mang tên chiến tranh - nỗi buồn thời<br />
hậu chiến. Bảo Ninh quan niệm rằng: “Nghề văn là nghề chuyên về sự ngẫm nghĩ”<br />
[22; 8]. Với ông, viết văn không phải thú chơi, viết văn phải chuyên nghiệp bởi vì nó<br />
là hình thức lao động bậc cao, lao động trí óc, lao động sáng tạo, một hình thức lao<br />
động nhọc nhằn. Chính vì thế, Bảo Ninh rất chuyên tâm với nghề viết. Ông đã từng<br />
tâm sự: “Sự thực thì viết văn là một nghề nghiệp (…), và cũng coi như mọi nghề khác<br />
trong cuộc sinh nhai của con người, nghề viết văn có những nỗi buồn khổ, phiền lụy,<br />
thất bại, những kì quặc và sự vô nghĩa lý nhưng cũng có vô vàn niềm vui, những sự<br />
thú vị, những thành công và những hữu ích kiểu của nó” [22; 8]. Hiểu rõ những khó<br />
khăn, thử thách và những hệ luỵ của nghiệp văn nên Bảo Ninh luôn có cái nhìn lạc<br />
quan về nghề và sống với nghề bằng cả tấm lòng. Ông được đánh giá là một trong số<br />
5<br />
<br />