Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cây Hà thủ ô đỏ ở xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây Hà thủ ô đỏ tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Hà thủ ô đỏ tại địa phương và hướng nhân rộng mô hình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cây Hà thủ ô đỏ ở xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TÔ THỊ HÒA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRỒNG HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thumb.) TẠI XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TÔ THỊ HÒA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRỒNG HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thumb.) TẠI XÃ HÀ VỊ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Trần Công Quân Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn chung thực, khách quan và chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Trần Công Quân Tô Thị Hòa XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Công Quân - Giảng viên Khoa Lâm nghiệp người đã hướng dẫn trực tiếp TTTN và hoàn thành khóa luận. Trong thời gian TTTN và hoàn thiện báo cáo em còn nhận được sự dạy bảo và hướng dẫn từ thầy: GS.TS Nguyễn Thế Đặng (Chủ nhiệm dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn”), Đỗ Hoàng Sơn (Thư ký dự án), Giáo viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn các thầy. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Cư - Giám đốc HTX Đông Nam Dược xã Hà Vị - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại HTX Đông Nam Dược, các hộ gia đình trồng cây dược liệu đã giúp đỡ tôi trong việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, số liệu để thực hiện tốt đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày…tháng 05 năm 2019 Sinh viên Tô Thị Hòa
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập ....................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 4 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 5 2.1.1. Khái niệm cây dược liệu ......................................................................... 5 2.1.2. Vai trò của cây dược liệu ........................................................................ 6 2.1.3. Khái quát về cây dược liệu Hà thủ ô đỏ .................................................. 7 2.1.4. Sự cần thiết phát triển dược liệu ........................................................... 10 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây dược liệu ........ 11 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới ................................. 11 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu ở Việt Nam.................................. 14 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 22 2.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.......... 22 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Vị, huyện Bạch Thông ............... 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30
- iii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30 3.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 31 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 31 3.3.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ...................................................... 32 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35 4.1. Đánh giá thực trạng trồng, phát triển cây dược liệu tại xã Hà Vị ............ 35 4.1.1. Tình hình trồng và phát triển các loài cây dược liệu ở xã Hà Vị .......... 35 4.1.2. Thực trạng diện tích và đối tượng tham gia trồng cây Hà thủ ô đỏ ...... 36 4.2. Đánh giá mô hình trồng Hà thủ ô đỏ tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 37 4.2.1. Đánh giá mô hình trồng thâm canh Hà thủ ô đỏ ................................... 37 4.2.2 . Đánh giá mô hình trồng dưới tán rừng Hà thủ ô đỏ ............................. 39 4.3. Dự toán định mức chi phí kinh tế về năng suất củ từ các mô hình trồng Hà thủ ô đỏ tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc kạn........................... 41 4.3.1. dự toán chi phí đầu tư cho 1ha trồng cây Hà thủ ô đỏ .......................... 41 4.3.2. Ước tính sản lượng và giá trị của cây Hà thủ ô đỏ 2,5 tuổi .................. 43 4.4. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hà thủ ô đỏ nói riêng tại xã Hà Vị, Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn .............. 44 4.4.1. Những giải pháp chung ......................................................................... 44 4.4.2. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2018 .............................. 26 Bảng 2.2. Một số giống vật nuôi chính của xã Hà Vị năm 2018 .................... 26 Bảng 2.3. Dân cư xã Hà Vị ............................................................................. 28 Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu cây dược liệu tại xã Hà Vị 2016 - 2019.......... 35 Bảng 4.2. Diện tích và đối tượng trồng cây Hà thủ đỏ ở xã Hà Vị................. 36 Bảng 4.3. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng tại các mô hình trồng thâm canh Hà thủ ô đỏ ở khu vực nghiên cứu .................................................. 37 Bảng 4.4. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng tại các mô hình trồng dưới tán rừng Hà thủ ô đỏ ở khu vực nghiên cứu ......................................... 39 Bảng 4.5. Dự toán chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ thâm canh 42 Bảng 4.6. Dự toán chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ dưới tán rừng.....43 Bảng 4.7. Năng suất và sản lượng củ cây Hà thủ ô đỏ 2,5 tuổi trồng theo các mô hình của dự án ........................................................................... 44
- v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Mô hình HTX trồng Hà Thủ ô đỏ thâm canh.................................. 39 Hình 4.2. Mô hình ông Nông Quốc Đạm trồng Hà thủ ô đỏ thâm canh......... 39 Hình 4.3. Mô hình HTX trồng Hà Thủ ô đỏ dưới tán rừng ............................ 41 Hình 4.4. Mô hình Nông Văn Du trồng Hà thủ ô đỏ dưới tán rừng ............... 41 Hình 4.5. Mô hình Nông Văn Hòe trồng Hà Thủ ô đỏ dưới tán rừng ............ 41
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa 1 BQL Ban quản lý 2 HT Hệ thống 3 HTX Hợp tác xã 4 KH Kế hoạch 5 KH & KT Khoa học và kỹ thuật 6 TCN Trước công nguyên 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 WHO Tổ chức y tế thế giới
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng.Việc sử dụng thuốc trong nhân dân đã có từ lâu đời, con người không chỉ biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu sử dụng cây dược liệu càng nhiều, dẫn đến nhiều loài cây dược liệu trong đó có những cây quý hiếm đã bị tuyệt chủng, 60000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại là rất mong manh.Vì vậy song song với việc nghiên cứu về sử dụng cây dược liệu, một số vấn đề cấp bách đó là bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu cũng được đặt ra. Đã có một số chương trình đánh giá nguồn tài nguyên cây dược liệu, một số dự án về bảo tồn và gây trồng thử nghiệm, phát triển cây dược liệu tại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thể về sự thích nghi, về sinh trưởng và phát triển của từng loại cây dược liệu trong bảo tồn, phát triển trong các dự án tại các địa phương. Để có cơ sở nhân rộng các mô hình bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài cây quý có nguy cơ tuyệt chủng, rất cần có những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển các loài cây dược liệu góp phần bảo tồn đa dạng sinh vật, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm chữa bệnh và phát triển kinh tế tại các vùng đồng bào dân tộc. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi ngoài thế mạnh về nông lâm nghiệp, thì tiềm năng về cây dược liệu đóng vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Theo số liệu chưa đầy đủ, Bắc Kạn có trên 1.000 loại cây dược liệu, trong đó có gần 20 loại cây quý và hiếm. Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ
- 2 Đồn, Na Rì, Bạch Thông, Chợ Mới,…. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị. Trong thời gian qua, trên địa bàn của tỉnh cũng đã có một vài đề tài, dự án tiến hành. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở điều tra thực trạng cây dược liệu, trồng thử nghiệm rải rác một số cây mà chưa hệ thống được các vùng trồng dược liệu, loại cây và sản phẩm cho thị trường, chưa thiết lập được chuỗi giá trị từ sản xuất giống, trồng trọt, thu hái, chế biến, chiết xuất, sản xuất, phân phối các sản phẩm.... Đây là hạn chế lớn nhất trong chiến lược phát triển cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn. Hà Vị là xã nằm ở phía Nam huyện Bạch Thông, gồm 9 thôn bản với 2 dân tộc: Tày (95%) và Kinh cùng sinh sống. Đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy, chính quyền địa phương, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai có hiệu quả trên địa bàn, nhất là các chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo tại địa phương. Xã Hà Vị (huyện Bạch Thông) được dự án “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” chọn làm địa phương xác định vùng trồng dược liệu, xây dựng mô hình trồng, chế biến dược liệu tạo sản phẩm hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp đảm bảo tiếp nhận sản phẩm đầu ra nâng cao thu nhập cho người dân; Tuy nhiên từ khi thực hiện xây dựng các mô hình trồng Hà thủ ô đỏ, cây Ban lá dính, cây Hoài sơn, cây Đẳng sâm…chưa được theo dõi đánh giá sinh trưởng và phát triển, đặc biệt bước đầu xác định năng suất của các loài cây trên, trong đó có cây Hà thủ ô đỏ được trồng trong dự án với diện tích 2,0 ha. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cây Hà thủ ô đỏ ở xã Hà Vị, huyện
- 3 Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.” Nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn về mở rộng xây dựng mô hình trồng và kinh doanh cây thuốc tại địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài bước đầu theo dõi, đánh giá sinh trưởng phát triển cây Hà thủ ô đỏ được trồng theo dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận để phát triển vùng trồng cây dược liệu tập trung, giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác có hiệu quả tiềm năng tự nhiên, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được cụ thể thực trạng phát triển các mô hình trồng cây dược liệu theo dự án của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông. - Bước đầu đưa ra được những kết luận về sinh trưởng và phát triển của cây Hà thủ ô đỏ trồng tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông. - Đánh giá được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây Hà thủ ô đỏ tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông. - Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Hà thủ ô đỏ tại địa phương và hướng nhân rộng mô hình. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập - Nghiên cứu về cây dược liệu nói chung và cây Hà Thủ ô đỏ nói riêng là một hướng nghiên cứu mới đối với sinh viên. Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển các cây dược liệu cho các địa phương miền núi. - Thông qua theo dõi, phân tích đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây Hà thủ ô đỏ trồng tập trung và trồng dưới tán rừng nhằm xác định mô
- 4 hình nào có khả năng sinh trưởng và phát triển là tốt nhất làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu là dẫn liệu quan trọng đánh giá đúng thực trạng diện tích, khả năng sinh trưởng phát triển cây Hà thủ ô đỏ, bước đầu xác định năng xuất sau 03 năm trồng tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đề tài là tài liệu tham khảo về lập kế hoạch phát triển mô hình trồng cây dược liệu có sự tham gia của người dân.
- 5 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm cây dược liệu Theo Vũ Tuấn Minh (2009) [8], cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng.Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần con người mới biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh nghiệm trong nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con người đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm và hiểu biết của con người, đến ngày nay đã hình thành các khuynh hướng khác nhau, chúng ta có thể phân biệt hai loại người làm thuốc. Một loại chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hoặc ít biết lý luận. Kinh nghiệm đó cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy. Những người có khuynh hướng này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người.Khuynh hướng
- 6 thứ hai là những người có kinh nghiệm và có thêm phần lí luận, những người này chiếm chủ yếu ở thành thị và những người có cơ sở lí luận cho rằng vị Thần Nông là người phát minh ra thuốc. Truyền thuyết kể rằng: “Một ngày ông nếm 100 loài cây cỏ để tìm thuốc, ông đã gặp phải rất nhiều loài cây có độc nên có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần”, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “Thần Nông bản thảo”. Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất Đông Y (chừng 4000 năm nay). 2.1.2. Vai trò của cây dược liệu Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều trị từ hai nguồn dược liệu và hóa dược. Riêng thảo dược, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con số lên đến 20.000 loài. Không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng rất lớn dược liệu. Người ta thống kê thấy rằng ở các nước có nền công nghiệp phát triển thì 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn thuốc đều có chữa hoạt chất từ thảo mộc, chỉ riêng ở Mỹ nắm 1980 giá trị số thuốc đo lên đến 8 tỉ USD. Trong những năm gần đây xu hướng trên thế giới dung thuốc thảo mộc tự nhiên (không tách hóa chất) ngày càng nhiều, chỉ tính thị trường Châu Âu cũng lên đến 2,3 tỉ USD, riêng cộng hòa liên bang Đức là 1,7 tỉ USD. Nhiều loại thuốc đông dược của Trung Quốc được tiêu thị mạnh ở các nước Châu Âu.Gần đây ta cũng có một số mặt hàng đông dược xuất khẩu có tín nhiệm trên thị trường nước ngoài. Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp cho một số hóa dược.Chỉ riêng nhu cầu để bán tổng hợp các thuốc steroid, hàng năm thế giới cần khoảng 100 tấn củ mài có chứa Diosgenin.Nhiều hoạt chất quan trọng như quinine, morphin, ajmalin, vincaluecoblastin, emetin, strychnine … đều phải triết ra từ dược liệu mà chưa có thể đi bằng con đường tổng hợp.Dược liệu còn mở đường cho hóa dược phát triển.
- 7 Về mặt kinh tế, nước ta xếp cây thuốc vào lại cây công nghiệp cao cấp cần được phát triển như những cây công nghiệp khác. Đối với nước ta dược liệu có vị trí quan trọng.Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng nắm là 25oC, độ ẩm khá cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển. Diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất. Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, cả nước có khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1000 loài cây thuốc nước ta lại có một số vùng có độ cao trên 1.000 m như SaPa, Đà Lạt nên thuận lợi cho việc di nhập một số cây như artichaut, dương địa hoàng… Nước ta lại có đường bờ biển trên 3.200 km chạy từ Bắc vào Nam nên có nhiều hải sản quý hiếm dùng làm thuốc.Nếu chúng ta biết cách khai thác và nuôi trồng một cách hợp lý thì sẽ có nhiều đóng góp cho ngành dược nước ta. Dân tộc ta cũng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật và một số nước Đông Nam Á khác có truyền thống chữa bệnh theo lối y học cổ truyền từ lâu đời, đòi hỏi cung cấp một số lượng lớn về dược liệu. trong những năm gần đây lượng thuốc bắc của chúng ta nhập từ Trung Quốc khá nhiều, nếu có kế hoạch đẩy mạnh việc trồng trọt và di thực thêm các cây thuốc của Trung Quốc thì sẽ hạn chế được sự lệ thuộc. Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng trình bày ở đại hội lần thứ năm đã chỉ rõ “…một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”. Qua đó chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của dược liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế. 2.1.3. Khái quát về cây dược liệu Hà thủ ô đỏ - Định danh thực vật: Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Họ: Rau răm (Polygonaceae)
- 8 Tên khác: Dạ hợp, giao đằng, thủ ô, địa tinh, Tên địa phương: Khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao). - Mô tả: Cây Hà thủ ô đỏ là cây dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ.Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân.Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh.Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng.Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên. - Phân bố: Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Nguyên) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. - Dược tính, công dụng: Theo TS Võ Văn Chi, tác giả cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam, hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Một số tài liệu khác có ghi: Rễ củ hà thủ ô có vị đắng hơi chát, tính mát, thân dây có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ huyết, điều kinh bổ gan, ích thận, dưỡng huyết khư phong. Theo tác giả cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cho đến nay, hà thủ ô còn được dùng ở phạm vi 1 vị thuốc nhân dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen tóc...
- 9 - Dược liệu: Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ vị chát. - Bào chế: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có).Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu. * Những bài thuốc kinh điển sử dụng hà thủ ô Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", GS Đỗ Tất Lợi giới thiệu bài thuốc "Thất bảo mỹ nhiệm đơn" rất nổi tiếng dùng để làm tóc râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu. Tuy nhiên, bài thuốc có rất nhiều vị thuốc, rất phức tạp nên GS Đỗ Tất Lợi đồng thời giới thiệu 1 bài thuốc khác có cùng công dụng nhưng ít vị hơn, phổ biến trong nhân dân, cụ thể: Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ 1 lượt thuốc 1 lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0,50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên, Dùng rượu hâm nóng để uống. Ngoài ra, TS Võ Văn Chi tác giả cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam cũng giới thiệu bài thuốc tư cây hà thủ ô như sau: Hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, kỳ tử, ngưu tất 16g sắc uống. Dành cho người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, nam giới tinh yếu khó có con.
- 10 2.1.4. Sự cần thiết phát triển dược liệu Theo suckhoevadoisong.vn [16], để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- 11 Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây dược liệu 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm, những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú. Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”.Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của ngành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 485 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)
127 p | 293 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
107 p | 185 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 252 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
104 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
90 p | 30 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn
69 p | 50 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
52 p | 86 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài đinh mật hoặc Đinh thối (Fernandoa brilletii) phân bố tại huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên
69 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
52 p | 38 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Đinh mật (Fernandoa brilletii) tại xã Văn lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên
73 p | 40 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật phân giải xenlulo được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông đuôi ngựa (Piius massoniana) ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
61 p | 25 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài Nghiến gân ba (Burretiodendron hsienmu) phân bố tại huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
61 p | 23 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm
65 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết từ lá Long não (cinnamomum camphora ) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
83 p | 24 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinense) tại xã Tân Dương, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
52 p | 23 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn