intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại Học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tomjerry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Xác định được đặc điểm sinh thái, hình thái của cây Râu mèo. Xác định được ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại Học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NIÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015- 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NIÊN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 - NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thu Hà Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS. Đặng Thị Thu Hà Hoàng Thị Niên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy, cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và cô TS. Đặng Thị Thu Hà, tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại Học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian thục hiên đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô TS. Đặng Thị Thu Hà và các thầy cô giáo trong khoa, tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo TS. Đặng Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Niên
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Râu mèo ............................................................................... 31 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao cây Râu mèo ............................................................................... 32 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây Râu mèo ....................................................................... 33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài, chiều rông của lá cây Râu mèo ........................................................................................ 34 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Râu mèo ............. 35 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo ............................................................................... 37
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................... 21 Hình 4.1. Chăm sóc cây Râu mèo ................................................................... 27 Hình 4.2. hoa của cây Râu mèo....................................................................... 28 Hình 4.3. Chiều cao của cây Râu mèo ............................................................ 29 Hình 4.4. Cành của cây Râu mèo .................................................................... 30 Hình 4.5. Lá của cây Râu mèo ........................................................................ 30 Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính cây Râu mèo ................................................................................................. 31 Hình 4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao ................ 32 Hình 4.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây Râu mèo ......................................................................... 33 Hình 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài và chiều rộng của lá cây Râu mèo ................................................................................... 35 Hình 4.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Râu mèo ........... 36 Hình 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo ................................................................................. 37
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4 2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4 2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính ............................ 5 2.1.3. Cơ sở khoa học xác định mật độ trồng hợp lý ........................................ 7 2.1.4. Cơ sở thực tiễn về khoảng cách và mật độ cây trồng ............................. 8 2.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học cây Râu mèo .. 8 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố............................................................................. 8 2.2.2. Phân loại .................................................................................................. 9 2.2.3. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 9 2.2.4. Thành phần hoá hóa ................................................................................ 9 2.3. Giá trị chữa bệnh của cây Râu mèo ........................................................... 9 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................................... 10 2.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới ....................................... 10
  8. vi 2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo trên thế giới .................................. 11 2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 14 2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc Việt Nam ........................................... 14 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo Việt Nam ..................................... 16 2.6. Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................. 18 2.6.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 18 2.6.2. Đất đai ................................................................................................... 18 2.6.3. Địa hình ................................................................................................. 19 2.6.4. Khí hậu .................................................................................................. 19 2.6.5. Tài nguyên nước.................................................................................... 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20 3.