Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
lượt xem 37
download
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, đáng giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
- Tr-êng ®¹i häc ngo¹i th-¬ng hµ néi Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ Chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i ********* o0o ******** kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi: N©ng cao n¨ng lùc xuÊt khÈu cña doanh nghiÖp viÖt nam xuÊt khÈu s¶n phÈm n«ng, l©m, thñy s¶n sang thÞ tr-êng nhËt b¶n SV thùc hiÖn : Ph¹m ThÞ Minh Kh¸nh Líp : NhËt 2 Khãa : K42 GV h-íng dÉn :tHs. NguyÔn ThÞ Thu H»ng hµ néi, th¸ng 11 / 2007
- LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tăng trƣởng kinh tế trong những năm gần đây liên tục ở mức 7-8%/ năm, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, trong đó, xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng trong những năm qua và đƣợc coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những năm gần đây, xuất khẩu nông sản, lâm, thuỷ sản thƣờng xuyên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nƣớc, năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đạt 8,88 tỷ USD chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hiện là nƣớc nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lƣợng hàng hoá trị giá 300-450 tỷ USD (Năm 2006 trị giá nhập khẩu đạt 420,6 tỷ USD), trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 5,121 tỷ USD, chiếm khoảng 13-16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Hơn nữa, Nhật Bản và Việt Nam lại gần gũi về mặt địa lý và có những nét tƣơng đồng về văn hoá, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cƣờng xuất khẩu sang Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh cho nhập khẩu công nghệ và thu hút đầu tƣ trực tiếp từ Nhật Bản vào nƣớc ta. Hiện nay, Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất đối với thuỷ sản và thứ hai đối với lâm sản (chủ yếu là đồ gỗ, hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ) của Việt Nam với tỷ trọng tƣơng ứng khoảng 25% và 13%. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu lớn các loại hàng nông sản của Việt Nam nhƣ cà phê, chè, gạo, cao su, rau quả... Đây là một thị trƣờng rộng lớn, tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, song cũng là thị trƣờng nổi tiếng khắt khe đối với hàng nhập khẩu và các rào cản thƣơng mại phức tạp vào bậc nhất thế giới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản đều 1
- tăng qua các năm, nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản hàng năm của Nhật Bản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhƣ những yếu kém, hạn chế trong cạnh tranh, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thị trƣờng Nhật Bản, hệ thống chính sách xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta còn chƣa hợp lý,… trong đó, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam còn yếu là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản là hết sức cần thiết góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của đất nƣớc. Với những lý do trên, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo, Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. II. Mục đích nghiên cứu 1. Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. 2. Đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản thông qua thực trạng xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản. 3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản. III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nhật Bản và các vấn đề liên quan đến thị trƣờng Nhật Bản: tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản, đặc điểm thị trƣờng, các yêu cầu và chính sách và cơ chế nhập khẩu hàng hoá,… 2
- - Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản, các yếu tố tác động và các giải pháp. 2. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận nghiên cứu vấn đề năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu trong phạm vi một số sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chính xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản: Nông sản (cà phê, cao su, rau quả), lâm sản (đồ gỗ, mây tre đan), thuỷ sản (tôm, mực, cá). Những phân tích đánh giá này chủ yếu lấy mốc từ năm 2001 đến năm 2006. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích- tổng hợp, thống kê- đối chiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. V. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản Chƣơng III: Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trƣờng Nhật Bản Do thời gian nghiên cứu có hạn và năng lực còn nhiều hạn chế, khoá luận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên hƣớng dẫn của tôi đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này. 3
- CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP I. DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1. Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 1.1. Khái niệm doanh nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp Hiện nay, có khá nhiều khái niệm doanh nghiệp đƣợc đƣa ra. Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn đƣợc thừa nhận phổ biến hơn cả. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" (Điều 4-khoản 1) Từ định nghĩa trên có thể rút ra đƣợc một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhƣ sau: - Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế độc lập Doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc vào các chủ thể kinh tế khác. Điều này thể hiện ở việc doanh nghiệp có tên riêng, trụ sở giao dịch riêng, tài sản riêng, doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. - Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thu lợi nhuận Các doanh nghiệp thành lập thƣờng đều nhằm mục đích kinh doanh. Mục tiêu của kinh doanh là thu đƣợc lợi nhuận. Vì vậy, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thu lợi nhuận. - Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo các quy định của pháp luật Pháp luật chỉ thừa nhận và bảo vệ doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Doanh nghiệp phải đƣợc thành lập hợp pháp, tiến hành đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh tuân theo các quy định của pháp luật. 4
- 1.2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại doanh nghiệp khác nhau. Theo hình thức sở hữu vốn, có 2 loại chính là: doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) là những doanh nghiệp do nhà nƣớc sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, (Điều 1- Luật Doanh nghiệp 2005). Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp do các cá nhân, tổ chức trong xã hội đầu tƣ vốn thành lập. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các Hợp tác xã (hay còn gọi là doanh nghiệp tập thể) hoạt động dƣới sự điều chỉnh của Luật Hợp tác xã năm 2003, các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân (trong đó gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh là không có sự tham gia đóng góp vốn và sự chi phối của Nhà nƣớc trong hoạt động tài chính. Theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp, có các loại: công ty TNHH (công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân. Công ty TNHH hai thành viên trở lên (thƣờng đƣợc gọi tắt là công ty TNHH) là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lƣợng thành viên không vƣợt quá năm mƣơi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.(Điều 38-khoản 1 mục a, mục b, mục c- Luật Doanh nghiệp 2005) Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu 5
- công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Điều 63 khoản 1- Luật Doanh nghiệp 2005) Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa. (trích Điều 77 khoản 1 mục a, mục b- Luật Doanh nghiệp 2005). Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam 2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 2.1.1. Xuất khẩu nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý của doanh nghiệp Các sản phẩm xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng đƣợc những yêu cầu chất lƣợng khắt khe của các tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn của nƣớc nhập khẩu. Do đó, để xuất khẩu đƣợc sản phẩm, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có kỹ thuật, lành nghề, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo cũng phải đƣợc nâng cao hơn. 2.1.2. Xuất khẩu nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài biết đến và ngày càng khẳng định đƣợc thƣơng hiệu nhƣ cà phê Trung Nguyên, sản phẩm may mặc 6
- Hanosimex, May 10,…Do đó, xuất khẩu góp phần nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của doanh nghiệp. 2.1.3. Xuất khẩu góp phần tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp và các bạn hàng nƣớc ngoài Để xuất khẩu đƣợc hàng hoá phải thông qua rất nhiều khâu nhƣ sản xuất, thu gom nguyên, vật liệu, hàng hoá, vận tải, bảo hiểm,… Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trên sẽ liên kết theo một chuỗi để sản phẩm tới đƣợc tay ngƣời tiêu dùng, do đó xuất khẩu phát triển sẽ góp phần tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc. Đồng thời hoạt động xuất khẩu cũng giúp cho các doanh nghiệp tìm thấy các bạn hàng, nhà tiêu thụ, nhà cung cấp đầu vào ở nƣớc ngoài, học hỏi thêm các kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh. 2.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam 2.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc Trƣớc tiên phải khẳng định rằng xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc, kinh tế còn nhiều khó khăn thì nhu cầu vốn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghiệp là rất lớn. Xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ để giúp chúng ta thoát khỏi tình trạnh thiếu vốn đầu tƣ cho nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. 2.2.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững Xuất khẩu là một phần của GDP nên xuất khẩu góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng GDP của đất nƣớc. Năm 2002, xuất khẩu chiếm 47% tổng GDP, so với năm 1998 tăng 62%, kéo theo sự tăng tƣơng ứng của GDP là 55%.1 2.2.3. Xuất khẩu góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang 1 Bộ Thƣơng mại, Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 7
- kinh tế hàng hoá. Phát triển xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng và trình độ của ngƣời lao động, cải thiện đời sống nhân dân, từ đó phát triển nền kinh tế theo chiều sâu. 2.2.4. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ chỗ chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô, chƣa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, đến nay chúng ta đã chú ý đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử và công nghiệp phần mềm. Đồng thời, thực hiện chiến lƣợc hƣớng ra xuất khẩu, cơ cấu lao động của Việt Nam đang chuyển dịch theo hƣớng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 2.2.5. Xuất khẩu thúc đẩy các mối liên kết kinh tế Xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành có liên quan nhƣ công nghệ chế biến, dịch vụ, vận tải,…Chẳng hạn, xuất khẩu nông sản thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí chế tạo máy nông nghiệp phát triển. Việc phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sẽ tạo hiệu ứng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, phát triển ngành du lịch. Thông qua xuất khẩu, nền kinh tế quốc dân đang tham gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các mối giao lƣu về kinh tế- thƣơng mại, văn hoá giữa các nƣớc. 3. Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 3.1. Khái niệm năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 3.1.1. Khái niệm Những năm gần đây, thuật ngữ “năng lực xuất khẩu” (NLXK) thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên câu hỏi “năng lực xuất khẩu là gì?” hiện nay vẫn chƣa có một khái niệm chính xác. Một số quan điểm cho rằng khái niệm “năng lực xuất khẩu” và “khả năng xuất khẩu” là khái niệm đồng nhất và có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt “khả năng” và “năng lực” là hai phạm trù khác 8
- nhau. “Khả năng là cái có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”, còn "năng lực liên quan chặt chẽ đến hiện thực, nó là cặp phạm trù phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái hiện có, hiện đang tồn tại thực sự với những gì chƣa có, nhƣng sẽ có trong điều kiện tƣơng ứng, sự vật nói tới trong khả năng chƣa tồn tại”. Nhƣ vậy, “năng lực là cái nội tại, cái yếu tố bên trong vốn có của đơn vị, tổ chức hay cá nhân có thể đáp ứng một vấn đề, một nhu cầu nào đó của cuộc sống, của xã hội. Năng lực chính là khả năng đƣợc hiện thực hoá. Từ đó có thể thấy rằng khái niệm “năng lực xuất khẩu” khác với khái niệm “khả năng xuất khẩu”. Trƣớc hết, nếu xuất phát từ nguyên nghĩa của từ “năng lực” là khả năng tối đa có thể thực hiện đƣợc một việc gì đó, thì ta có thể hiểu: Năng lực xuất khẩu của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đến mức cao nhất của doanh nghiệp trên thị trƣờng nƣớc ngoài.2 Thứ hai, có thể hiểu “ Năng lực xuất khẩu là khả năng một doanh nghiệp có thể bán đƣợc sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế và thu lợi trên cơ sở tạo dựng và khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và những cơ hội thị trƣờng”.3 Cách tiếp cận về năng lực xuất khẩu này có một số hàm ý. Thứ nhất, năng lực xuất khẩu là kết quả của chiến lƣợc và các hoạt động hay nỗ lực có chủ định của một doanh nghiệp nhằm tạo dựng và khai thác một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu hoặc có khả năng tiếp cận, tức là nó phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp có thể tạo dựng đƣợc năng lực xuất khẩu trên cơ sở tiếp cận và khai thác tốt các yếu tố về lợi thế so sánh, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi của quốc gia, nhƣ cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, các ngành công nghiệp bổ trợ, điều kiện nhu cầu. Định nghĩa cũng chỉ ra rằng, năng lực xuất khẩu thực sự của doanh nghiệp phải đƣợc xem xét trong điều kiện cạnh tranh 2 TS. Bùi Ngọc Sơn, Tác động của môi trƣờng kinh doanh đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, Hội thảo khoa học: Những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp và mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội, 01/2004, tr75-76 3 CN. Ngô Quý Nhâm, Các căn cứ để xây dựng mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu của DN, Hội thảo khoa học: Những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp và mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội, 01/2004, tr36-37 9
- tự do, tức là bất cứ sự bảo hộ hay trợ giá nào của chính phủ đều phải đƣợc loại bỏ khi xem xét năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, tổng hợp lại có thể hiểu “ Năng lực xuất khẩu doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp khai thác và tận dụng một cách hiệu quả các nguồn lực của mình kết hợp với những chiến lƣợc, đối sách thích hợp trong môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện sản xuất và/ hoặc thu gom và cung ứng, trao đổi hàng hoá- dịch vụ với nƣớc ngoài nhằm mục đích lợi nhuận cao và không ngừng mở rộng thị trƣờng”. 4 3.1.2. Phân biệt năng lực xuất khẩu và năng lực cạnh tranh Khi phân tích năng lực xuất khẩu, chúng ta thƣờng nhắc tới khái niệm năng lực cạnh tranh. Đây là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn và cần phải phân biệt. Năng lực cạnh tranh là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trƣờng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và đƣợc đo bằng thị phần hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nƣớc. 5 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh bao gồm công nghệ-kỹ thuật, năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý và cuối cùng là thị trƣờng đầu ra của sản phẩm. Nói tới năng lực cạnh tranh là nói tới khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cùng loại cả trong và ngoài nƣớc để giành lấy thị phần lớn hơn. Việc phân biệt năng lực xuất khẩu và năng lực cạnh tranh chỉ mang tính chất tƣơng đối. Thực tế hai khái niệm này có sự đan xen lẫn nhau về nội hàm. Thực chất năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế, tức là doanh nghiệp có khả năng bán sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế và thu đƣợc lợi nhuận. Để bán đƣợc sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế (có năng lực xuất khẩu) thì sản phẩm đó phải đƣợc chấp nhận bởi các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Sản phẩm của 4 Nhóm nghiên cứu trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thủ đô trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”- tr16 5 TS. Bùi Ngọc Sơn, Tác động của môi trƣờng kinh doanh đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, Hội thảo khoa học: Những vấn đề lý luận về NLXK của doanh nghiệp và mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội, 01/2004, tr76. 10
- doanh nghiệp có đƣợc chấp nhận hay không trên thị trƣờng quốc tế sẽ phụ thuộc vào lợi thế (chí phí và/hoặc khác biệt hoá) mà doanh nghiệp tạo ra. Điều đó có nghĩa là năng lực cạnh tranh là điều kiện cần của năng lực xuất khẩu. Ngƣợc lại, doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu, nghĩa là có khả năng xuất khẩu thu lợi nhuận, thì chƣa chắc doanh nghiệp đó đã có năng lực cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, cạnh tranh trên thƣơng trƣờng diễn ra vô cùng khốc liệt, năng lực cạnh tranh rất dễ bị triệt tiêu và năng lực xuất khẩu không thể trở thành năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không tích cực chủ động thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng và cải tiến, đổi mới sản phẩm phù hợp với những biến động của thị trƣờng. 