Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S. Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nước ta là nước có tốc độ phát triển về công nghệ thông tin ở mức độ cao, tỷ lệ<br />
tăng trưởng thuê bao điện thoại và điện thoại di động trong vài năm trở lại đây rất<br />
nhanh chóng. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, số thuê bao điện thoại cả nước<br />
tính đến cuối tháng 11/2011 ước tính đạt được 131,7 triệu thuê bao, gồm 15,5 triệu<br />
thuê bao cố định và 116,2 triệu thuê bao di động.<br />
Trong những năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam liên tiếp có sự tham gia<br />
của các công ty thông tin di động mới như Vietnammobile, EVN, BeeLine …..làm thị<br />
phần của các công ty có sự thay đổi. Tuy vậy, tính đến tháng 9 năm 2011, thị phần của<br />
ba mạng MobiFone, Viettel, Vinaphone vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thị phần viễn<br />
thông của cả nước. Dẫn đầu về thị phần là Công ty Viettel chiếm 38,5%, tiếp đến là<br />
Công ty MobiFone chiếm 33,32%, xếp thứ 3 là Công ty Vinaphone chiếm 28,19%.<br />
Sự tham gia của các công ty thông tin di động mới vào thị trường làm cho cuộc<br />
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp mạng di động trở nên quyết liệt. Để tạo ra lợi thế<br />
cạnh tranh cho mình các công ty thông tin di động đã đầu tư vào dịch vụ giá trị gia<br />
tăng như dịch vụ 3G, dịch vụ nhạc chờ..,đồng thời các nhà cung cấp mạng di động<br />
cũng rất chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng. Lớp trẻ - đặc biệt là sinh viêncũng là đối tượng khách hàng được các công ty thông tin di động quan tâm, bởi đây là<br />
tầng lớp sử dụng điện thoại khá phổ biến. Theo thống kê của Nielsen năm 2010, dân số<br />
Việt Nam nằm trong độ tuổi 15 – 24 chiếm 20% so với tổng dân số, và có đến 50%<br />
trong số đó sử dụng điện thoại di động. Sinh viên là lực lượng có số lượng đông đảo,<br />
độ tuổi ở vào thời kỳ hợp lý cho việc tiếp cận và sử dụng điện thoại di động. Chính vì<br />
vậy, các Công ty Mobiphone, Viettel, Vinaphone liên tục có những chương trình nhằm<br />
thu hút đối tượng sinh viên. Chương trình tặng sim cho tân sinh viên đầu năm học<br />
được Mobiphone triển khai từ năm 2008, sau đó Viettel, Vinaphone cũng đã triển khai<br />
chương trình này. Ngoài ra, các công ty thông tin di động còn sử dụng hình thức<br />
SV: Huỳnh Tý – K42 Marketing<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S. Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
khuyến mãi thông qua các gói cước ưu đãi như gói cước Q – Student (MobiFone),<br />
Talk – Student (Vinaphone), D25 (Viettel).<br />
Với mong muốn giúp các công ty viễn thông khai thác tốt hơn nhóm khách hàng<br />
này tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các nhân tố tác động đến<br />
việc lựa chọn nhà cung cấp mạng di động của sinh viên trường Đại học Kinh tế Đại học Huế’ làm đề tài nghiên cứu cuối khóa cho mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp mạng di động<br />
của sinh viên.<br />
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc lựa chọn nhà cung cấp<br />
mạng di động của sinh viên.<br />
- Đề xuất các định hướng cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là sự lựa chọn của<br />
sinh viên về mạng di động.<br />
Đối tượng khảo sát: Do sinh viên K42 hiện đang đi thực tập tại các công ty, nên<br />
không thể tiếp cận để điều tra, vì vậy, đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm sinh viên<br />
ba khóa K 43, K44, K45 hệ chính quy thuộc trường Đại học Kinh tế Huế.<br />
Phạm vi nghiên cứu.<br />
- Phạm vi không gian: trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.<br />
- Phạm vi thời gian:<br />
Các thông tin thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2011.<br />
Các thông tin sơ cấp liên quan đến việc điều tra phỏng vấn trực tiếp sinh viên<br />
được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.<br />
<br />
SV: Huỳnh Tý – K42 Marketing<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S. Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhằm giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra với đề tài nghiên cứu<br />
“Phân tích các nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp mạng di động của sinh<br />
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”, đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp<br />
định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng ở thời kỳ đầu của cuộc<br />
nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây<br />
dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm<br />
điều tra, đánh giá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu<br />
tố đó đến sự lựa chọn của sinh viên trường Đại học Kinh tế đối với các nhà cung cấp<br />
mạng di động.<br />
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận nhóm,<br />
nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu<br />
tiên là phỏng vấn các chuyên gia mà cụ thể ở đây là các nhân viên tại Công ty<br />
MobiFone chi nhánh Huế. Sau đó, dựa trên kết quả đạt được sẽ tiến hành thảo luận<br />
nhóm tiêu điểm (focus group) bao gồm một số sinh viên trong trường được lựa chọn<br />
(mời nhóm sinh viên từ 8 đến 10 người) và từ đó xác định thông tin cần thu thập, các<br />
nội dung cần nghiên cứu và để thiết kế bảng hỏi ở thời kỳ đầu.<br />
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua phương thức phỏng vấn trực<br />
tiếp các sinh viên của trường Đại học Kinh tế Huế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá<br />
thang đo, xây dựng mô hình tác động đến sự lựa chọn nhà cung cấp mạng di động của<br />
sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.<br />
Các bước thực hiện:<br />
Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế nhằm nghiên cứu các nhân tố tác<br />
động đến việc lựa chọn nhà mạng của sinh viên. Để đảm bảo thu thập được đầy đủ, chi<br />
tiết các thông tin, nên bảng hỏi được thiết kế dành cho tất cả các sinh viên của ba khóa<br />
K43, k44, K45 đang theo học tại trường.<br />
SV: Huỳnh Tý – K42 Marketing<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S. Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
Kiểm tra bảng hỏi: Bảng hỏi được kiểm bằng cách điều chỉnh nhiều lần, và điều<br />
tra thử 30 sinh viên trước khi điều tra chính thức.<br />
Phỏng vấn chính thức: dùng phỏng vấn trực tiếp, người phỏng vấn giải thích nội<br />
dung bảng hỏi để người trả lời hiểu câu hỏi và trả lời chính xác theo đánh giá của họ.<br />
Đối với đề tài nghiên cứu này, dữ liệu được sử dụng bao gồm hai nguồn dữ liệu<br />
thứ cấp và sơ cấp để tham khảo và phân tích phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu.<br />
Tôi đã dành lượng thời gian đáng kể để tiến hành tìm kiếm dữ liệu thứ cấp trước. Việc<br />
tìm kiếm dữ liệu thứ cấp được ưu tiên vì các dữ liệu thứ cấp cung cấp định hướng cho<br />
bài nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu.<br />
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Qua tìm hiểu tôi biết được một<br />
số nghiên cứu về sự hài lòng, và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ viễn<br />
thông di động. Khác với nghiên cứu về lựa chọn dịch vụ di động, các nghiên cứu về sự hài<br />
lòng và mức độ trung thành của khách hàng phản ánh sự đánh giá của khách hàng sau khi<br />
sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên có một số yếu tố trong các nghiên cứu này vẫn có thể được sử<br />
dụng để đánh giá quá trình lựa chọn trước khi đi đến quyết định sử dụng dịch vụ thông tin<br />
di động. Tham khảo bài viết “Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực<br />
thông tin di động tại thị trường Việt Nam”, hai tác giả Phạm Đức Kỳ và Bùi Nguyên<br />
Hùng đã xây dựng mô hình bao gồm hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành<br />
của khách hàng, đó là “sự thỏa mãn”, “rào cản chuyển đổi”<br />
Một nghiên cứu khác cũng liên quan đến đề tài này, đó là luận văn thạc sĩ của tác giả<br />
Đinh Thị Hồng Thúy. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra sáu nhân tố chính ảnh<br />
hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp mạng di động của sinh viên như sau: chất lượng<br />
phục vụ, chất lượng kỹ thuật, dịch vụ gia tăng, sự hấp dẫn, chi phí, độ tin cậy.<br />
Đối với dữ liệu sơ cấp, thì đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và<br />
được sử dụng để tiến hành các kiểm định cần thiết nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên<br />
cứu. Để tìm ra các sinh viên đưa vào mẫu, tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu phân<br />
tầng , kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.<br />
<br />
SV: Huỳnh Tý – K42 Marketing<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S. Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố số lượng mẫu cho mỗi khóa.<br />
Số sinh viên<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số lượng mẫu<br />
<br />
Khóa 43<br />
<br />
1239<br />
<br />
32,89<br />
<br />
50<br />
<br />
Quản Trị Kinh Doanh<br />
<br />
304<br />
<br />
24,53<br />
<br />
12<br />
<br />
Kinh Tế Phát Triển<br />
<br />
376<br />
<br />
30,35<br />
<br />
15<br />
<br />
Khoa HTTTKT & KTCT<br />
<br />
172<br />
<br />
13,88<br />
<br />
7<br />
<br />
Tài Chính Kế Toán<br />
<br />
387<br />
<br />
31,24<br />
<br />
16<br />
<br />
Khóa 44<br />
<br />
1167<br />
<br />
30,98<br />
<br />
46<br />
<br />
Quản Trị Kinh Doanh<br />
<br />
355<br />
<br />
30,42<br />
<br />
14<br />
<br />
Kinh Tế Phát Triển<br />
<br />
275<br />
<br />
23,56<br />
<br />
11<br />
<br />
Khoa HTTTKT & KTCT<br />
<br />
177<br />
<br />
15,17<br />
<br />
7<br />
<br />
Tài Chính Kế Toán<br />
<br />
360<br />
<br />
30,85<br />
<br />
14<br />
<br />
Khóa 45<br />
<br />
1361<br />
<br />
36,13<br />
<br />
54<br />
<br />
Quản Trị Kinh Doanh<br />
<br />
398<br />
<br />
29,24<br />
<br />
16<br />
<br />
Kinh Tế Phát Triển<br />
<br />
372<br />
<br />
27,33<br />
<br />
15<br />
<br />
Khoa HTTTKT & KTCT<br />
<br />
197<br />
<br />
14,47<br />
<br />
8<br />
<br />
Tài Chính Kế Toán<br />
<br />
394<br />
<br />
28,96<br />
<br />
15<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
3767<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyến Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong phân tích<br />
nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Do<br />
đó, với số lượng 27 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải có ít nhất 135<br />
quan sát trong mẫu điều tra.<br />
Còn trong sách phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, cỡ mẫu dùng<br />
trong hồi quy phải đảm bảo theo công thức n ≥ 8p + 50 (p là số biến độc lập). Để có<br />
thể biết được p thì tôi đã căn cứ vào các nghiên cứu liên quan và có thể p = 6. Như<br />
SV: Huỳnh Tý – K42 Marketing<br />
<br />
5<br />
<br />