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 20 3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 20 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 3.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 20 3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21 3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi thí nghiệm .................. 23 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27 4.1. Đặc điểm sinh học của cây Râu mèo ....................................................... 27 4.1.1. Thân cây Râu mèo ................................................................................. 27 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, và năng xuất cây Râu mèo ....31 4.2.1. Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng đường kính và chiều cao ..................................................................................................... 31
  9. vii 4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng chiều cao cây Râu mèo 32 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tăng trưởng số cành cấp 1 ............... 33 4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến lá chiều dài, chiều rộng cây Râu mèo.....34 4.2.5. Năng xuất cây Râu mèo theo các mật độ trồng khác nhau. .................. 35 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu hại của cây Râu mèo . 36 4.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo ..38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 39 5.1. Kết luận .................................................................................................... 39 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế ca. Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam là tiềm năng to lớn để phát triển nhiều loại dược liệu, đặc biệt là nhiều loại dược liệu quý, nhưng người dân không biết giá trị kinh tế và công dụng của chúng nên vẫn khai thác bừa bãi và chưa có kế hoạch bảo tồn, nuôi trồng…sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng thời, ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị; 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển… Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt, hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc hiện nay việc nuôi trồng dược liệu trong nước vẫn chưa chủ động và dược liệu chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh. Cây Râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).Trên thế giới Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc
  11. 2 tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở châu Phi.Cây Râu mèo là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… Tuy trồng nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng [9]. Hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia. Theo Đông y, cây Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùngtrị viêm thậncấp tính và mạn tính;viêm bàng quang; sỏi tiết niệu… Xuất phát từ lý do đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài” “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo (Orthsiphon stamineus Benth) tại trường Đại học Nông Lâm Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Xác định được đặc điểm sinh thái, hình thái cuả cây Râu mèo. - Xác định được ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển cây Râu mèo. - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu Râu mèo. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây Râu mèo. Các kết quả
  12. 3 nghiên cứu của đề tài có thể bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, chọn tạo giống và nghiên cứu các các biện pháp kỹ thuật khác cũng như là cơ sở khoa học trong điều trị và chữa bệnh. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài bước đầu đã phân biệt đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Râu mèo và xác định mật độ trồng thích hợp cho cây Râu mèo nhằm góp phần hoàn thiện kỹ thuật trồng cây Râu mèo cho năng suất chất lượng cao. Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa. Góp phần tăng thêm thu hút đầu tư vào cây dược liệu để tạo vùng sản xuất cung cấp được nhiều loại cây thuốc có ích.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)...Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10m (ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt [9]. Trên cơ sở phân bố và điều kiện tự nhiên của cây Râu mèo Việt Nam như vậy, chúng tôi thấy rằng nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và mật độ trồng cho Râu mèo ở vùng Hà Nội cho năng suất cao và chất lượng phù hợp là rất cần thiết cho việc chủ động cung cấp nguồn dược liệu thay thế nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên. Theo GS. Đỗ Tất Lợi cây Râu mèo tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae [11]. Thành phần hoạt chất chính của Râu mèo gồm các chất thuộc nhóm flavonoid, terpenoid và dẫn xuất của acid caffeic… Trong đó, sinensetin, acid ursolic và acid rosmarinic là các thành phần hoạt chất chính của Râu mèo [5]. Ngày nay ở Việt Nam, tiến bộ khoa học ngày một phát triển, kỹ thuật nhân giống của các cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp, cây dược liệu ngày một nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
  14. 5 2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính mà trong đó người ta tách các cơ quan dinh dưỡng như cành, thân, thân ngầm, thân rễ và tác động các biện pháp kỹ thuật để tạo ra rễ bất định để có cây con có khả năng sống độc lập với cây mẹ, sinh trưởng phát triển tốt mà vẫn giữ được những đặc tính ban đầu của giống điều này đặc biệt quan trọng đối với cây thuốc. Phương pháp này dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và đặc tính độc lập từ một bộ phận dinh dưỡng ngay cả một tế bào nhỏ bé cũng có thể tái sinh, phân chia tạo cơ thể hoàn chỉnh đó chính là nhờ tính toàn năng của tế bào. Như vậy, phương pháp giâm cành là phương pháp nhân giống thực vật bằng cơ quan dinh dưỡng . Khi đặt cơ quan dinh dưỡng trong điều kiện thích hợp (giá thể, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng…) thì chúng sẽ phân chia tế bào khôi phục những bộ phận còn thiếu trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Khả năng này phụ thuộc vào tính toàn năng và sự phản phân hóa. Haberland (1902) lần đầu tiên quan niệm rằng mỗi tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã được phân hoá đều chứa toàn bộ lượng thông tin di truyền (ADN) cần thiết của cả cơ thể thực vật đó đều có khả năng phát triển hoàn chỉnh tạo thành một cá thể gọi là tính toàn năng của tế bào thực vật. Theo tác giả V.sil, Hondebrond (1965) thì tính toàn năng của mọi tế bào cho biết mọi tế bào sống đều chứa đầy đủ thông tin di truyền để tái sinh các bộ phận chức năng của cây. Còn theo E.Libbert 1987 khẳng định tính phản phân hóa là khả năng trở lại trạng thái Meristem và phát triển thành những điểm sinh trưởng của các tế bào đã trưởng thành (sự phản phân hoá). Theo Libbere 1976 thì cơ chế hình thành và phát triển của rễ bất định phải trải qua ba giai đoạn:
  15. 6 Khi có tác động cắt cành thì auxin sẽ được hình thành một cách nhanh chóng tại đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non, sau đó qua quá trình hình thành mạch libe thì auxin được vận chuyển tới vết cắt của cành giâm để kích thích tạo thành rễ bất định. Người ta chia việc hình thành rễ bất định thành ba giai đoạn: Giai đoạn phản phân hoá của tế bào tượng tầng trở lại, chức năng phân chia mô phân sinh tạo khối tế bào bất định (callus). Lượng auxin lớn để phản phân hóa tế bào (10-6 – 10-5 g/cm3). Giai đoạn tái phân hóa: Các tế bào bất định tái phân hóa hình thành rễ mầm bất định cần lượng auxin thấp hơn 910-7 g/cm3. Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ bất định. Lượng auxin cần thấp (10-10 – 10-12 g/cm3) hoặc không cần. Thường sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh để kích thích sự tạo rễ bất định nhanh và hiệu quả trong kích thích giâm cành: TBA, αNAA, 2,4D. Theo Oparin miêu tả như sau: Ngay sau khi cắt cành giâm không cho nhựa luyện vận chuyển từ trên xuống dưới, các sản phẩm của quá trình quang hợp trong đó có auxin được tích tụ trong các tế bào màng mỏng làm kích thích hoạt động của tượng tầng mô sẹo (callus) gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành rễ bất định. Theo quan điểm của di truyền học về sự phát triển của cá thể thì quá trình tạo mới trong quá trình phát triển cá thể được thực hiện bằng con đường thi hành các chương trình di truyền được mã hoá trong cấu trúc phân tử ADN và sự điều chỉnh thực hiện đó trong suốt quá trình sống của cá thể thông qua việc điều hoà sinh tổng hợp Protein Enzim và Protein cấu trúc. Người ta xác định rằng trong các tế bào phân hoá khác nhau của một cây chứa lượng ADN giống nhau. Lượng ADN đó chứa một lượng thông tin đầy đủ mà các tế bào này trong các điều kiện nhất định có thể thực hiện được và có thể trở thành một cơ thể hoàn chỉnh.
  16. 7 Như vậy sự hình thành rễ của cành giâm diễn ra rất phức tạp. Khi cắt cành giâm, các tế bào sống ở mặt cắt bị tổn thương, các tế bào chất của mạch gỗ được mở ra bên ngoài tức là quá trình làm lành vết thương và quá trình tái sinh diễn ra 2.1.3. Cơ sở khoa học xác định mật độ trồng hợp lý Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giải quyết tốt vấn đề về mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Mật độ càng cao thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong đất để phát triển củ. Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, cây nhỏ, củ sẽ nhỏ. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, đường kính bẹ của lá nhỏ, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém. Khi trồng ở mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm bên cạnh đó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh do tính quần thể bị giảm, củ của cây sẽ bị phân nhánh do bộ rễ của cây sẽ phát triển theo chiều ngang vì không phải cạnh tranh nhiều với bộ rễ của các cây khác điều này sẽ làm giảm phẩm cấp của củ. Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích
  17. 8 luỹ của cây tăng từ đó có thể tăng năng suất và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế. 2.1.4. Cơ sở thực tiễn về khoảng cách và mật độ cây trồng Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoà ảnh hưởng mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây Nhân trần cho thấy: Mật độ thích hợp nhất với cây nhân trần là 15 x 15cm và 15 x 20cm làm tăng trưởng chiều cao và khối lượng cá thể của cây[7]. Ngoài ra với khoảng cách và mật độ hợp lý còn làm hạn chế được cỏ dại và sâu bệnh phát triển, tận dụng được dinh dưỡng trong đất, dẫn đến sẽ làm giảm chi phí sản xuất. Cho nên việc bố trí mật độ hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Từ những dẫn cứ khoa học và thực tiễn trên cho thấy nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống là cần thiết nhằm xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của hai giống Râu mèo cho năng suất cao với chất lượng phù hợp. Đưa Râu mèo vào trồng trọt thành công thì sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo về số lượng và chất lượng đồng đều không phụ thuộc vào việc khai thác hoang dại. 2.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học cây Râu mèo 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố Chi Orthosiphon Benth, có 40 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Vùng nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần loài của chi, trong đó Việt Nam có 8 loài. Trên thế giới Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam.
  18. 9 Ở Việt Nam, Râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)…[9]. 2.2.2. Phân loại Râu mèo, Tên khác: Cây bông bạc Có tên khoa học là: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr Tên đồng nghĩa: Orthosiphon stamineus Benth, Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. Tên nước ngoài: Orthosiphon, thé de Java, barbiflore, moustache de chat (Pháp). Họ Hoa môi: Lamiaceae 2.2.3. Đặc điểm sinh thái Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10 m (ở Phú Yên) đến 600 m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại [9]. 2.2.4. Thành phần hoá hóa Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali [33] . 2.3. Giá trị chữa bệnh của cây Râu mèo Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu viêm.
  19. 10 Râu mèo làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy sự bài tiết urê, các chlorua và acid uric. Có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn đường tiêu hoá, bệnh thấp khớp, đau lưng, đau nhức khớp xương. Còn tác dụng tốt đối với bệnh xung huyết gan và bệnh đường ruột. Hiệu quả của nó là do tác dụng kết hợp của glycosid với các muối kiềm, các chất giống như tanin của dầu thơm và của một saponin. Dịch chiết bằng nước giàu hoạt chất hơn (28,8%)[9] . 2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới Trải qua nhiều thế kỷ, con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chủ yếu để phòng và chữa bệnh. Theo WHO đến năm 1985, trên thế giới đã có khoảng 20.000 trong số 25.000 loài thực vật được dùng trực tiếp để làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong đó, vùng nhiệt đới châu Á ước tính có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc. Ấn Độ 6.000 loài, Trung Quốc 5.135 loài. Bên cạnh việc sử dụng cây thuốc ở dạng cổ truyền (cao, thuốc ngâm rượu, thuốc sắc,…); thì nhiều năm nay người ta đã chế được ra nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ tự nhiên. Cho đến nay chưa có con số chính xác thống kê về tổng số lượng thực vật được sử dụng là bao nhiêu, chỉ đoán là rất lớn [34]. Khuynh hướng phát triển sản phẩm dược hiện nay là sự giao thoa hai chiều giữa khoa học kỹ thuật của phương Tây và những nguyên lý kinh dịch phương Đông trong y học cổ truyền. Tỷ trọng các sản phẩm Đông dược tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam càng ngày càng chiếm tỷ trọng cân bằng hoặc cao hơn sản phẩm được xuất xứ từ phương Tây. Theo thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trên thế giới có khoảng 250.000 - 270.000 loài thực vật bậc cao thì có đến 35.000 - 70.000 loài được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500
  20. 11 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có thể sử dụng được trong y học truyền thống [35]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ (WHO, IUCN & WWF, 1992). Thực tế cho thấy vấn đề này ngày càng phổ biến ở các nước phát triển, nhất là trong 20 năm gần đây. Việc trở về với tự nhiên hay sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về sản phẩm tự nhiên (Green cosummerism) dẫn đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn dược liệu được nâng cao. Sự tín nhiệm của sản phẩm từ thảo dược ngày càng gia tăng. Xu hướng trên thế giới hiện nay là vừa bảo tồn những cây thuốc quý hiếm, vừa có kế hoạch khai thác có hiệu quả những nguồn gen này để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành phù hợp. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây Râu mèo trên thế giới Trên thế giới Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông 10 Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam. Theo tài liệu scialert.net cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth. (OS) được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia và Thái Lan, để điều trị bệnh thận và bàng quang bệnh liên quan (Jaganth và Ng, 2000). OS chứa một số thành phần hoạt động như terpenoids và polyphenol (Tezuka et al, 2002.) [24], (2004) báo cáo về sự hiện diện của Rosmarinic acid (RA), Sinensetin (SEN) và Eupatorin (eup) trong lá của hệ điều hành. Gần đây, methanolic giải nén của hệ điều hành được tìm thấy có hoạt động chống mạnh - angiogenic tinh trong ống nghiệm (Sahib et al, 2008.). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng VEGFR là hiện nay trên bề mặt của nội tiết tố nhạy cảm dòng tế bào ung thư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2