![](images/graphics/blank.gif)
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
lượt xem 54
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ VŨ ĐÌNH SƠN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN LÃO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1
- Hà Nội – 2015 2
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN LÃO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Tên sinh viên: Vũ Đình Sơn Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế Lớp: K56 KTA Niên khóa: 2011 2015 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thương 3
- Hà Nội – 2015 4
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Tài nguyên Môi trường, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm qua và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo Th.s Nguyễn Thị Ngọc Thương, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, cán bộ nhân viên Phòng Kế hoạch và kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh An Lão đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu tại ngân hàng. Cuối cùng con xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, bạn bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong thời gian con thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người! Hà nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh Viên Vũ Đình Sơn i
- MỤC LỤC ii
- DANH MỤC BẢNG BẢNG 3.1 VỐN HUY ĐỘNG VÀ TỔNG NGUỒN VỐN ............................ 43 BẢNG 4.1: QUY MÔ VỐN HUY ĐỘNG TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (2012 – 2014) ................................................................................................................. 47 BẢNG 4.2: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NHNO&PTNT HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (2012 – 2014) .................................................... 50 BẢNG 4.3: CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA ĐẦU VÀO TẠI NHNO&PTNT HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (2012 – 2014) ...................................................................................................... 52 BẢNG 4.4: HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (2012 – 2014) ................... 52 BẢNG 4.5: HUY ĐỘNG VỐN BẰNG CÁC LOẠI TIỀN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (2012 – 2014) .................................................................................................................... 53 BẢNG 4.6: CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN – SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (2012 – 2014) .................................................................................................................... 55 iii
- iv
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng ....................................................................................................... 36 Biểu đồ 4.1 về quy mô vốn huy động ............................................................................................................... 49 Biểu đồ 4.2 Tổng nguồn vốn Ngân hàng huy động qua 3 năm ..................................................................... 50 Biểu đồ 4.6: Cơ cấu vốn huy động bằng các loại tiền .................................................................................. 55 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHNo Ngân hàng nông nghiệp NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTW Ngân hàng Trung Ương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTDND Quỹ tín dụng nhân dân LS Lãi suất LSTK Lãi suất tiết kiệm LSBQ Lãi suất bình quân GTCG Giấy tờ có giá TG Tiền gửi TGKH Tiền gửi khách hàng TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân TCKT Tổ chức kinh tế TNV Tổng nguồn vốn CBCNV Cán bộ công nhân viên TCTD Tổ chức tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh DN Doanh nghiệp vi
- PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, công tác đổi mới nền kinh tế hiện nay, ngành Ngân hàng đã và đang góp phần quan trọng vào việc giúp nền kinh tế, hội nhập với cộng đồng tài chính trong khu vực và trên thế giới. Với vai trò trung gian tài chính, ngân hàng thương mại đẩy mạnh các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, giúp cỗ máy kinh tế vận hành trơn tru và liên tục, chứng tỏ vị trí cần thiết không thể thiếu được trong nền kinh tế. Hiện nay hệ thống NHTM ở nước ta đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành mắt xích quan trọng cho sự vận động của nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong thị trường tài chính, hệ thống NHTM đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kìm chế lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối. Theo Nguyễn Hữu Tài (2002), trong những năm qua NHTM nước ta đã huy động được lượng vốn đáng kể cho việc phát triển kinh tế. Chính sách huy động vốn là một bộ phận quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia, liên quan đến chính sách thu nhập trong phạm vi toàn xã hội, tác động trực tiếp đến mọi quan hệ tích luỹ và tiêu dùng, việc hoạch định chính sách huy động vốn trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tài chính, tình hình lạm phát và ổn định tiền tệ. Việc đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xã hội của nước ta hiện nay. Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng: trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước nguồn đầu tư trong nước luôn có ý nghĩa quan trọng và giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài và vững chắc của một đất nước. Nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn ở trong các ngân hàng nên nếu ngân hàng có nhiều vốn sẽ cung cấp tăng được một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Như vậy công việc đẩy mạnh 1
- công tác huy động vốn là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến cả quá trình phát triển nền kinh tế (Phạm Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002) Theo Tô Ngọc Hưng, Ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính trong việc huy động vốn cho nền kinh tế là quan trọng nhất. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Do đó, ngân hàng phải hoạt động có hiệu quả để hoàn thành mục tiêu an toàn trong hoạt động đồng thời có thể đứng vững trên thị trường. Theo Triệu Ngọc Nguyên (2004), Từ năm 1994 trở đi bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề vốn nổi lên là một là một yêu cầu hết sức cấp bách trong điều kiện thị trường chưa có vốn. Giải quyết nhu cầu vốn đòi hỏi lớn đối với hệ thống Ngân hàng, đòi hỏi các Ngân hàng phải huy động đủ vốn tạo điều kiện cho nền kinh tế không bị phát triển tụt hậu. Hải Phòng là vùng tiềm năng trọng điểm trong việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Huyện An Lão thuộc thành phố Hải Phòng đang không ngừng phát triển về nhiều mặt, rất cần vốn để có thể thực hiện được nhiều mục tiêu của mình. Do vậy với việc có nhiều vốn cho vay hơn tận dụng được vốn của người dân nhiều hơn để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời có thể cho vay vốn với những người cần vay vốn làm ăn sản xuất kinh doanh đầu tư, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn,..đồng thời thực hiện được mục tiêu của ngân hàng. Việc thanh toán qua Ngân hàng của người dân Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng còn hạn chế. Người dân chưa am hiểu về các dịch vụ của Ngân hàng, chưa thấy được sự thuận tiện giao dịch và thanh toán qua Ngân hàng. Tầng lớp người dân có thu nhập cao có xu hướng quan tâm đến thị trường vàng và ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán,...ngày càng nhiều. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ cho sự thu hút vốn của Ngân hàng. Trên địa bàn huyện còn có các Ngân hàng thương mại khác cùng cạnh tranh, các Ngân hàng cạnh tranh nhau qua nhiều hình thức như cạnh tranh về lãi suất tiền 2
- gửi, quà tặng đi kèm, dịch vụ chăm sóc khách hàng,...Đây là một vấn đề đáng suy nghĩ của Ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn và nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Nghiên cứu hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
- + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng, điểm mạnh và hạn chế, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn. + Phạm vi không gian: nghiên cứu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng + Phạm vi thời gian: số liệu thu thập của các năm 2012 đến 2014 Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 14/01/2015 đến ngày 02/06/2015. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng (Phạm Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002) Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. 4
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán ((Phạm Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002) Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐCP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM) 2.1.1.2.Phân loại Ngân hàng Tùy thuộc vào mục đích hoạt động, định hướng phát triển ở nước ta hiện nay xuất hiện các loại hình ngân hàng khác nhau như: Ngân hàng Trung Ương Quỹ tín dụng Trung Ương Ngân hàng chính sách (Nhà nước) Ngân hàng thương mại Ngân hàng liên doanh.v.v… Ngân hàng Trung Ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm 5
- quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng Trung Ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. Quỹ tín dụng Trung Ương là một tổ chức tín dụng hợp tác, do các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND), các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập, được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Quỹ tín dụng Trung Ương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng chính sách (Nhà nước) là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước... Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Ngân hàng liên doanh là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính phủ và ngân hàng Trung Ương của các nước với nhau, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. 2.1.1.3 Các loại hình Ngân hàng thương mại a. Theo loại hình sở hữu 6
- Ngân hàng sở hữu cá nhân Là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại ngân hàng này thường nhỏ và phạm vi hoạt động chỉ trong từng địa phương. Các ngân hàng này thường gắn liền với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân ở địa phương. Chủ ngân hàng thường rất am hiểu về tình hình của người vay, do đó có thể hạn chế được sự lừa đảo của khách. Mặc dù vậy, ngân hàng kém đa dạng nên khi địa phương gặp khó khăn thì ngân hàng cũng không tránh khỏi những tổn thất ngoài ý muốn. Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng cổ phần) Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành các cổ phiếu. Việc nắm giữ các cổ phiếu đó cho phép người sở hữu có quyền tham gia các quyết định của ngân hàng cũng như việc tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời có thể gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu của ngân hàng được hình thành thông qua sự tập trung và các Ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng do đó thường là các ngân hàng lớn. Các tổ hợp ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay, là các Ngân hàng cổ phần. Các Ngân hàng cổ phần thường có phạm vi hoạt động rộng, đa dạng, có nhiều Chi nhánh hoặc công ty con. Khả năng đa dạng hoá cao nên các ngân hàng cổ phần có thể giảm thiểu rủi ro gây lên bởi tính chuyên môn hoá. Ngân hàng sở hữu Nhà nước Đây là loại hình ngân hàng mà Vốn sở hữu do Nhà nước cấp, có thể là Nhà nước Trung ương hoặc tỉnh, thành phố. Các ngân hàng này được thành lập nhằm một số mục tiêu nhất định đó là chính sách của chính quyền Trung ương hoặc địa phương quy định. Tại các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thường quốc hữu hoá các Ngân hàng tư nhân, cổ phần lớn hoặc tự xây dựng lên các ngân hàng. Các Ngân hàng sở hữu Nhà nước thường được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy nợ, do đó rất ít khi các ngân hàng này bị phá sản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các ngân hàng này thường phải thực hiện các chính sách của Nhà nước có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh. 7
- Ngân hàng liên doanh Ngân hàng này được hình thành dùa trên góp vốn của hai hoặc nhiều bên và thường là giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau. b. Theo tính chất hoạt động Ngân hàng đơn năng Ngân hàng hoạt động theo hướng đơn năng là loại ngân hàng chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng như chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản, xây dựng nông nghiệp hoặc chỉ cho vay. Tính chuyên môn hoá cao cho phép ngân hàng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghề nghiệp. Tuy nhiên loại hình ngân hàng này thường gặp rủi ro lớn khi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động do ngân hàng phục vụ gặp sa sút. Các ngân hàng này thường là các ngân hàng nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, trình độ cán bộ không đa dạng hoặc là những ngân hàng sở hữu của công ty. Ngân hàng đa năng Là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng. Đây chính là xu hướng hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Các ngân hàng hoạt động theo tính chất đa năng thường là các ngân hàng lớn. Do các ngân hàng hoạt động theo tính chất đa năng nên giúp ngân hàng tăng thu nhập và hạn chế rủi ro. Ngân hàng cung cấp dịch vụ bán buôn Là ngân hàng cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng khác, các công ty tài chính, Nhà nước và các doanh nghiệp quy mô lớn. Ngân hàng bán buôn thường là các ngân hàng lớn và hoạt động chủ yếu ở các trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng lớn. Ngân hàng cung cấp dịch vụ bán lẻ Ngân hàng bán lẻ thường là các ngân hàng cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ lẻ. 8
- c. Các trung gian tài chính Công ty tài chính, là các công ty quốc doanh và các công ty cổ phần với hoạt động chủ yếu là cho vay để mua bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của mình. Nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, tin phiếu hoặc vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Công ty cho thuê tài chính là công ty cung cấp tín dụng trung và dài hạn, thông qua hợp đồng cho thuê tài sản với khách hàng thuê. Khi kết thúc hợp đồng thuê, khách hàng được mua lại với giá ưu đãi hoặc cũng có thể thuê tài sản đó theo điều kiện đã thoả thuận và điều kiận gia hạn (nếu cần thiết). Ngày nay, với tiềm lực tài chính trong tay các công ty bảo hiểm cũng hoạt động như một trung gian tài chính bằng cách đứng ra mua bảo hiểm với các lĩnh vực khác nhau, với lời hứa sẽ bù đắp cho họ nếu họ gặp rủi ro. Việc bù đắp thiệt hại cho khách hàng tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và loại hình bảo hiểm mà khách hàng tham gia. Nhờ cách này mà công ty bảo hiểm có được một số tiền nhàn rỗi nhất định có thể hoạt động như một trung gian tài chính. So với các Ngân hàng thương mại thì các trung gian tài chính ngoài nghĩa vụ hoạt động như một Ngân hàng thương mại ra thì nó có sự khác biệt ở chỗ các trung gian tài chính này không tạo tiền cho nền kinh tế, không nhận tiền gửi không có kỳ hạn, không có khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng Theo Luật Ngân hàng Nhà nước: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Chức năng của Ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng 9
- này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại. Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền 10
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp
88 p |
583 |
141
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên
93 p |
385 |
89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
101 p |
592 |
76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
56 p |
293 |
76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
116 p |
234 |
48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập
102 p |
236 |
39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
107 p |
185 |
37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
100 p |
172 |
20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Việt Thành
66 p |
30 |
15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh
72 p |
26 |
13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Gia
66 p |
62 |
12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Máy xây dựng T&T
71 p |
28 |
12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Thương mại và Du lịch quốc tế NCH
58 p |
40 |
12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Lê Hoàng
68 p |
19 |
10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt - Hàn trên thị trường Việt Nam
49 p |
21 |
7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải trí Vhunter
73 p |
10 |
6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p |
8 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)