3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Tuỳ theo quan điểm tiếp cận mà có những cách hiểu khác nhau về yếu tố cấu thành năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở đây, theo quan điểm của tác giả, các yếu tố cấu thành năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nhƣ sau: 3.2.1. Năng lực nghiên cứu thị trƣờng và tiếp thị, tìm kiếm khách hàng Việc nghiên cứu và phân tích thị trƣờng sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra đƣợc những thị trƣờng hay phân đoạn thị trƣờng có tiềm năng với doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh về sản xuất, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với các thay đổi của ngƣời tiêu dùng. Về năng lực Marketing, tìm kiếm khách hàng: Phƣơng thức Marketing có ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của hàng hoá. Các phƣơng thức Marketing phổ biến là quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm trong nƣớc và quốc tế, quảng cáo, xúc tiến thông qua các Phòng thƣơng mại và công nghiệp và các tổ chức hỗ trợ các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài của nƣớc sở tại (nhƣ JETRO của Nhật Bản), tổ chức các hoạt động PR,… 3.2.2. Năng lực tổ chức sản xuất - Khả năng chủ động về nguyên liệu đầu vào sản xuất và khả năng sản xuất: Khả năng này cho thấy doanh nghiệp có khả năng, tiềm lực cung cấp sản phẩm ra thị trƣờng ra sao. Với các doanh nghiệp đi thu mua nguyên liệu 11
- để chế biến xuất khẩu, việc có đủ lƣợng nguyên liệu cho các đơn hàng đúng thời gian, tiến độ luôn là một bài toán hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lƣợc thu mua hợp lý. - Giá cả của sản phẩm: Giá cả của sản phẩm luôn là một trong những điều khoản quan trọng nhất trong mọi hợp đồng. Giá cả của sản phẩm phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí bỏ ra và đảm bảo có lợi nhuận với nhà xuất khẩu đồng thời cũng chỉ đƣợc nhà nhập khẩu chấp nhận khi đảm bảo lợi nhuận của nhà nhập khẩu. Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song cơ bản do giá thành sản xuất quyết định. Vì vậy, khi đánh giá năng lực tổ chức sản xuất của một doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng xem xét khả năng tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Chất lƣợng của sản phẩm: Hàng hoá chỉ có thể đƣợc ngƣời tiêu dùng tin dùng khi có giá cả hợp lý và chất lƣợng đảm bảo. Chất lƣợng cao, giá cả hợp lý là những tiêu chí tạo nên sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp tăng sẽ góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. 3.2.3. Năng lực tổ chức xuất khẩu - Năng lực tổ chức xuất khẩu thể hiện khả năng thực hiện hợp đồng xuất khẩu, khả năng giao hàng đúng hạn và nghệ thuật bán hàng phù hợp, phƣơng thức thanh toán thuận tiện, năng lực thực hiện những dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp. Năng lực tổ chức xuất khẩu của doanh nghiệp thƣòng gồm một số mặt: + Năng lực đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất khẩu; + Năng lực thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu (thu mua, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, mua bảo hiểm, thuê tàu,…); + Năng lực thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế; + Năng lực xử lý các tình huống khi các tranh chấp thƣơng mại phát sinh. 3.2.4. Khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. 12
- Khả năng này phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp đối với thị trƣờng. Vấn đề chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song, về cơ bản doanh nghiệp cần phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc thị trƣờng dài hạn. 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Muốn đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, ta cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp có thể đƣợc xây dựng bao gồm hai nhóm chỉ tiêu cơ bản: Nhóm chỉ tiêu về điều kiện sản xuất kinh doanh và nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về điều kiện sản xuất kinh doanh - Chiến lƣợc xuất khẩu của doanh nghiệp Chiến lƣợc xuất khẩu của doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc của doanh nghiệp, hoạch định đƣợc mục tiêu cần đạt đƣợc, thể hiện khả năng phân tích, dự báo và có giải pháp đối với những thay đổi của thị trƣờng trong tƣơng lai: nhu cầu, thị hiếu, biến động cung cầu,…Đồng thời chiến lƣợc xuất khẩu cũng thể hiện hiểu biết của doanh nghiệp về môi trƣờng kinh doanh về môi trƣờng ngành, về môi trƣờng pháp lý, hệ thống chính sách pháp luật, về cung cầu thị trƣờng, đầu vào, đầu ra của sản xuất Chiến lƣợc xuất khẩu của doanh nghiệp thƣờng gồm: thời hạn của chiến lƣợc, tầm nhìn, mục đích hƣớng tới nhƣ thị trƣờng, dự báo nhu cầu và khả năng đầu vào, năng lực sản xuất của doanh nghiệp, phƣơng thức tiến hành, phân tích cơ hội thách thức với doanh nghiệp, xem xét trên cơ sở tƣơng quan với các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh khác - Hệ thống quản lý chất lƣợng của doanh nghiệp Việc thực hiện và nhận đƣợc các chứng nhận quốc tế góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong lòng ngƣời tiêu dùng, đẩy mạnh khả năng đƣợc ngƣời tiêu dùng chú ý. Đồng thời việc duy trì thể hiện uy tín và cam kết của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng về việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ổn định, đáng tin cậy. 13
- - Các chỉ tiêu thuộc về sản phẩm: +Chất lƣợng sản phẩm Mỗi loại sản phẩm có những yêu cầu khác nhau về chất lƣợng. Tuy nhiên, sản phẩm đảm bảo chất lƣợng là sản phẩm phải đƣợc sản xuất đúng quy trình công nghệ từ khâu cung ứng nguyên liệu cho tới khi thành thành phẩm. Quá trình sản xuất phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Sản phẩm làm ra phải đƣợc kiểm định bởi hệ thống kiểm tra chất lƣợng của công ty và/hoặc hệ thống kiểm tra chất lƣợng của khách hàng và/ hoặc hệ thống kiểm tra của tổ chức đo lƣờng chất lƣợng có uy tín, đƣợc công nhận. Sản phẩm còn phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu vệ sinh, môi trƣờng, phải mang tính xã hội, không gây hại tới sức khoẻ ngƣời tiêu dùng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm để nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp là vấn đề chung mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm giải quyết trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. + Giá cả của sản phẩm Giá cả là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm của ngƣời tiêu dùng, do đó giá sản phẩm phải hợp lý, tƣơng xứng với giá trị của sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, giá sản phẩm phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí sản xuất đồng thời đảm bảo yêu cầu đem lại lợi nhuận. Nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm luôn là yếu tố căn bản nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. + Bao bì, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm Ngày nay, bao bì sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc là hình thức, vỏ bọc bên ngoài sản phẩm mà còn là biểu tƣợng của doanh nghiệp. là sức hút của sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng. Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm phải phù hợp với thị trƣờng, thu hút sự chú ý và kích thích nhu cầu mua hàng của ngƣời tiêu dùng. Do đó , kiểu dáng sản phẩm phải tiện lợi, đa dạng và phù hợp với thẩm mỹ của ngƣời tiêu dùng. Để nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến khâu thiết kế bao bì, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm 14
- + Uy tín thƣơng hiệu sản phẩm Trong nỗ lực thâm nhập thị trƣờng, gắn liền với việc nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải không ngừng xây dựng uy tín cho sản phẩm. Uy tín thƣơng hiệu của sản phẩm đƣợc tạo nên bởi chất lƣợng sản phẩm, hệ thống phân phối, các dịch vụ sau bán hàng,… Uy tín thƣơng hiệu của sản phẩm do ngƣời tiêu dùng đánh giá, lựa chọn và có ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng. Xây dựng uy tín thƣơng hiệu sản phẩm cũng là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng càng tăng lên, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp cũng đƣợc nâng cao. - Các yếu tố thuộc nguồn nhân lực và quản lý của doanh nghiệp Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp là một nguồn lực quan trọng cốt yếu của doanh nghiệp. Chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thƣờng đƣợc thể hiện ở các yếu tố: trình độ học vấn trung bình, năng suất lao động, tuổi đời trung bình, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có kinh nghiệm, tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề cao, khả năng tin học và ngoại ngữ của ngƣời lao động, khả năng tác nghiệp theo nhóm và năng lực sáng tạo,… Về chất lƣợng của đội ngũ quản lý thƣờng đƣợc thể hiện ở các yếu tố: khả năng tổ chức và phân công công việc, khả năng xây dựng chiến lƣợc và khả năng kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, trình độ học vấn, thâm niên,... - Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp Hiện nay, khoa học công nghệ đã trở thành một phần vô cùng quan trọng trong việc tạo nên năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nắm bắt đƣợc khoa học công nghệ coi nhƣ đã có đƣợc chìa khoá của sự thành công. Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua: khả năng tự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới, mức độ hiện đại của máy móc, chiến lƣợc công nghệ của doanh nghiệp,… - Hiệu quả của hoạt động quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại 15
- Hoạt động quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại giúp mở rộng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trƣờng và định vị hình ảnh trong lòng ngƣời tiêu dùng. Hiệu quả của hoạt động quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại đƣợc đánh giá thông qua: trình độ học vấn và kinh nghiệm của đội ngũ quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại của doanh nghiệp, cơ hội và năng lực tiếp cận với các công nghệ truyền thông hiện đại, khả năng ghi nhớ của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm và đối với doanh nghiệp, khả năng xây dựng các kế hoạch xúc tiến thƣơng mại, mức độ thành công của các chiến dịch quảng cáo,… 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh doanh - Chỉ tiêu về lƣợng và trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp + Lƣợng xuất khẩu: thể hiện trình độ lực lƣợng sản xuất của từng doanh nghiệp, phản ánh quy mô, cũng nhƣ khả năng sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Giá trị xuất khẩu là yếu tố đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng huy động nguồn lực cho sản xuất, khả năng thực hiện đơn hàng của doanh nghiệp. Với một giá bán không đổi, khối lƣợng tiêu thụ tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. + Giá xuất khẩu: Giá hàng hoá/ dịch vụ là một yếu tố khách quan nhƣng năng lực xuất khẩu có thể đƣợc đánh giá thông qua chính sách định giá của doanh nghiệp đối với hàng hoá/ dịch vụ xuất khẩu. Chính sách giá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. Giá xuất khẩu sẽ đƣợc so sánh giữa nhiều kỳ với nhau, giữa nhiều thị trƣờng với nhau, giữa giá doanh nghiệp định ra và giá thị trƣờng trong tƣơng quan với biến động lƣợng xuất khẩu…để đánh giá hiệu quả chính sách giá của doanh nghiệp trên thị trƣờng. + Trị giá xuất khẩu: đƣợc tính bằng công thức: q*p, trong đó q là lƣợng xuất khẩu và p là đơn giá mặt hàng xuất khẩu, phản ánh trị giá thu về của doanh nghiệp sau một kỳ xuất khẩu. Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi sự biến động trị giá xuất khẩu qua các kỳ kinh doanh (tƣơng đối và tuyệt đối), so sánh với đối thủ cạnh tranh (trong nƣớc và nƣớc ngoài) dựa trên thị phần, tốc độ tăng trƣởng, so sánh với ngành, 16
- - Chỉ tiêu về chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ nhằm đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu thu và lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, quản lý tốt đƣợc chi phí sẽ góp phần thể hiện năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo cách phân loại chung hay phân loại theo hệ thống kế toán hiện hành, chi phí đƣợc phân loại thành chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm. Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí điện nƣớc, thuế sản xuất; chi phí bằng tiền khác). Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng (chi phí nhân viên; chi phí vật liệ, công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí quảng cáo, tiếp thị; chi phí bằng tiền khác) và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí nhân viên văn phòng; chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hoa tài sản cố định; thuế, lệ phí, lãi vay; chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác; chi phí bằng tiền khác. Chi phí thời kỳ là chi phí phát sinh chung trong một kỳ kinh doanh, có thể liên quan đến nhiều đối tƣợng hay nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí sản phẩm là chi phí gắn liền, làm nên giá trị sản phẩm, đang tồn kho hoặc đã đƣợc bán. 6 Khi phân tích chi phí của doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng dựa trên một số chỉ tiêu chủ yếu có liên quan nhƣ: + Mức chênh lệch tuyệt đối của chi phí:( F): F=F1-Fo + Tỷ suất phí của từng kỳ kinh doanh: (F’): F’= [F/DT]*100% + Tỷ lệ chênh lệch tỷ suất phí ( F’): F’=F’1-F’o + Mức độ tăng, giảm tỷ suất phí ( tf): tf=[ F’/F’o]*100% + Mức bội chi (U): U= F’.DTkỳ nghiên cứu 6 Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Sách, tr104, 105, 106, Nhà xuất bản Thống kê 17
- (F: Chi phí (các loại), DT: Doanh thu trong hoạt động xuất khẩu) - Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động xuất khẩu Hiệu quả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mối quan hệ tƣơng đối giữa việc sử dụng tổng các yếu tố đầu và và khả năng tạo ra toàn bộ các yếu tố đầu ra trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Hiệu quả có ảnh hƣởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng. Công thức chung của hiệu quả thƣờng đƣợc áp dụng là: Tæng c¸c yÕu tè ® Çu ra x100% Tæng c¸c yÕu tè ® Çu vµo Các yếu tố đầu vào thƣờng là: chi phí, nguồn vốn vay và đầu tƣ, nguồn nhân lực,… Các yếu tố đầu ra là: doanh thu, lợi nhuận, số lƣợng sản phẩm xuất khẩu,… + Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp xuất khẩu: gồm tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu và hệ số sinh lời của vốn đầu tƣ cho hoạt động xuất khẩu. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu đƣợc tính theo công thức: Lîi nhuËn xuÊt khÈu x100% Gi¸ thµnh hµng xuÊt khÈu phản ánh hiệu quả của giá thành sản xuất lô hàng xuất khẩu thông qua chỉ tiêu mức sinh lời. Hệ số sinh lời của vốn đầu tƣ cho hoạt động xuất khẩu đƣợc tính theo công thức: Lîi nhuËn xuÊt khÈu x100% Vèn b × nh qu© n xuÊt khÈu trong kú + Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động bình quân + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng hợp đồng, dự án - Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh thì khả năng đầu tƣ cho xuất khẩu tốt, qua đó năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp tăng lên. Các chỉ tiêu 18
- tài chính thƣờng đƣợc sử dụng là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu cơ cấu tài chính. +Nhóm chỉ tiêu thanh toán: Hệ số khái quát: Tæng c¸c kho¶ n ph¶ i thu x100% Tæng c¸c kho¶ n ph¶ i tr¶ Các chỉ tiêu dùng để xem xét tình hình cụ thể gồm: các khoản phải thu và các khoản phải trả. Hai chỉ tiêu dùng xem xét các khoản phải thu là: Doanh thu b¸n thiÕu Sè vßng quay c¸c kho¶ n ph¶ i thu = x100% C¸c kho¶ n ph¶ i thu b × nh qu© n Số vòng quay càng cao (tức số ngày thu tiền càng ngắn) chứng tỏ tình hình quản lý và thu công nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phƣơng thức bán hàng cứng nhắc, gần nhƣ bán hàng thu tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng. Tuỳ vào tình hình cụ thể, chỉ tiêu trên sẽ đƣợc vận dụng cho phù hợp. Các khoản phải trả: Tổng quát về tình hình khả năng thanh toán (trả nợ) thể hiện bằng hệ số thanh toán chung: Kh¶ n¨ng thanh to¸n HÖ sè thanh to¸n chung = x100% Nhu cÇu thanh to¸n Khả năng thanh toán gồm tất cả các nguồn có thể huy động dùng để trả nợ. Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ cần phải trả trƣớc mắt hoặc trong một thời hạn ấn định. Hệ số thanh toán chung là dạnh hệ số so sánh cân bằng vì vậy trƣờng hợp tốt nhất là hệ số bằng một. Nếu khác đi, dẫn đến hai cực: thiếu khả năng thanh toán hoặc thừa vốn, gây ứ đọng. + Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Thể hiện qua số vòng quay vốn chung, số vòng luân chuyển hàng hoá và thời hạn thanh toán. Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số này càng cao thị hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp
88 p | 583 | 141
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên
93 p | 385 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
101 p | 591 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
56 p | 293 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
90 p | 184 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
116 p | 234 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập
102 p | 236 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
100 p | 172 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Việt Thành
66 p | 30 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh
72 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Gia
66 p | 62 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Máy xây dựng T&T
71 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Thương mại và Du lịch quốc tế NCH
58 p | 40 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Lê Hoàng
68 p | 19 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt - Hàn trên thị trường Việt Nam
49 p | 21 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải trí Vhunter
73 p | 10 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn