intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại Khách sạn Festival Huế

Chia sẻ: Yên Bihf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

201
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại khách sạn Festival Huế và đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với các nhân tố đó; xác định mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại khách sạn Festival Huế,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại Khách sạn Festival Huế

Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn<br /> <br /> PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Ngày nay, song song với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu về<br /> nguồn nhân lực ngày càng gia tăng và nguồn lực này đã trở thành yếu tố cạnh tranh vô<br /> cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng hơn đến<br /> vấn đề tuyển dụng, đào tạo mà một vấn đề rất được quan tâm hiện nay trong công tác<br /> quản trị nhân sự đó là làm thế nào để giữ chân nhân viên của mình. Với sự cạnh tranh<br /> về tiền lương, chế độ ưu đãi, điều kiện làm việc giữa các d oanh nghiệp thì việc giữ<br /> chân nhân viên và ổn định tình hình nhân sự cho doanh nghiệp là một việc không hề<br /> dễ dàng.<br /> Một nghiên cứu gần đây của Chou (2007) cho thấy sự không hài lòng trong<br /> công việc chính là nguyên nhân lớn nhất khiến các nhân viên rời bỏ công ty họ đang<br /> làm. Cũng theo nhận định của nhiều doanh nhân thì một khi nhân viên cảm thấy hài<br /> lòng với công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty<br /> (doanhnhansaigon.vn). Mức độ hài lòng của nhân viên cũng là một trong những tiêu<br /> chí đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu sự hài lòng về công<br /> việc của các nhân viên là việc làm cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng chính<br /> sách quản trị nguồn nhân lực tốt hơn, từ đó ổn định tình hình nhân sự trong doanh<br /> nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nhân viên với các đặc điểm và nhu cầu khác nhau thì việc<br /> thỏa mãn mong muốn của họ cũng sẽ khác nhau. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp<br /> không thể làm hài lòng tất cả nhân viên của mình do hạn chế về nguồn lực, chưa kể<br /> việc xác định đúng những yếu tố cần cải thiện cũng là một vấn đề gây khó khăn. Vì<br /> vây, việc thực hiện một nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên và thông qua các<br /> phân tích để xác định các yếu tố cần tập trung giải quyết, cải thiện là hết sức cần thiết.<br /> các câu hỏi cần được đặt ra và giải quyết như “Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng<br /> về công việc của nhân viên?”, “Mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào?”,<br /> “Cần có thứ tự ưu tiên giải quyết như thế nào đối với các yếu tố đó cho hợp lý?” .v.v…<br /> Liên hệ đến các doanh nghiệp hi ện đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách<br /> sạn trên địa bàn thành phố Huế, do các đặc trưng trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và<br /> lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng, nổi bật là hiện tượng “nhảy việc” thường<br /> thấy tại các khách sạn, thì việc quan tâm đến sự hài lòng của nhân viên là không thể<br /> xem nhẹ. Đặc biệt khi ngành du lịch ở Huế ngày một phát triển, sự cạnh tranh trong<br /> 1<br /> SV thực hiện: Lại Thị Phan Mai – K42 QTKD Tổng Hợp<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn<br /> <br /> lĩnh vực kinh doanh khách sạn ngày càng gay gắt, việc giữ chân nhân viên có năng lực<br /> là một yêu cầu cấp thiết. Theo thống kê tại k hách sạn Festival Huế những năm gần đây<br /> có sự dao động về số lượng nhân sự, mặc dù không lớn nhưng số lượng nhân viên vẫn<br /> có sự tăng giảm liên tục. Có nhiều ng uyên nhân khách quan và chủ quan liên quan đến<br /> những biến động về nhân sự như thế này. Trong khi đó, các khách sạn thì vẫn chưa<br /> chú trọng nhiều đến việc nghiên cứu nâng cao sự hài lòng về công việc cho nhân viên.<br /> Đánh giá về sự hài lòng của nhân viên tại các doanh nghiệp là một đề tài đã<br /> được nhiều nghiên cứu bàn đến. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự có nh ững giải pháp hoàn<br /> thiện và đây vẫn là một vấn đề cần quan tâm trong việc quản lý nhân sự tại doanh<br /> nghiệp. Trong những năm gần đây vẫn xuất hiện những nghiên cứu liên quan với cách<br /> tiếp cận mới mẻ hơn góp phần hoàn thiện thêm các khía canh của vấn đề. Ngo ài việc<br /> xác định các nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng về công việc của nhân viên trong<br /> các doanh nghiệp tại nhiều lĩnh vực kinh doanh, phân tích tác động của các nhân tố đối<br /> với sự hài lòng chung cũng như đối với các nhóm đối tượng nghiên cứu khác nha u<br /> .v.v… các nghiên cứu còn tập trung phân tích tầm quan trọng của các nhân tố, hay đưa<br /> ra ma trận các nhóm giải pháp với mức độ hiệu quả cao hơn, và nhiều hướng phân tích<br /> khác nữa.<br /> Dựa trên những lý do cấp thiết đã nêu trên, cùng với thực tế tại khách sạn<br /> Festival Huế, nhằm mục tiêu đóng góp thêm vào những nghiên cứu trước đây về lĩnh<br /> vực này, tôi quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG<br /> ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN<br /> FESTIVAL HUẾ”.<br /> 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu .<br /> - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại<br /> khách sạn Festival Huế và đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với các nhân tố đó.<br /> - Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng về công việc của<br /> nhân viên tại khách sạn Festival Huế.<br /> - Đưa ra các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao sự hài lòng về công<br /> việc của nhân viên tại khách sạn Fextival Huế.<br /> 2.2. Câu hỏi nghiên cứu<br /> 2<br /> SV thực hiện: Lại Thị Phan Mai – K42 QTKD Tổng Hợp<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn<br /> <br /> - Các lý thuyết nào liên quan đến vấn đề nghiên cứu?<br /> - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại<br /> khách sạn Festival Huế? Nhân viên đánh giá như thế nào về mức độ hài lòng của họ<br /> đối với các nhân tố này?<br /> - Mức độ tác động của các nhân tố này đối với sự hài lòng về công việc của nhân<br /> viên khách sạn Festival Huế như thế nào? Nhân tố nào tác động lớn nhất và nhân tố<br /> nào tác động thấp nhất?<br /> - Những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao sự hài lòng về công việc của nhân viên<br /> tại khách sạn festival Huế? Cần ưu tiên tập trung vào những nhân tố nào?<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nhân viên tại khách sạn Festival huế.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nh ân viên<br /> - Không gian: khách sạn Festival Huế.<br /> - Thời gian: từ ngày 01/02/2012 đến ngày 01/05/2012<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br /> Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định<br /> tính và nghiên cứu định lượng.<br /> Nghiên cứu định tính<br /> Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát<br /> dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Thông tin cần thu thập ở dạng định tính<br /> không thể đo lường, lượng hóa bằng các con số cụ thể và trả lời c ho các câu hỏi: Thế<br /> nào? Tại sao? Cái gì? Các kỹ thuật được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu:<br /> - Nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các sách báo tài liệu, cũng như các nghiên cứu<br /> liên quan được thực hiện trước đây ở Việt Nam và nước ngoài. Các nghiên cứu có thể<br /> có nội dung tương tự hoặc nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến sự hài lòng của<br /> nhân viên, cùng phạm vi không gian hoặc tại một địa điểm khác… Từ đây xây dựng<br /> cơ sở lý thuyết và các câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu.<br /> - Quan sát: Thực hiện phương pháp quan sát phi cấu trúc, ghi chép lại những<br /> hành vi, biểu hiện liên quan đến nội dung nghiên cứu từ phía các nhân viên.<br /> 3<br /> SV thực hiện: Lại Thị Phan Mai – K42 QTKD Tổng Hợp<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn<br /> <br /> - Phỏng vấn sâu: Kết hợp với nội dung được chuẩn bị trước, đưa ra các câu hỏi<br /> để lấy ý kiến một số nhân viên đang làm việc tại khách sạn F estival Huế (cụ thể là 8<br /> nhân viên ở hai bộ phận có số lượng nhân viên đông nhất là lưu trú và nhà hàng) nhằm<br /> điều tra về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của họ trong công việc, nhận định của<br /> những nhân viên này về điều kiện làm việc tại khách sạn như thế nào.<br /> Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính<br /> thức..<br /> Nghiên cứu định lượng<br /> Tiến hành nghiên cứu nhằm thu thập thông tin ở dạng định lượng, có thể lượng<br /> hóa được thành con số cụ thể, phục cụ cho đo lường và phân tích các khái niệm nghiên<br /> cứu. Thông tin trả lời cho các câu hỏi: Bao nhiêu?... Kỹ thuật được sử dụng trong<br /> nghiên cứu này là điều tra cá nhân bằng bảng hỏi. Tiến hành phát bảng hỏi cho các<br /> nhân viên đang làm việc tại khách sạn Festival Huế nhằm thu t hập ý kiến đánh giá của<br /> họ về mức độ hài lòng đối với các yếu tố trong công việc được đưa ra trong bảng hỏi.<br /> Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.<br /> Nguồn dữ liệu nghiên cứu<br /> Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ hai n guồn là nguồn dữ liệu<br /> thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp.<br /> - Nguồn dữ liệu thứ cấp:<br /> + Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa 40, 41 khoa Quản trị kinh doanh trường<br /> Đại học Kinh tế - Đại học huế.<br /> + Các đề tài khoa học có liên quan<br /> + Giáo trình về quản trị nhân lực.<br /> + Các trang web…<br /> + Các dữ liệu về tình hình kinh doanh và tình hình nhân sự qua 3 năm (2009 2011) được cung cấp bởi phòng tổ chức hành chính của khách sạn Festival Huế<br /> - Nguồn dữ liệu sơ cấp:<br /> Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn cá nhân có sử dụ ng bảng hỏi cấu trúc<br /> trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan.<br /> <br /> 4<br /> SV thực hiện: Lại Thị Phan Mai – K42 QTKD Tổng Hợp<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu<br /> Do điều kiện thực tế, nghiên cứu tiến hành điề u tra toàn bộ, với số nhân viên<br /> được khảo sát là 88 người. Số phiếu khảo sát phát ra là 88 phiếu, thu về đủ 88 phiếu và<br /> không có phiếu không hợp lệ.<br /> 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br /> Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0, được tiến<br /> hành dựa trên quy trình dưới đây:<br /> 1.<br /> <br /> Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nhập dữ liệu theo phương pháp nhập 1 l ần, làm sạch dữ liệu bằng thống<br /> <br /> kê và bảng tần số.<br /> 3.<br /> <br /> Tiến hành các bước xử lý và phân tích dữ liệu<br /> <br /> - Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát<br /> phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít h ơn để chúng có ý nghĩ a<br /> hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả,<br /> 1998). Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal<br /> Components.<br /> - Kiểm định độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) để xem thang đo đáng<br /> tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu: >=0,8. Trường hợp nghiên cứu khám<br /> phá thì Cronbach’s Alpha >=0,6 là sử dụng được (Hoàng Trọng và các đồng nghiệp 2005).<br /> - Phân tích hồi quy tương quan bội được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ<br /> nhân quả giữa các biến (biến phụ thuộc và các biến độc lập), mô tả hình thức mối liên hệ<br /> và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy được<br /> thực hiện bằng phương pháp Enter. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng<br /> hệ số R 2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của<br /> R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.<br /> - Kiểm định trung bình tổng thể One sample t -test cho các biến nhằm đánh giá đa phần<br /> nhân viên cảm thấy thế nào đối với các chỉ tiêu h ài lòng về công việc được đưa ra trong<br /> nghiên cứu, kết hợp phân tích thống kê để đưa ra những con số lý giải cụ thể hơn.<br /> <br /> 5<br /> SV thực hiện: Lại Thị Phan Mai – K42 QTKD Tổng Hợp<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2