Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
lượt xem 23
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945 được thực hiện với mục tiêu nhằm giúp mọi người có một góc nhìn sâu sắc hơn về “người nông dân”. Đồng thời giúp chúng ta hình dung một cách rõ nét cuộc sống cơ cực, đói khổ, lầm than của nhân dân và hiểu thêm về hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ngoài ra, đề tài này còn giúp người viết có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những tác phẩm của Nam Cao, cũng như là hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
- ÿ ÿ ÿ ÿ ÿ ÿ KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 NGUYỄN VĂN NI Hậu Giang, tháng 5 năm 2014
- ÿ ÿ ÿ ÿ ÿ ÿ KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH:VĂN HỌC HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phương Nguyễn Văn Ni Hậu Giang, tháng 5 năm 2014
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ. …………………………………………..…………….........i LỜI CAM ĐOAN. ……………………………….………….………….....ii MỞ ĐẦU ……………………………………………….……..……..…......1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………….……………..……..1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ……………………………………………….…..……2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU …….……………………………….…..……4 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………….….…..5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………….…………....6 CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ NAM CAO………………...……….….……….7 1.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO………………………….………....7 1.1.1.Con người………………………………………………………….…….7 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác…………………………………………………...….9 1.1.2.1. Trước cách mạng tháng Tám 1945……………………………………..9 1.1.2.2. Sau cách mạng tháng Tám 1945……………………..…...………….10 1.2. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT………………………………….…….12 1.2.1. Quan điểm sáng tác…………………………………………………....12 1.2.2. Phong cách nghệ thuật……………………………………………..…..13 1.3. NHỮNG ĐỀ TÀI CHÍNH……………………………………….….…..14 1.3.1. Người nông dân…………………………………………………….….14 1.3.2. Người trí thức nghèo…………………………..…………………….…16 1.4. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO………………………………….….….18 CHƯƠNG 2………………………………………………………..………21 BIỂU HIỆN CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945…………..…………….21 2.1. NHỮNG KHỔ CỰC VÀ BẤT CÔNG MÀ NGƯỜI NÔNG DÂN PHẢI GÁNH CHỊU………………………………..……..…..21 2.1.1. Cuộc sống khổ cực, bị bóc lột tàn nhẫn…………………………...…...21 2.1.2 Khát khao cuộc sống hạnh phúc nhưng bị vùi dập……………………..28
- 2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA NAM CAO………………….…….…....30 2.2.1. Người nông dân với những phẩm chất tốt đẹp…………………….....30 2.2.2. Những nhược điểm của người nông dân………………………….……33 2.3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN BIỂU HIỆN QUA HÀNH ĐỘNG VÀ NGÔN NGỮ...………………….….35 2.3.1. Thông qua hành động, cử chỉ, điệu bộ……………………………...….35 2.3.2. Thông qua ngôn ngữ đối thoại……………………………………..…..36 2.3.3. Thông qua ngôn ngữ độc thoại………………………………………...38 CHƯƠNG 3……………………………………………………………...….40 NHỮNG YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945……………….……….…...40 3.1. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT……………………………………..….….40 3.1.1 Thời gian nghệ thuật………………………………………………..…40 3.1.2. Không gian nghệ thuật……………………………………………......45 3.2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VÂT…………………………………..……….......48 3.2.1. Về ngoại hình……………………………………………….…….…....48 3.2.2. Về nội tâm………………………………………………….……….…50 3.3. GIỌNG ĐIỆU……………………………………………….….……….54 3.3.1. Giọng điệu cảm thông, chia sẻ……………………………….……..…54 3.3.2. Giọng điệu trân trọng, trìu mến……………………………..……..…57 3.3.3. Giọng điệu xót xa, đau đớn………………………………….…………58 3.3.4. Giọng điệu lạnh lùng, chua chát…………………………….….…..…60 KẾT LUẬN……………………………………………………….…..........62 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….…..….....64 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN………………………………….…....65
- LỜI CẢM TẠ Nhân nhịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã làm chổ dựa tinh thần vững chắc cho tôi. Và lời cảm ơn đến các thầy cô ở Trường Đại học Võ Trường Toản nơi tôi hoc tập, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, cùng các thầy cô thỉnh giảng đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Lê Văn Phương, người đã hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện. Nguyễn Văn Ni i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do chính bản thân tôi thực hiện, nghiên cứu cũng như tổng hợp và phân tích. Đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào đã có trước đây. Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Ni ii
- 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nam Cao là nhà văn hiện thực sâu sắc. Người đã kế tục trào lưu văn học hiện thực phê phán và mang lại cho dòng văn học này một sức sống mới, Với những giá trị, thành tựu to lớn về nhiều mặt Nam Cao là một tác giả bậc thầy về truyện ngắn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Nam Cao là một nhà văn có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học. Ở cả hai gia đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám, nhà văn đều có những cống hiến đặc biệt có ý nghĩa. ở giai đoạn 1940- 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán rơi vào khủng hoảng. Nam Cao đã xuất hiện và bằng những sáng tác của mình, ông đã “phục hưng” và đem lại cho dòng văn học này một đỉnh cao mới. Sau cách mạng tháng Tám, khi các nhà văn chưa kịp chuyển biến về tư tưởng để bắt kịp với thực tiễn, Nam Cao đã nhanh chóng chuyển mình và có những sáng tác xuất sắc, có ý nghĩa “mở đường” cho nền văn nghệ kháng chiến như: Đôi mắt… Vì vậy trong chương trình văn học ở nhà trường phổ thông, Nam Cao là một tác giả quan trong, có nhiều tác phẩm được đưa vào chương trình phổ thong giảng dạy. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, tác phẩm của ông đều được chọn giảng, trước cách mạng có Chí Phèo, đời thừa sau cách mạng có Đôi mắt…Sáng tác của Nam Cao có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, có nhiều đóng góp về phương châm quan điểm sáng tác. Đặc biệt là tính chất hiện đại là một đặc điểm bao trùm lên sáng tác của nhà văn. Do đó, tác phẩm của Nam Cao là một đề tài nghiên cứu phong phú và “hứa hẹn nhiều khả năng hoán vị” (Phong Lê). Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao có thể đứng ở nhiều góc độ, ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau. Chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận tác phẩm của Nam Cao từ góc độ cái nhìn từ thế giới nhân vật người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao, là một hướng có khả năng thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Khám phá ra những nét độc đáo của ông so với các nhà văn hiện thực phê phán cùng thời trên phương diện chủ nghĩa hiện thực. Nam Cao viết nhiều nhưng tập chung chủ yếu ở hai mảng đề tài là “cuộc sống người nông dân” và “cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo” trong xã hội trước cách mạng tháng tám. Ở mảng đề tài nào thì Nam Cao cũng đạt được những thành công lớn trong sáng tác của mình. 1
- Trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng thánh Tám, giới phê bình cho rằng: ở đề tài viết về người nông dân, là đề tài thành công và đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Trong những tác phẩm viết về người nông dân, Nam Cao đã thể hiện một tính nhân văn cao cả với một bút pháp hiện thực sâu sắc. Điều chúng tôi tập trung nghiên cứu trong khóa luận này là “Hình tượng người dân trong truyện ngắn của Nam Cao”. Chúng tôi mong muốn sẽ khám phá sâu hơn thế giới nhân vật, những con người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nữa phong kiến. Và đồng thời qua đó sẽ khám phá sau hơn thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần khẳng định những đóng góp độc đáo của ông, cũng như vị trí của ông trong nền văn học nước nhà. Đó là tất cả những gì thôi thúc người viết chọn đề tài. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. Nghiên cứu về Nam Cao có thể kể từ 1941 với lời giới thiệu của Lê Văn Trương, nhưng chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1945. Nhiều công trình nghiên cứu công phu, có tính khoa học cao đã được giới thiệu, trong đó có thể kể đến bài viết của Nguyễn Đình Thi (Nam Cao-về tác giả và tác phẩm, 1956), Nguyên Hồng (Đọc những truyện ngắn của Nam Cao, 1960), chuyên luận “Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc nhất” của Hà Minh Đức (NXB văn hóa, Hà Nội, 1961). Với công trình nghiên cứu này Hà Minh Đức đã trở thành một nhà nghiên cứu có đóng góp quan trọng trong việc khẳng định những thành tựu nghệ thuật của Nam Cao. Trong thời gian này còn phải kể đến nhiều bài nghiên cứu về Nam Cao như Huệ Chi-phong Lê với “con người và cuộc sống trong tác phẩm của Nam Cao”(tạp chí nghiên cứu văn học, số 1-1961). Trong những năm 90, Hội thỏa khoa học nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao (1951-1991) do viện văn học phối hợp với hội nhà văn Việt Nam, hội văn học Hà Nam Ninh và trường đại học sư phạm Hà Nội I tổ chức vào ngày 29/11/1991 đã trở thành một dịp thuận lợi để các nhà nghiên cứu về Nam Cao bày tỏ quan điểm mình tâm đắc. “Nghỉ tiếp về Nam Cao”(NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1992) chính là tập hợp những bài viết tham gia hội thảo. Đáng chú ý ở phương diện chủ đề là một số bài: “Nam Cao và khát vọng về cuộc sống lương thiện xứng đáng” của Nguyễn Văn 2
- Hạnh, “Thử sống trong văn Nam Cao” của Nguyễn Lương Ngọc, “Bi kịch tự ý thức- nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao” của Đinh Trí Dũng… Những năm tiếp theo, vấn đề chủ đề trong tác phẩm của Nam Cao tiếp tục được khám phá, nhận định như: “gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam Cao” của Văn Giá (1993); “Những nhân vật, những cuộc đời và đường đi tìm nhân cách” (1995) của Vũ Dương Quỹ. Vấn đề về “hình tượng người nông dân” trong sáng tác của Nam Cao cũng đã được đề cập nhiều. Có thể nói các tác giả khi đề cập tới Nam Cao không thể không nói đến thế giới nhân vật của ông, bởi đây là một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nam Cao, góp phần khẳng định những cống hiến của nhà văn trên lĩnh vực chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. Tuy nhiên, do những mục đích nghiên cứu khac nhau, đối tượng khám phá và hướng tiếp cận không giống nhau, nên hầu hết các tác giả chỉ nhìn nhận một số vấn đề cụ thể, chưa nhìn thấy. Hay chưa khám phá, phương thức hình tượng nhân vật trong mảng đề tài nông thôn một cách kỷ lưỡng. Xã hội Việt Nam 1930-1945 là xã hội thực dân nửa phong kiến. Người nông dân lúc bấy giờ phải sống trong bầu không khí ngột ngạt và bế tắc, họ phải chịu cuộc sống “một cổ ba tròng”. Phản ánh vấn đề này đã có rất nhiều tác giả, nhà văn nổi tiếng như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân và đặc biệt là Nam Cao. Ở mỗi nhà văn lại có phong cách nghệ thuật khác nhau. Cũng khai thác ở hai mảng đề tài trên, đề tài nông dân và đề tài tiểu tư sản. Ở sáng tác của Nam Cao bức tranh hiện thực không chỉ nghiêng về bình diện phản ánh, quan sát mà còn đi sâu vào bản chất những cái vặt vãnh của đời sống hàng ngày. Trong sáng tác của Nam Cao, những điều tưởng như không đâu vào đâu lại tác động mạnh mẽ đến nhân cách con người “như tảng đá cứ đè trĩu lên lòng người”. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung một nhân xét: Nam Cao có sở trường trong việc miêu tả tâm trạng quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật, làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch nhân cách, tinh thần của con người và quan trọng hơn là vươn lên trên cái khung đề tài là vấn đề kiếp người, thân phận con người vấn đề con người bị tha hóa, bị biến chất về đạo đức và băng hoại về phẩm chất. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã nhận xét: “nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm của Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm viết về người nông dân và 3
- tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản, nhưng trong chiều sâu của vấn đề thì chỉ là một”[4,tr.56]. Trong công trình “văn hóa nghệ thuật 1900-1945”, Hà Minh Đức khi viết về Nam Cao đã đề cập đến vấn đề nhân đạo của nhà văn đối với người nông dân nghèo và nói đến sự phản ánh về sự bần cùng của người nông dân. Nhà nghiên cứu đã phân tích về vấn đề con người và cuộc sống của thế giới nhân vật nông thôn dưới xã hội cũ. Nhưng do tính chất là một giáo trình cho nên vấn đề cũng chưa được khai thác như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Trên đây là những công trình nghiên cứu, những nhận định, những đánh giá chung về Nam Cao và sáng tác của ông. Tóm lại, điểm qua lịch sử nghiên cứu về Nam Cao, chúng tôi thấy rằng, các công trình, các bài viết đã có những luận điểm quan trọng, khái quát về hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao. Đặc biệt trong một số công trình đã có những khám phá độc đáo, có sự phân tích sâu sắc và thuyết phục ở một số khía cạnh, đó là cơ sở để chúng tôi tiến tới nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau, vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao chưa được nghiên cứu với tư cách là đối tương có hệ thống, đặc biệt chưa có sự phân tích kỹ lưỡng về thế giới nhân vật. đề tài về người nông dân của Nam Cao, cũng như chưa có sự khẳng định về những đóng góp to lớn của Nam Cao khi viết về người nông dân trong xã hội cũ. Đó là những điều chúng tôi muốn thực hiện trong khóa luận này. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Trong khóa luận này người viết muốn phần nào giúp mọi người thấy được sự ngột ngạt và bế tắc, những mối đe dọa trong đời sống mà người nông dân phải chịu hơn bao giờ hết, họ phải chịu ba tầng áp bức bóc lột. Địa chủ. Tư sản mại bản và thực dân pháp. Cuộc sống của người nông dân khổ cực trăm bề, họ phải sống trong tình cảnh đói nghèo, vất vả bần cùng về vật chất lẫn tinh thần. Những tác phẩm là nỗi niềm trăn trở của Nam Cao về tương lai của dân tộc, về cuộc sống của con người, đồng thời đó cũng là ý thức về trách nhiệm, về lương tâm của người cầm bút. Thấy được sự khổ cực, chật vật và bế tắc qua “Hình tượng người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” 4
- tức là thấy được cái nhìn sắc sảo của Nam Cao đối với những vấn đề trong xã hội cũng như tấm lòng đồng cảm thương xót đối với người lao động nghèo. Thông qua khóa luận, người viết muốn phần nào giúp mọi người có một góc nhìn sâu sắc hơn về “người nông dân”. Đồng thời giúp chúng ta hình dung một cách rõ nét cuộc sống cơ cực, đói khổ, lầm than của nhân dân và hiểu thêm về hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn giúp người viết có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những tác phẩm của Nam Cao, cũng như là hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Do tính chất là một khóa luận cuối khóa cũng như điều kiện thời gian và khả năng hạn chế của bản thân, người viết xin được giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào “Hình tượng người nông dân” được phản ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945. Do thời gian làm khóa luận có hạn mà số lượng tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng cũng khá nhiều nên người viết chỉ chọn lọc ra một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao để thuận tiện cho việc phân tích lí giải vấn đề. Cụ thể là những tác phẩm sau: 1. Nửa đêm 2. Người hàng xóm 3. Nghèo 4. Điếu văn 5. Trẻ con không được ăn thịt chó 6 Lão Hạc 7. Tư cách mõ 8. Chí Phèo 9. Dì Hảo 10. Làm tổ 11. Một bữa no 12. Ở hiền 13. Một đám cưới 5
- 15. Lang Rận Bên cạnh đó, người viết còn chọn một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn cùng thời khác như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, để phân tích, so sánh làm sáng tỏ vấn đề được nêu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết không xem xét từng tác phẩm của Nam Cao ở dạng đơn lẻ, tách biệt mà xem chúng là những chỉnh thể trong một chỉnh thể lớn hơn là thế giới nghệ thuật Nam Cao. Người viết đã sử dụng những phương pháp sau để hoàn thành khóa luận: Phương pháp đọc và ghi chép tài liệu. Phương pháp thống kê và xử lí tài liệu. Phương pháp phân tích, lí giải. Phương pháp đối chiếu, so sánh. 6
- CHƯƠNG 1 TÁC GIẢ NAM CAO 1.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO 1.1.1. Cuộc đời. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, sinh ngày 29/10/1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (Nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo, đời sống khá chật vật, trong các anh em, chỉ có mình Nam Cao được đi học. Đói nghèo, bệnh tật đeo đuổi và giày vò Nam Cao ngay từ những năm còn nhỏ. Năm 1934, Nam Cao thi trượt Thành Chung. Ngày 2/10/1935 Nam Cao lập gia đình với bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917. Cuối năm 1935, Nam Cao theo một người cậu làm thợ may vào Sài Gòn kiếm sống. Rời bỏ cái làng quê nghèo đói và tù túng, Nam Cao mang theo nhiều mơ ước và dự định lớn lao. Những tưởng xa miền quê sẽ mở ra một chân trời mới lạ, nhưng rốt cuộc, bệnh tật lại trả Nam Cao trở về quê. Ở Sài Gòn về, Nam Cao ôn lại vốn học cũ và thi đậu bậc Thành Chung. Nam Cao định xin đi làm công chức, nhưng vì bệnh tật nên không được chấp nhận. Một người trong họ mở trường tư ở Hà Nội, cần một giáo viên có bằng trung học, Nam Cao được mời lên dạy học. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của người trí thức nghèo, trong một xã hội ngột ngạt, bế tắc. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, trường bị đóng cửa, Nam Cao sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê “ăn bám” vợ. Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm văn hóa cứu quốc bí mật cùng với một số nhà văn như: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Khi cơ sở văn hóa cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố mạnh, Nam Cao trở về quê tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương. Thời kì Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ít lâu, Nam Cao được điều lên Hà Nội và công tác ở Hội Văn hóa cứu Quốc. Có thời kì, Nam Cao làm thư kí tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan của Hội. 7
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Cao vừa làm biên tập cho các báo cứu quốc Việt Bắc, cứu quốc Trung Ương, vừa làm mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền. Thời gian này, Nam Cao được vinh dự gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1947). Tháng 11/1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên Khu Ba, Nam Cao bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình). Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói (ông tự giễu mình là có “cái mặt không chơi được”), nhưng đời sống nội tâm vô cùng phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận, lấy làm xấu hổ về những việc làm, những ý nghĩ mà ông tự cho là tầm thường của mình. Người trí thức “trung thực vô ngần” (lời của Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khát khao vươn tới “tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp”. Giá trị to lớn của sáng tác Nam Cao, nhất là những tác phẩm viết về người trí thức nghèo, gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ông. Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt xã hội cũ.Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người (Đời thừa). Đó là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật “vị nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân văn sâu sắc. Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo và hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phong dân tộc của Nam Cao mãi mãi là một tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Năm 1996, Nam Cao được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật– đợt I năm 1996. 8
- 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Nam Cao hy sinh giữa lúc ngòi bút đang ở giai đoạn trưởng thành và chín mùi để chuyển hướng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sự ra đi của Nam Cao không chỉ để lại khoảng trống cho nền văn học dân tộc mà còn mất đi một nhân tài của tổ quốc. Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936 – 1951) nhà văn liệt sĩ Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn chương tuy không thật đồ sộ về khối lượng, chỉ gồm hơn 60 truyện ngắn và hai tập truyên dài là Sống mòn(1944).và Chuyện người hàng xóm. Nhưng Nam Cao đã gởi vào đó những giá trị hiện thực lớn lao trải dài qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. 1.1.2.1 Trước cách mạng tháng Tám-1945. Trước cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao bước vào sự nghiệp văn chương năm 1936, trong giai đoạn này Nam Cao luôn có sự đấu tranh giữa những quan điểm và khuynh hướng sáng tác của bản thân. Ở giai đoạn này Nam Cao có những sáng tác như: Cảnh cuối cùng (1936), Hai cái xác(1936), Nghèo(1937), Chí Phèo(1941), Trẻ con không biết đói (1942), Những truyện không muốn viết(1942), Đôi móng giò(1942), Lão Hạc(1943), Trăng sáng(1942), Dì Hảo(1944), Bài học quét nhà (1943), Đời thừa (1943), Đón khách (1943), Ở hiền (1943), Đòn chồng (1942), Điếu văn (1943), Mua nhà (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944), Truyện người hàng xóm (1944), Nửa đêm (1944), Lang Rận (1944), Làm tổ (1943), Tư cách mõ (1943),…Đã thể hiện phần nào phong cách của nhà văn Nam Cao. Cuộc sống con người nói chung và tầng lớp thấp bé như người nông dân nói riêng đã được nhà văn Nam Cao cảm thông bằng chính tình cảm của người luôn gắn bó máu thịt với những người cùng khổ, lam lũ của làng quê và cả những người trí thức nghèo là đồng nghiệp quanh ông. Truyện của ông luôn thể hiện sự quan tâm, băn khoăn, đau xót trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo, cơm áo ghì sát đất đang đẩy tới, đe dọa con người. 9
- Tác phẩm Trăng sáng(1942), nhà văn cũng đã thể hiện được cái nhìn chua chát của xã hội lúc bấy giờ bằng những việc vốn rất bình thường, nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa tố cáo lại rất sâu sắc. Qua nhân vật Điền, hiện thân của tác giả, một văn sĩ nghèo với nhiều suy nghĩ về cuộc đời của mình trước bốn bề những nỗi lo trong cuộc sống hiện tại “giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm và cả tiếng chửi bới của một người hàng xóm ban đêm mất gà”.[15,tr.191]. Với Đời thừa (1943), nhà văn đã thể hiện nhân cách cao đẹp của người cầm bút trước một xã hội rối ren, gần như tha hóa vẫn giữ được lương tâm của người nghệ sĩ trong sự nghiệp văn chương, để đưa ra những quan điểm chân chính của mình: “Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nông, diễn ra một vài ý nghĩa quá thông thường. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích. Một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm một vài khuôn mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo ra những gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm. Còn gì buồn hơn mình lại chán chính mình”[15,tr.192]. Trên Tiểu thuyết thứ 7 năm 1944, Nam Cao cho ra đời truyện ngắn Lang Rận, Một đám cưới đã phản ánh những cuộc đời khổ cực, đầy bi thảm trước cuộc sống xã hội mà những tầng lớp thấp bé luôn bị vùi dập, bị bóc lột về mọi mặt, và cũng qua ý nghĩa của những tác phẩm này Nam Cao đã thể hiện giá trị tố cáo của những tác phẩm mang tính chất hiện thực của mình. Cũng cùng thời điểm này tiểu thuyết Sống mòn ra đời cũng nói lên sự khổ cực của gánh nặng cơm áo mà tầng lớp trí thức nghèo đang phải chịu. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trong giai đoạn này được nhà văn Phong Lê nhận định: “một chủ nghĩa hiện thực, một bút pháp hiện thực Nam Cao-đó là nét in đậm và nổi lên trên những trang viết của Nam Cao không lặp lại Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tô Hoài…Và đưa Nam Cao lên hàng đầu dòng văn học Việt Nam đang đi chặng cuối-trước khi đi vào bản lề cách mạng”[13,tr.111]. 10
- 1.1.2.2. Sau cách mạng tháng Tám-1945. Bước sang giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945, nhà văn Nam Cao là một trong những nhà văn có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuât. Ông đã dùng ngòi bút của mình để phục vụ cách mạng, để thành một nhà văn đồng thời là một chiến sĩ cách mạng. Ở giai đoạn này Nam Cao có những sáng tác tiêu biểu như: Đường vô Nam(1946), Từ ngược về xuôi(1948), Hội nghị nói thẳng(1950), Nỗi truân chuyên của khách má hồng(1946), Đôi mắt (1948), Nhật ký ở rừng (1948), Những bàn tay đẹp ấy (1948), Trên những con đường Việt Bắc (1948), Bốn cây số một căn cứ địch(1950), …đều thể hiện được niềm vui niềm hào hứng với tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, và cũng từ đó mà ông cũng tạo được chuyển biến trong sự nghiệp văn chương từ nội dung tư tưởng đến phong cách của nhà văn Nam Cao. Với Đường vô Nam in trên báo Tiền Phong 1946 là một trong những tác phẩm thể hiện sự chuyển biến trong tư tưởng của nhà văn trong giai đoạn này. Nhà văn Nam Cao quan niệm “Sống đã rồi hãy viết” vì đối với nhà văn trong thời điểm đất nước đang gặp nhiều khó khăn thì cần góp công sức của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng “Sống rồi hãy viết” với Nam Cao không có nghĩa là hy sinh nghệ thuật cho cách mạng mà càng gắn bó với cách mạng thì ông càng tha thiết ao ước phải đáp ứng yêu cần của đời sống trong thời điểm này, một tác phẩm chuyển biến của người trí thức như ông, hoặc sự đổi đời của người nông dân làng quê ông. Trong những chuyển biết về tư tưởng đó, Nam Cao đã chuyển từ vị trí nhà văn hiện thực sang một vị trí nhà văn cách mạng, luôn đồng cam cộng khổ với nhân dân và cũng từ những ngày tháng này đã giúp Nam Cao khơi nhanh cảm xúc của mình, đã giúp cho ông dù hoàn cảnh bận rộn vẫn luôn luôn có sáng tác đáp ứng yêu cần của phong trào. Tác phẩm Đôi mắt (1947), Nam Cao một lần nữa làm nổi bật lên khả năng và xu hướng nghệ thuật của ông. Nhà văn Nam Cao không chỉ nói lên sự thức tỉnh của những người trí thức, những thanh niên học thức, mà còn thấy được cả sự đóng góp của những người nông dân nghèo để đến với cách mạng, góp thêm công sức của mình vào công cuộc giải phóng dân tộc. 11
- “Người nhà quê thì dẫu sao cũng là bí mật của chúng ta. Tôi gần gủi họ rất nhiều. Tôi gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương(…)Nhưng đến hồi tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngã ngữa người. Té ra người nông dân nước mình có thể làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm. Tôi đã đi theo họ đi đánh Phủ. Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ. Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát tiếng quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong hăng hái lắm…”[16,tr.252]. Năm 1948 đến 1949, Nam Cao cho ra đời tác phẩm Bốn cây số một căn cứ địch. Năm 1950, Nam Cao viết tiểu thuyết Trận đầu. Năm 1951, nhà văn Nam Cao in tập truyện kí Chuyện biên giới và Đóng góp. Đến tháng 9 năm 1951, trên đường đi công tác ông bị phục kích và hy sinh. Sự ra đi của nhà văn Nam Cao khi tuổi đời còn quá trẻ, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp văn chương là sự mất mát lớn đối với nền văn học hiện thực lúc bấy giờ nói riêng và nên văn chương của dân tộc nói chung. 1.2. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT. 1.2.1. Quan điểm sáng tác. Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề sống và viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945, đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của ông. Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng. 12
- Đời thừa (1943); khẳng định phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng. Và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có". Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện. Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật ký Ở rừng (1948) - là tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn". 1.2.2. Phong cách nghệ thuật. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Ông đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù viết về người nông dân hay người trí thức. Ông quan niệm “sống tức là cảm giác và tư tưởng. sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi giàu càng sâu sắc thì sự sống càng cao”[Sống mòn]. Như vậy, Nam Cao luôn đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý đến hoạt động bên trong của con người, coi đó là những nguyên nhân của hành động bên ngoài. Với một quan niệm về con người như thế, Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tâm linh của con người. Ông là nhà văn có biệt tài về diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút nam Cao. Ông tỏ ra đặc biệt sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả những trạng thái, những quá trình tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính nữa say nữa tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con vật,… 13
- Do am hiểu tâm lí nhân vật nên Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động. Mặt khác, cũng do yêu cầu miêu tả tâm lí, mạch tự sự trong truyện của ông thường đảo lộn không gian và thời gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lí vừa phóng túng, linh hoạt vừa nhất quán, chặt chẽ. Ngòi bút Nam Cao cũng thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh mà nhà văn gọi là những truyện không muốn viết. từ những việc quen thuộc thậm chí bình thường trong đời sống hằng ngày, tác phẩm Nam Cao đã đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện tính triết lí sâu sắc về con người, về cuộc sống nghệ thuật. Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lung mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,... 1.3. NHỮNG ĐỀ TÀI CHÍNH. Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, Nam Cao nổi lên như một một nhà văn tiêu biểu và độc đáo. Là “người thư ký trung thành của thời đại”, với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn, vật vã. Nam Cao viết nhiều, những sáng tác của ông có thể quy về hai đề tài chủ yếu: “người nông dân” và “người trí thức nghèo”. “Tổng hợp những sáng tác của Nam Cao về đề người trí thức nghèo và người nông dân, trước mắt người đọc hiện lên khung cảnh đen tối nhất của xã hội Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Đời sống của nông dân ở nông thôn cũng như của các tầng lớp trung gian ở thành thị đều khổ cực về mọi mặt. Đằng sau lũy tre xanh, không phải là những mái rạ vàng nên thơ, những cuộc đời êm ả, bình dị, mà là những kiếp sống đắng cay, cơ cực đang chết dần, chết mòn, chết một cách thảm thê, đau đớn (vì đói)… Ở thành thị, bên kia khoảng ánh sáng phù hoa, giả dối của một số người rất nhỏ, là cả một biển người đói rách, nheo nhóc, tù hãm. Hình như tất cả mục đích của cuộc đời chỉ dồn vào những miếng cơm manh áo”[3,tr.66-77]. 1.3.1. Người nông dân. Khi viết về người nông dân, Nam Cao đã lấy hiện thực về làng Đại Hoàng của mình làm bối cảnh để sáng tác. Phần lớn những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của Nam Cao ra đời vào những năm 1940 – 1945. Cái dấu ấn của một thời kì đen tối để lại khá sâu đậm trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao: vẫn là những 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 59 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 92 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 61 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 61 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh tỉnh Cà Mau
130 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine
80 p | 53 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 p | 27 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 30 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
73 p | 33 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phép thế trong truyện ngắn của Nam Cao
85 p | 27 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 24 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn